Hà Nội & niềm đam mê đĩa than

Đĩa than (tiếng Anh gọi là vinyl) ra đời đầu thế kỷ 20 và là phương tiện lưu trữ chính của ngành công nghiệp ghi âm trong vòng hơn 50 năm cho đến khi công nghệ băng từ (băng cối, băng cassette) ra đời. Với lịch sử lâu đời như vậy, điều dễ hiểu là số lượng máy nghe đĩa nhựa ngày càng hiếm. Tuy nhiên, đâu đó trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, chúng ta vẫn còn tìm thấy một số ít người yêu nhạc có đam mê bất tận với đĩa than. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Nguyễn Ngọc Trâm đăng trên An Ninh Thủ Đô về thú chơi đĩa than đất Hà Thành.

Người ở lại nặng lòng với đĩa than

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Trâm đăng trên anninhthudo.vn ngày 2017-10-10)

ANTD.VN – Đĩa than phổ biến ở Việt Nam vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước rồi rơi vào quãng thăng trầm bởi sự phát triển của băng cối, băng cassette, đĩa CD rồi nhạc số… Vậy mà vẫn có người bao năm “nặng lòng” với đĩa than, âm thầm nghe, không bỏ được; có người lại thành cái thú sưu tầm tao nhã. Một vài năm trở lại đây, thêm nhiều người nghe đĩa than, như một sự tìm về những giá trị xưa cũ vì nhịp chảy thành phố quá hối hả, bộn bề.

Nhiều người chọn nghe đĩa than bởi chất lượng âm thanh và tìm về kỷ niệm

Đĩa nhựa: Một quá khứ huy hoàng

Những năm gần đây, người yêu nhạc thấy lác đác đĩa nhựa (vinyl) tham gia trở lại với đời sống âm nhạc thời đại kỹ thuật số. Thế nhưng trước đó gần cả trăm năm, đĩa nhựa đã hình thành và có một quá khứ phát triển đáng tự hào, đặc biệt là ở mảnh đất Sài Gòn. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa để chúng ta hiểu thêm về thú chơi đĩa nhựa của tiền nhân.

Chuyện xưa, chuyện nay: Sài Gòn và thú chơi đĩa nhựa

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên tuoitre.vn ngày 2017-06-25)

TTO – Giữa lúc nhạc số đang thắng thế, đi ngang cửa hàng chuyên bán đĩa nhựa dành cho người sưu tầm, vẫn thấy những chiếc đĩa nhựa 45 tua (tour – vòng) của Hãng đĩa Hồng Hoa và 33 tua của Hãng RCA nằm trong tủ kính…

Từ trái qua: nghệ sĩ Bạch Tuyết, ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ Mỹ Linh và ca sĩ Phạm Thu Hà trên bìa đĩa than xưa và nay – Ảnh: diathan.com, YouTube

Rõ ràng, đĩa nhựa (còn gọi là đĩa than, vinyl, LP) không cáo chung vì sự xuất hiện

của CD như người ta tưởng, khi bây giờ nhiều tay chơi đĩa chuyên nghiệp vẫn trung thành với đĩa than vì họ cho rằng âm thanh trung thực, hay hơn CD.

Những bậc cao thủ đĩa nhựa

Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của tác giả Việt Cường đăng trên TheThaoVanHoa.vn để thế hệ trẻ có điều kiện biết thêm về niềm đam mê và sự kỳ công của thú chơi đĩa nhựa.

“Cao thủ” đĩa nhựa và thú chơi kì công

(Nguồn: bài viết của tác giả Việt Cường đăng trên thethaovanhoa.vn ngày 2011-10-12)

Nghe đĩa nhựa là một thứ nghi lễ mà hầu như “thần dân” nào một khi đã gắn bó với “vương quốc” này đều phải tuân thủ: lau đĩa, lau máy, ngồi giữa hai loa và chăm chú lắng nghe. Trong “vương quốc” đĩa nhựa, âm thanh là vua và các thần dân của nó chưa bao giờ muốn làm một cuộc cách mạng lật đổ.

Để ngắm hay để nghe?

Chuyện xảy ra gần đây trên trang mua bán điện tử (Phố mua bán), khi có một thành viên rao bán bộ box-set vinyl Run Devil Run phát hành năm 1999 của Paul McCartney với giá 2,5 triệu đồng, không lâu sau đó tự nâng thêm lên thành 3 triệu. Để đáp lại tiếng la ó của nhiều người khi cho rằng giá này quá “chát”, thành viên này lập tức phản pháo: “Loại đĩa mà mình bán này có lẽ không để nghe (trừ phi tay nào mê lắm) mà chủ yếu để chơi, mua về để ngắm, để vuốt ve, để khoe…”.

Thú chơi đĩa nhựa của bạn bè Úc Châu

Dòng Nhạc Xưa xin mời người yêu nhạc dạo ghé thăm xứ Chuột Túi để tìm hiểu thú chơi đĩa nhựa nhạc xưa của bà con Úc Châu qua một bài viết của tác giả Ngọc Hải từ Sydney.

Đĩa nhựa không bao giờ chết (Bài Kết)

(Nguồn: bài viết của tác giả Ngọc Hải đăng trên theothaovanhoa.vn ngày 2011-10-13)

Nhiều người cứ bảo mua đĩa ở Úc sướng lắm, đặc biệt là đĩa nhựa nhưng chẳng phải thế. Đã bắt đầu qua thời của những đĩa nhựa giá rẻ mà bạn có thể dễ dàng tìm gặp trong các cửa hàng âm nhạc, đĩa nhựa bây giờ bắt đầu tỏ rõ lại giá trị của mình.

Đắt gấp 10 lần CD vẫn có người mua

Dân Úc giờ nghe nhạc ngày càng kén chọn, đĩa phải là vinyl, dàn hi-end, đĩa xước, trầy, vỏ quăn góc thường bị bỏ lại. Các ông chủ những shop đĩa ngày càng phải vắt mồ hôi mà tìm những nguồn đĩa tốt để phục vụ thượng đế. Sau những cơn suy thoái kinh tế, dân chơi đĩa lại bắt đầu rủng rỉnh tiền bạc và nhu cầu chơi vinyl cứ ngày càng nâng cao. Dân châu Á như lũ sinh viên chúng tôi, trước giờ vẫn khôn lỏi, chỉ vào những cửa hàng vinyl tiếng tăm lục tung cả cửa hàng để tìm ra những đĩa nhựa tốt và giá rẻ như cho (chưa tới 2 USD). Nhưng bây giờ chuyện đó khó hơn hẳn, người ta sắp xếp và định giá lại mặt hàng vinyl chứ không đổ đống như ngày xưa. Những đĩa bị “nổ” tiếng được xếp riêng, những đĩa chất lượng như mới được để trịnh trọng một gian riêng và giá của nó đa phần đều hơn 15 USD.

Cũng như mọi mặt hàng ở đây, đĩa nhạc cũng có thời điểm sale off. Ngoài những đợt khuyến mãi 5-10% rải rác suốt năm thì có 2 đợt sale mạnh nhất rơi vào dịp lễ Phục sinh và Giáng sinh. Cửa hàng sản phẩm nghe nhìn có hệ thống bán lẻ lớn nhất ở Úc là JB-Hifi cũng được xem như là cửa hàng bán đĩa brand new (đĩa mới) lớn nhất nước Úc, với hàng trăm cửa hàng nằm rải rác khắp các trung tâm mua sắm. Phong phú về thể loại, từ đại chúng như pop, rock cho đến jazz, blues, country, world music, classic…, những chiếc vinyl mới tinh (sealed – chưa bóc vỏ) nhìn cứ như những cô gái kiều diễm mời gọi. Nhưng tiền đâu, đâm đầu vào đấy có nước sạt nghiệp. Chỉ cần nhìn thôi, cũng đủ gợi nên những ước mơ.

Poster hội chợ đĩa ở Úc

Đĩa nhựa vẫn sống

Những tưởng thời đại CD vừa qua và nhất là công nghệ nhạc số hiện đại sẽ khai tử những chiếc đĩa nhựa cổ điển nhưng một điều thú vị là trào lưu thưởng thức đĩa nhựa vẫn tồn tại và đang có dấu hiệu khôi phục. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bài viết của nhà báo Trí Quyền đăng trên tuoitre.vn để chúng ta hiểu hơn về trào lưu này.

Lá thư âm nhạc: Ngóc ngách cho đĩa nhựa

(Nguồn: bài viết của tác giả Trí Quyền đăng trên tuoitre.vn ngày 2017-07-02)

Thị trường đĩa nhựa đang hồi sinh – Ảnh: TRÍ QUYỀN

TTO – Trong khi các cửa hàng bán CD đóng cửa hoặc thu hẹp mặt bằng, nhường chỗ cho nhạc số (nhạc số tải về cũng nhường chỗ cho nhạc số nghe trực tuyến) thì cũng có định dạng chứa nhạc cũ xưa lại ăn nên làm ra: đĩa nhựa.

Mới đây nhất, Sony vừa công bố sẽ mở nhà máy sản xuất, in ấn đĩa nhựa ở Nhật Bản vào đầu năm 2018.

Nghĩ đến đĩa nhựa thường là nghĩ đến dòng nhạc sang trọng hoặc acoustic giàu giai điệu, cần âm thanh chi tiết, nhưng vẫn có những ngõ ngách khá bất ngờ mà đĩa nhựa len lỏi vào.