Một khi đã trót yêu Akai

Một khi đã “trót nghe” âm thanh mộc mạc của chiếc máy Akai thì chúng ta khó lòng từ bỏ được cái thú ngồi thưởng thức những bản nhạc xưa được phát ra từ hai cuộn băng quay vòng đầy mê hoặc. Dòng Nhạc Xưa giới thiệu một bài viết của tác giả Trang Nguyên để người yêu nhạc có thêm tư liệu về thú nghe nhạc bằng máy Akai.

Thú nghe nhạc bằng máy Akai

(Nguồn: bài viết của tác giả Trang Nguyên đăng trên sankhaucailuong.com ngày 2017-04-25)

Nhà văn Hồ Đắc Vũ cũng là một “tín đồ” nghe nhạc máy Akai – Ảnh: HDV

Ông bạn lớn tuổi của tôi phán rằng, uống cà phê mà không có nhạc thì coi như  chỉ là giải khát trò chuyện suông với bạn bè. Cho nên cà phê có nhạc đi cùng dù từ bất kỳ loại máy hát nào, từ máy dĩa than, băng cối (magnetophone), cassette hay CD, DVD cho đến nhạc sống thì mới đúng bài bản của người sành điệu. Trong các loại, máy băng cối thường gọi chung chung là Akai nghe đã lỗ tai hơn tất cả. Âm thanh trung thực, trong trẻo: bổng ra bổng, trầm ra trầm rõ từng tí một. Hồi cuối thập niên 1960 trên đường du học từ Mỹ về ghé qua Nhật Bổn, thấy cửa tiệm trong phi trường có bán dàn máy hát, ông vét sạch tiền túi mua trọn dàn máy hiệu Akai khệ nệ mang về.

Akai & băng cối: giữ lại những gì sắp mất

Dòng Nhạc Xưa xin được phép giới thiệu một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa về thú nghe nhạc từ những chiếc băng cối trên những chiếc máy cổ mà chúng ta hay gọi là “máy Akai”. Thật ra Akai chỉ là một đại diện tiêu biểu nhất của dòng máy nghe nhạc magnetophone, tức dùng băng từ, tiền thân của những chiếc cassette sau này.

 

Sài Gòn trở lại thú nghe dĩa nhựa

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên Plo.vn ngày 2016-04-03)

(PL)- Ngày 1-4, 15 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Anh bạn rủ tôi đến nhà để nghe lại băng Ca khúc da vàng trên băng cối của máy Akai – tên của máy magnetophone.