Thu Vàng (Cung Tiến)

Làm phong phú hơn cho kho tàng nhạc xưa về mùa thu là những bản thanh thoát và đầy tính nghệ thuật của nhạc sỹ Cung Tiến. Hôm nay [dongnhacxua.com] xin giới thiệu bản “Thu vàng” bất hủ của nhà nhạc sỹ.

Thu vàng (Cung Tiến). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Thu vàng (Cung Tiến). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

thu-vang--1--cung-tien--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com thu-vang--2--cung-tien--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com thu-vang--3--cung-tien--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

HIỆN TƯỢNG CUNG TIẾN TRONG TÂN NHẠC VIỆT 
(Nguồn: bài viết của Du Tử Lê đăng trên nguoi-viet.com)

Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến. Có dễ chính vì thế mà, có người không ngần ngại gọi hiện tượng Cung Tiến là thiên tài của bộ môn nghệ thuật này.

Nhạc sĩ Cung Tiến. Ảnh: vietbao.com
Nhạc sĩ Cung Tiến. Ảnh: vietbao.com

Nói vậy, không có nghĩa chúng ta không có nhiều nhạc sĩ (cũng như thi sĩ), bước vào sân chơi VHNT rất sớm. Thậm chí có người chỉ ở độ tuổi lên 9, lên 10… Nhưng để được đám đông biết đến hay, được những người cùng giới công nhận thì, chí ít cũng phải nhiều năm sau. Ở đây, chúng ta cũng không nên loại trừ trường hợp, nếu có những nhạc sĩ (hay thi sĩ) thành danh chỉ với một bài duy nhất thì, cũng có những người viết nhạc (làm thơ) trọn đời vẫn không được dư luận biết tới.

Ðề cập tới những trường hợp kém may mắn này, sinh thời, đôi lần nhà văn Mai Thảo cho rằng, không phải tất cả những người bị định mệnh quay lưng đó, là những người không có khả năng hoặc, không có tài mà, chỉ vì họ không có “duyên” với văn học, nghệ thuật.

“Nếu mình chẳng may vô duyên với sự nổi tiếng thì chỉ có nước… chịu chết thôi. Chẳng thể làm gì được…” Tác giả “Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Ðền” nhấn mạnh.

Như đã nói, nhạc Cung Tiến là một hiện tượng ngoại lệ. Phần tiểu sử của ông, trên trang mạng Wikipedia-Mở có thể tóm tắt như sau:

Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật Cung Thúc Tiến, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1938, tại Hà Nội, là một nhạc sĩ được dư luận liệt kê vào hàng ngũ những nhạc sĩ theo dòng nhạc Tiền Chiến. Ông được xem như nhạc sĩ trẻ nhất có 2 sáng tác sớm được phổ biến rộng rãi là “Thu Vàng” và “Hoài Cảm.” Cả hai bài này được họ Cung viết năm 14, 15 tuổi. Mặc dù xem âm nhạc như một thú tiêu khiển nhưng Cung Tiến đã để lại những nhạc phẩm rất giá trị như “Hương Xưa,” “Hoài Cảm.”

Trang mạng Wikipedia-Mở cũng cho biết, thời trung học, Cung Tiến đã học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng là Chung Quân và Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 tới 1963, Cung Tiến du học tại Úc, ngành kinh tế. Nhân cơ hội này, ông ghi tên tham dự các khóa về dương cầm, đối điểm, và phối cụ tại âm nhạc viện Sydney.

Trong những năm từ 1970 tới 1973, khi Cung Tiến nhận được một học bổng cao học về kinh tế, của British Council để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Ðại Học Cambridge, Anh quốc; ông cũng đã ghi tên tham dự các lớp về nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại…

Vẫn theo trang mạng kể trên thì, về ca khúc, Cung Tiến sáng tác rất ít và phần lớn các tác phẩm của ông đều viết sau 1954, trừ bài “Thu Vàng,” “Hoài Cảm” ông viết năm 1953 khi mới 14-15 tuổi. Tuy nhiên, các ca khúc này lại thường được xếp vào dòng nhạc tiền chiến bởi chúng có cùng phong cách trữ tình lãng mạn…

“Ra hải ngoại Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh Phụ Ngâm năm 1987, soạn cho 21 nhạc khí, trình diễn lần đầu vào ngày 27 tháng 3 năm 1988, tại San Jose, California, với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khánh 1988…” Trang mạng kể trên viết.

Theo dõi sinh hoạt sáng tác của Cung Tiến, kể từ sau biến cố 30 tháng 4, 1975, ở hải ngoại, người ta được biết, ông dành nhiều thì giờ hơn cho việc sáng tác – Từ phổ nhạc thơ, cho tới những công trình nghiên cứu dân ca Việt, nghiên cứu hình thái đặc thù của truyền thống Quan Họ Bắc Ninh, v.v…

Bên cạnh lãnh vực âm nhạc, Cung Tiến cũng đóng góp nhiều cho lãnh vực văn học thuộc giai đoạn 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam. Với bút hiệu Thạch Chương, ông từng cộng tác với các tạp chí Sáng Tạo, Quan Ðiểm, và Văn. Hai trong số những bản dịch thơ văn của Cung Tiến dưới bút hiệu Thạch Chương, được nhiều người biết tới thời trước 1975 ở Saigon là “Hồi Ký Viết Dưới Hầm” của Dostoievsky, và cuốn “Một Ngày Trong Ðời Ivan Denisovitch” của Solzhenitsyn.

Cách đây nhiều năm, khi được một ký giả hỏi về ca khúc “Thu Vàng” viết từ thời niên thiếu, nhạc sĩ Cung Tiến đã tiết lộ, đại ý, sự thực, đó chỉ là một bài tập trong thời gian ông mới bước vào khu rừng nhạc thuật mà thôi.

Tiết lộ này của họ Cung, từng gây nên nhiều nguồn dư luận thuận/nghịch. Nhưng không vì thế mà “Thu Vàng” có thể ra khỏi ký ức rộn rã những bước chân tung tăng, nhảy nhót thương yêu của rất nhiều thế hệ. Ðó là những bước chân tung tăng đuổi theo không chỉ những chiếc lá vàng rơi mà, còn đuổi theo cả một mùa thu thơ dại trên đường phố nữa:

“Chiều hôm qua lang thang trên đường
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa thu về, tơ vàng vương vương

“Một mình đi lang thang trên đường
Buồn hiu hắt và nhớ bâng khuâng
Lòng xa xôi và sầu mênh mông.
Có nghe lá vàng não nề rơi không

“Mùa thu vàng tới là mùa lá vàng rơi
Và lá vàng rơi, khi tình thu vừa khơi
Nhặt lá vàng rơi, xem màu lá còn tươi
Nghe chừng đâu đây màu tê tái

“Chiều hôm qua lang thang trên đường
Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường
Chiều hôm nay trời nhiều mây vương
Có mùa Thu Vàng bao nhiêu là hương.

Mặc dù trong ca từ “Thu Vàng” của Cung Tiến, có câu “Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường,” nhưng toàn cảnh vẫn là một trong rất ít những ca khúc viết về mùa thu không bi lụy hóa, hoặc sầu thảm hóa như nội dung của hầu hết những ca khúc viết về mùa thu, đã thành khuôn sáo từ hơn nửa thế kỷ trước. Thí dụ ca khúc “Lá Ðổ Muôn Chiều” của Ðoàn Chuẩn-Từ Linh:

“…Thu đi cho lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa

tình duyên đành dứt
Có những đêm về sáng
đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
đã vội chi men rượu nhấp đôi môi

mà phung phí đời em không tiếc nhớ
“Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng
dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta?

“Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người
Cầm bằng như không biết mà thôi
Lá thu còn lại đôi ba cánh
đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…”

Khuôn sáo hay ước lệ này, theo tôi nó vẫn đeo đẳng, xuất hiện trong rất nhiều ca khúc viết về mùa thu của những nhạc sĩ ở thế hệ sau! Làm như, nếu mùa thu trong ca khúc (cũng như thơ) của họ, không bi lụy, không tan tác, đổ vỡ, chia ly thì nó sẽ là một… mùa nào khác, chứ không phải là mùa thu vậy!?!

[footer]

Mùa Thu Đông Kinh (Hoàng Thi Thơ)

Mùa thu là niềm cảm hứng bất tận trong âm nhạc. Trong một chuyến lưu diễn ở xứ Phù Tang vào thập niên 1960, nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ đã cho ra đời một nhạc phẩm có giai điệu và lời ca đậm chất Nhật Bản nhưng vẫn mang bản sắc ngũ cung của nhạc Việt. Tiếp nối dòng nhạc về mùa thu, [dongnhacxua.com] trân trọng giới thiệu bản “Mùa thu Đông Kinh” của nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ.

Mùa thu Đông Kinh (Hoàng Thi Thơ). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Mùa thu Đông Kinh (Hoàng Thi Thơ). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

mua-thu-dong-kinh--1--hoang-thi-tho--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com mua-thu-dong-kinh--2--hoang-thi-tho--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

MÙA THU ĐÔNG KINH 
(Nguồn: trích trong tập truyện “Michiko” của Trương Duy Cường)

kimono

1-

Mùa thu vừa trở lại thành phố Đông Kinh. Buổi sáng sương mù phủ kín mọi nơi. Ngọn núi “Fuji-san” (Phú-sĩ-sơn) cao 776 m (12,390 ft) là một núi lửa đã tắt từ năm 1707 và đến năm 1807, một trăm năm sau vùng đất thiêng này mới bắt đầu đón những bước chân dọ dẫm của những tu sĩ cùng những nam du khách hành hương.

Mãi đến năm 1872, phái nữ mới được phép trèo lên nơi này.

Ngọn núi cao nhất vùng mọi ngày rất dễ nhìn từ xa, hôm nay cũng chưa ló dạng.

Mặt trời từ hướng đông đang cố gắng đưa sức nóng làm tan sương mù để chào cư dân trong vùng một ngày mới vui tươi hạnh phúc ” Ohayo!”.

Michiko và Nguyễn đang dạo chơi trong “cung đình hoa viên Hama”, tọa lạc về hướng nam của vùng trung tâm Đông Kinh gần con sông Sumida và vịnh Tokyo.

Hai người bạn trẻ tay trong tay đi dạo trong những con đường hẹp trải sỏi dưới những hàng cây phong lá vàng lá đỏ chen nhau rất thơ mộng. Chân giẫm lên những đống lá vàng khô nghe tiếng lá phát ra một âm thanh nát vụn dưới chân người. Rồi một trận gió thu mang chút hơi lạnh thổi qua làm những chiếc lá phong vàng rơi lả tả trên vai người, trên lối đi.

Nguyễn chợt nghĩ đến những câu thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư ” Con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô” trong khi Michiko cũng nhớ lại một đoạn Haiku (hài cú) cổ của một thi sĩ nổi tiếng Nhật Bản Matsuo Basho.

Đây là một trong những hoa viên đẹp và nổi tiếng của Đông Kinh và cũng của cả xứ Phù Tang. Nổi tiếng vì tại hoa viên này rộng hai mươi lăm hec-ta (62 – acre) thành lập từ năm 1654 là một khu vườn đặc biệt mang tên “cung đình hoa viên” (Palace Garden) làm nơi hưu trí của gia đình một vị lãnh chúa dùng nơi săn bắn vịt trời trong những khu hồ nước rộng có những hàng liễu rủ xuống bờ đá ven hồ có nhiều đàn vịt trời lội, đẻ trứng và sinh sống.

Nơi đây trong chuyến thăm viếng ngoại giao của Tổng Thống Hoa Kỳ Ulysses S. Grant năm 1879 đã ở trong dinh thự tọa lạc tại khu cung đình hoa viên này và thưởng thức trà xanh với Nhật Hoàng Minh Trị nơi Trà thất Nakajima.

Trong thời chiến tranh thế giới lần thứ hai, phi cơ đồng minh đã bỏ bom ngày 29 tháng 11 năm 1944 thiêu rụi Trà thất Nakajima và những cảnh vật chung quanh. Trà thất đươc gia đình vị lãnh chúa xây cất lại đẹp hơn, nới rộng vườn hoa, trồng những cây trà xanh, những cây ăn quả và tu bổ ao hồ thiên nhiên trước kia để vịt trời tiếp tục đến sinh sống.

Michiko hỏi Nguyễn:

“Lần đầu tiên anh đến Tokyo vào mùa thu, anh thấy như thế nào?”

Nguyễn trả lời vị hôn thê không bằng cảm tưởng của chính chàng mà chàng rào đón:

” Ngày xưa khi còn sống bên Việt Nam, anh rất thích bài hát “Mùa Thu Đông Kinh” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, bài hát này không những nói lên được cảm nghĩ của một người Việt mà điệu nhạc tấu lên những âm hưởng Nhật bản cổ truyền thật tuyệt diệu. Nếu một thính giả ngoại quốc, không phải người Nhật, khi nghe dàn nhạc hòa tấu nhạc khúc này thì ngỡ là tác phẩm của một người Nhật chính hiệu, không ai có thể ngờ nhạc khúc của một nhạc sĩ Việt Nam có nhiều dịp đến biểu diễn nghệ thuật tại Tokyo mà viết hay như vậy”

“Bài hát như thế nào, anh có thể dịch sang tiếng Pháp để em thưởng thức được không?” Michiko thích thú đề nghị với người yêu.”

“Được lắm chứ, Michiko! Bài hát này sẽ thay anh bày tỏ cảm tưởng… chân thật và tuyệt vời…với Đông Kinh và với Em:

” Michiko, chérie! Cette chanson racontait …( Này Michiko thân yêu, ca khúc này thỏ thẻ…}

 “Lạc trong Đông Kinh.
Vừa khi mùa Thu gieo thương nhớ.
Làm tôi ngẩn ngơ nhìn qua hồn thơ.
Chiếc áo buồn kimono .
Đôi thiên nga trong hồ.
Cô Geisha trên bờ.
Thiết tha trong mong chờ.

Chờ ai xa xăm
Từ muôn nẻo đêm mà chẳng thấy.
Người đâu với cung đàn đang dở dang.
Nhớ thương hoài theo thời gian.
Tiếng cô đơn khơi buồn.
Samisen não nề.
Khi gió thu về.

Mùa Thu Đông Kinh
Buồn như tình em trong cơn gió.
Đìu hiu liễu bên đàng ru lòng ai.
Lá thu vàng trên bờ vai.
Như bao nhiêu thu tình.
Mang theo bao nỗi lòng.
Tiếng gió thu lạnh lùng.

Mùa Thu Đông Kinh.
Gọi đôi hình bóng trong giây phút.
Chờ trông bước đi tìm tâm tình nhau.
Bước đi tìm duyên ngày sau.
Trong tiếng hát mơ màn,
trong ánh nắng ngỡ ngàng.
Xao xuyến lá thu vàng.”

“Merci beaucoup! ( cám ơn Anh rất nhiều!) Nghe tuyệt quá, anh ạ! Em là người Nhật mà cảm nhận càng thấm thía hơn giống như thưởng thức những câu thơ cổ Haiku của thi sĩ Nhật Bản viết với 17 vần (5-7- 5). của thế kỷ XVII.”

Michiko thổ lộ với người yêu.

Nguyễn nói:

“Michiko, em chỉ mới nghe lời ca không thôi, mà đã cảm nghĩ như thế, anh sẽ gửi cho em dĩa nhạc hòa tấu để em có dịp thưởng thức những âm thanh tuyệt vời của nhà viết nhạc họ Hoàng, em sẽ cảm nhận tâm tình của một nhạc sĩ tài hoa người Việt Nam.”

2-

Đứng trên bờ sông, Michiko trỏ vào chiếc du thuyền nhỏ hai tầng sơn mầu vàng nhạt đang bỏ neo tại bến tàu, nàng nói với Nguyễn:

“Mình sẽ đáp chuyến tàu này?”

“Vâng. Cưng cẩn thận khi bước ra cầu tàu và lên tàu.”

Hành khách xếp hàng rất dài chờ lên tàu theo lời hướng dẫn tour “Sumida River Trip” của cô gái Nhật bằng hai ngôn ngữ Anh ngữ và Nhật bản ngữ.

Tokyo là thành phố nằm hai bên bờ một con sông lớn Sumida và những nhánh kênh đào đẹp trước khi ra vịnh Đông Kinh.

Nguyễn rất thích những thành phố được thiên nhiên ưu đãi như vậy.

Khi còn ở quê nhà chàng đã nhìn thấy những thành phố lớn nhỏ nằm bên bờ sông như Huế thơ mộng bên dòng Hương Giang lững lờ trôi, Đà nẵng rộn rịp bên bến cảng Hàn Giang, Hội An cổ kính tựa mình soi nước Sài Giang, Sài Gòn tấp nập tàu bè trên cảng sông Sài gòn, Cần Thơ thơ mộng ngắm bến Ninh Kiều tựa vào Hậu Giang…

Thời gian vừa qua Nguyễn cùng người yêu Michiko khi du lịch bên châu Âu nhìn dòng sông Seine soi bóng nhà thờ Notre Dame tại Paris, du lịch Thái Lan thấy sông Chao Phraya lượn quanh thành phố Bangkok, sông Ping ôm ấp thành phố Chiang Mai.

*

Lần lượt đến Michiko và Nguyễn bước lên tàu. Michiko rủ Nguyễn lên tầng cao nhất không có mái che để nhìn rõ quang cảnh hai bên bờ sông Sumida.

Những khu phố Đông Kinh với những buildings cao ngất , tháp hình vuông, tháp hình tròn chen nhau như muốn phô diễn vẻ đẹp và kiến trúc tân kỳ hiện đại của mình.

Khởi hành từ Odaiba, tàu quành lên hướng bắc của thành phố Tokyo đi đến Akakusa .

Tàu rúc qua hơn 12 cây cầu xây mỹ thuật và đa dạng sơn những màu sắc khác nhau như Azuma, Komagata, Umaya, Kuramae, Ryogoku, Shinohashi, Kiyoshu, Sumidagawa-ohashi, Eitai, Chuo-ohashi, Tsukuda-ohashi, Kachdoki, Azuma, Kiyoshu, Kachdoki…

Michiko thích chụp ảnh phong cảnh, nên nàng đã chụp những cây cầu này, như nàng nhận xét không thấy hai cây cầu giống nhau. Mỗi cầu mỗi kiểu kiến trúc riêng biệt.

Về ban đêm những cây cầu Azuma, EItai, Kiyos và Kachidoki sáng rực ánh đèn điện trộng rất ngoạn mục trên cầu cũng như phần phản chiếu trên mặt nước sông. Phong cảnh nên thơ và lãng mạn. Du khách có thể nhìn thấy dãy cao ốc của khu xưởng máy chế tạo rượu bia của công ty sản xuất rượu bia nổi tiếng của Nhật Asahi.

Tàu chạy qua hải cảng Đông Kinh nhộn nhịp tàu bè ra vào, đi lại. Những thương thuyền khổng lồ hiện đại rúc lên những hồi còi nghe như tiếng kèn trầm bổng trong một dàn quân nhạc đang trình tấu. Đẹp nhất là khúc tàu từ từ lách vào vùng giữa nơi nước sông Sumida gặp nước mặn của vịnh Đông Kinh.

Muốn đi xem nhiều nơi khác du khách phải đáp những chuyến du thuyền lớn của “Sumida River Cruise Day Tour” ăn uống trên tàu và ngồi xem phong cảnh vịnh Tokyo hơn tám tiếng rưỡi đồng hồ. Nhưng nếu muốn đi xem ít giờ hơn, du khách cũng có thể đi bằng “suijo-bus” do các công ty du lịch bằng tàu trên sông Sumida cho thuê theo sự thương lượng và thỏa thuận riêng. Tàu sẽ đi theo nơi mình thích xem trên sông Sumida và vịnh Tokyo. Tại địa điểm cầu tàu Hinode Pier cũng bán vé cho nhiều chuyến tàu đi xem nhiều lộ trình khác nữa. Dịch vụ khai thác và phục vụ du lịch trên sông Sumida rất chuyên nghiệp, sáng kiến, đa dạng… nhờ vậy có thể thu nhiều ngân khoản mà du khách đem lại hàng năm.

Một trong những cách làm hấp dẫn hàng trăm ngàn đến một triệu du khách trong mùa hè là đốt pháo bông về ban đêm trên sông Sumida tổ chức mỗi năm vào tháng 8 dương lịch.

3-

Chỉ còn hai ngày nữa Nguyễn trở về lại Hoa Kỳ sau những ngày đi rong chơi Thái Lan và Nhật Bản với vị hôn thê.

Sáng nay, hai người bạn trẻ tay trong tay dạo chơi Tokyo ngày chót. Đi ngang qua khu các tiệm kim hoàn, Nguyễn rủ Michiko vào xem.

Nguyễn biết trong các tiệm kim hoàn tại đây, tất cả kim cương, đá quý đều phải nhập cảng. Trừ một mặt hàng là Ngọc Trai nổi tiếng là do Nhật bản nuôi cấy và sản xuất tại địa phương.

Ngọc Trai của Nhật Bản là một trong những mặt hàng trang sức nổi tiếng trên thế giới.

Nên Nguyễn nghĩ trong đầu ” đến Nhật mà mua tặng cho người yêu một món trang sức bằng Ngọc Trai để làm kỷ niệm thì còn gì bằng!”, chàng quay sang vị hôn thê và nói:

“Michiko, em hãy chọn hộ anh một bộ trang sức bằng Ngọc Trai gồm một đôi hoa tai ngọc trai, một chuỗi ngọc trai đeo cổ, một dây đeo tay kết bằng ba chuỗi ngọc trai ngắn và một nhẫn ngọc trai mà anh sẽ tặng em làm quà lưu niệm chuyến chúng mình đi du lịch này.”

4-

Những học sinh , sinh viên, người trẻ tuổi và trung niên sống tại Nhật bản rất thích các quán Karaoke.

Theo Nhật Bản Ngữ Karaoke có nghĩa “không có dàn nhạc”.

Dân địa phương đến hát karaoke rất hãnh diện về phát minh này của các kỹ sư Nhật vào thập niên 1960. Ngày nay, không những chỉ dân Nhật đủ mọi lứa tuổi chọn là môn giải trí mà là một hiện tượng lan tràn khắp mọi nơi trên địa cầu.

Michiko rủ Nguyễn tham dự môn giải trí phổ thông và hấp dẩn này để biết một sinh hoạt văn hóa của Tokyo.

Michiko đưa Nguyên đến “Big Echo Karaoke”. Đây là một trong những thương hiệu của nhiều cửa hàng tổ chức Karaoke có chỗ cho khách ngồi ăn uống để vui chơi.

Các nhà kinh doanh Karaoke, luôn luôn đáp ứng được thị hiếu của khách hàng nên đầy đủ bài bản , nhạc classics, jazz, pop tây phương, những enka tiếng Nhật, những chansons tiếng Pháp , pop songs tiếng Mỹ… trong những phòng trang bị dàn âm thanh tuyệt vời.

Những phòng ăn rộng có thể tổ chức tiệc tùng, mừng sinh nhật vừa ăn uống vừa hát tặng nhau, hát giúp vui, hát thi đua…đủ kiểu.

Michiko ghi tên hát một chanson tiếng Pháp “Tous les garcons et les filles de mon âge..” để tặng Nguyễn.

Từ ngày quen nhau, chưa bao giờ Nguyễn nghe giọng hát của vị hôn thê của chàng mà Nguyễn chỉ độc tấu dương cầm theo lời yêu cầu của Michiko để nàng thưởng thức.

Hôm nay nghe giọng Michiko ca một ca khúc Pháp, chàng rất ngạc nhiên và thích thú. Đến khi giọng ca của Michiko chấm dứt , các khách thưởng thức đều đứng lên vỗ tay nồng nhiệt tán thưởng.

“Giọng nàng hát hay, phát âm rất chuẩn, diễn tả tươi vui… như một ca sĩ chính hiệu.”

một vị khách trung niên ngồi bàn bên cạnh nói với bạn bè.

Michiko về lại chỗ ngồi bên Nguyễn. Nguyễn cầm tay nàng và đặt một nụ hôn vào đấy, chàng nói nhỏ vào tai nàng:

“Em có giọng hát tuyệt vời như vậy mà từ lâu em dấu kín. Lúc nghe em hát, anh cảm động lắm. Sau này, em học xong về lại Mỹ anh sẽ đệm nhạc cho em luyện giọng “ca vàng này ” hàng ngày, để hát trong ngày lễ thành hôn của chúng ta, em đừng từ chối nhé.”

5-

Hôm nay trời Đông Kinh bỗng trở lạnh vì những cơn gió thổi từ phía bắc bên Tây Bá Lợi Á tràn xuống.

Michiko đưa Nguyễn ra phi trường Narita mà mọi du khách thường gọi Tokyo New International Airport trên chuyến free shuttle bus của hãng Japan Airlines JAL.để trở lại Hoa Kỳ.

Những ngày vui bên nhau đã trôi qua rất nhanh, bây giờ chỉ đọng lại những hoài niệm.

Michiko cảm thấy buồn buồn như mùa thu Đông Kinh đang bao quanh bên nàng.

Nguyễn dặn vị hôn thê cố gắng học hành để quên nhung nhớ và giữ gìn sức khỏe. Hẹn ngày vui trùng phùng tại San José…khi nàng tốt nghiệp và trở về với Nguyễn.

“Sayonara!”(Tạm biệt!)

“Yoi goryoko o!” (Chúc thượng lộ bình an!”

[footer]

Trưng Vương – Khung Cửa Mùa Thu

Từ rất lâu rồi, “Trưng Vương – Khung cửa mùa thu” với ca từ lãng mạn và giai điệu đẹp đã làm lay động nhiều con tim. Thế nhưng người yêu nhạc có khi chưa biết đó là một bản nhạc ngoại đã được nhạc sỹ Nam Lộc soạn lời Việt một cách tài tình. Nằm trong chủ đề mùa thu, xin trân trọng giới thiệu “Tell Laura I love her” và “Trưng Vương – Khung cửa mùa thu”.

Trưng Vương - Khung cửa mùa thu. Ảnh: HatHayKhongBangHayHat.org
Trưng Vương – Khung cửa mùa thu. Ảnh: HatHayKhongBangHayHat.org

‘TELL LAURA I LOVE HER’ & ‘TRƯNG VƯƠNG – KHUNG CỬA MÙA THU’ 
(Nguồn: bác sỹ Lê Trung Ngân)

Ngày nay, âm nhạc chiếm một phần quan trọng trong lĩnh vực giải trí. Nó không chỉ là 1 phương tiện giải trí, qua đó, con người có thể diễn đạt cảm xúc, tình cảm của mình, hay gửi gắm những suy nghĩ, những thông điệp cũng như kể lại những câu truyện thú vị, cảm động bắt gặp trong cuộc sống, hoặc những triết lý, những bài học đạo đức một cách uyển chuyển, không khô khan, cứng nhắc như sách giáo khoa. Xin giới thiệu một bài hát rất hay cả về ca từ, nội dung cũng như giai điệu.

đọc thêm

Đâu Phải Bởi Mùa Thu (Phú Quang – Giáng Vân)

Tiếp nối dòng nhạc về mùa thu, [dongnhacxua.com] xin giới thiệu bản “Đâu phải bởi mùa thu” của nhạc sỹ Phú Quang, phỏng theo ý thơ của nhà thơ nữ Giáng Vân.

BÀI THƠ “YÊN TĨNH” CỦA GIÁNG VÂN 
(Nguồn: thica.net)

Mặt trời trưa đã quá đỉnh đầu
Vách đá chắn ngang điều muốn nói
Em ru gì cho đá núi
Đá núi trụi trần vết tạc của thời gian
Em ru gì cho dòng sông
Dòng sông chẳng khi nào ngừng lặng
Sóng cuộn lên nỗi khát khao vô bờ
Sóng rất biết nơi mình đi và đến

Em ru gì cho anh
Mặt trời linh thiêng mặt trời giông tố
Đã mệt mỏi rồi đã bao nỗi âu lo
Trên gương mặt anh hằn lên nỗi khổ
Khiến câu hát cất lên bỗng tắt nửa chừng
Em yêu anh như yêu cuộc đời cực nhọc
Có tuổi thơ em buồn bã dịu dàng
Sáng lung linh vầng ánh sáng thiên thần
Niềm hạnh phúc muôn đời có thật
Xin đừng trách em nhiều
Cũng xin đừng day dứt
Cây lá có rơi nhiều xin đừng hỏi mùa thu
Lặng nghe anh
Yên tĩnh – lời ru

TÌNH YÊU CÓ LÝ LẼ RIÊNG 
(Nguồn: vtv.vn)

Ít ai biết rằng, “Đâu phải bởi mùa thu” – một trong những ca khúc về mùa thu hay nhất của nhạc sĩ Phú Quang từng bị “tuýt còi” 10 năm trời trước khi được chính thức đưa ra biểu diễn.

Nhạc sỹ Phú Quang. Ảnh: vtv.vn
Nhạc sỹ Phú Quang. Ảnh: vtv.vn

Mùa thu Hà Nội – lãng mạn và đầy chất thơ đã in dấu trong không biết bao nhiêu tác phẩm thi ca và tình khúc của các nhạc sĩ. Trong kho tàng ca khúc kếch sù lên đến vài trăm ca khúc của nhạc sĩ Phú Quang, những bài hát về mùa thu vẫn đẹp hơn hết, luôn để lại những ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người yêu nhạc.

Phú Quang từng tâm sự, ông có một nguyên tắc bất dịch là không bao giờ sáng tác theo đơn đặt hàng, ông sáng tác đơn giản chỉ vì “thích và thấy cần phải viết”, vì xuất phát từ những rung động, xúc cảm của bản thân, từ những trải nghiệm cuộc đời, từ những tình yêu có thật và cả ảo tưởng… Bởi thế mà mỗi tác phẩm của ông đều gắn với một hoàn cảnh, một tâm trạng nhất định, không ca khúc nào giống ca khúc nào.

Là một người có biệt tài về phổ nhạc cho thơ, rất nhiều bài thơ được khoác lên mình một “giai điệu” khác khi thành ca từ của Phú Quang. Ông không phổ nguyên bài mà thường chọn những ý hay nhất, tinh túy nhất của bài thơ để viết nhạc. Và xuất phát từ những ý thơ trong bài thơ “Yên tĩnh” của nhà thơ Giáng Vân, nhạc sĩ Phú Quang đã sáng tác nên một bản tình ca bất hủ mang tên “Đâu phải bởi mùa thu”.

Ca khúc được nhạc sĩ sáng tác năm 1976, viết cho người tình đầu tiên ở Sài Gòn, đã vượt biên năm 1977. Nếu như với nhà thơ Giáng Vân, bài thơ kể về tâm trạng một người vợ ở hậu phương khắc khoải về người chồng nơi biên cương thì câu chuyện của nhạc sĩ Phú Quang lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Thông điệp mà Phú Quang tự gửi tới mình và cả những ai đang yêu, đã yêu và chia ly qua “Đâu phải bởi mùa thu” là: “Đừng nghĩ chia li là do lỗi của một người. Tình yêu có lý lẽ riêng của nó. Có thể lỗi ở cả hai người, cũng có thể không bởi tại ai mà chỉ do hoàn cảnh, số phận xô đẩy. Đừng buồn bã, giày vò nhau vì những chia xa…”.

Mùa thu đẹp nhưng buồn, những chiếc lá vàng rơi xuống là biểu tượng của mùa thu nhưng có đôi khi lá vàng rơi cũng chẳng phải do mùa thu, mùa nào cũng có cái niềm riêng, thế nên mới có “Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu”. Phú Quang là vậy, trong nỗi buồn sâu lắng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống, thúc giục người ta cố gắng kiếm tìm những khoảng trống trong tâm hồn để lấp đầy nó bằng niềm tin mãnh liệt.

Hồ Gươm vào thu. Ảnh: vtv.vn
Hồ Gươm vào thu. Ảnh: vtv.vn

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, hành trình của những ca từ lãng mạn, âm thanh khắc khoải như một món quà dành cho người, cho đời ấy phải trải qua một hành trình dài tới 10 năm mới được chính thức đến gần với công chúng.

Nhạc sĩ Phú Quang kể, vào thời điểm ra đời, ca khúc này từng bị đặt nghi vấn bởi những ca từ “đầy ẩn ý”: “câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng, thôi đừng hát ru… thôi đừng day dứt…, lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu”. “Đâu phải bởi mùa thu” từng bị đem ra mổ xẻ tại 3 cuộc họp vì cho rằng mùa thu ở đây là ám chỉ cách mạng, với những lời buồn bã, dã đám…

“Sau cuộc họp, tôi có nói đùa với các anh ấy như thế này, tôi thương các anh quá, phí mất 3 ngày trời và cả ngân sách của dân chỉ để bàn một chuyện không đâu. Nếu các anh cứ nói là mùa thu đồng nghĩa cách mạng, ai chê mùa thu thì anh bảo chê cách mạng. Nhưng các anh đã nhầm vì cách mạng chỉ sinh ra vào mùa thu, chứ không phải là cách mạng sinh ra mùa thu. Và nếu nói mùa thu là cách mạng thì tôi phải được khen thưởng mới đúng vì tôi bênh cách mạng đến thế là cùng: “lá rơi xuống rồi mà vẫn không phải bởi mùa thu”…

Tôi còn nhớ, 7 năm sau khi tôi viết biết hát, một hôm có anh bạn chỉ huy tính tình rất tốt, thật thà nói nhỏ với tôi. Phú Quang này, hôm nay mình đã rất can đảm… Hỏi có chuyện gì mà rất can đảm, thì anh ấy bảo: Mình đã cho dựng bài “Đâu phải bởi mùa thu” của cậu cho anh em biểu diễn!. Tôi chỉ buồn cười về cái sự ngây ngô của anh bạn, nhưng cũng không thể trách được bởi đó là thực tế của một thời kì ấu trĩ nên khó tránh khỏi có những hiểu lầm”, nhạc sĩ Phú Quang hài hước kể lại.

10 năm sau ngày ra đời, “Đâu phải bởi mùa thu” mới được chính thức giới thiệu đến công chúng. Đến hôm nay, trải qua những thăng trầm thời gian, những giai điệu mượt mà, sâu lắng của “Đâu phải bởi mùa thu” đã trở thành một trong những tình khúc bất hủ của nhạc sĩ Phú Quang.

[footer]

Thơ Tình Cuối Mùa Thu (Phan Huỳnh Điểu – Xuân Quỳnh)

Mối lương duyên giữa thơ và nhạc đã cho ra đời nhiều nhạc phẩm bất hủ và ‘Thơ tình cuối mùa thu’ là một trong số đó. Trên ý thơ của nữ sỹ Xuân Quỳnh, nhạc sỹ Phan Huỳnh đã thổi một giai điệu rất đẹp để cho chúng ta một nhạc phẩm tuyệt vời về mùa thu.

BÀI THƠ ‘THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU’ CỦA XUÂN QUỲNH
(Nguồn: www.thivien.net/)

Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay

Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ

Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may

Nguồn: Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984

THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU 
(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Đức Dương đăng trên BaoKhanhHoa.com.vn)

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nhiều lần nói với công chúng yêu nhạc rằng: “Trong các nhà thơ, tôi thích nhất Xuân Quỳnh, bởi thơ của Quỳnh giản dị, dễ hiểu mà sâu lắng. Đó là lời của người phụ nữ có tình yêu da diết với người mình yêu, vì thế tôi thật may mắn làm cái việc của người viết nhạc, phổ thơ và nâng thêm cho bài thơ bay lên bầu trời… mùa thu”.

Cũng thật hiếm khi Thơ tình cuối mùa thu như chiếc lá vàng long lanh trên vòm cây của vườn thu mà ta có thể mở cả hai cánh cổng để chiêm ngưỡng: nhạc và thơ.

Nữ sỹ Xuân Quỳnh. Ảnh: BaoKhanhHoa.com.vn
Nữ sỹ Xuân Quỳnh. Ảnh: BaoKhanhHoa.com.vn

Xuân Quỳnh (sinh năm 1942) được mọi người gọi là nữ sĩ để tiếp nối cùng với Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… Nữ thi sĩ mất năm 1988 trong một tai nạn thảm khốc nơi chân cầu Phú Lương (tỉnh Hải Dương) cùng với chồng – nhà thơ, nhà viết kịch lừng danh Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ.

Trong nhiều bản in không thấy Xuân Quỳnh ghi thời gian sáng tác bài Thơ tình cuối mùa thu cũng như Thuyền và biển, nhưng chắc chắn đó là giai đoạn cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 thế kỷ XX. Những ai đọc và biết về Xuân Quỳnh sẽ hiểu gần như các bài thơ giai đoạn này Xuân Quỳnh đều dành tặng cho người chồng tài hoa Lưu Quang Vũ. Khác hẳn giai đoạn trước, những bài thơ chị viết đều mang nét khái quát về chiến tranh, cuộc sống con người như các tập: Tơ tằm, Hoa dọc chiến hào, Lời ru trên mặt đất… Khi kết duyên với Lưu Quang Vũ, chị đổi phong cách và chủ đề với những tập thơ rất đằm thắm của người phụ nữ, người vợ, người mẹ với chồng con: Sân ga chiều em đi, Tự hát, Hoa cỏ may…

Có thể nói, Xuân Quỳnh đã dìu dắt tuổi thơ tôi lớn lên qua những tác phẩm thơ, tập truyện dành cho thiếu nhi  như: Bầu trời trong quả trứng, Mùa xuân trên cánh đồng, Bến tàu trong thành phố… với những nhân vật sẻ đồng, sếu, họa mi hay hoa huệ, dâm bụt, dạ lý hương… Sau này, tôi biết những sáng tác của Xuân Quỳnh đều bắt đầu từ những điều rất giản dị, như trong lúc bế con, nấu cơm… Nhớ đến các con là chị suy nghĩ và viết để tặng cho con. Nhìn vẻ bề ngoài, Xuân Quỳnh là người phụ nữ đẹp, mau mắn với đôi mắt tươi tắn, đầy duyên sắc nhưng tâm hồn chị lại rất đa cảm. Thế nên, chỉ cần phơi một tấm áo cho con, cho chồng dưới làn nắng thu, trong gió heo may cũng làm chị xao lòng và làm thơ, viết truyện.

Trở lại với bài thơ được phổ nhạc Thơ tình cuối mùa thu, đúng như nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã nói, Xuân Quỳnh không bóng gió, cao siêu gì cả, nội dung thật dễ hiểu: Đó là tâm trạng của đôi bạn tình mà ở đây là Quỳnh – Vũ trước cuộc đời, đó là “cuối mùa thu” thật xao xác, thật cảm động nhưng cũng thật long lanh yêu thương vì Chỉ còn anh và em/Cùng tình yêu ở lại. Thực ra, trong nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh, bài thơ này không nổi trội vì nó rất “cá nhân”, đó cũng là lý do nhiều nhà phê bình văn học ít trích dẫn so với những bài khác như Chồi biếc, Sóng, Bàn tay em, Tự hát… Vì dường như là linh cảm vô hình những năm cuối đời, Xuân Quỳnh dành hết những sáng tác của mình cho chồng và con, có những bài như đùa mà rớm nước mắt, có những bài đằm thắm, thủ thỉ yêu thương. Cũng như thế, Lưu Quang Vũ đã dốc sức viết tới hơn 40 vở kịch.

Ta có thể cảm tưởng rằng Thơ tình cuối mùa thu được người phụ nữ viết trong buổi chiều, trước thềm nhà đang tràn ngập gió heo may, bầu trời cuồn cuộn mây trắng. Người phụ nữ cảm nhận được thời gian cuộc đời đang trôi đi, trôi đi hơi xao buồn. Nhưng kết của bài thơ lại làm cho người đọc bừng tỉnh: Kìa bao người yêu mới/Đi qua cùng heo may. Chắc chắn viết tới dòng chữ này, Xuân Quỳnh đã rớm nước mắt long lanh của hạnh phúc tiếp nối.

Cũng như bài thơ, bản nhạc được phổ trong thời điểm của những khúc tráng ca nên bài hát Thơ tình cuối mùa thu không được phổ cập lắm. Chính người viết khi có mặt ở TP. Hồ Chí Minh năm 1987 cũng run lên sung sướng khi mua được tập sách nhạc có bài hát Thơ tình cuối mùa thu trên nền giấy trắng tinh, nhưng thỉnh thoảng lắm Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh mới phát bài hát này, còn các đài khác thì gần như không. Trong khi đó, bài Thuyền và biển lại được trình diễn rộng khắp, trở thành bài hát ưa thích cho các thí sinh thi thố. Chỉ đến khi ca sĩ Bảo Yến hát thì Thơ tình cuối mùa thu thực sự bùng nổ, trở thành một trong những bài hát hay nhất về mùa thu. Cùng với Bảo Yến, ca sĩ Quang Lý cũng thể hiện rất ấn tượng ca khúc này, sau này còn có giọng ca trẻ mang màu sắc dân ca như: Phương Thảo, Tân Nhàn, Minh Huyền nhưng nổi trội ngang tầm với Bảo Yến chỉ có Phương Thảo.

Bây giờ, cứ đến cuối thu, trời hanh hao se lạnh, ta lại nghe Thơ tình cuối mùa thu để thấy ấm lòng. Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã Mùa thu ra biển cả/Theo dòng nước mênh mang/Mùa thu vào hoa cúc, nhưng với Thơ tình cuối mùa thu thì vẫn còn mãi mãi, vì đó là tình yêu.

LÊ ĐỨC DƯƠNG

[footer]

Nắng Thủy Tinh (Trịnh Công Sơn)

‘Nắng thủy tinh’ là nhạc phẩm tiêu biểu cho dòng nhạc tình của họ Trịnh với giai điệu mượt mà đầy tính tự sự và nhất là ca từ rất giàu hình ảnh, đầy tính biểu cảm. Trong những ngày mùa thu này, [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu bản nhạc bất hủ này.

nang-thuy-tinh--1--trinh-cong-son nang-thuy-tinh--2--trinh-cong-son

CẢM NHẬN ‘NẮNG THỦY TINH’ – TRỊNH CÔNG SƠN 
(Nguồn: bài viết của bác sỹ Lê Trung Ngân đăng trên https://bacsiletrungngan.wordpress.com)

Năm 1968, tôi 16 tuổi, học lớp đệ tam (lớp 10). Đến lứa tuổi này, tôi bổng nhiên “chựng” lại về tánh tình. Đang là một cậu học sinh tinh nghịch, giỡn vô tư thì bỗng nhiên biết “mắc cỡ” và hơi nghiêm lại. Thưở còn nhỏ, tôi tự học nhạc và đàn hát được (phải gọi là hát hay mới đúng!) những bài hát phổ thông thì nay học đòi theo mấy đàn anh thế hệ trước bỏ hẳn những bài hát trước đây mà tập tành nghe và hát nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn (TCS), Cung Tiến, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương cho nó “sang”. Cũng nhờ vậy mà tôi tiếp cận được nhạc Trịnh Công Sơn. Thú thật với ngần ấy tuổi và học thức mới chỉ bằng “lá mít”, tôi đến với TCS vì muốn làm “sang”, làm “giá” hơn là cảm nhận được hồn nhạc Trịnh Công Sơn. Lần đầu nghe bài hát Nắng thủy tinh, tôi ngơ ngác: “Nắng thủy tinh là sao?”. Thủy tinh trong suốt, không màu, mà nắng thì phải có màu chứ.

Mãi đến những năm sau nữa, khi yêu lần đầu, tôi mới hiểu hết ý tứ của ca từ: “Màu nắng hay là màu mắt em, Mùa thu mưa bay cho tay mềm, Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm, Rồi có hôm nào mây bay lên.”

nang-thuy-tinh--1--bacsiletrungngan.wordpress.com

Lần đầu tiên của đời mình, tôi bị choáng ngợp vì một đôi mắt trong veo, ngơ ngác, ướt, đen và buồn sâu thằm, tôi thấy rõ ràng có nắng soi vào trong đôi mắt ấy, như muốn làm khô đi những giọt nước mắt cứ như sắp rơi ra. (Sau này, trong cuộc đời, tôi luôn bị ám ảnh bởi những đôi mắt ướt). Ngày khai trường luôn là mùa thu, mưa bay, gió nhẹ, nắng thênh thang, tuổi hồng hân hoan chào bạn mới, trường mới, thầy cô mới. Từ tuổi 15 sang tuổi 18, biết bao đổi thay đến ngạc nhiên. Từ một cô bé gầy gò, ngơ ngác, em trở thành thiếu nữ má đỏ môi hồng. Từ một cậu bé tung tăng quần đùi đá banh, tắm sông tôi trở thành chàng trai cao lên hẳn, lơ ngơ với tiếng vỡ giọng khàn khàn. Chúng tôi không còn sự hồn nhiên như thời học lớp đệ tam nữa, mà đã bắt đầu thấy ngượng ngùng khi tình cờ đụng vào nhau, khi nhìn nhau thấy đều khang khác. Có những đứa bạn quá thân từ nhỏ thì vẫn mày – tao hay ông – tôi, bà – tôi, nhưng những người có chút gì đó (tình ý với nhau) thì bắt đầu gọi nhau bằng tên, gọi nhau bằng bạn xưng mình. Những rung cảm đầu đời chớm nở, để lòng ta phơi phới như nắng loang qua thềm cũ, như mây bay lên trong khói chiều. Những đêm nằm ngủ chập chờn tôi mơ được nắm tay “em” rồi bị xử chết đi cũng cam lòng còn ban ngày thì đâu dám đụng chứ nói chi dám nắm tay em. Lỡ khi đụng nhằm tay em, dù chẳng dám nói gì, chỉ thế thôi mà cả hai cùng thẹn thùng bối rối. Đổi lại bây giờ, người trẻ ngày nay, họ mạnh dạn hơn nhiều, internet, điện thoại di động cho họ những cách tỏ tình vũ bão, chóng mặt và táo tợn hơn. Họ không chỉ nắm tay mà đã dám hôn nhau, gọi nhau là ông xã, bà xã và dắt nhau đi vũ trường, nhà nghỉ và chuyện gì tới cũng tới với lứa tuổi tràn trề sinh lực nhưng thiếu vắng kỹ năng sống ấy.

nang-thuy-tinh--2--bacsiletrungngan.wordpress.com

Ngày xưa, tuổi yêu luôn bị cấm đoán khắt khe bởi mọi thứ. Cha mẹ luôn cho rằng chúng ta cần tập trung vào học tập, đậu đại học cứ như là con đường duy nhất để vào đời. Mà duy nhất thật vì nếu thi rớt thì phải đi lính. Thời chiến tranh, di lính là đường cùn của đời mình. Vì nguy cơ bom đạn không thể biết được. Thầy cô cũng chẳng tâm lý đâu, chỉ biết dạy cho hết nội dung, chương trình và cũng chẳng dám khuyên bảo gì về những thắc mắc tâm sinh lý của học sinh mới lớn vì sợ bị mang tiếng, sợ bị cho là “vẽ đường cho hươu chạy”.

Và những con hươu non ngơ ngác cứ thế dại khờ yêu, ngây ngô đi tìm bản thể của mình. Ngày ấy, tình đầu chỉ mong manh và lãng đãng bằng những chiều hẹn hò vội vã, ngồi bên nhau dưới gốc phượng sân trường, mở sách ra vờ trao đổi bài học, để được: “Lùa nắng cho buồn vào tóc em”, để được nắm “Bàn tay xanh xao đón ưu phiền”, nỗi buồn và sự ưu phiền muôn thưở của tuổi mới lớn khi chưa thể định hình tương lai, chưa khẳng định rõ ràng bản ngã chính mình. Và nhiều khi ngơ ngác, sao cũng là em, cũng là tôi, mà: “Ngày xưa sao lá thu không vàng, Và nắng chưa vào trong mắt em” để mình thấy thương thương nhớ nhớ, thấy quay quắt đợi chờ nhau?

Có nhiều chiều tan lớp, tôi ngu ngơ đứng đợi, chỉ để mong thấy: “Em qua công viên bước chân âm thầm” để thấy áo dài em bay trong nắng thu sang, để lòng tôi náo nức như: “Ngoài kia gió mây về ngàn”, để tim tôi hân hoan như: “Cỏ cây chợt lên màu nắng”.

Khi yêu lần đầu, hình như mọi thứ đều đẹp và lung linh qua lăng kính của tình yêu, ta thấy không gì đẹp hơn đôi mắt người yêu, không gì say đắm bằng cái nhìn của nhau, không gì ấm áp hơn vòng tay và làn môi ấy. Không ai còn ý nghĩa, không gì còn quan trọng, chỉ có ta và tình yêu là tất cả. Nhưng rồi một ngày: “Em qua công viên mắt em ngây tròn”, và tôi cũng đi qua em như cơn gió lạ, cho dù nắng vẫn: “Lung linh nắng thủy tinh vàng”“Chợt hồn buồn dâng mênh mang”. Nếu ta biết, tình đầu có khi đó chỉ là bài học vỡ lòng cho tình yêu, hay ta biết đó chỉ là một phép thử của cuộc sống, thì ta sẽ vùi lấp cơn đau trong kỷ niệm để mở lòng đón nhận những chân tình khác. Còn ngược lại, ta vẫn miên man trong nuối tiếc để mãi không bao giờ thấy hạnh phúc nơi đâu.

nang-thuy-tinh--3--bacsiletrungngan.wordpress.com

Thời gian trôi theo bao mùa xuân hoa nở, mùa hạ lá xanh, và “Mùa thu qua tay đã bao lần”, những kỷ niệm xưa vẫn chỉ là kỷ niệm. Một lần qua Huế, tôi ngỡ ngàng khi thấy hàng cây long não hai bên đường đứng như“Ngàn cây thắp nến lên hai hàng”, và thấy nắng thật trong, thật tinh khôi như nắng thủy tinh. Tôi chợt nhớ lại phút chia ly em để xuống Sài Gòn học Đại học, khi em ngước nhìn tôi, đôi mắt ướt không rơi lệ vì nắng đã rọi vào ngăn đi những yếu mềm tuổi ngọc. Mỗi lần nghe câu kết: “Để nắng đi vào trong mắt em, Màu nắng bây giờ trong mắt em”, tôi lại nhớ mãi ánh mắt, như có nắng ở trong.

Dù mấy mươi năm trôi đi hay đến phút cuối của cuộc đời, dù cuộc đời xô đẩy, chà đạp, thì tôi cũng giữ những hoài niệm đẹp, trong sáng, để cảm ơn đời đã cho tôi một thời hoa bướm ngây thơ, tôi đã không vội vã buông mình vào những cuộc tình hoang dại như tuổi trẻ ngày nay, tôi cũng không ngu ngơ chỉ vùi đầu đèn sách, tôi đã biết sống và biết yêu cho đúng tuổi của mình. Và yêu là không phải nói lời hối tiếc: Love is not to say you are sorry.

[footer]

Ngàn Thu Áo Tím (Hoàng Trọng – Vĩnh Phúc)

Nối tiếp dòng nhạc về mùa thu, [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu bản “Ngàn thu áo tím” của nhạc sỹ Hoàng Trọng với phần đặt lời của nhà thơ nữ Vĩnh Phúc.

Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng - Vĩnh Phúc). Ảnh: YouTube.com
Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng – Vĩnh Phúc). Ảnh: YouTube.com

ngan-thu-ao-tim--1--hoang-trong--vinh-phuc--youtube.com--dongnhacxua.com ngan-thu-ao-tim--2--hoang-trong--vinh-phuc--youtube.com--dongnhacxua.com

VĨNH PHÚC & NGÀN THU ÁO TÍM 
(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Can đăng trên DotChuoiNon.com ngày 04.11.2012)

ngan-thu-ao-tim--dotchuoinon.com--dongnhacxua.com

“Ngàn thu áo tím” là một ca khúc rất nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Trọng, ít người để ý rằng lời bài hát rất hay này là của Vĩnh Phúc.

Không có thông tin về Vĩnh Phúc và nhạc sĩ Hoàng Trọng đã sáng tác bài hát trong hoàn cảnh nào, nếu nhạc sĩ phổ thơ thì nghiễm nhiên Vĩnh Phúc phải được xem như nhà thơ, khả năng này cao hơn vì ít ai làm nhạc rồi mới tìm cách…đặt lời (mặc dù cũng có).

Mình tìm khắp nơi có vài thông tin tạm đủ để mình cho rằng Vĩnh Phúc thuở ấy là một cô gái, họ tên đầy đủ là Lưu thị Vĩnh Phúc, sinh năm 1937, con của Mục sư Lưu văn Mão, vốn là người rất nổi tiếng về tài làm thơ. Ông từng xuất bản tập thơ “Nam sơn thi phẩm” năm 1971.

Sinh thời, nhạc sĩ Hoàng Trọng và Mục sư Lưu văn Mão như đôi bạn tri kỷ, vẫn thường đàm đạo chuyện đời.

Nữa, anh trai của Vĩnh Phúc là Mục sư Lưu văn Tường (Tường Lưu) cũng rất có tài làm thơ, sống trong một gia đình có truyền thống hay chữ như thế thì Vĩnh Phúc có làm thơ hay viết lời nhạc cho nhạc sĩ Hoàng Trọng cũng là chuyện rất bình thường.

Tường Lưu thi sĩ trước đó còn có làm thơ tình nữa (tập thơ “Mộng ban đầu”), thi sĩ cũng là một dịch giả uy tín với tập “Tìm lại hương xưa”, dịch 148 bài cổ thi của các thi nhân danh tiếng Trung Hoa xưa. Và, Tường Lưu cũng rất thông thạo ngoại ngữ Anh và Pháp.

Mình mạn phép trích vài đoạn thơ của Mục sư thi sĩ Tường Lưu cho các bạn thưởng lãm:

Nếu Chúa hỏi: Tiệm ăn nào…ăn được?/ Con xin thưa, con biết mấy tiệm quen/ Thức ăn ngon đặc biệt, lại vừa tiền/ Tuy đông khách không phải lâu …chờ đợi/ Nếu Chúa hỏi: Đi chợ nào…có lợi?/ Con xin thưa, con biết mấy chợ gần/ Thịt cá tươi, rau trái mới, đủ hàng/ Mua ở đó rẻ hơn nhiều chợ khác/ …Nếu Chúa hỏi: Đi nhà thờ nào… phước?/ Con xin thưa, con không biết, Chúa ơi/ Con đã đi ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín…nơi rồi/ Con không biết đi nhà thờ nào phước/ Nếu Chúa hỏi: Tại sao không thấy phước? Con xin thưa, tại con hết… mà thôi/ Đi nhà thờ con cứ chỉ nhìn người/ Không nhìn Chúa nên con không thấy phước!

Nhạc sỹ Hoàng Trọng. Ảnh: DotChuoiNon.com
Nhạc sỹ Hoàng Trọng. Ảnh: DotChuoiNon.com

Nhạc sĩ Hoàng Trọng mất vợ sớm, ông ở vậy nuôi con khá lâu trước khi kết duyên với bà vợ thứ hai. Sau này, Bạch La, con gái ông thú nhận đã quyết liệt ngăn cản không cho cha “đi bước nữa”, khiến ông trở nên cô độc và gần như khắc khổ suốt thời…trung niên, mãi đến lúc tuổi già, một mình đơn độc ở quê nhà ông mới tái hôn.

Cô Thu Tâm (vợ sau của Nhạc sĩ Hoàng Trọng) cũng nhắc đến Vĩnh Phúc, cô kể: ” Hoàng Trọng thường hay đến nhà Mục Sư Lưu Văn Mão (thân phụ chị Vĩnh Phúc) để hàn huyên, tâm sự và rất khâm phục đức tính vị mục sư nầy.”

Trong khoảng 200 nhạc phẩm của Hoàng Trọng, ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài. Số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Đàm, Vĩnh Phúc… Trong giới nhạc sĩ Việt Nam, Hoàng Trọng viết tango rất nhiều và được xem như người thành công nhất với danh hiệu Vua Tango.

Ông Vua Tango của Việt Nam có một bài hát điệu Valse cũng thuộc loại kinh điển trong dòng nhạc Việt, đó chính là bài “Ngàn thu áo tím” do Vĩnh Phúc viết lời.

Vĩnh Phúc không viết nhiều, cô chỉ viết lời cho ba nhạc phẩm của Hoàng Trọng là “Cánh hoa yêu”, “Tìm một ánh sao” và “Ngàn thu áo tím”.

Vài thông tin về một người tài hoa vô danh, cũng có thể thông tin mình tìm được chưa chính xác. Nếu sai, xin các bạn lượng thứ.

[footer]

Nhìn Những Mùa Thu Đi (Trịnh Công Sơn)

Tiếp nối dòng nhạc về mùa thu, Dòng Nhạc Xưa xin mời quý vị bước vào thế giới âm nhạc của Trịnh Công Sơn qua bản “Nhìn những mùa thu đi”.

Nhìn những mùa thu đi (Trịnh Công Sơn). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Nhìn những mùa thu đi (Trịnh Công Sơn). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
nhin-nhung-mua-thu-di--1--trinh-cong-son--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com
nhin-nhung-mua-thu-di--2--trinh-cong-son--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com
nhin-nhung-mua-thu-di--3--trinh-cong-son--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

MỘT LẦN “NHÌN NHỮNG MÙA THU ĐI” 
(Nguồn: bài viết của tác giả Phan Trường Sơn đăng trên website đài Truyền Hình Vĩnh Long)

Trịnh Công Sơn – cái tên quá quen với người Việt Nam yêu nhạc. Nói như vậy không có nghĩa là những người không yêu nhạc thì không biết đến Trịnh Công Sơn. Nhạc của ông có vô số người thuộc, không ít người hát, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được từng ý từng lời trong những ca từ quá ư là huyền hoặc, diễm lệ ấy. Mỗi bản nhạc là một câu chuyện, một cung bậc tình cảm cứ lôi cuốn người nghe vào tận ngõ sâu của tâm hồn, để rồi mơ hồ nhận ra rằng: không hiểu gì cả. Tôi cảm nhận nhạc Trịnh như thế đó!

trinh-cong-son--1--thvl.vn--dongnhacxua.com

Từ rất lâu, đâu hồi những năm 1990, lúc đó tôi còn là một đứa trẻ. Trong nhà lại có mấy cuốn băng cat-set nhạc Trịnh của bố tôi, cứ nghe tới nghe lui mãi những bài hát Diễm xưa, Ướt mi, Hạ trắng, Phôi pha… qua giọng ca liêu trai, mơ hồ của Khánh Ly, rồi cũng bị ảnh hưởng. Lớn lên trong tiếng nhạc của ông, một ngày nọ tôi chợt nhận ra rằng: đời người, ai cũng có Những-Mùa-Thu-Đi-Qua. Và mỗi lần “nhìn những mùa thu đi” như thế, cảm xúc cứ xót xa, tê dại, ngậm ngùi, bâng khuâng và còn nhiều điều không thể diễn tả được bằng lời.

trinh-cong-son--2--thvl.vn--dongnhacxua.com

Ông sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Đăk Lăk và lớn lên ở Huế, mất ở Sài Gòn ngày 01 tháng 4 năm 2001. Lớn lên ở Huế, nơi có trường Đồng Khánh với bao tà áo dài thướt tha và nón bài thơ duyên dáng đã khắc vào hồn ông những bức tranh thiếu nữ đẹp đến mê hồn. Nhưng cái quan trọng là tâm hồn ông quá dễ rung động. Rung động trước cái đẹp là điều chính đáng, nên ông cứ để nó rung, nó lắc thế nào cũng được, miễn là sau sự cọ quậy đó của tâm hồn, Trịnh Công Sơn có được những nhạc phẩm để đời và được nhiều người hát, thậm chí còn ghi cả vào sổ tay của mình ca từ của bài hát mình thích, để khi rảnh rang, mang ra nhẩm theo… và cười thầm, thích thú.

Thế đấy, những mùa thu đi qua Trịnh Công Sơn một cách ngọt ngào mà đau đớn, càu cấu, quằn quại. Ông quằn mình trong tình yêu để có thể cống hiến cho đời những nhạc phẩm trữ tình tinh khiết, ngon mềm, ngọt ngào, vì đó là hồn, là máu, là sự sống của ông. Hình ảnh những thiếu nữ, những người đàn bà bước đi trên từng nốt nhạc của Trịnh sao mà đẹp, mà thơ mộng thế không biết. Ông không trách ai bao giờ, mặc dù “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”  (Tình xa). Trái lại, ông thương họ, thương cho người đã mang đến cho ông nguồn cảm xúc quá dạt dào và thâm thúy. Ai đến với ông, ngự lại hồn ông, cùng ông ăn những bữa ăn đầy âm nhạc… rồi ra đi, bỏ ông trơ trọi với cây đàn và ly rượu sầu… Khi say khướt, ngước mặt nhìn qua cửa sổ căn phòng nhỏ, ông đã thấy những-mùa-thu-đi-qua. Đúng vậy, mùa thu đi qua đời quá ngọt ngào và trầm lắng, lãng đãng, bàng bạc. Trong tất cả nhạc phẩm của ông, tôi thích nhất Nhìn những mùa thu đi huyền diệu.

Có người thích Diễm xưa, vì lòng họ cũng có một Diễm đi qua! Hạ trắng, Biển nhớ, Ướt mi, Cuối cùng cho một tình yêu, Đời gọi em biết bao lần, Em còn nhớ hay em đã quên, Em hãy ngủ đi, Nguyệt ca, Như cánh vạc bay, Ru em từng ngón xuân nồng, Ru ta ngậm ngùi, Tình nhớ… Phần lớn tình khúc của Trịnh đều có hình ảnh của những tình nhân mà người nghe có thể tìm được một nửa của mình trong đó (có thể là còn hay mất, hay một phút xao lòng, bâng khuâng nhớ lại!). Riêng Nhìn những mùa thu đi, với tôi, nó giống như một lát cắt – mà là lát cắt dọc. Cắt dọc theo một quãng đời dài đau đớn sáng tạo của ông. Mỗi một tình nhân đi qua như một mùa thu đi qua, trầm lắng, u buồn, lẻ loi, cô độc… Ông như một kẻ lữ hành lãng du đi trong lòng phố thị với biết bao má hồng xinh đẹp, mà lúc nào cũng thấy mình quạnh vắng, riêng ta. “Nhìn những mùa thu đi/ Em nghe sầu lên trong nắng/ Và lá rụng ngoài song/ Nghe tên mình vào quên lãng/ Nghe tháng ngày chết trong thu vàng… để rồi“Nhìn những mùa thu đi/ Tay trơn buồn ôm nuối tiếc/ Nghe gió lạnh về đêm/ Hai mươi sầu dâng mắt biếc…” để rồi “thương cho người, rồi lạnh lùng riêng.”

Lần đầu tiên nghe tình khúc này, tôi không hiểu, nên phải nghe đi nghe lại rất nhiều lần, cũng không hiểu. Vì lúc đó, tôi đã nghe nhiều tình khúc trước của ông chăng? Hay tâm hồn chưa đủ lớn để hiểu? Lòng đặt ra câu hỏi, sao khổ dữ vậy Trịnh? Sau này mới hiểu, thì ra “từng người tình bỏ ta đi” đấy, ông vẫn không quên được! Ông luyến tiếc chăng: Không biết. Nhưng tôi cảm nhận một điều, những hình ảnh tình nhân ấy vẫn còn nguyên trong tim của Trịnh, không xóa nhòa đâu được. Có điều, mỗi cuộc tình đi qua, ông cẩn thận cất nó vào một nơi thầm kín nhất trong tim mình để lưu giữ như một báu vật và tôn trọng nó. Giống như một người đa tình, buồn, mang quyển nhật ký cũ ra đọc lại, rồi nhớ tình nhân cũ và xót xa, rồi thương cho người, rồi lạnh lùng… cho mình.

Trong nhiều tình khúc của ông, tôi nhận ra cái dự cảm không lành là chia xa. Như cánh vạc bay cũng thế: “Từ lúc đưa em về/ Là biết xa nghìn trùng”. Hình ảnh đôi vai người con gái mềm mại khuất dần vào hẻm tối, với ông, nó buồn như cánh vạc “gầy guộc về cuối cơn mưa… “. Trong cơn say khướt chiều nay, nhìn những mùa thu đi qua đời mình mà nghe “buồn mình trên ấy”. Ông viết nhiều, mà say cũng lắm. Có lẽ ông cố say chếch choáng, để nhìn mùa thu đi qua mình chăng? Như thế thì buồn chết được…!

Dù sao thì ông cũng đã thành công, vì mỗi mùa thu đi qua, hay một tình nhân đi qua đều để lại trong ông một niềm dấu yêu tinh khiết. Nhờ đó, ông lại có thể cống hiến cho đời những tình ca bất tận, chỉ cho nhân thế tìm đến tình yêu của mọi người. Nhờ những tình khúc của ông mà có những cặp tình nhân gắn kết nhau hơn, gần gũi nhau hơn. Vậy cũng công bằng. Có nhiều người cũng quặn mình trong nỗi đau tình ái, mà có được gì đâu. Ông đã thành công. Thành công hơn nữa là ngày nay (khi ông đã về bên kia thế giới), vẫn có nhiều người hát nghêu ngao những tình ca của ông, dù có thể họ không biết là của ai!

Phan Trường Sơn

[footer]

Nhớ lại buổi đầu đi học

Hôm nay, ngày 05.09, hàng triệu học sinh cả nước lại chính thức bước vào một niên khóa mới. Nhìn các em nô nức trong ngày khai giản mà [dongnhacxua.com] không khỏi bùi ngùi nhớ lại những giây phút lần đầu tiên cắp sách đến trường hơn mấy mươi năm về trước. Chúng tôi chúc tất cả các cháu có nhiều sức khỏe và có được niềm vui mỗi ngày đến trường.

Tháng năm học trò (Nguyễn Đức Trung). Ảnh: TainhacCho.vn
Tháng năm học trò (Nguyễn Đức Trung). Ảnh: TainhacCho.vn

TÔI ĐI HỌC
(Nguồn: đoản văn của nhà văn Thanh Tịnh)

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.

Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.

Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:

– Mẹ đưa bút thước cho con cầm.

Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:

– Thôi để mẹ nắm cũng được.

Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần.

Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

– Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại).

Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.

Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:

– Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học.

Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cáng tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.

Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi.

– Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nữa.

Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.

Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.

Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:

Bài tập viết: Tôi đi học!

[Rút từ tập truyện ngắn QUÊ MẸ, 1941.]

[footer]

Đèn khuya (Lam Phương)

Chúng ta đang ở vào những ngày giữa tháng 7 Âm Lịch, tức vào mùa Vu Lan Báo Hiếu. Trước đây Dòng Nhạc Xưa đã có bài viết về “Bông hồng cài áo” (Phạm Thế Mỹ – Nhất Hạnh)“Lòng mẹ” (Y Vân). Hôm nay chúng tôi trân trọng giới thiệu một nhạc phẩm đặc sắc khác về tình mẫu tử: bản “Đèn khuya” của nhạc sĩ Lam Phương. Là anh cả trong gia đình, hơn mười tuổi phải sớm lìa bỏ quê nhà Rạch Giá để lên Sài Gòn kiếm sống, cộng với nỗi mất mát tình cảm với người cha, cậu bé Lâm Đình Phùng (tên thật của nhạc sĩ Lam Phương) dồn hết cả tình thương cho mẹ, người phải gánh vác trách nhiệm với cả gia đình. Có lẽ chính vì điều ấy mà trong một đêm mưa, nhà nhạc sĩ đã cảm tác nên “Đèn khuya”.

Đèn khuya (Lam Phương). Ảnh: vnchord.com
Đèn khuya (Lam Phương). Ảnh: vnchord.com
den-khuya--1--lam-phuong--vnchord.com--dongnhacxua.com

HOA THÁNG BẢY 
(Nguồn: bài viết của tác giả Phạm Đăng Thuyên viết trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần ra ngày 30.08.2015)

TTCT …. Nhưng chỉ sau hai năm cậu đi làm, người mẹ còn trẻ măng như cậu nghĩ mắc một cơn bạo bệnh và qua đời rất nhanh. Cậu choáng váng.

Minh họa: Bích Khoa
Minh họa: Bích Khoa

Cách nay mấy năm tôi nhận được một thư điện tử của một bạn trẻ không quen biết. Sau khi chào hỏi, cậu kể cho tôi nghe một câu chuyện khiến tôi phải lưu lại bức thư này trong hộp thư luôn phải dọn dẹp của mình.

Cậu kể: “Hai năm trước, em tốt nghiệp và có việc làm ngay. Ngành học của em lúc đó đang thịnh, em lại nhanh nhẹn và học hỏi nhanh nên may mắn chỉ sau một năm là được nhận vào một khâu quan trọng và mang được lợi nhuận cho nơi làm việc. Em sung sướng trong thế giới mới này.

Em yêu một cô khá xinh và được yêu. Em có thu nhập cao dần lên mỗi tháng và bắt đầu biết ăn diện. Em thường xuyên ra ngoài ăn với bạn bè và đối tác, những nhà hàng nổi tiếng đều đến ăn thử. Cuộc đời không có gì đẹp bằng!”.

Đó là phần mở đầu bức thư. Cậu có một bà mẹ chỉ ở độ tuổi hơn năm mươi, một người chị chưa lập gia đình. Dù rất yêu thương họ, mỗi tuần cậu ăn cơm chung với mẹ và chị độ hai lần. Có lần cô chị bảo rằng mẹ rất thích ăn cơm với em, nghe em kể chuyện đi làm ra sao. Cậu tươi cười bảo mới đi làm nên cần giao tiếp với nhiều người. Để công việc rảnh rỗi cậu sẽ siêng về nhà ăn cơm với mẹ và chị như hồi còn đi học.

Câu chuyện đơn giản như vậy. Nhưng chỉ sau hai năm cậu đi làm, người mẹ còn trẻ măng như cậu nghĩ mắc một cơn bạo bệnh và qua đời rất nhanh. Cậu choáng váng. Một năm sau nữa, công việc của ngành cậu ngày càng khó khăn. Cuối cùng, đồng lương của cậu chỉ là con số nhỏ. Các đối tác rút dần, bạn bè không mấy ai mời nhau đi ăn và cậu không còn khả năng lui tới với họ.

Điều an ủi duy nhất là cô bạn gái vẫn không bỏ rơi cậu và cậu cảm kích điều ấy. Tuy nhiên, cả hai trở nên lặng lẽ hơn. Và có một điều gì đó khiến cậu thấy hai năm vừa qua như một thứ ảo ảnh, như bọt nước.

Những buổi tối về ăn cơm cùng với chị, bên bàn thờ mẹ và người cha mất sớm, cậu hồi tưởng những năm đi học trung học rồi đại học. Những món mẹ nấu đơn giản nhưng đầy yêu thương. Rồi cậu nhớ đến một ngày giỗ ba, mẹ cậu đọc bài thơ ba viết tặng mẹ hồi còn trẻ. Thơ viết rất dí dỏm và cả ba mẹ con cùng cười, và thấy có cả giọt nước mắt trong khóe mắt của mẹ lúc cười vui ấy.

Câu chuyện của cậu như rất nhiều câu chuyện trên đời này, lặp đi lặp lại. Chúng ta luôn cứ phải hối tiếc khi mất đi điều yêu dấu nhất. Nhưng khi có nó trong tay, chúng ta luôn hờ hững và nghĩ rằng mình sẽ dành thời gian cho điều ấy, người ấy, việc ấy vào một lúc khác.

Chúng ta đeo đuổi những đam mê nghĩ là chính đáng cho cuộc đời cho đến khi nó trở nên vô nghĩa vì những điều khác xảy đến…

Tôi cũng có lúc như cậu bạn này nên không dám phán xét. Bức thư chỉ khiến tôi nhớ mẹ.

Khi nằm trên giường bệnh vào những ngày mưa thu tháng bảy như năm nay, má tôi vui khi hai người chị của tôi, chị ruột và chị dâu, vào thăm má. Hai chị mới vừa từ một ngôi chùa ra về, mục đích là cầu xin Phật trời cho má tôi được khỏe mạnh.

Vào thăm má, trên ngực áo của chị dâu còn mang một bông hồng trắng mà nhà chùa đeo cho vì đã mất mẹ. Còn trên áo chị ruột của tôi là một bông màu hồng. Nhìn màu bông hồng bên cạnh khí sắc nhợt nhạt của má, tôi chợt rùng mình như trước mắt mình màu hồng như muốn ngả sang nhợt nhạt.

Hồi xưa khi tôi còn nhỏ, mỗi buổi chiều nghỉ bán là má lại làm những bịch nước trái cây từ múi mít, trái thơm bào ra và nước đường. Má để trong tủ lạnh, đợi con nít hàng xóm sang mua. Mỗi ngày lũ con đi học về là lại lục tủ lạnh lấy một bịch để uống.

Thấy má cực thân, ông anh bảo không nên làm chi nữa, con cái uống hết có lời lóm gì. Má bảo con cái có mà uống chính là có lời, còn gì nữa. Má từ chối lời khuyên nên dùng đường hóa học cho rẻ, không phải vì con mình cũng uống mà vì má nghĩ như vậy là “mang tội”. Tội với ai? Tội với trời Phật vì đã đầu độc người khác.

Má sống với niềm tin thông thường là ở hiền gặp lành, gieo nhân tốt gặt quả tốt. Má giữ nghiêm ngặt những phong tục cũ, không ăn cá da trơn, không ăn thịt chó, không ăn thịt ếch, thịt chim hay thịt lươn, chỉ vì muốn món ăn nào cho cả nhà ăn đều “lành” theo cách nghĩ của má. Má chu toàn cuộc sống gia đình từ những món ăn quen thuộc, độ đạm vừa phải và không bị kiêng kỵ.

Đến thời bao cấp, má không tiếc những bao mì gửi cho thằng bạn của con khi nó đến nhà chơi, mặt xanh rớt vì đói ăn trong khi cha đang đi học tập cải tạo. Ngày tết má làm nhiều mứt dừa, nấu nhiều xirô. Không phải chỉ để cho con ăn, má biết lũ học trò trường mồ côi S.O.S mà ông anh làm hiệu trưởng sẽ kéo đến đầy nhà và chúng sẽ có một bữa ăn uống thỏa thích. Má cứ nghĩ và sống theo kiểu như vậy.

Những ngày má nằm trên giường bệnh, nhà tôi sát bên vách nên mỗi ngày qua thăm má năm bảy lần, bất cứ khi nào rảnh. Thăm và bóp chân tay cho má hoặc chỉ ngồi trông má ngủ. Lúc đó má đã lẫn, luôn trách ba tôi không chịu lên thăm bà trong khi ông đã ra đi trước đó nửa năm rồi.

Nhiều lần má lại mơ về hồi còn nhỏ, những năm thập niên 1930. Bà sụt sùi xin ông anh cả đừng đánh bà nữa. Đó là những chuyện xảy ra trong căn nhà của ông ngoại tôi bên Vĩnh Hội, quận 4 thuở xa xưa thời Pháp thuộc. Bà thường thấy hai ông đến rủ bà đi đâu nữa, trong đó có một ông mặt rất to. Chị người làm nghe vậy rất sợ vì theo chị đó là ông Địa Tạng về muốn đưa đi.

Có buổi sáng chủ nhật tôi qua thăm má và ngồi chơi độ hai giờ. Sau đó tôi về ăn cơm, ngủ một chút và lại qua má. Trời mưa lướt thướt, tôi vào phòng và thấy má cứ ngồi đó, tạo hình một bóng đen thẫm trên nền cửa sổ mưa trắng xóa sau cửa kính.

Tôi hỏi chị tôi: “Má không ngủ sao?”. Chị bảo: “Má không ngủ, bảo ngồi đây đợi em đó. Má bảo sao lâu quá, mấy ngày rồi nó không qua thăm!”.

Tôi ngồi xuống ôm má, tựa đầu mình vào mái đầu bạc của má và cảm thấy bao nhiêu ký ức và ân tình trôi qua vùn vụt trong đầu, từ ngày tôi còn nhỏ được má chăm sóc miếng ăn tấm áo, lăn bột pha giấm trên lưng khi bị sốt, tha đi bác sĩ khi sưng chân, dắt qua ngôi chợ má bán và mua cho đĩa bánh cuốn, chén chè đậu.

Tôi đọc lại bức thư và thấy mình không biết trả lời hay khuyên nhủ gì. Chúng ta có khác gì nhau, những người luôn cuốn hút về vũ khúc quay cuồng của cuộc đời, các bữa ăn, họp mặt, Facebook và có nhiều lúc quên đi người duy nhất trên đời này banh da xẻ thịt vì ta và luôn thương yêu ta vô điều kiện.

Phạm Đăng Thuyên