Thiên trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương)

Dòng Nhạc Xưa đã từng viết giới thiệu 3 bản nhạc trong trường ca “Hòn Vọng Phu” bất hủ của nhạc sỹ Lê Thương:

Giờ đây để quý vị yêu nhạc xưa có thêm tư liệu tham khảo, chúng tôi xin mạn phép gởi đến một bài viết của tác giả Cung Mi.

Núi Tô Thị. Ảnh: https://blog.mytour.vn/bai-viet/nui-to-thi.html

Nhạc Sĩ Lê Thương và thiên trường ca Hòn Vọng Phu

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-09-17)

Theo hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Lê Thương sinh năm 1913. Ông cùng với anh em nhạc sĩ Hoàng Quí, Tô Vũ (Hoàng Phú) đã thành lập một ban nhạc tại Hải Phòng từ năm 1935, chuyên đi phụ diễn cho đoàn kịch của thi sĩ-kịch tác gia tiền chiến Thế Lữ. Có thể xem Lê Thương là thế hệ đầu đàn của nền âm nhạc tiền chiến Việt Nam.

Sáng tác từ rất sớm, nhạc sĩ Lê Thương sáng tác rất nhiều thể loại ca khúc khác nhau. Đặc biệt, ông có những tác phẩm viết cho thiếu nhi cũng thuộc dạng để đời, như bài Thằng Cuội (đã nhắc đến trong bài viết chủ đề Trung Thu), Học Sinh Hành Khúc, Ông Nỉnh Ông Nang… Tuy nhiên, không một ai, kể cả tác giả, có thể phủ nhận thiên trường ca Hòn Vọng Phu là dấu ấn độc nhất vô nhị của Lê Thương trong nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.

đọc tiếp

Truyện Ca: Lan & Điệp 4 (Hamlet Trương)

Người yêu nhạc đã quá quen thuộc với chùm 3 ca khúc nổi tiếng của nhóm Lê Minh Bằng về câu chuyện cảm động của Lan & Điệp. Gần đây nhạc sỹ trẻ Hamlet Trương đã tiếp nối niềm cảm hứng với tác phẩm ‘Tắt Lửa Lòng’ của nhà văn Nguyễn Công Hoan bằng một sáng tác mới và cũng là phần 4 của ‘Truyện tình Lan & Điệp’. Dòng Nhạc Xưa mời quý vị thưởng thức.

Xem thêm: https://thegioidienanh.vn/hamlet-truong-tu-tin-hat-lan-va-diep-4-tai-tinh-bolero-2019-34663.html

Nhạc sỹ Hamlet Truong trình bày chính sáng tác của mình trong chương trình ‘Tình Bolero 2019’.

Nhạc sĩ Hamlet Trương kể: “Lúc sáng tác bài này, mình chỉ tư duy đơn giản rằng, ca khúc đầu tiên trong thể loại Bolero nên mình phải chọn chủ đề đã quen với tất cả mọi người. Không ngờ sau này, chính ‘Lan và Điệp 4’ đã chắp cánh cho Hamlet Trương rất nhiều. Mình vui không chỉ cho danh tiếng bản thân mình, mà vì Lan và Điệp 4 tự thân bài hát còn nhận được sự yêu thương từ mọi người. Mình vui vì điều đó hơn cả vui cho mình”.

Truyện tình Lan và Điệp 3

Dòng Nhạc Xưa giới thiệu tiếp phần 3 và cũng là phần cuối trong chuỗi ca khúc “Truyện tình Lan và Điệp” mà nhóm Lê Minh Bằng đã cảm tác từ tác phẩm văn học “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

Truyện tình Lan và Điệp, phần 3. Ảnh: VietStamp.net

Đôi nét về tác phẩm “Tắt lửa lòng”

(Nguồn: wikipedia)

Tắt lửa lòng là một tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, giới thiệu lần đầu tiên năm 1933. Tác phẩm này nhanh chóng trở nên phổ biến, và rất nhiều người chuyển thể thành vở kịch, bản nhạc khác nhau.

Soạn giả Trần Hữu Trang đã biên kịch lại và chuyển thể lại thành vở cải lương “Lan và Điệp” năm 1936. Và cái tên “Lan và Điệp” trở thành huyền thoại từ đó, thậm chí nó còn nổi tiếng hơn cả tên tác phẩm Tắt lửa lòng.

Truyện tình Lan và Điệp 2 (Lê Minh Bằng)

Tiếp nối câu chuyện về “Truyện tình Lan và Điệp 1“, Dòng Nhạc Xưa xin gởi đến người yêu nhạc phần 2 và vài thông tin bên lề.

Truyện tình Lan và Điệp 2. Ảnh: vietstamp.net

Sức sống mãnh liệt của “Chuyện tình Lan và Điệp”

(Nguồn: bài viết của tác giả Phạm Thái Bình đăng trên cand.com.com ngày 2015-12-22)

Chuyện tình Lan và Điệp được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, qua tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan, một trong những người đặt nền móng cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Câu chuyện nói về một mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của cô gái tên Lan và chàng trai tên Điệp.

Truyện Tình Lan Và Điệp 1 & Kỷ niệm với Anh Bằng

Dòng Nhạc Xưa đã đôi lần tôn vinh tài phổ thơ của nhóm Lê Minh Bằng nói chung và nhạc sỹ Anh Bằng nói riêng. Thế nhưng đạt đến đỉnh cao nghệ thuật với việc đưa một tiểu thuyết thành một nhạc phẩm bất hủ như trường hợp ‘Truyện tình Lan & Điệp” thì có lẽ là một hượng tượng độc nhất vô nhị trong tân nhạc Việt Nam. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Trần Chí Phúc để người yêu nhạc hiểu rõ hơn về Anh Bằng cùng nhóm Lê Minh Bằng huyền thoại.

Ảnh: amnhacmiennam.blogspot.com

Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng – Chuyện Tình Lan Và Điệp 1

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-11-19)

Đi ngược thời gian một chút, lúc còn học lớp tiếp liên – lớp luyện thi vào đệ thất trường công lập; tôi là trưởng ban văn nghệ, sang lớp con gái dự tiệc liên hoan cuối năm, hát bản Chuyện Tình Lan Và Điệp 1 sai mấy chữ bị chọc quê, nhớ mãi.

Lúc đó khoảng thập niên 60, ba bản Chuyện Tình Lan Và Điệp 1, 2, 3 của Mạc Phong Linh Mai Thiết Lĩnh rất ăn khách, tên tác giả nghe ngồ ngộ giống như trong truyện kiếm hiệp Tầu.

Hòn Vọng Phu 3: Người Chinh Phu Trở Về

Phần 3 và cũng là phần cuối của trường ca Hòn Vọng Phu là sự trở về của người chinh phu. Với nét nhạc tài hoa và lời ca chắt lọc, nhạc sỹ Lê Thương đã lột tả được hết nỗi đau xót của người chồng, người cha khi biết tin vợ đã không còn nữa. Cũng đâu đó tiếng vó ngựa nhưng trong phần 3 không phải là sự bịn rịn và lòng quyết tâm lúc ra đi trong phần 1 mà là sự nô nức muốn đoàn tụ với gia đình của những người lính trận. Thế nhưng sự nghiệt ngã luôn là một phần không thể thiếu của bất kỳ cuộc chiến nào, từ cổ chí kim!

Hòn Vọng Phu 2: Ai Xuôi Vạn Lý

Phần 2 của trường ca Hòn Vọng Phu là nỗi mong chồng đến tuyệt vọng của người cô phụ. Tạo hóa chắc cũng cảm động trước sự hy sinh của người phụ nữ trong thời phong kiến xa xưa nên đã ban tặng cho non sông Việt Nam chúng ta nhiều tuyệt tác thiên nhiên mang tính biểu tượng cho nỗi niềm “vọng phu”. Xem thêm Wikipedia

Ở đây nhạc sỹ Lê Thương đã lồng ghép hình ảnh hòn vọng phu với dãy Trường Sơn chạy dọc đất nước và chín nhánh sông Cửu Long, vẽ nên một bức tranh hùng vỹ, gợi nhớ về một thời cha ông chúng ta đã đổ máu để gìn giữ và mở mang bờ cõi.

Hòn Vọng Phu 1: Đoàn Người Ra Đi

Nối tiếp chủ đề “Trường ca”, hôm nay chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý vị yêu nhạc xưa bản thứ nhất trong chuỗi ba bản “Hòn Vọng Phu” của cố nhạc sỹ Lê Thương (1914-1996), một trong những cây đại thụ có công khai sáng nền tân nhạc Việt Nam. Mượn hình ảnh “hòn vọng phu”, Lê Thương đã tài tình kết hợp âm nhạc ngũ cung của dân tộc với giai điệu hiện đại của tân nhạc để cho ra đời bản trường ca đầu tiên và cũng được xưng tụng là hay nhất trong nền nhạc Việt.

Trong phần 1, còn có tên “Đoàn người ra đi”, qua nét nhạc hào hùng và lời ca bi tráng, chúng ta nhưng thấy hết được hồn thiêng sông núi qua buổi xuất quân của các bậc tiền nhân.