Ca sỹ Minh Diệu

Nói đến Mạnh Phát, chúng ta không thể nào không nhắc đến người bạn đời của ông: ca sỹ Minh Diệu. Tuy nhiên thông tin chúng tôi có được về người nữ ca sỹ có chất giọng trong trẻ này rất ít. Qua bài viết này Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về cô Minh Diệu và rất mong bạn đọc xa gần bổ sung thêm tư liệu để thế hệ sau có cái nhìn rõ hơn về những giọng ca tiền bối.

Theo Hồ Trường An, tác giả của “Theo chân những tiếng hát” (nguồn):
Minh Diệu hơi thấp người, mặt dịu hiền nhưng không đẹp lắm. Chị là vợ của Mạnh Phát, dáng dấp hơi cục mịch, ăn mặc nhã đạm, không ra dáng dấp nghệ sĩ chút nào. Giọng chị êm dịu trong trẻo, nói theo Thế Lữ là “Tiếng hát trong như nước Ngọc Tuyền / Êm như hơi gió thoảng cung tiên”. Đã vậy, giọng lại còn non mướt và nói theo Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc: “Hoa xuân nọ còn phong nộn nhụy / Nguyệt thu kia chưa hé hàn quang”. Đó là tiếng hát tài tử hơn là tiếng hát chuyên nghiệp gợi nên cái vẻ non mềm của búp lá nụ hoa. Tuy nhiên gần cuối thập niên 40 và bước qua ba năm đầu của thập niên 50, đây là tiếng hát ăn khách nhất. Giới học sinh say mê tiếng hát của chị. Các cô nữ sinh tập hát theo chị, nhái giọng chị, cố ém tiếng mình vào trong sâu cuống họng để được trong trẻo và ngời sáng như tiếng chị. Nhưng than ôi, một trăm cô ém như vậy thì tiếng chỉ có chát chát chua chua đi thèm theo cái âm sắc trong trẻo kia, chứ đâu được vừa trong trẻo, vừa ngọt ngào như giọng của Minh Diệu. Nhạc sĩ Dương Minh Ninh sở dĩ nổi tiếng ở bản “Gấm Vàng” cũng nhờ giọng Minh Diệu. Hoàng Giác nổi tiếng ở bản “Ngày Về” cũng nhờ chị. Bản “Hoa Thủy Tiên” mà phổ biến sâu rộng trong các trường học nếu không nhờ chị thì nhờ ai? Cho nên Minh Diệu là người đã gây một hiện tượng sôi nổi trong ca trường nhạc giới nước nhà đang độ vươn cao. Tiếng hát của chị thật chân phương, biểu dương một tình tình giản dị, một tâm hồn chất phác.

Hoa soan hay hoa xoan bên thềm cũ

Trong một bài viết cuối năm 2014, Dòng Nhạc Xưa có giới thiệu bản “Hoa Soan Bên Thềm Cũ” của nhạc sỹ Tuấn Khanh. Có một điều thú vị rới đúng vào dịp cuối năm 2018, chúng tôi nhận được phản hồi của một người yêu nhạc có tên là Võ Đinh với nội dung như sau:

Tôi là Võ Dinh, có một chút thắc mắc mà không biết Tác giả Tuấn Khanh khi viết bản nhạc “Hoa Soan hay Xoan Bên Thềm Cũ”. Trong bản nhạc duy nhất câu có đề cập đến chữ (Soan), Xoan: Như hương hoa (soan) xoan vàng bên thềm nhẹ nhàng nhưng ngất say… Nếu chữ SOAN là danh từ tên loài hoa Soan mà ở trên bình giải thì hoa Thầu Đâu khi còn trên cành,hay rơi xuống đất hoặc trên thềm như Tác giả diễn đạt thì cánh hoa Thầu Đâu rất nhỏ vẫn là màu “Tím” nhạt,chứ không màu “Vàng” ngất ngây…được. Còn “hoa Xoan vàng bên thềm”…với chữ “xoan” động từ ,có nghĩa chính xác hợp với hoa “xoan” vàng…có nghĩa là hoa rơi nằm xoài ,lăng nhẹ rải rác trên các bậc thềm màu vàng (như hoa Sứ chẳng hạn vì hoa Sứ màu vàng và thơm ngát “ngất say”)…không có nghĩa là hoa Sầu Đông “hoa Soan”…Thêm vào ý này :hoa Thầu Đâu mọc hay trồng ngài đường ̣đi để lấy bóng mát; trồng xa cách nhà nên hoa Thầu Đâu rơi xuông thềm rất hiếm thấy tại miền quê Trung Bộ…

Đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn ý kiến đóng góp rất có giá trị này. Một bài hát tưởng như đã nằm lòng trong tâm hồn của biết bao thế hệ nhưng hóa ra lại có một điểm đáng nói: vậy đúng ra là “hoa soan” hay “hoa xoan”?

Đọc tiếp

Căn nhà màu tím (Hoài Linh)

Cập nhật ngày 2018-11-18: Tiếp tục tìm hiểu thông tin trên mạng internet, Dòng Nhạc Xưa xin gởi đến người yêu nhạc xưa vài chi tiết thú vị từ trang dongnhacvang.blogspot.com
1. Theo lời của vợ và con gái của nhạc sỹ Hoài Linh. Vào năm 1968, sau gần hai mươi năm sáng tác dành dụm tiền bạc thì nhạc sỹ Hoài Linh mới quyết định phá căn nhà cũ để xây dựng lại căn nhà mới hai tấm rưỡi nằm ở trong một con hẻm nhỏ đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ).
2. Và cũng để kỷ niệm căn nhà màu tím cũ có nhiều kỷ niệm của hai vợ chồng cũng như gia đình thì nhạc sỹ Hoài Linh có sáng tác ca khúc Căn Nhà Màu Tím để ghi nhớ lại những kỷ niệm đó.
3. Tiếp lời của vợ nhạc sỹ Hoài Linh thì thời đó chiều chiều ông hay đem ghế ra ngồi trước nhà nhìn ra đầu ngõ … con hẻm ngày xưa rất thơ mộng với nhiều hàng rào trồng hoa lá dây leo rất đẹp. Bây giờ mọi thứ đã được đô thị hóa hết cả rồi.

Căn nhà kỷ niệm của nhạc sỹ Hoài Linh. Ảnh: dongnhacvang.blogspot.com
Vợ và con gái nhạc sỹ Hoài Linh. Ảnh: dongnhacvang.blogspot.com
Và đây là cái hướng nhìn ra đầu ngõ huyền thoại mà ngày xưa nhạc sỹ Hoài Linh sáng tác ca khúc căn nhà màu tím …
“chiều nhìn ra đầu ngõ”. Ảnh: dongnhacvang.blogspot.com

Cập nhật ngày 2018-11-17: Dòng Nhạc Xưa rất vui khi nhận thêm phản hồi của tác giả Hữu Thạnh cho nhạc phẩm “Căn nhà màu tím” của nhạc sỹ Hoài Linh. Mời quý vị xem bên dưới

Cập nhật ngày 2014-08-19: Cách đây hơn một tháng, Dòng Nhạc Xưa có nhận được email của một người yêu nhạc xưa có tên là Lac Nguyen trao đổi về nhạc phẩm ‘Căn nhà màu tím’ của nhạc sỹ Hoài Linh. Cá nhân chúng tôi là hậu sinh, không có nhiều dữ liệu để đánh giá. Do đó chúng tôi xin mạn phép trích đăng lại email này (xem bên dưới) và mong phản hồi từ tất cả quý vị yêu nhạc xưa xa gần!

Căn nhà màu tím (Hoài Linh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Căn nhà màu tím (Hoài Linh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

can-nha-mau-tim--1--hoai-linh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

can-nha-mau-tim--2--hoai-linh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

can-nha-mau-tim--3--hoai-linh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

HỎI VỀ BÁI HÁT ‘CĂN NHÀ MÀU TÍM’
Chào Dòng Nhạc Xưa,

Tôi là một 9x, sinh sau đẻ muộn nhưng cũng trót có tình yêu với những ca khúc thuộc thế hệ nhạc vàng của Việt Nam. Tôi có một thắc mắc về bài Căn Nhà Màu Tím đã lâu nhưng vẫn không tìm ra được câu trả lời. Hy vọng Dòng Nhạc Xưa có thể giúp tôi.

Nhiều người, kể cả những người lớn tuổi mà tôi biết, đều cho rằng Căn Nhà Màu Tím là một bài hát có cái kết trọn vẹn, cuối cùng hai nhân vật trong bài hát cũng đến được với nhau. Nhưng riêng tôi thì không nghĩ vậy vì trong bài hát có rất nhiều chi tiết nói điều ngược lại:

1. “Chiều nhìn ra đầu ngõ, rưng rưng niềm thương nhớ dáng xinh xinh một người”: đã đến được với nhau thì sao phải thương nhớ.

2. “Yêu nhau vì lời nói, mến nhau qua nụ cười”: bài hát ra đời trong giai đoạn từ 55 tới 75, trong giai đoạn này, tôi nghĩ nước ta hãy còn nặng tư tưởng phong kiến, yêu thương là chuyện của người trẻ còn cưới nhau là việc của người lớn sắp xếp, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.

3. “20 chiếc xe màu chờ đám cưới cô dâu”: đây là một anh lính “quanh năm với bưng biền” thì đào đâu ra tiền mà kiếm 20 chiếc xe màu đi rước dâu.

4. “Ta nhìn nhau tia mắt trao nụ hôn ban đầu”: đây là hình ảnh đẹp nhất bài hát mà tôi nghĩ chính nó làm người ta lầm tưởng bài hát có một cái kết trọn vẹn. Nhưng nếu đã là trọn vẹn thì cần gì phải nhìn nhau mà trao nụ hôn, họ hoàn toàn có quyền hôn nhau mà. Theo tôi phải hiểu là giữa chàng trai và cô gái bây giờ đã có một khoảng cách khi em là vợ người ta, trong đám rước dâu, có vô tình thấy anh lặng lẽ đứng bên đường tiễn mình thì cũng chỉ dám dùng ánh mắt để trao nhau nụ hôn mà thôi.

Đó là tất cả những điều trong bài hát mà theo tôi, phải hiểu đây không phải là một cái kết có hậu. Khổ nổi mình sinh sau đẻ muộn nên những người lớn tuổi họ không nghe mình phân tích. Không biết Dòng Nhạc Xưa có thể giúp tôi tìm một tài liệu nào đó chứng minh điều này được không?

Thân,
Lac Nguyen

Tôi đưa em sang sông (Nhật Ngân – Y Vân – Y Vũ)

Thật ra từ lâu Dòng Nhạc Xưa đã có ý định viết về bản “Tôi đưa em sang sông” để lưu lại chút ít tư liệu cho thế hệ trẻ về tác giả cũng như hoàn cảnh ra đời của nhạc phẩm nổi tiếng này. Thế nhưng khi tìm kiếm thông tin cho bài viết thì chúng tôi thấy trên mạng đã có quá nhiều tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau nên cứ lần lữa mãi vì bản thân Dòng Nhạc Xưa cũng không có thêm được điểm nào mới mẻ.

Tuy nhiên cách đây vài tháng (cuối năm 2017) sau khi xem xong một chương trình trên đài truyền hình HTV, chúng tôi nhận thấy phải lên tiếng với mục đích không phải để làm rõ trắng đen mà chỉ mong đem lại một chút gì đó gọi là công bằng cho một người đã mất: nhạc sỹ Nhật Ngân.

Trước hết, xin quý vị xem qua clip (mà chúng tôi muốn nói đến) về một chương trình nhạc chủ đề về nhạc sỹ Y Vũ do HTV thực hiện.

Cụ thể hơn là nhạc sỹ Y Vũ đã khẳng định bài đó là do chính ông và chỉ mỗi bản thân ông sáng tác

Tôi đi tìm lại một mùa xuân (Đoàn Nguyên)

Theo dòng thời gian, Tết đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên những giá trị cốt lõi của mùa xuân xưa vẫn còn đó và Dòng Nhạc Xưa luôn mong rằng những truyền thống quý báu này vẫn còn tồn tại mãi mãi với dân tộc Việt Nam chúng ta. Nhân dịp Xuân về, chúng tôi xin gởi đến quý vị bản “Tôi đi tìm lại một mùa xuân” của nhạc sỹ Đoàn Nguyên và cũng cần nói thêm là Dòng Nhạc Xưa đã nỗ lực tìm kiếm nhưng thông tin về nhà nhạc sỹ vẫn còn rất hạn chế. Nếu bạn bè xa gần có thông tin hữu ích, xin liên hệ với chúng tôi.

Tôi đi tìm lại một mùa xuân (Đoàn Nguyên). Ảnh:  AmNhacMienNam.blogspot.com
Tôi đi tìm lại một mùa xuân (Đoàn Nguyên). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

toi-di-tim-lai-mot-mua-xuan--1--doan-nguyen--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.comtoi-di-tim-lai-mot-mua-xuan--2--doan-nguyen--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com toi-di-tim-lai-mot-mua-xuan--3--doan-nguyen--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

NHỚ NHỮNG MÙA XUÂN XƯA

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Thị Thanh Hương đăng trên trang Tuổi Vàng)

Dòng Nhạc Xưa đạt mốc 7000 người yêu thích qua Facebook

Hôm nay, ngày 2017-01-25 là một cột mốc đáng ghi nhớ với Dòng Nhạc Xưa khi chúng tôi đạt cộc mốc 7000 người yêu thích (likes) qua trang Facebook (https://facebook.com/dongnhacxua). Nhân dịp này, chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả quý ân nhân, các cộng tác viên, bạn bè thân hữu xa gần và toàn thể quý vị yêu nhạc xưa. Trong suốt 5 năm qua, Dòng Nhạc Xưa đã liên tục phấn đấu và sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn trong năm mới 2017. Nếu có điều gì sơ suất hay cần góp ý, trao đổi, xin đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi.

Nhạc sỹ Hiếu Nghĩa: Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá

Cập nhật ngày 2016-09-04: [dongnhacxua.com] cừa có thêm vài thông tin của một bạn yêu nhạc ở email xeom…@gmail.com. Mời các bạn xem ở phần phản hồi bên dưới. Xin cảm ơn mọi đóng góp!

2016-01-15: Trong nỗ lực tìm về những nhạc sỹ đã góp phần hình thành nền tân nhạc Việt Nam nhưng ít được người đời sau nhắc đến, [dongnhacxua.com] bắt gặp nhạc sỹ Hiếu Nghĩa, tác giả của hai bản “Ông lái đò” và “Chàng đi theo nước”. Thông tin về ông rất ít, kể cả năm sinh, năm mất. Chúng tôi đã cố công tìm hiểu rất nhiều trên internet nhưng vỏn vẹn cũng chỉ biết được: ông là nhạc sỹ trong Nam, tham gia kháng chiến chống Pháp và cũng mất đi trong chiến tranh.

Qua bài viết này, chúng tôi rất mong được hồi âm của người yêu nhạc bốn phương để bổ sung thêm thông tin về nhạc sỹ Hiếu Nghĩa. Mong rằng chúng ta đừng “hờ hững” như trong câu hát của ông: “Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá”.

 Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

chang-di-theo-nuoc--1--hieu-nghia--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

[footer]

Duyên Tình (Xuân Tiên – Y Vân)

[dongnhacxua.com] vừa nhận được câu hỏi của vài quý độc giả hỏi bản “Duyên tình” là sáng tác của nhạc sỹ Xuân Tiên hay của Y Vân hay là sáng tác chung của hai người. Không có cơ duyên gặp gỡ hai nhạc sỹ để tìm hiểu nhưng qua những gì chúng tôi sưu tầm trên internet thì có thể tạm kết luận “Duyên tình” phần chính là được Xuân Tiên sáng tác, nhưng nhạc sỹ Y Vân cũng góp phần. Sinh thời hai nhà nhạc sỹ khả kính của chúng ta không câu nệ “ai chính – ai phụ” và vẫn vui vẻ đứng tên chung thì theo thiển ý của [dongnhacxua.com], thế hệ hậu sinh chúng ta cũng không nên tranh luận quá mức làm gì mà cái chính là những ai yêu nhạc xưa cứ mãi say sưa “Biết nhau giữa độ trăng tròn …” là Y Vân mỉm cười nơi chín suối còn Xuân Tiên chắc cũng thanh thản an hưởng tuổi già ở Úc Châu xa xôi!

Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au
Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au
Nhạc sỹ Y Vân. Ảnh: wikipedia
Nhạc sỹ Y Vân. Ảnh: wikipedia

Đồi Thông Hai Mộ (Hồng Vân)

Trong một bài viết về bản “Người ấy” của nhạc sỹ Trần Quý, tức Hồng Vân, chúng tôi có nhắc đến sáng tác có lẽ là nổi tiếng nhất của ông: “Đồi thông hai mộ”. Hôm nay, để người yêu nhạc xưa có thêm thông tin, chúng tôi xin giới thiệu bản nhạc này.
[dongnhacxua.com] không có nguồn tư liệu chính xác về thực hư của câu chuyện tình buồn “Đồi thông hai mộ” nhưng nếu đúng như truyền thuyết kể lại thì chúng tôi cầu mong linh hồn của hai nhân vật sẽ được an lạc nơi chốn vĩnh hằng “như lời xưa thề ước”!

Đồi thông hai mộ (Hồng Vân). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Đồi thông hai mộ (Hồng Vân). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

doi-thong-hai-mo--1--hong-van--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com doi-thong-hai-mo--2--hong-van--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

ĐÔI NÉT VỀ CÂU CHUYỆN “ĐỒI THÔNG HAI MỘ”
(Nguồn: wikipedia.org)

Cổng vào Đồi Thông Hai Mộ.
Cổng vào Đồi Thông Hai Mộ.

Thắng cảnh Đồi thông hai mộ thường được gắn với những câu chuyện ly kì, tuy nhiên có một câu chuyện được cho là trung thực nhất kể rằng: chàng tên Vũ Minh Tâm, nàng tên Lê Thị Thảo. Chàng quê ở Gò Công, Tiền Giang, sinh trong một gia đình đại điền chủ giàu có, là sinh viên Trường Võ bị Đà Lạt. Nàng:

        “… năm ấy khi tuổi vừa đôi chín
        Tâm hồn đang trắng trong
        Như chim non khi ăn còn chưa no
        Khi co còn chưa ấm”

Họ gặp nhau tâm đầu ý hợp, yêu nhau tha thiết và thề non hẹn biển. Tốt nghiệp, chàng về xin cha mẹ trầu cau cưới hỏi… nhưng bị gia đình phản đối kịch liệt vì gia đình nàng không “môn đăng hộ đối” và bắt đi cưới người con gái mà chàng không hề yêu. Chàng đã xin chuyển đến một vùng tuyến đầu lửa đạn để tìm quên… Và rồi, nàng nhận được tin báo tử của chàng từ chiến trường. Đau khổ tột cùng:

        “nàng buồn thơ thẩn chẳng còn ngồi
        trang điểm qua màu phấn
        Để phai úa đến tàn cả hương sắc
        tháng ngày luôn héo hon”

Sau đó, nàng tìm đến khu đồi thông bên bờ hồ Sương Mai (sau tình sử này được gọi là hồ Than Thở), nơi hai người xưa kia từng hò hẹn, tự vẫn chết vào ngày 15 tháng 3 năm 1956. Thuận theo nguyện vọng, gia đình đã chôn cất nàng ngay dưới khu đồi thông. Nhưng thật ra người ta đã nhầm khi báo tử, chàng không tử trận và đang trở về thăm nàng. Hay tin nàng chết, Tâm tìm đến mộ nàng vật vã khóc than, sau đó cũng tự tử chết theo để giữ trọn lời thề[6]. Trước khi chết, chàng để lại bức thư tuyệt mệnh với mong ước được yên nghỉ bên cạnh mộ nàng để hai người mãi mãi được gần nhau. Và:

        “… mộ chàng đã được ở cạnh nàng
        Như lời xưa thề ước
        Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấc
        dưới mộ sâu đất khô
        Qua bao năm rêu xanh phủ che kín…”

Hai ngôi mộ trên đồi thông.
Hai ngôi mộ trên đồi thông.

Tuy nhiên, sau năm 1975, do tuổi cao sức yếu, không thể thường xuyên lên thăm mộ con, cha mẹ chàng đã cho bốc mộ anh đưa về quê. Dù hài cốt chàng đã được dời đi nhưng cảm thương mối tình của hai người, người thân của nàng vẫn để ngôi mộ đôi. Và sau này ngôi mộ được tôn tạo khang trang lại, trở thành điểm tham quan du lịch độc đáo như hiện nay.

Nhân dịp Festival hoa Đà Lạt 2012, Ban tổ chức đã cho trồng toàn hoa tím chung quanh khu mộ.

[footer]

Người ấy (Trần Quý, tức nhạc sỹ Hồng Vân)

Chúng tôi vừa nhận được email của một người yêu nhạc xưa hỏi về bản “Người ấy” của nhạc sỹ Trần Quý. Trước hết [dongnhacxua.com] xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị xa gần. Chúng tôi cũng xin chia sẻ thật lòng đây là lần đầu tiên chúng tôi nghe nói đến bản “Người ấy” và nhạc sỹ Trần Quý.
Tìm hiểu nhiều nguồn thông tin trên internet, chúng tôi tạm đi đến kết luận Trần Quý chính là một bút hiệu khác của nhạc sỹ Hồng Vân, tác giả bản “Đồi thông hai mộ” nổi tiếng. Thông tin chúng tôi có được về nhạc sỹ quá ít. Hiện chúng ta cũng không rõ nhạc sỹ sinh sống ở đâu hay đã ra đi về nơi xa.
Qua bài viết này, [dongnhacxua.com] xin tri ân nhạc sỹ Trần Quý và mong bạn bè xa gần nếu có thêm thông tin thì cung cấp cho chúng tôi để bổ sung cho thế hệ sau.

Người ấy (Trần Quý, tức nhạc sỹ Hồng Vân). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Người ấy (Trần Quý, tức nhạc sỹ Hồng Vân). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

nguoi-ay--1--tran-quy--amnhacmiennam--dongnhacxua.com nguoi-ay--2--tran-quy--amnhacmiennam--dongnhacxua.com nguoi-ay--3--tran-quy--amnhacmiennam--dongnhacxua.com

Ảnh: thanhthuy.me
Ảnh: thanhthuy.me

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ HỒNG VÂN
(Nguồn: wikipedia.org)

hong-van-nhac-sy--wikipedia--dongnhacxua.comHồng Vân (Trần Quý) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là tác giả bài “Đồi thông hai mộ” nổi tiếng và nhiều ca khúc dành cho tầng lớp bình dân tại Sài Gòn trước 1975.

Ông tên thật là Trần Công Quý. Không rõ thân thế cũng như năm sinh và năm mất của ông. Bút danh Hồng Vân là tên thật người vợ của ông. Nhiều bài hát của ông được ký tên Hồng Vân – Trần Quý. Ngoài ra ông còn dùng một bút danh khác là Dạ Lan Thanh.

Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào Nam và sinh sống tại Đà Lạt. Khoảng thập niên 1960, ông vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề viết nhạc. Ngoài viết nhạc, ông còn mở thêm lớp nhạc Hồng Vân tại Chợ Quán do ông trực tiếp dạy nhạc lý và Trung Chỉnh luyện hát. Một số ca sĩ nổi tiếng từ lớp nhạc này gồm có Thủy Tiên, Thanh Hương, Tuyết Linh… Ngoài ra, ông còn làm trưởng ban Nhạc thời trang Đài truyền hình Việt Nam, ban nhạc Hồng Hà, và điều khiển nghệ thuật của hãng đĩa Continental.

Ông có người vợ cũng viết nhạc là Như Phy – tác giả một số bài như Hai Đứa Nghèo, Người Mang Tâm Sự, Đường Tình…

Sau 1975, không còn ai biết tung tích Hồng Vân & gia đình ở đâu.

[footer]