Thiên trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương)

Dòng Nhạc Xưa đã từng viết giới thiệu 3 bản nhạc trong trường ca “Hòn Vọng Phu” bất hủ của nhạc sỹ Lê Thương:

Giờ đây để quý vị yêu nhạc xưa có thêm tư liệu tham khảo, chúng tôi xin mạn phép gởi đến một bài viết của tác giả Cung Mi.

Núi Tô Thị. Ảnh: https://blog.mytour.vn/bai-viet/nui-to-thi.html

Nhạc Sĩ Lê Thương và thiên trường ca Hòn Vọng Phu

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-09-17)

Theo hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Lê Thương sinh năm 1913. Ông cùng với anh em nhạc sĩ Hoàng Quí, Tô Vũ (Hoàng Phú) đã thành lập một ban nhạc tại Hải Phòng từ năm 1935, chuyên đi phụ diễn cho đoàn kịch của thi sĩ-kịch tác gia tiền chiến Thế Lữ. Có thể xem Lê Thương là thế hệ đầu đàn của nền âm nhạc tiền chiến Việt Nam.

Sáng tác từ rất sớm, nhạc sĩ Lê Thương sáng tác rất nhiều thể loại ca khúc khác nhau. Đặc biệt, ông có những tác phẩm viết cho thiếu nhi cũng thuộc dạng để đời, như bài Thằng Cuội (đã nhắc đến trong bài viết chủ đề Trung Thu), Học Sinh Hành Khúc, Ông Nỉnh Ông Nang… Tuy nhiên, không một ai, kể cả tác giả, có thể phủ nhận thiên trường ca Hòn Vọng Phu là dấu ấn độc nhất vô nhị của Lê Thương trong nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.

đọc tiếp

Dã tràng ca (Trịnh Công Sơn)

‘Dã tràng ca’ hay còn gọi ‘Trường ca Tiếng hát Dã Tràng’ là một trong số ít sáng tác theo thể loại trường ca trong kho tài độ sộ 600 bản nhạc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Nhân dịp nhạc phẩm này được lưu hành trở lại, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đến người yêu nhạc tác phẩm ít được biết đến của nhạc sỹ họ Trịnh.

‘Dã tràng ca’ – tác phẩm ‘bí ẩn’ của Trịnh Công Sơn

(Nguồn: bài viết của tác giả Tiểu Vũ đăng trên motthegioi.vn ngày 2019-03-04)

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Ảnh: motthegioi.vn

Từ ngày ra đời cho đến nay, tác phẩm “Dã tràng ca” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới chỉ được trình diễn đúng một lần, vì thế xung quanh ca khúc này vẫn còn phủ một màn sương huyền thoại.

Trong danh mục hơn 600 tác phẩm âm nhạc mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác lúc sinh thời, Dã tràng ca là một tác phẩm khá bí ẩn. Cho dù đã được biết đến và công khai văn bản từ lâu, đây vẫn là một tác phẩm mà đa số công chúng chưa được biết đến, chưa từng nghe, thậm chí không có một hình dung nào về nó. Trong khi những người đã từng may mắn chứng kiến sự ra đời của tác phẩm này, thì cũng chỉ còn nhớ về Dã tràng ca một cách không đầy đủ, và có phần mơ hồ.

Đọc tiếp

Hòn Vọng Phu 3: Người Chinh Phu Trở Về

Phần 3 và cũng là phần cuối của trường ca Hòn Vọng Phu là sự trở về của người chinh phu. Với nét nhạc tài hoa và lời ca chắt lọc, nhạc sỹ Lê Thương đã lột tả được hết nỗi đau xót của người chồng, người cha khi biết tin vợ đã không còn nữa. Cũng đâu đó tiếng vó ngựa nhưng trong phần 3 không phải là sự bịn rịn và lòng quyết tâm lúc ra đi trong phần 1 mà là sự nô nức muốn đoàn tụ với gia đình của những người lính trận. Thế nhưng sự nghiệt ngã luôn là một phần không thể thiếu của bất kỳ cuộc chiến nào, từ cổ chí kim!

Hòn Vọng Phu 2: Ai Xuôi Vạn Lý

Phần 2 của trường ca Hòn Vọng Phu là nỗi mong chồng đến tuyệt vọng của người cô phụ. Tạo hóa chắc cũng cảm động trước sự hy sinh của người phụ nữ trong thời phong kiến xa xưa nên đã ban tặng cho non sông Việt Nam chúng ta nhiều tuyệt tác thiên nhiên mang tính biểu tượng cho nỗi niềm “vọng phu”. Xem thêm Wikipedia

Ở đây nhạc sỹ Lê Thương đã lồng ghép hình ảnh hòn vọng phu với dãy Trường Sơn chạy dọc đất nước và chín nhánh sông Cửu Long, vẽ nên một bức tranh hùng vỹ, gợi nhớ về một thời cha ông chúng ta đã đổ máu để gìn giữ và mở mang bờ cõi.

Hòn Vọng Phu 1: Đoàn Người Ra Đi

Nối tiếp chủ đề “Trường ca”, hôm nay chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý vị yêu nhạc xưa bản thứ nhất trong chuỗi ba bản “Hòn Vọng Phu” của cố nhạc sỹ Lê Thương (1914-1996), một trong những cây đại thụ có công khai sáng nền tân nhạc Việt Nam. Mượn hình ảnh “hòn vọng phu”, Lê Thương đã tài tình kết hợp âm nhạc ngũ cung của dân tộc với giai điệu hiện đại của tân nhạc để cho ra đời bản trường ca đầu tiên và cũng được xưng tụng là hay nhất trong nền nhạc Việt.

Trong phần 1, còn có tên “Đoàn người ra đi”, qua nét nhạc hào hùng và lời ca bi tráng, chúng ta nhưng thấy hết được hồn thiêng sông núi qua buổi xuất quân của các bậc tiền nhân.

Trường ca Hội Trùng Dương (Phạm Đình Chương) – Phần 3: Tiếng Cửu Long

Trường ca | Phạm Đình Chương || 16/08/2012 | Sài Gòn | [dongnhacxua.com] || [facebook] [googleplus]

Trong phần ba (cũng là phần kết), bối cảnh là sông Cứu Long hình thành vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trù phú. Ảnh bìa: vietstamp.net

 

Nghe Tiếng Cửu Long do Ban Hợp Ca Thăng Long (với giọng ca chính Thái Thanh và sự góp giọng của chính nhạc sỹ Phạm Đình Chương, tức ca sỹ Hoài Bắc thưở nào)

Source: NhacCuaTui.com

[footer]

Trường ca Hội Trùng Dương (Phạm Đình Chương) – Phần 2: Tiếng Sông Hương

Trường ca | Phạm Đình Chương || 04/08/2012 | Sài Gòn | [dongnhacxua.com] || [facebook] [googleplus]

Trong phần hai, bối cảnh là dòng sông Hương hiền hòa uốn quanh cố đô Huế. Ảnh bìa: vietstamp.net

Nghe Tiếng Sông Hương do Ban Hợp Ca Thăng Long (với giọng ca chính Thái Thanh và sự góp giọng của chính nhạc sỹ Phạm Đình Chương, tức ca sỹ Hoài Bắc thưở nào)

Source: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=NvOeLvfOoC

[footer]

Trường ca Hội Trùng Dương (Phạm Đình Chương) – Phần 1: Tiếng Sông Hồng

Trường ca | Phạm Đình Chương || 04/08/2012 | Sài Gòn | [dongnhacxua.com] || [facebook] [googleplus]

Nét nhạc tài hoa của nhạc sỹ Phạm Đình Chương đã để lại cho tân nhạc Việt Nam một bản trường ca đặc sắc Hội Trùng Dương lấy cảm hứng từ 3 con sông lớn tượng trưng cho 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong phần một, bối cảnh là dòng sông Hồng hình thành nên đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh bìa: vietstamp.net

Nghe Tiếng Sông Hồng do Ban Hợp Ca Thăng Long (với giọng ca chính Thái Thanh và sự góp giọng của chính nhạc sỹ Phạm Đình Chương, tức ca sỹ Hoài Bắc thưở nào)

Source: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Kg-x1xyPn3

 [footer]