Tiếng hát Thái Hiền

Trước năm 1975, trong một sự tìm tòi để có hướng đi mới cho những sáng tác của mình, nhạc sỹ Phạm Duy đã khai sáng ra nhiều ca khúc hay cho tuổi ô mai. Và có thể nói không ngoa là cô con gái rượu Thái Hiền chính là người có công rất lớn đưa dòng nhạc mới này đến gần công chúng hơn. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu tiếng hát Thái Hiền qua một bài viết của tác giả Cung Mi.

Một album của ca sĩ Thái Hiền. Ảnh: thethaovanhoa.vn

Thái Hiền – Giọng hát mang trọn vẹn cái đẹp của ngôn ngữ Việt Nam

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-12-09)

Ở Việt Nam, việc bố mẹ là nhạc sĩ, ca sĩ, thì con cái cũng có tham gia lĩnh vực âm nhạc là chuyện thường thấy. Hổ phụ sinh hổ tử là vậy. Tuy nhiên trường hợp bố mẹ là nhạc sĩ, ca sĩ, đa số con cùng con dâu, con rể (hoặc cựu dâu, rể) cũng là ca nhạc sĩ như gia đình nhạc sĩ Phạm Duy là hiếm. Có thể kể một danh sách thật dài những danh ca, nhạc sĩ nổi tiếng thuộc gia đình này: Phạm Duy, Thái Hằng, Duy Quang,

Julie Quang, Duy Cường, Thiên Phượng, Thái Hiền, Thái Thảo, Tuấn Ngọc… Trong những cái tên kể trên, có một giọng hát rất đặc biệt, nhưng lại khá yên lặng, ít nổi đình đám. Đó là trường hợp của nữ ca sĩ Thái Hiền.

Tiếng hát Sĩ Phú (1942 – 2000)

Ca sỹ Sĩ Phú (1942 – 2000) là một hiện tượng lạ trong làng nhạc Việt. Anh có chất giọng trầm ấm, đầy tính tự sự. Nghe Sĩ Phú hát, chúng ta có cảm giác như anh đang tâm sự và vỗ về, ủi an và người yêu nhạc thấy như được xoa tan mọi âu lo, muộn phiền của cuộc sống bộn bề. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát Sĩ Phú đến quý vị hôm nay.

Nhớ Về Sĩ Phú

(Nguồn: bài viết của tác giả T.H.T đăng trên dactrung.com)

Ca sỹ Sĩ Phú. Ảnh: yeunhacvang.com

Trước tháng 4/75 tôi không quen biết và gặp anh bao giờ. Chỉ trông thấy anh trên TV và nghe giọng anh hát qua radio. Một ngày trong tháng 8 hay tháng 9/75, anh từ San José bay xuống San Diego và ở lại chung với chúng tôi 3, 4 tháng trờị Lý do: anh chán ông sponsor cựu sĩ quan Không Quân Mỹ và cơm Mỹ.

Căn nhà ở đường Redding road, San Diego lúc ấy có 7 sinh viên du học đang ở, cộng thêm 2 anh em tôi vừa từ trại tỵ nạn Pendleton ra và anh nữa là 10 người. Tôi và anh đã phải trải sleeping bag ngủ dưới sàn nhà ngoài phòng khách mấy tháng trời cho đến ngày anh rời San Diego lên Los Angeles. Sau đó anh

có trở lại San Diego vài lần để trình diễn trong các buổi đại nhạc hội do Khánh Ly và tôi tổ chức. Nhưng gần 20 năm qua, tôi chỉ gặp lại anh có một lần và lần này thì nghe tin anh đã yên nghỉ vĩnh viễn.

Ngọc Lan – Cánh hồng bạc mệnh của nhạc Việt

Một bài viết có giá trị nhạc thuật của tác giả Đức Long về ca sỹ Ngọc Lan (1956 – 2001), cánh hồng bạc mệnh của làng nhạc Việt. Chúng tôi chưa có cơ hội tiếp xúc với Đức Long và những phân tích là ý riêng của chính người viết. Xin cảm ơn tác giả và trân trọng gởi đến người yêu nhạc xa gần. Nhân dịp này Dòng Nhạc Xưa xin cầu chúc linh hồn nữ ca sỹ khả ái an nhàn nơi miền cực lạc.

 

Ngọc Lan – Nữ hoàng nhạc trữ tình Việt Nam

(Nguồn: bài viết của tác giả Đức Long đăng trên nhathanhdl.blogspot.com.au ngày 2014-03-06)

Người nghe nhạc Việt có lẽ không ai là không biết đến Ngọc Lan, nàng ca sĩ hồng nhan mà đoản mệnh, đã từng đốn gục biết bao trái tim si tình bằng nhan sắc và giọng hát diễm lệ của mình. Xuất hiện và nổi tiếng trên sân khấu ca nhạc ngay từ những năm đầu thập niên 80, đi qua suốt hai mươi năm chặng đường ca hát, với một gia tài đồ sộ chừng 800 ca khúc thu âm, Ngọc Lan đã thực sự ghi dấu ấn sâu đậm lên nền nhạc trữ tình đương đại Việt Nam. Không màu mè, không khoa trương, cô giống như một bóng hồng lướt qua lâu đài âm nhạc, tặng lại cho đời một thanh sắc khó phai, cái mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã từng nói: “Ngọc Lan đã tạo ra một trường phái mang tên Ngọc Lan”, ảnh hưởng tới nhiều thế hệ ca sĩ sau này.

Anh Ngọc: Giọng ca của một bậc tiền bối

Sinh năm 1925, có thể nói không ngoa rằng ca sỹ Anh Ngọc là giọng ca lão thành nhất tính đến thời điểm hiện tại của nền tân nhạc Việt Nam. Dòng Nhạc Xưa xin mượn một bài viết của cố ký giả – nhạc sỹ Trường Kỳ để trân trọng giới thiệu Anh Ngọc – tiếng hát vượt thời gian.

Anh Ngọc: Một đời để sống và một thời để hát

(Nguồn: bài viết đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-10-28)

Trường Kỳ

Với số tuổi gần 80, người ta có thể coi ông như người nam ca sĩ cuối cùng trong thành phần những ca sĩ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam còn xuất hiện trên sân khấu những ngày gần đây. Có người còn gọi đùa ông là “The Last Samurai”, người hiệp sĩ cuối cùng trong số những hiệp sĩ tiền phong của trên nửa thế kỷ tân nhạc mà vũ khí là giọng hát từng chinh phục cảm tình của khán thính giả Việt Nam trong hai thập niên 50 và 60.

Trong lần tiếp xúc gần đây với người viết, Anh Ngọc cho biết ông có ý định giã từ sân khấu đã lâu, từ khi bước vào lớp tuổi 70. Nhưng mãi cho đến đầu năm 2004 vừa qua, ông mới thực hiện được ý định đó, sau khi xuất hiện trong hai chương trình nhạc thính phòng mang mục đích từ thiện tại San Jose và Orange County ở California mà ông “nghĩ là đó là những buổi trình diễn cuối cùng trong cuộc đời ca hát của tôi” mặc dù bạn hữu cũng như đồng nghiệp của ông cho rằng ông vẫn có thể hát được để trân trọng mời ông xuất hiện.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (9): Các ban tam ca nữ

Nối tiếp chủ đề phòng trà ca nhạc xưa, Dòng Nhạc Xưa mời quý vị tìm hiểu đôi nét về các ban tam ca nữ đình đám của Sài Gòn thuở đó qua một bái viết của ký giả Lê Văn Nghĩa.

Tam ca Ba Trái Táo & Eve Club trước 1975. Ảnh: Flickr.com

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Các ban tam ca nữ đình đám

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-11-02)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (8): thầy Nguyễn Đức & lò Việt Nhi

Trong một bài viết vĩnh biệt nhạc sỹ Nguyễn Đức, Dòng Nhạc Xưa đã đề cập đến ban Việt Nhi và những nàng ca sỹ họ Phương. Hôm nay qua một bài viết của ký giả Lê Văn Nghĩa, chúng ta lại quay về với ban Việt Nhi và phòng trà Sài Gòn ngày ấy.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Những nàng ca sĩ tên Phương

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-11-01)

Những giọng ca vàng: Tứ Trụ Nhạc Vàng

Nhắc đến những giọng ca vàng của sân khấu ca nhạc Sài Gòn xưa, chúng ta không thể không nhắc đến bốn giọng nam mà đã được giới yêu nhạc phong cho danh hiệu “tứ trụ”: Duy Khánh (1936 -2003), Hùng Cường (1936 – 1996), Nhật Trường – Trần Thiện Thanh (1942 – 2005) và Chế Linh. Ba trong số đó đã vĩnh viễn giã từ trần gian, chỉ còn mỗi Chế Linh cũng đã ở vào hàng “trưởng lão”. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu qua bốn giọng ca lừng danh qua một bài viết vừa sưu tầm được.

CA SĨ SÀI GÒN XƯA – TỨ TRỤ SÀI GÒN

(Nguồn: bài viết của tác giả Xuân Ngọc đăng trên 2saigon.vn ngày 2016-02-25)

Tôi là một đứa 9x đời giữa. Ba mẹ vốn có máu xê dịch và yêu văn nghệ, thế nên tôi may mắn lớn lên trong giai điệu da diết của những bản nhạc tiền chiến và nhạc vàng được phát xuyên suốt trên các chuyến xe đường dài lên rừng, xuống biển. Vậy là tôi nghiễm nhiên nghiện luôn dòng nhạc “buồn ngủ” này. Nhắc đến nhạc xưa, không thể không kể đến bốn trụ cột của nền nhạc vàng – nhạc tiền chiến thời bấy giờ hay còn gọi là “Tứ Trụ” gồm: Hùng Cường, Duy Khánh, Nhật Trường và Chế Linh.

1. Hùng Cường

Hùng Cường được sinh ra để làm nghệ thuật! Trong bộ Tứ Trụ nhạc vàng, ông được xem là “chân trụ” đa tài nhất bởi bên cạnh vai trò ca nhạc sĩ, ông còn là một nghệ sĩ cải lương, kịch sĩ kiêm tài tử điện ảnh.

Ca sĩ Sài Gòn xưa – Nam danh ca Hùng Cường

Ca nhạc sỹ Trường Hải: một nghệ sỹ đa tài

Dòng Nhạc Xưa xin giới một nhạc sỹ và cũng là ca sỹ lẫy lừng một thời của âm nhạc miền Nam trước 1975: ca – nhạc sỹ Trường Hải.

 

Tình ca người đi biển (Trường Hải). Ảnh: vnchord.com

Ca Nhạc Sĩ Trường Hải – Tình Ca Người Đi Biển

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2014-11-28)

Anh nhớ trong xóm có một anh lớn biết đàn guitar và người này đã dạy cho anh những nốt nhạc đầu tiên. Thời đó mua một cây đàn guitar khá mắc tiền và Trường

Hải phải mượn đàn của bạn bè để tập đàn.

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tuyên – Người ca sỹ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam

Nhạc sỹ – ca sỹ Nguyễn Văn Tuyên, cánh chim đầu đàn của nền tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn rời xa chúng ta ngày 30/04/2009, hưởng thọ 100 tuổi. Ngược dòng lịch sử, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về bậc tiền nhân.

Một kiếp hoa (Nguyễn Văn Tuyên). Ảnh: sbs.com.au
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tuyên. Ảnh: tienphong.vn

Người ca sĩ đầu tiên của tân nhạc

(Nguồn: bài viết nld.com.vn ngày 2005-02-12)

“Năm 1936, tại Sài Gòn chỉ có một ca sĩ duy nhất – đó là tôi – Nguyễn Văn Tuyên. Khi ấy tôi đã 25 tuổi”

Khi biên tập những dòng hồi tưởng này, tôi nhẩm tính tuổi hiện giờ của chàng ca sĩ thời “tiền tân nhạc” và bỗng dưng cảm thấy có lỗi nếu không kịp tìm gặp nhân chứng lịch sử kỳ cựu nhất của nền nhạc mới. Chuyến công du cuối năm vào TPHCM dù quá sít sao thời gian vẫn phải bổ sung thêm một chương trình: Tìm gặp ca sĩ đầu tiên đồng thời là một trong những người đầu tiên sáng tác ca khúc Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuyên, 93 tuổi.

Những giọng ca vàng: Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết (1)

Thế hệ sinh sau 1975 có lẽ biết nhiều về ca sỹ Hồng Hạnh nhưng chắc rất ít người yêu nhạc biết được cô chính là ái nữ của một cặp song ca lẫy lừng một thời: Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu đôi song ca tài danh qua một bài viết của ký giả Hà Đình Nguyên.

Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết. Ảnh: amnhac.fm

Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm dìu nhau đến cuối đường trần

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên ngày 2011-02-13)

Nói về những đôi song ca nổi tiếng của làng ca nhạc Việt Nam thì trước hết phải kể đến đôi song ca Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm bởi họ không chỉ tỏa sáng rực rỡ bằng tài năng mà đức độ và lòng chung thủy của họ cũng đáng được ngưỡng mộ.