Những giọng ca vàng: Paolo Thanh Tuấn

Sinh năm 1946, ca sỹ Paolo (nghệ danh khác là Paolo Thanh Tuấn, Paolo Đào hay Paolo Tuấn) bước lên sân khấu từ khi tuổi đời còn khác trẻ (năm 16 tuổi) và lập tức gây tiếng vang với dòng nhạc ngoại, đặc biệt là thể loại rock. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bài phỏng vấn của anh với Thanh Niên để người yêu nhạc có thêm thông tin về một trong những rocker đầu tiên của nhạc Việt.

Gặp lại ca sĩ Việt hát rock đầu tiên tại Sài Gòn

(Nguồn: bài viết của tác giả Dạ Ly đăng trên ThanhNien.vn ngày 2018-05-25)

Dù bước qua tuổi 70 nhưng ca sĩ Paolo (tên thật Đào Thiệu Doãn, một trong 2 ca sĩ nhạc rock đầu tiên tại Sài Gòn) vẫn phong độ, hóm hỉnh. Đây là lần thứ hai anh trở về hát trên quê hương sau hơn 10 năm xa quê.

Ban nhạc The Black Caps với nhạc sĩ Paolo Đào (giữa) (1964). (Hình: Kỳ Phát cung cấp)

* Một người được xem là ca sĩ tiên phong hát rock tại Sài Gòn, ngày đó khi mới bắt đầu sự nghiệp chắc anh gặp nhiều cặp mắt “dò xét, tò mò” và cả lạ lẫm ?

– Ca sĩ Paolo: Nói tôi là ca sĩ đầu tiên hát nhạc rock tại Việt Nam cũng không hẳn thế bởi vì trước tôi vài tháng có một ca sĩ người Anh tên Jimmy Zavier cũng bắt đầu bằng nhạc rock cùng ban nhạc The Blue Jean Boys. Nhóm thường xuất hiện tại sân khấu của Rạp hát Thanh Bình. Thời điểm đó anh Elvis Phương cũng bắt đầu hát

những bài hát rock cùng lúc với tôi. Lúc đầu tôi lấy nghệ danh là Thanh Tuấn (sau này đổi thành Paolo – NV) cùng với ban nhạc The Black Caps. Khi tôi xuất hiện tại phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện thì thành công ngay. Tôi còn nhớ đêm đầu tiên xuất hiện là ngày 30.6.1962 khi tôi vừa tròn 16 tuổi. Ngày ấy trên toàn thế giới phong trào nhạc rock đã bắt đầu lan rộng. Đầu tiên tại Mỹ, sau đó là Pháp với hàng loạt tên tuổi như mọi người đã biết. Tại Việt Nam, khán giả đang ao ước đón chờ dòng nhạc rock. Vậy nên sự xuất hiện của tôi đã đáp ứng được mong đợi từ khán giả, đó cũng là một điều tự nhiên. Nhạc rock còn là một bước tiến mới trên lĩnh vực ca nhạc và sự đáp ứng đòi hỏi của khán thính giả cũng hợp lý. Còn về ý kiến “dò xét” theo tôi chắc trong giới ca nhạc sĩ sân khấu không thiếu những ý nghĩ và phê bình nhiều về tôi cũng như về phong trào nhạc rock này. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ mình đang làm được một cái gì đó để đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam cũng như trào lưu âm nhạc thế giới, vậy thôi.

Phòng trà Sài Gòn vẫn vang khúc nhạc xưa

Trong cuộc sống tất bật của Sài Gòn, người yêu nhạc vẫn có cơ hội tìm về với không khí phòng trà vốn đặc trưng cho văn hóa thưởng thức âm nhạc của người dân Sài Thành. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên, cùng mời quý vị dạo một vòng qua hoạt động ca hát về đêm của Hòn Ngọc Viễn Đông.

Phòng trà Sài Gòn níu chút vàng son

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đăng trên baotreonline.com ngày 2017-07-17)

Cà phê phòng trà ca nhạc Người Sài Gòn trên đường Thái Văn Lung quận 1 Ảnh NVN

Sau 15 năm “ngăn cách một đại dương”, có đôi tình nhân gặp lại, họ hẹn hò nhau ở một phòng trà chỉ để nghe một đêm nhạc Phạm Duy. Họ tin không gian thân thuộc ấy, những ca khúc day dứt về tình yêu, sự xa cách cất lên bởi những giọng ca vốn quen với khói thuốc và đèn đêm nói thay cho biết bao điều.

Phòng trà, trong tâm cảnh đó như không gian đối thoại tinh tế, thanh lịch còn tìm thấy trong lòng một đô thị đã đi qua nhiều cuộc bể dâu, thăng trầm.

Lịch sử cafe Sài Gòn xưa

Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết có giá trị của tác giả Tâm Triều về cái thú uống cafe lâu đời của dân Sài Gòn và qua đó chúng ta có dịp xuôi dòng thời gian gần một thế kỷ để biết thêm về sự hình thành của thú cafe Sài Thành. Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu các quán cafe và các phòng trà nhạc xưa của Hòn Ngọc Viễn Đông ngày nào.

Phong cách cà phê Sài Gòn xưa

(Nguồn: bài viết của tác giả Tâm Triều đăng trên madeinsaigon.vn)

Hồi xửa hồi xưa… có một Sàigòn người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh. Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi là “cá phé”. Vậy thì café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao thì gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt….

TRỞ VỀ THẬP KỶ 50 : CÀ PHÊ VỚ

Năm một ngàn chín trăm… hồi đó người Sàigòn chưa ai biết kinh doanh với nghề bán cà phê cả. “Xếp sòng” của ngành kinh doanh… có khói này là do các xếnh xáng A Hoành, A Coón, chú Xường, chú Cảo… chủ các tiệm hủ tíu, bánh bao, há cảo, xíu mại. Vô bất cứ tiệm hủ tíu nào vào buổi sáng cũng có bán món cá phé, cà phê, cà phe đi kèm để khách có thể ngồi đó hàng giờ nhăm nhi bàn chuyện trên trời dưới đất.

Hồi đó chẳng ai biết món cà phê phin là gì đâu ? Các chú Xường, chú Cảo, A Xứng, A Hía chỉ pha độc một loại cà phê vớ. Một chiếc túi vải hình phểu được may cặp với một cọng kẻm làm vành túi và cán. Cà phê bột đổ vào túi vải (gọi là bít tất, hay vớ đều được). Vì chiếc dợt cà phê nầy hơi giống như chiếc vớ dùng để mang giày nên “dân chơi” gọi đại là cà phê vớ cho vui. Chiếc vớ chứa cà phê này sau đó được nhúng vào siêu nước đang sôi, lấy đũa khuấy khuấy vài dạo xong đậy nắp siêu lại rồi . . .”kho” độ năm mười phút mới có thể rót ra ly mang ra cho khách. Chính cái “quy trình” pha chế thủ công đầy phong cách Tàu này mà dân ghiền cà phê còn gọi nó là cà phê kho bởi chỉ ngon lúc mới vừa “kho nước đầu”. Nếu ai đến chậm bị kho một hồi cà phê sẽ đắng như thuốc Bắc.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (10): Tuấn Ngọc – phòng trà Tự Do & những ngày đầu đi hát

Dòng Nhạc Xưa trân trọng giới thiệu ca sỹ Tuấn Ngọc cùng vài thông tin thú vị về những ngày đầu đi hát của anh. Cũng nhờ bài viết của ký giả Lê Văn Nghĩa mà chúng ta biết thêm về hoạt động của phòng trà Tự Do thưở ấy.

Ban nhạc The Strawberry Four. Từ trái qua: Đức Huy, Tùng Giang (mất 2009), Tuấn Ngọc, Billy Shane (mất 1994). Ảnh: ThanhNien.vn

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Tuấn Ngọc, chàng ca sĩ riêng một góc trời

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-11-03)

Nếu viết về phòng trà Tự Do mà chỉ nói đến Khánh Ly và Lệ Thu thì đúng nhưng chưa đủ, bởi ở đây còn những giọng ca trẻ có khán giả riêng của mình.

Một bài trên báo Kịch Ảnh cách đây hơn 45 năm đã viết về Tuấn Ngọc như sau: “Tiếng hát làm ngây ngất người nghe từ đàn ông, đàn bà người VN hay ngoại quốc… đều mê tiếng hát của Tuấn Ngọc”.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (9): Các ban tam ca nữ

Nối tiếp chủ đề phòng trà ca nhạc xưa, Dòng Nhạc Xưa mời quý vị tìm hiểu đôi nét về các ban tam ca nữ đình đám của Sài Gòn thuở đó qua một bái viết của ký giả Lê Văn Nghĩa.

Tam ca Ba Trái Táo & Eve Club trước 1975. Ảnh: Flickr.com

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Các ban tam ca nữ đình đám

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-11-02)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (8): thầy Nguyễn Đức & lò Việt Nhi

Trong một bài viết vĩnh biệt nhạc sỹ Nguyễn Đức, Dòng Nhạc Xưa đã đề cập đến ban Việt Nhi và những nàng ca sỹ họ Phương. Hôm nay qua một bài viết của ký giả Lê Văn Nghĩa, chúng ta lại quay về với ban Việt Nhi và phòng trà Sài Gòn ngày ấy.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Những nàng ca sĩ tên Phương

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-11-01)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (7): Queen Bee & Tự Do

Dòng Nhạc Xưa mời quý vị trở về với ánh đèn màu của phòng trà ca nhạc của Sài Gòn xưa để tìm hiểu tiếp về “bà bầu” Khánh Ly và “tiếng hát liêu trai” Thanh Thúy cùng hai phòng trà nổi tiếng nhất nhì thời đó là Queen Bee và Tự Do.

 

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu ra tòa vì… nốt ruồi dưới chân?

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-10-31)

Ban nhạc The Shotguns của phòng trà Queen Bee
ẢNH: T.L

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (6): Queen Bee & Maxim’s

Dòng Nhạc Xưa tiếp tục giới thiệu hai phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa là Queen Bee và Maxim’s do Khánh Ly và Hoàng Thi Thơ khai thác với hai phong cách khác nhau.

 

Thương xá Eden. Ảnh: vannghe.blogspot.com

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu bất cần đời và phòng trà đại gia

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên Thanh Niên ngày 2016-10-29)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (5): Nhạc trẻ vào phòng trà

Dòng Nhạc Xưa xin được phép tiếp nối loạt bài về phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa với một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa, đề cập đến phong trào nhạc trẻ của Sài Gòn ngày trước.

 

Ban nhạc The Strawberry Four, khoảng năm 1969-1970. Từ trái qua: Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc và Billy Shane. Ảnh: amnhac.fm

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Nhạc trẻ vào phòng trà

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên Thanh Niên ngày 2016-10-28)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (4): Mặt trăng và mặt trời ở phòng trà Tự Do

Dòng Nhạc Xưa xin mời quý vị yêu nhạc trở về với phòng trà Tự Do tọa lạc tại số 80 đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) qua bài 4 trong loạt bài của ký giả Lê Văn Nghĩa.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Mặt trăng và mặt trời ở phòng trà Tự Do

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên ThanhNien.vn ngày 2016-10-27)

Với một lực lượng ca sĩ, ban nhạc hùng hậu và nổi tiếng, cộng với lợi điểm nằm giữa trung tâm thành phố, phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường xuất hiện đều trên các mặt báo lúc đó.