Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (7): Queen Bee & Tự Do

Dòng Nhạc Xưa mời quý vị trở về với ánh đèn màu của phòng trà ca nhạc của Sài Gòn xưa để tìm hiểu tiếp về “bà bầu” Khánh Ly và “tiếng hát liêu trai” Thanh Thúy cùng hai phòng trà nổi tiếng nhất nhì thời đó là Queen Bee và Tự Do.

 

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu ra tòa vì… nốt ruồi dưới chân?

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-10-31)

Ban nhạc The Shotguns của phòng trà Queen Bee
ẢNH: T.L

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (1): Từ em tiếng hát lên trời (Lê Văn Nghĩa)

Góp một phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển  của dòng nhạc xưa là các phòng trà ca nhạc. [dongnhacxua.com] xin mạn phép đăng lại loạt bài viết rất có giá trị của ký giả Lê Văn Nghĩa để thế hệ trung niên sinh sau 1975 như chúng tôi hay các thế hệ trẻ hơn hình dung phần nào về đời sống âm nhạc của một Sài Gòn xưa.

Tình Đời (tức Duyên Kiếp Cầm Ca) của Minh Kỳ. Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Tình Đời (tức Duyên Kiếp Cầm Ca) của Minh Kỳ. Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

tinh-doi-1-minh-ky-amnhacmiennam-blogspot-com-dongnhacxua-com tinh-doi-2-minh-ky-amnhacmiennam-blogspot-com-dongnhacxua-com tinh-doi-3-minh-ky-amnhacmiennam-blogspot-com-dongnhacxua-com

PHÒNG TRÀ CA NHẠC SÀI GÒN XƯA: TỪ EM TIẾNG HÁT LÊN TRỜI
(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăgn trên ThanhNien.vn ngày 2016-10-24)

Trong Tình đời , một ca khúc của nhạc sĩ Minh Kỳ vẫn còn phổ biến đến bây giờ, có nhắc đến phòng trà và nỗi niềm cô ca sĩ: “Khi biết em mang kiếp cầm ca/Đêm đêm phòng trà/Dâng tiếng hát cho người người/Bỏ tiền mua vui/Hỏi rằng anh ơi/Còn yêu em nữa không”…

Trịnh Công Sơn & Thanh Thúy

Người yêu nhạc xưa mỗi khi nhắc đến Trịnh Công Sơn không thể không nói về Khánh Ly. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ thì người ca sỹ đầu tiên giới thiệu nhạc Trịnh đến với công chúng lại là “giọng hát liêu trai” Thanh Thúy. [dongnhacxua.com] xin giới thiệu một bài viết của nhà văn Từ Kế Tường để chúng ta có thêm tư liệu.

Ướt mi (Trịnh Công Sơn). Ảnh: CoThomMagazine.com
Ướt mi (Trịnh Công Sơn). Ảnh: CoThomMagazine.com

TRỊNH CÔNG SƠN & NHỮNG CẢM XÚC ĐẦU ĐỜI
(Nguồn: bài viết của tác giả Từ Kế Tường đăng trên NguoiDuaTin.vn)

Có nhiều tài liệu cho rằng giữa nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh và “Người em sầu mộng” Thanh Thúy có một mối giao tình đặc biệt ở “cái thủa ban đầu lưu luyến ấy”.

Ca sỹ Thanh Thúy. Ảnh: NguoiDuaTin.vn
Ca sỹ Thanh Thúy. Ảnh: NguoiDuaTin.vn

Trong giới nữ ca sĩ thành danh và nổi tiếng trước năm 1975 có một giọng ca rất đặc biệt, không lẫn lộn với ai dù khán thính giả chỉ nghe thôi không cần nhìn thấy mặt người nữ ca sĩ đó cũng nhận biết rõ ràng, chính xác là Thanh Thúy. Cô ca sĩ này là người Huế, nói rặt tiếng Huế nhưng hát giọng Bắc, chất giọng trộn lẫn giữa Huế và Hà Nội vốn đã đặc biệt, nhưng khi con chim họa mi Thanh Thúy cất lên bằng giọng hát thì càng đặc biệt hơn. Đó là một chất giọng hơi khàn nhưng không đục, được Thanh Thúy luyến láy như phù thủy, nhấn nhá nhiều cung bậc trầm bổng rất liêu trai. Dường như Thanh Thúy sinh ra là để hát boléro và nếu nói Thanh Thúy là “nữ hoàng của điệu boléro” cũng không ngoa.

Nữ hoàng của điệu boléro

Thanh Thúy tên họ đầy đủ là Nguyễn Thị Thanh Thúy, cô sinh năm 1943 là người con xứ Huế thơ mộng, thuộc gia đình nền nếp theo đạo Phật. Do thân mẫu cô bị bệnh nan y nên Thanh Thúy cùng với gia đình vào sống ở Sài Gòn để tìm cách chữa trị. Gia đình Thanh Thúy ngụ tại một ngôi nhà phía sau chùa Kỳ Viên đường Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu ngày nay). Ca sĩ Thanh Thúy đi hát rất sớm, năm 16 tuổi. Lần đầu tiên Thanh Thúy xuất hiện trên sân khấu phòng trà Đức Quỳnh cạnh rạp chiếu bóng Việt Long đường Cao Thắng vào cuối năm 1959, khi vừa 16 tuổi. Rạp Việt Long sau được xây lại mang tên mới là rạp Văn Hoa Sài Gòn, bây giờ là rạp Thăng Long. Thanh Thúy xuất hiện ở đây cùng với ca sĩ Minh Hiếu và lập tức tiếng hát “liêu trai” của cô đã chinh phục được khán thính giả phòng trà vốn rất khó tính trong việc thưởng thức âm nhạc.

Sau đó Thanh Thúy thường xuyên xuất hiện ở phòng trà Anh Vũ rồi các chương trình Đại nhạc hội, chương trình phụ diễn Ca nhạc kịch của các rạp chiếu bóng. Những năm đầu của thập niên 1960 tên tuổi của ca sĩ Thanh Thúy đã lẫy lừng không chỉ trên các sân khấu phòng trà mà cả trên sóng đài phát thanh, đĩa nhạc, băng nhạc. Những ca khúc đã gắn liền với tên tuổi Thanh Thúy lúc bấy giờ như: Nửa đêm ngoài phố, Kiếp nghèo, Người em sầu mộng, Ngăn cách, Tàu đêm năm cũ… Hầu hết những tác phẩm âm nhạc được Thanh Thúy thể hiện thành công đều là điệu boléro của nhạc sĩ Trúc Phương và một số ca khúc của Y Vân.

Giữa lúc tiếng hát Thanh Thúy đang bay cao cùng với tên tuổi của cô trên bầu trời nghệ thuật và trong lòng khán thính giả ái mộ thì mẹ cô đột ngột lâm bạo bệnh và qua đời. Cái chết của mẹ đã ảnh hưởng rất nhiều tới con đường sự nghiệp và cuộc sống của Thanh Thúy trong giai đoạn này. Đêm đêm dưới ánh đèn sân khấu, trong tà áo dài tha thướt, mái tóc buông vai, đôi mắt sâu buồn, Thanh Thúy cất giọng hát đầy tâm trạng ấy khiến người nghe như nghẹn đi và Thanh Thúy quả thật là “Người em sầu mộng” của… bao người.

Trịnh Công Sơn. Ảnh: NguoiDuaTin.vn
Trịnh Công Sơn. Ảnh: NguoiDuaTin.vn

“Nghi án tình yêu” với nhạc sĩ họ Trịnh

Trong số lượng sáng tác khổng lồ của người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn để lại cho đời có hai ca khúc mà dư luận cho rằng chàng nhạc sĩ họ Trịnh viết để gửi gấm tâm sự mình đến với ca sĩ Thanh Thúy từ năm cô 16 tuổi, lúc mới bắt đầu đi hát. Đó là hai ca khúc đầu tay “Ướt mi” và “Thương một người”. Trong hai ca khúc này, có nhiều ca từ khiến người ta liên tưởng đến hình bóng Thanh Thúy như “đừng khóc trong đêm mưa, đừng than trong câu ca…”, “thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi môi, đôi vài gầy ướt mềm, người lạnh lắm hay không?”, “thương ai tà áo trắng, trông như ánh sao băng, thương ai cười trong nắng, nhẹ nhàng áng mây tan”.

Nhạc sĩ họ Trịnh thì đã mất, ca sĩ Thanh Thúy chắc không bao giờ nói ra uẩn khúc này nên có lẽ “nghi án” sẽ không bao giờ được làm rõ và cũng sẽ đi vào quên lãng. Tuy nhiên trong lúc tìm tư liệu để viết về ca sĩ Thanh Thúy, người viết bài này đã may mắn tìm thấy trong tác phẩm “Về một quãng đời Trịnh Công Sơn” của Nguyễn Thanh Ty có đề cập một giai thoại liên quan tới ca sĩ Thanh Thúy và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng như hai ca khúc “Ướt mi” và “Thương một người”.

Theo tư liệu này thì có lần Trịnh Công Sơn đã tâm sự rằng lúc ông đang ở trọ tại Sài Gòn để đi học, đêm nào cậu học trò mê giọng ca Thanh Thúy cũng tìm đến phòng trà cô cộng tác để nghe cô hát. Theo thời gian, hình ảnh cô ca sĩ có giọng hát như hút hồn người này đã in đậm vào lòng Trịnh Công Sơn, chính ông cũng tự hỏi rằng có phải mình đã yêu cô ca sĩ ấy chăng? Ông không dám trả lời vì lúc đó Trịnh Công Sơn chỉ là một anh học trò nghèo, chưa phải là nhạc sĩ, lại nhút nhát, trong khi Thanh Thúy đã là cô ca sĩ đang nổi tiếng, mỗi đêm kẻ đón người đưa tấp nập.

Không thể khẳng định được tình cảm của mình nhưng đêm đêm cậu học trò nghèo chỉ đủ tiền mua ly đá chanh cũng không thể thiếu vắng được tiếng hát và hình ảnh của Thanh Thúy. Một đêm nọ, Trịnh Công Sơn tới nhà hàng nổi Mỹ Cảnh nghe Thanh Thúy hát và đánh bạo viết vào mảnh giấy nhỏ yêu cầu Thanh Thúy hát bài “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong. Lời yêu cầu của Trịnh Công Sơn được Thanh Thúy đáp ứng hết sức bất ngờ với cảm xúc mãnh liệt. Và trong lúc hát bài này, Thanh Thúy đã không cầm được nước mắt khi tới đoạn: “Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành như nhủ trời xanh, gió ngừng đi, mưa buồn chi cho cõi lòng lâm ly…”.

Có lẽ Thanh Thúy nhớ tới mẹ cô với chứng bệnh nan y đang mỏi mòn chờ cô trở về nhà trong con hẻm nhỏ. Những giọt nước mắt xúc động mà Thanh Thúy cố kìm giữ đã đọng lại trên hai hàng mi đen dài của người ca sĩ đã khiến Trịnh Công Sơn vô cùng thương cảm. Sau đêm ấy nhạc sĩ họ Trịnh đã thức trắng để viết ca khúc đầu tay “Ướt mi” điệu slow, với ca từ rất buồn, rất đẹp và tuyệt hay.

Chàng nhạc sĩ đa tình họ Trịnh đã nắn nót chép ca khúc này cẩn thận luôn mang theo bên mình để có dịp là đưa tặng ca sĩ Thanh Thúy. Nhưng do tính nhút nhát, rụt rè, có chút mặc cảm nên bài hát “Ướt mi” cứ mang đi rồi lại mang về mấy lượt. Một hôm không dằn lòng được nữa, Trịnh Công Sơn đã đánh bạo tới ngồi sát sân khấu để chờ dịp thuận tiện đưa tặng bài hát. Sau vài lần “quyết tâm” thì dịp thuận tiện đã tới, Trịnh Công Sơn vội vã tiến lên sân khấu chỉ kịp đưa bài hát tặng Thanh Thúy, nói lí nhí mấy câu không rõ lời, rồi quay xuống hàng ghế khán giả với sự hồi hộp khó lường. Đêm đó Trịnh Công Sơn không ngủ được vì hồi hộp, lo lắng, không biết số phận “đứa con tinh thần ” của mình ra sao, có được Thanh Thúy đón nhận? Phải mất đến 3 tuần lễ, giữa lúc hoàn toàn tuyệt vọng thì một đêm kia đến phòng trà nghe Thanh Thùy hát, Trịnh Công Sơn hoàn toàn bất ngờ khi Thanh Thúy xuất hiện, ra hiệu cho ban nhạc ngưng khúc dạo đầu để cô nói mấy lời.

Thanh Thúy đã nói rằng đêm nay sẽ trình bày một ca khúc mới của một nhạc sĩ rất lạ, chưa có tên tuổi đã có nhã ý gửi tặng cho cô. Đó là nhạc phẩm “Ướt mi” của Trịnh Công Sơn và hy vọng đêm nay sẽ có mặt tác giả ngồi phía dưới để Thanh Thúy được nói mấy lời cảm ơn. Thế rồi Thanh Thúy đã đưa bản chép tay bài hát “Ướt mi” cho ban nhạc đệm và cô cất giọng hát: “Ngoài hiên mưa rơi rơi, lòng ai như chơi vơi. Người ơi nước mắt hoen mi rồi, đừng khóc trong đêm mưa, đừng than trong câu ca…”. Khỏi phải nói, người sung sướng nhất chính là tác giả bài hát đang ngồi phía dưới. Thanh Thúy hát xong, cố ý nán lại sân khấu để chờ người đã tặng nhạc. Lúc này, Trịnh Công Sơn thu hết can đảm bước lên nói lời cám ơn Thanh Thúy vì đã hát bài hát “Ướt mi” rất hay. Thanh Thúy đã rất ngạc nhiên và tỏ ý muốn nói chuyện riêng với tác giả. Cô mời luôn Trịnh Công Sơn về nhà và cả hai ra đón taxi. Nhà Thanh Thúy ở sâu trong con hẻm nhỏ và đây chính là hình ảnh, cảm xúc để chẳng lâu sau đó Trịnh Công Sơn sáng tác ca khúc ” Thương một người”.

Như vậy, về phần tư liệu đã có đủ cơ sở để chứng minh giữa Trịnh Công Sơn và Thanh Thúy có một mối giao tình đặc biệt khi tên tuổi cô vừa mới nổi lên dưới ánh đèn sân khấu. Đồng thời, Trịnh Công Sơn cũng báo hiệu một tài năng âm nhạc qua hai tác phẩm đầu tay “Ướt mi” và “Thương một người”. Sau này cả hai đều nổi tiếng. Còn chuyện tình cảm, yêu đương phát triển hay dừng ở mối duyên văn nghệ thì chỉ có người trong cuộc mới biết rõ. Dư luận đã đặt ra nghi án có một chuyện tình thật đẹp gữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Thanh Thúy từ lúc hai người còn khá trẻ có lẽ cũng từ giai thoại và tư liệu này chăng?

Thanh Thúy. Ảnh: NguoiDuaTin.vn
Thanh Thúy. Ảnh: NguoiDuaTin.vn

Giọng hát “không đụng hàng”

Có thể nói cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960 ca sĩ Thanh Thúy nổi lên như một hiện tượng đặc biệt và độc đáo bởi giọng hát thiên phú của cô. Thật sự, trước năm 1975, giới ca sĩ không có hiện tượng trùng lắp, mỗi người sở hữu một giọng ca riêng không ai giống ai mà ngôn ngữ bây giờ gọi là ” không đụng hàng” ở giọng ca nam cũng như nữ. Từ Anh Ngọc, Duy Trác, Sĩ Phú, đến Jo Marcel, Evis Phương… từ Thái Hằng, Thái Thanh, Lệ Thanh, Kim Tước, Hà Thanh, Quỳnh Dao đến Thanh Thúy, Minh Hiếu hay Lệ Thu, Khánh Ly sau này khi nghe giọng ca họ cất lên không cần nhìn thấy mặt cũng biết ca sĩ ấy là ai. Trong đó, giọng ca Thanh Thúy là một sự độc đáo hiếm có, bởi lẽ sau giọng ca Thanh Thúy khó tìm được một giọng ca thứ hai nào tương tự như vậy.

Năm 1962 Thanh Thúy được bầu chọn là Hoa hậu Nghệ sĩ. Đến giữa thập niên 60, chính xác là năm 1964 người ái mộ giọng hát của cô bất ngờ khi được tin Thanh Thúy “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Những tưởng giọng hát Thanh Thúy sẽ chỉ còn vang vọng trong băng, đĩa, còn “người em sầu mộng” sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại. Nhưng không ngờ, sau khi sinh con trai đầu lòng, Thanh Thúy đã trở lại với sân khấu ca nhạc và đêm đêm đứng dưới ánh đèn màu tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình. Thanh Thúy cùng gia đình sang Mỹ định cư những ngày cuối tháng 4/1975.

Từ Kế Tường

[footer]

Ảo ảnh (Y Vân)

Xung quanh cuộc đời và những sáng tác của nhạc sỹ Y Vân là những giai thoại, hầu hết là dễ thương. Câu chuyện về bản “Ảo ảnh” mà [dongnhacxua.com] giới thiệu hôm nay là một trong số đó. Một khi là giai thoại thì khó mà xác định đúng hay sai – điều duy nhất đúng là công chúng có yêu mến Y Vân nên mới thêu dệt nhiều câu chuyện thú vị về ông.

Ảo ảnh (Y Vân). Ảnh: QuanNhacVang.com
Ảo ảnh (Y Vân). Ảnh: QuanNhacVang.com

ao-anh--1--y-van--quannhacvang.com--dongnhacxua.com ao-anh--2--y-van--quannhacvang.com--dongnhacxua.com

ẢO ẢNH CUỘC TÌNH
(Nguồn: bài viết của anh Hà Đình Nguyên, đăng trên báo Thanh Niên)

Y Vân lập gia đình năm 1963, lúc này anh đã là trưởng ban nhạc Y Vân danh tiếng ở Sài Gòn (cùng với sự cộng tác của các ca sĩ Thanh Thoại, Tuyết Mai, Mai Hương…). Một buổi trưa năm 1965, từ đài phát thanh, Y Vân dắt xe máy ra cổng chuẩn bị về thì có một chú bé chạy đến mời anh vào quán nước cạnh đấy. Nơi đây, một thiếu nữ khá xinh ngồi chờ sẵn, chú bé giới thiệu đó là chị của mình, tên Huyền, đang là sinh viên Ban Việt-Hán, Đại học Văn khoa Sài Gòn. Huyền có đôi mắt to, đen và buồn. Trên bâu áo của nàng có chít một mảnh tang đen. Y Vân cố nhớ lại xem mình đã gặp cô gái này ở đâu chưa, nhưng chịu thua. Theo phép xã giao anh ngỏ lời chia buồn. Nhưng cô gái lắc đầu, buồn bã: “Em đâu có người thân nào qua đời. Mảnh tang này là dành cho mối tình của em đó!”. Y Vân sượng sùng, anh cũng manh nha đoán rằng phải có một điều bí ẩn gì đó mới khiến cô gái này vượt qua nỗi e dè thường thấy của phái nữ, không ngại điều thị phi để đánh bạo gặp anh, nhưng cũng khó mở miệng để hỏi, đành chỉ ngồi nói chuyện bâng quơ một lát rồi viện cớ cáo từ.

Hai hôm sau, Y Vân tìm đến nhà Huyền theo địa chỉ cô đã cho. Đó là một căn nhà vách gỗ đơn sơ nhưng ngăn nắp, sạch sẽ nằm bên chiếc ao rau muống trong con hẻm đường Trương Minh Giảng (gần chợ Phú Nhuận bây giờ). Huyền không có nhà nhưng cậu em trai đã thổ lộ với chàng nhạc sĩ những điều thầm kín của chị mình. Chú bé cho biết họ là con của một địa chủ tiếng tăm ở Long An, được gia đình gửi lên Sài Gòn trọ học. Huyền rất thích âm nhạc và ca hát, đặc biệt là thích nhạc của tác giả Y Vân. Những cuốn vở học trò của Huyền cũng được cô kẻ khung, chép nhạc (hầu hết là nhạc của Y Vân). Tiền gia đình gửi lên để Huyền hoàn tất chương trình cử nhân Văn khoa lại được nàng đem đóng học phí vào… lớp dạy đàn Tây Ban cầm. Suốt ngày Huyền chỉ ôm đàn và hát nhạc Y Vân.

Việc học bê trễ, mấy năm liền chẳng đậu thêm được chứng chỉ nào. Thấy vậy, ông bố đã bắt hai chị em về quê, ép gả Huyền cho một anh trung úy hải quân. Huyền quyết liệt từ chối. Bẽ mặt với nhà trai, ông bố đăng báo từ con. Huyền đau khổ, trút tâm sự với em trai rằng đã yêu nhạc sĩ Y Vân. Sau khi bàn tính, hai chị em trốn nhà lên Sài Gòn, Huyền phải tìm việc làm để mưu sinh và nuôi hy vọng có ngày sẽ được cùng người trong mộng kết tóc se tơ. Sau nhiều lần dò hỏi, biết chắc nhạc sĩ Y Vân đã có gia đình, Huyền làm một mảnh tang đen, luôn đeo nó trên bâu áo.

Nhưng lòng nàng lúc nào cũng tơ tưởng đến nhạc sĩ tài hoa. Nàng đã nhờ em trai tìm cách cho nàng gặp anh để nói với anh điều này. Nhưng khi gặp, nàng lại không dám nói. Y Vân ra về như chạy. Và ca khúc Ảo ảnh ra đời sau đó: “…Những ân tình em đong bằng nước mắt. Khóc cho đầy hai chữ tình yêu. Phấn hương nồng anh xem tựa tấm áo, đã thay màu ân ái từ lâu. Những neo thuyền yêu thương thường dễ đứt, khiến bao chiều trên bến tịch liêu. Vắng con tàu sân ga thường héo hắt. Thiếu em lòng anh thấy quạnh hiu…”.

[footer]