Tạ ơn (Trịnh Công Sơn): Tạ ơn Người, tạ ơn Đời

Cuộc sống càng ngày càng hiện đại, con người càng ngày tạo dựng ra nhiều của cải cho xã hội, nhiều phương tiện để đời sống được nâng cao hơn. Đó là điều rất đáng hoan nghênh! Thế nhưng mặt trái của nó là con người càng lúc càng bận rộn và tận dụng tối đa thời gian để hưởng thụ, đến nỗi chúng ta không còn thời gian để lắng đọng tâm hồn, để nghe được những giai điệu thiết tha của cuộc sống, để thấy những mảnh đời tả tơi cần sẻ chia và nhất là để “tạ ơn Người, tạ ơn Đời” đã cho ta “tình sáng ngời như sao xuống từ Trời”. Trong tâm tình đó, hôm nay [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu nhạc phẩm “Tạ ơn” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, sáng tác năm 1964.

Tạ ơn (Trịnh Công Sơn). Ảnh: tcs-home.org
Tạ ơn (Trịnh Công Sơn). Ảnh: tcs-home.org

ta-on--2--trinh-cong-son--tcs-home.org--dongnhacxua.com

TẢM MẠN VỀ BÁI HÁT “TẠ ƠN” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Hoàng đăng trên AmNhac.fm )

Nguyễn Hoàng
30.9.2011

Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh. Ảnh: AmNhac.fm
Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh. Ảnh: AmNhac.fm

Mấy hôm nay trời Huế chuyển mùa và cũng bị ảnh hưởng các cơn bão xa. Dọc theo các con đường Lê Lợi, Hùng Vương,… những cây muối loang lổ màu đỏ của đám lá già giữa vùng lá xanh; những cây điệp (lim sét) thì lá đổi màu “bỗng vàng, bỗng xanh” rồi “lá úa rơi mù” làm cho ca từ của một số bài hát của họ Trịnh quay về trong ký ức.

Bẵng khá nhiều năm sau khi bước qua thời tuổi trẻ, tôi không nghe nhạc Trịnh (cũng như một số nhạc phẩm khác ở miền nam do không có phương tiện nghe nhìn). Mãi cho đến lúc sắm được một máy cassette player mono hiệu Philips, tôi bắt đầu săn lùng nhạc để nghe. Chuyện ấy đã diễn ra cách đây gần một phần tư thế kỷ.

Không phải như thời nay, các thiết bị nghe nhìn, lưu trữ vô cùng phong phú. Ngày ấy, ở một tỉnh nhỏ không có nhiều tiệm thu băng nhạc, số băng cũ lưu lại không nhiều, các băng nhạc hải ngoại chưa được phép mang về nên tìm được, nghe lại được bài gì đôi lúc là nhờ sự chịu khó của mình cũng như tình cờ mà có được.

Các bản nhạc phổ biến của họ Trịnh tôi được nghe lại từ băng Sơn Ca 7 với Tình nhớ, Tình sầu, Nắng thủy tinh, Hạ trắng,…. Riêng bài Tạ ơn của Trịnh thì nghe từ một băng tổng hợp các bài hát của nhiều nhạc sĩ. Tôi không rõ ấy là băng gốc hay ngươi ta đã sao chép, ghép nối từ những băng khác nhau.

Tạ ơn” không phải là bài tôi thích nhất hoặc thường nghe nhưng về sau đôi lúc tình cờ thoáng nghe, giọng ca Khánh Ly đưa tôi vào một tâm trạng “sắc sắc không không”, khó diễn đạt thành lời. Trạng thái “tâm viên, ý mã” ấy cứ lang thang, trộn lẫn chuyện xưa, chuyện nay chuyện hư, chuyện thực trong chốc lát thư giãn nào đó.

Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, ta ơn ai đã đưa em về chốn này, tôi xây mãi cuộc vui.
Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi còn thấy những ngày ngồi mơ ước cùng người.

Bản nhạc được viết theo cung La trưởng, phối trí kiểu A-B-A, giai điệu nhẹ nhàng, chầm chậm, không có kỹ thuật phức tạp. Chỉ cần dùng các dây số 2 đến số 5 trên cây đàn guitar là đủ để chơi trọn vẹn bản nhạc cho nên hầu như giọng ai cũng hát được nhưng để hát hay, có hồn và chọn đúng cách hòa âm phối khí cho phù hợp thì có vẻ rất khó vì thấy không có nhiều ca sĩ hát. Ngoài ra tôi không thỏa mãn với phần nhạc đệm hiện nay so với lần tôi đã nghe.

Có thể TCS viết ca khúc này dành cho một người tình nhỏ đã đi qua trong cuộc đời của ông ấy với những gì còn đọng lại là nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng nào cấm ai liên tưởng đến “em” cũng là một công việc, một “sự nghiệp” một vật thân thương nào đó trong một chặng đời của mình. Công việc ấy đôi lúc là niềm vui, hứng khởi, có khi là nhàm chán nhưng là một thực thể tồn tại và gắn bó với mình nên khi đi qua rồi, lòng vẫn đọng chút nuối tiếc mơ hồ và tư thế thì chưa sẵn sàng chờ đón cái mới đến.

Nếu đoạn đầu như là lời nói xã giao, đưa đẩy lịch sự khi người ta giã từ hay ngoảnh mặt làm ngơ thì sang đoạn giữa, nhạc điệu và ca từ chuyển đổi sang độc thoại một cách thâm trầm, sâu lắng:

Ôi mênh mông tháng ngày tháng vắng em,
Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh.
Em ra đi như thoáng gió thầm,
để lại đây thành phố không hồn.
Qua con sông nhớ người đã xa,
Thành phố vẫn nắng vàng, vẫn mưa.
Cây sang Thu lá úa rơi mù,
Chuyện ngày xưa heo hút trong mơ.

Là lời của một người đối diện với nỗi cô đơn, hồi tưởng những vui buồn, những điều đã chiêm nghiệm, đã trải qua. Không oán trách, không chua xót ngậm ngùi mà chỉ là thoáng chút bơ vơ nhưng cũng không mong sự tái hợp. Những gì đến thì phải đến, đi thì đi, dòng đời là một chuỗi sự kiện ngẫu nhiên và tất định nối tiếp nhau.

Khi “em” đã rời xa, để lại đây những con đường, những giòng sông, hàng cây, có nắng vàng, có mưa rơi. Tất cả đều trở thành ký ức, giấc mơ như nước tuôn từ suối nguồn ra biển cả; muốn trở về lại ngày xưa ấy thì chỉ còn cách hóa kiếp bốc hơi biến thành cơn mưa rào mà thôi.

Khi nghe/hát bài này, ta cảm một nỗi niềm cô đơn dâng lên, cô đơn nhưng không tuyệt vọng, không buồn tủi vì nó là quy luật. Thì thầm với “em”, với người “tình xa” chỉ nhằm giải tỏa ẩn ức của những khoảng khắc cuộc đời trong lúc đồng hành với “kiếp sống lẻ loi”.

Rồi tỉnh táo lại, lời cám ơn sau cùng càng lịch sự và khách sáo nhiều hơn và cũng hiện thực hơn:

Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, ta ơn ai đã cho tôi còn những ngày quên kiếp sống lẻ loi.

Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, ta ơn ai đã cho tôi tình sáng ngời như sao xuống từ trời.
…..
Những lúc “thu mình” lại, tôi nghe bài này với giọng Khánh Ly ở một khoảng cách xa xa, thoang thoảng mới thật là thấm.

Có phải em, mùa thu Hà Nội (Trần Quang Lộc – Tô Như Châu)

Đầu những năm 1990, [dongnhacxua.com] đã nghe qua ‘Có phải em, mùa thu Hà Nội’ qua giọng hát Thu Phương và Hồng Nhung. Ngày đó, cùng với ‘Hà Nội, đêm trở gió’  hay ‘Hà Nội mùa vắng những cơn mưa’ … đã làm nên một làn sóng mới thật trẻ trung và đậm chất nghệ thuật về dòng nhạc trẻ nói chung và dòng nhạc về Hà Nội nói riêng. Thế nhưng xung quanh bản ‘Có phải em, mùa thu Hà Nội’ có nhiều điều thú vị mà hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu với quý vị.

MỘT CHÚT CÓP NHẶT VỀ ‘CÓ PHẢI EM MÙA THU HÀ NỘI’
(Nguồn: tác giả Hoan Do đăng trên hoandesign.blogspot.com)

co-phai-em-mua-thu-ha-noi--dongnhacxua.com

Những điều tôi viết dưới đây thực ra cũng chẳng phải là những điều tôi thực sự viết. Hay nói cách khác, nó là một dạng đạo lại những bài viết tôi vừa tìm đọc được và bạn có thể tìm thấy chúng ở những đường dẫn ở cuối cái cập nhật trạng thái dài lê thê này.

Đầu tháng tám, thấy nhiều người nhắc lại câu hát này. Tôi cũng định vậy nhưng lại thôi vì không muốn bỗng dưng trở thành kẻ bắt chước.

“Tháng tám mùa thu, lá khởi vàng chưa nhỉ?”

Nghe ‘Có phải em mùa thu Hà Nội’ qua giọng của Hồng Nhung hay nhiều ca sĩ khác, tôi vẫn nhầm lẫn một từ rất quan trọng trong câu hát, “khởi vàng” thành “rơi vàng”. Nhà thơ Tô Như Châu khi viết bài thơ này đầu năm 1970, cũng chính vào những ngày tháng tám. Hè vừa qua, thu mới chớm. Sự thay đổi của tiết trời lúc ấy chỉ đủ khiến những chiếc lá trên những tán cây đổ sang màu vàng óng. Vì lẽ ấy, ông mới dùng chữ “khởi” – bắt đầu, chứ không phải “rơi”.

Trong bài thơ còn có câu: “Lệ mừng gặp nhau ngàn phím dương cầm”. Có lẽ chẳng phải ngẫu nhiên Tô Như Châu đưa tiếng đàn piano vào một ca khúc trữ tình mà rất đỗi hào hùng như vậy. Có giai thoại kể rằng giữa lúc bom đạn chiến tranh, thi sĩ khi ấy ở Đà Nẵng tình cờ gặp được một thiếu nữ Hà Nội xóa tóc thề bên chiếc đàn dương cầm. Rồi chính vẻ đẹp của cô gái, của tiếng đàn thánh thót đã khơi dậy những trang sử hào hùng của “hồn Trưng Vương sông Hát” hay “Quang Trung vó ngựa biên thùy”. Tôi thì vẫn ngờ ngợ về tính xác thực của giai thoại này. Nhưng cũng có thể tại tâm hồn thô kệch của tôi chẳng bao giờ nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc đến thế, và vậy nên khó mà đặt mình vào tâm hồn của một thi sĩ.

Một câu chuyện khác cũng khá đặc biệt về bài thơ sau khi nhạc sĩ Trần Quang Lộc phổ nhạc cho nó vào năm 1972. Bài hát đã có mặt trong một băng nhạc miền Nam nhưng phải đến đầu những năm 90 mới bắt đầu trở nên phổ biến qua giọng hát của Hồng Nhung, Thu Phương. Cũng khi ấy, Tô Như Châu bắt đầu công việc phát báo trên chiếc xe đạp cũ kĩ của mình. Bài hát được phổ thơ ông giờ được phát đi phát lại trên phố, tạo niềm cảm hứng để ông sáng tác bài thơ “Đi bỏ báo nghe thơ phổ nhạc” với những câu thơ rất thú vị:

“Có phải em Mùa thu Hà Nội
Mùa thu trong veo mùa thu tuyệt vời
Sống đẹp âm thầm và khát vọng
Bỏ báo đọc thơ nghe nhạc đã đời”

Nhưng niềm vui sướng của Tô Như Châu bỗng quay ngoắt 180 độ khi ông phát hiện ra ca khúc được Trần Quang Lộc phổ nhạc gần như không hề có thông tin tên tác giả bài thơ gốc. Trần Quang Lộc ban đầu lấp liếm, giả vờ như không biết Tô Như Châu là ai. Nhưng rồi với những bằng chứng xác đáng, cuối cùng cái tên Tô Như Châu cũng được ở vị trí xứng đáng của nó. Tuy nhiên thật buồn vì ông không được nhận nhuận bút bản quyền như đã hứa cho tới tận lúc qua đời vì bạo bệnh năm 2002.

Tuy vậy, đó vẫn chưa phải là điều bất ngờ nhất. Tô Như Châu lẫn Trần Quang Lộc, hai con người sinh ra tại mảnh đất miền Trung Đà Nẵng và Quảng Trị, lại chưa từng có dịp đặt chân tới Hà Nội khi tạo ra bài thơ và ca khúc bất hủ này, cho tới tận bây giờ.

http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=2691
http://www.anninhthudo.vn/Loi-song/La-khoi-vang-chua-nhi/412623.antd
http://quannhac.net/tan-man/thang-tam-mua-thu
Posted 7th August 2012 by Hoan Do

THÁNG TÁM MÙA THU, LÁ KHỞI VÀNG CHƯA NHỈ?
(Nguồn: nhạc sỹ Phạm Anh Dũng)

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sáng tác nhiều. Trong số đó, nổi tiếng là Về Đây Nghe Em và Có Phải Em Là Mùa Thu Hà Nội. 
Trước 1975, Trần Quang Lộc nổi tiếng với nhạc phẩm Về Đây Nghe Em bài nhạc phổ thơ Anh Khuê: 

Về đây nghe em 
Về đây nghe em 
Về đây mặc áo the đi guốc mộc 
Kể chuyện tình bằng lời ca dao 
Kể chuyện tình bằng lời ngô khoai 
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới 
Và về đây nghe lại tiếng nói thơ ấu khúc hát ban đầu… 

CD Đêm Màu Hồng của danh ca Thái Thanh do Diễm Xưa phát hành có bản Về Đây Nghe Em do Thái Thanh, Ý Lan và Quỳnh Dao (tức là Quỳnh Hương về sau này) hợp ca. CD hay, bài hát hay nhưng bìa CD có một sơ suất nhỏ, đề sai tên tác giả thành ra là Lê Quang Lộc. Và không thấy có ghi tên thi sĩ. 

Nhạc phẩm Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội (thơ Tô Như Châu, nhạc Trần Quang Lộc) thấy lưu hành sau 1975. Bài này có Hồng Nhung đã hát trong CD Chiều Phủ Tây Hồ, do trung tâm nhạc Mưa Hồng phát hành. Bìa CD có tên Trần Quang Lộc là tác giả nhưng cũng không thấy nhắc đến tên thi sĩ Tô Như Châu. 

Đoạn đầu của Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội, nhạc nằm trong âm giai Trưởng, nhạc và lời rất quyến rũ: 

Tháng tám mùa thu, lá rơi vàng chưa nhỉ 
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm 
Có phải em là mùa thu Hà Nội 
Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm 
Có phải em mùa thu xưa 

Đoạn 2, nhạc cũng gần giống hệt như đoạn đầu, ngoại trừ mấy chữ cuối: 

Có bóng mùa thu thức ta lòng son muộn 
Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn 
Có phải em là mùa thu Hà Nội 
Ngày sang thu anh lót lá em nằm 
Bên trời xa sương tóc bay 

Câu “Ngày sang thu anh lót lá em nằm” nghe thật là giản dị nhưng đầm thắm. 

Sang đoạn thứ 3 là đoạn điệp khúc, hai câu đầu, vẫn ở hợp âm trưởng: 

Thôi thì có em đời ta hy vọng 
Thôi thì có em sương khói môi mềm 
Và sau đó, nhạc chuyển sang âm giai Thứ, buồn hơn: 
Có phải em là mùa thu Hà Nội 
Nghe đâu đây lá úa và mi xanh 
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát 

Có một điểm nhiều người cho hơi lạ là ở khi bản nhạc lên đến cực điểm cao vút: “Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát”. Họ không hiểu ở đây tác giả muốn nói gì vì Hai Bà Trưng tự vẫn ở sông Hát thuộc tỉnh Sơn Tây thì có liên hệ gì đến mùa Thu Hà Nội! 

Lý do có lẽ như sau: 
Hai Bà Trưng nhảy xuống dòng sông Hát tự vận, tại tỉnh Sơn Tây. Sông Hát là giòng nước thượng lưu của sông Hồng (sông Nhị). Hồ Hoàn Kiếm và hồ Tây tại Hà Nội ngày xưa đều có nguồn từ Hồng Hà. 

Đoạn thứ 4 là đoạn kết nhạc lại trở về âm giai trưởng giống như đoạn 1 và 2: 

Có chắc mùa Thu lá rơi vàng tiếng gọi 
Lệ mừng gặp nhau xôn xao phím dương cầm 
Có phải em là mùa Thu Hà Nội 
Nghìn năm sau ta níu bóng quay về 
Ôi mùa Thu của ước mơ 

Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội phải nói là một bài nhạc haỵ 

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. CD Đêm Màu Hồng, Thái Thanh Hải Ngoại 3, Diểm Xưa 16 (714)540-7537 ở Hoa Kỳ. 
2. CD Chiều Phủ Tây Hồ, Mưa Hồng 342 (714)531-7692 ở Hoa Kỳ, Kim Nga 01-45-829045 ở Pháp. 

Phạm Anh Dũng 
Santa Maria, California USA

BÀI THƠ ‘CÓ PHẢI EM, MÙA THU HÀ NỘI’ CỦA TÔ NHƯ CHÂU?
(Nguồn: ThiVien.net)

Tháng 11-2000 Tô Như Châu từ Đà Nẵng có gửi tặng NK tập thơ “Có phải em mùa thu Hà Nội” nxb Đà Nẵng – 1998 gồm 36 bài. Tô Như Châu (Đặng Hữu Có) sinh 1934, quê An Hải, Sơn Trà, Đà Nẵng – cư trú ở 136 Trần Phú-TP Đà Nẵng, dt.3897798; Hội Viên Hội VHNT Đà Nẵng. Nhà anh ở bên kia Sông Hàn. Năm 2000,tuy đã tren 60 xuân Thi sĩ vẫn cưỡi chiếc Honda 67 màu Bordeaux đã cũ vù vù đi “bỏ báo” kiếm cơm”: anh con ngựa già chưa mỏi vó / vẫn thênh thang bược nhẹ quanh đời / đi tung bờm tóc gió / quẳng gánh hương xa lên tiếng gọi mời / em cầu vồng bao nhiêu sắc / tháng giêng hồng rất mỏng rất mênh mông”. 

Bài thơ”Có phải em mùa thu Hà Nội” anh viết vào tháng 8-1970,lúc Đà nẵng còn bời bời bom lửa chiến tranh,tình cờ anh gặp một cô gái Hà Nội chính gốc. Qua vài lần tiếp xúc & thưởng thức tiếng dương cầm thánh thót từ bàn tay trắng trẻo nuột nà mềm mại như thiên thần, lời nói dịu dàng như gió thoàng của Nàng, bỗng dưng đánh thức dậy trong lòng thi sĩ cả lịch sử hào khí của ông cha , của hồn Trưng Vương sông Hát Giang. Và thế là bài thơ ra đời…Bài thơ được Nhạc sĩ Trần Quang Lộc phổ nhạc năm 1972, sau này được các Ca sĩ Hồng Nhung, Thu Phương hát trở nên nổi tiếng. Nhạc Sĩ đươc giải thưởng, nhưng tên người sáng tác “lời”(thơ)thì bị “quên” một cách hữu ý ? Công luận (báo chí & dư luạn xã hội) đã nói về sự bội bạc của người bạn một thời bên xóm chài nhỏ ven bờ sông Hàn cùng anh ! 
 
Bài thơ nguyên tác như sau : 
 
      CÓ PHẢI EM 
      MÙA THU HÀ NỘI 
Tháng tám mùa thu 
Lá khởi vàng em nhỉ 
Từ độ người đi 
thương nhớ âm thầm 

Chiều vào thu nghe lời ru gió 
Nắng vàng lơ lửng ngoài hiên 
Mắt nai đen mùa thu Hà Nội 
Nghe lòng ấm lại tuổi phong sương 

May mà có em cho đường phố vui 
May còn chút em trang sức sông Hồng 
Một sáng vào thu bềnh bồng hương cốm 
Đường Cổ Ngư xưa bắt bước phiêu bồng 

thôi thì có em đời ta hy vọng 
Thôi thì có em sương khói môi mềm 
Có phải em mùa thu Hà Nội 
Nghe đâu đây lá ướt và mi xanh 
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát 
Lững thững Hồ Tây một dáng Kiều 
Có phải em mùa thu Hà Nội 
Nghìn năm sau níu bóng quay về 

Phải nơi đây miền Thanh Nghệ Tĩnh 
Phải nơi đây Hồng Lĩnh-Ba vì 
Phải nơi đây núi Nùng sông Nhị 
Lớn đậy con người đất Tổ Hùng Vương 
Anh sẽ đi 
Cả nước Việt Nam yêu dấu 
Đẹp quê hương gặp lại tình người 
Bước nhỏ long lanh hồn nghệ sĩ 
Mơ Quang Trung vó ngựa biên thuỳ 
Ngày anh đi 
Nhất định phải có em 
đường cỏ thơm giong ruổi 
Sẽ ghé lại Thăng Long 
thăm Hoàng Thành- Văn Miếu 
chắc rêu phong đã in dấu bao ngày 

Đã nghe 
bập bùng trống trận 
Ngày chiến thắng Điện Biên 
Sáng hồn lửa thiêng 
Xuôi quân về giữ quê hương 
Hôm nay mùa thu 
Gió về là lạ 
Bỗng xôn xao con tim lời lá 
Bỗng xôn xao rơi vàng tiếng gọi 
Lệ mừng gặp nhau ngàn phím dương cầm 
Có phải em mùa thu Hà Nội 
Ngày sang thu lót lá em nằm 
Bên trời xa sương tóc bay 
Hà Nội ơi em có hay 
Quê hương thần thoại hiển linh hồn sông núi 
Nắng thu muôn màu rực rỡ trong hồn anh. 
 
       Đà Nẵng,tháng 8-1970.Tô Như Châu 

[footer]

Mưa đêm tỉnh nhỏ (Hà Phương – Anh Việt Thanh)

Tiếp nối dòng nhạc Hà Phương, [dongnhacxua.com] trân trọng giới thiệu bản ‘Mưa đêm tỉnh nhỏ’ mà nhạc sỹ cùng sáng tác chung với nhạc sỹ Anh Việt Thanh. Bản này, cùng với ‘Mùa mưa đi qua’ đã gắn liền tên tuổi của Hà Phương (tức Du Uyên) với những cơn mưa buồn, như chính tâm sự của ông: “Tình yêu đầu đời là những kỷ niệm sâu sắc. Đó là những đêm trên sân khấu tôi đệm đàn cho nàng hát tình khúc do tôi sáng tác. Sau đó, hai đứa dìu nhau dưới những đêm mưa buồn nơi tỉnh lẻ, ánh đèn mờ ảo, phố vắng thưa người… Ôi nhớ sao là nhớ!”.

Mưa đêm tỉnh nhỏ (Hà Phương - Anh Việt Thanh). Ảnh: QuanNhacVang.com
Mưa đêm tỉnh nhỏ (Hà Phương – Anh Việt Thanh). Ảnh: QuanNhacVang.com

mua-dem-tinh-nho--1--ha-phuong--anh-viet-thanh--quannhacvang.com--dongnhacxua.com  mua-dem-tinh-nho--2--ha-phuong--anh-viet-thanh--quannhacvang.com--dongnhacxua.com

Mưa đêm tỉnh nhỏ (Hà Phương - Anh Việt Thanh). Ảnh: QuanNhacVang.com

HÀ PHƯƠNG: NHẠC SỸ CỦA MIỆT VƯỜN NAM BỘ
(Nguồn: tác giả Trương Trọng Nghĩa đăng trên TienGiang.gov.vn)

Nhạc sỹ Hà Phương. Ảnh: TienGiang.gov.vn
Nhạc sỹ Hà Phương. Ảnh: TienGiang.gov.vn

Con hẻm ngoằn nghèo dưới chân Cầu Đỏ nằm trên Quốc lộ 60 (phường 6, thành phố Mỹ Tho) dẫn tôi vào một khu vườn nhỏ yên tĩnh, mát mẻ và trong lành. Ở đó, có một nhạc sĩ nhiều năm qua vẫn âm thầm sáng tác những ca khúc viết về quê hương, đất nước mang đậm âm hưởng dân ca Nam bộ. Đó chính là nhạc sĩ Hà Phương – tác giả của ca khúc “Bông điên điển” từng làm rung động biết bao trái tim, đặc biệt là với những người con xa xứ.

Nhạc sĩ Hà Phương tên thật là Dương Văn Lắm. Ông sinh năm 1938 tại xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang. Sinh ra trong một gia đình không có truyền thống hoạt động văn học nghệ thuật nhưng chính niềm đam mê là động lực mạnh mẽ giúp ông tìm đến với âm nhạc. Ca khúc đầu tay mang tên “Đường khuya” được nhạc sĩ Hà Phương viết năm ông 19 tuổi, bằng điệu tango nhẹ nhàng, chất chứa một nỗi buồn man mác: Đường về đêm nay buồn vắng, lạnh lùng cô đơn một bóng, nghe mưa buốt trong tâm hồn. Đường về không quen một bóng, tìm về trong hơi lửa ấm, thương ai nhớ ai vẫn còn… Chẳng rõ chàng thanh niên trẻ Dương Văn Lắm khi đó, vốn đã mang trong mình một trái tim đa sầu đa cảm hay sớm vận vào mình cái buồn của người nghệ sĩ mà đã viết lên những dòng nhạc đầy tâm trạng đến thế. Đường mưa rơi lạnh buốt, ngại ngùng chân ai nhịp bước mưa ơi thấu chăng nỗi buồn. Đường về khuya thêm lạnh giá, chuyện tình xưa chưa mờ xóa. Tâm tư gởi trao một người ấm lòng nhau tiếng cười.

Ngay từ sáng tác đầu tay, ông đã chọn cho mình bút danh Hà Phương. Cái tên ấy không gắn liền với những kỷ niệm nào đó mà là ước mơ được tung hoành rài đây mai đó, hà phương hà xứ cho thỏa chí tang bồng. Mà xem ra cuộc đời của ông cũng lắm phen sóng gió, nhiều lần phiêu bạt thật. Năm 07 tuổi, từ vùng quê nghèo khó, ông đã phải theo gia đình đến Mỹ Tho sinh sống. Và rồi ông đã trải qua thời thanh niên nơi Sài Gòn hoa lệ. Có lúc ông dạy nhạc ở Long An, đôi khi lại về Bến Tre – quê hương người bạn đời của ông, hay lang thang khắp nơi chỗ vài tháng, chỗ đôi năm để rồi hiện nay ông đã về xây nhà sống hẳn tại Mỹ Tho. Có lẽ nhờ đi nhiều nơi, gặp nhiều người nên ca khúc của ông hết sức sinh động, giàu hình ảnh và luôn phập phồng hơi thở cuộc sống.

Ông viết không nhiều nhưng khá chắc tay. Hơn 30 năm sáng tác nhạc, ông chỉ trình làng khoảng trên dưới 80 ca khúc. Phần lớn ca khúc của ông viết về đề tài tình yêu, số còn lại viết về vẻ đẹp con người và vùng đất Nam bộ.

Nhiều ca khúc trữ tình mang đậm âm hưởng dân ca của ông đã được các thế hệ thanh niên đón nhận và yêu thích như: Bông điên điển, Em về miệt thứ, Hương rừng Cà Mau… Ông tâm sự: “Từ những cánh đồng lúa mênh mông, từ dòng sông, bến nước – tôi bước chân vào đời với hành trang là tiếng ru ca dao ngọt ngào, sáu câu vọng cổ, nói thơ Bạc Liêu, điệu lý, câu hò thấm đẫm lòng tôi. Đó là những gì làm cho ca khúc quê hương trữ tình mang đậm sắc thái, âm hưởng dân ca của người đất phương Nam…” Trong ca khúc của mình, ông khéo léo đưa vào nhiều câu ca dao, nhiều câu thành ngữ khiến nó trở nên gần gũi, dễ nhớ và giàu tính biểu cảm. Cho đến nay, ông vẫn là một trong số ít những nhạc sĩ gặt hái được nhiều thành công khi khai thác mảng này.

Tình yêu trong nhạc của Hà Phương thường được ông diễn tả ở những cung bậc trong sáng, mộc mạc, đôi lúc trĩu nặng nỗi buồn nhưng không sa vào bế tắc, bi lụy. Trong bài “Con sông tình yêu” ông viết: Anh ở bên này sông nhà em bên bờ đó, hai đứa ngó mặt nhau. Bờ dừa nhớ hàng cau, lao xao chiều qua ngõ, cùng chung những chuyến đò. Ngày ngày qua sông tóc bềnh bồng theo gió, em có biết có hay anh ngất ngây say áo màu bà ba trắng rung rinh vờn hoa nắng nhẹ hôn gót chân son”. Hay như: Anh dìu em về, đường về nhà em qua phiến lá xanh xao. Con đường buồn heo hút mắt em sâu. Mưa nhạt mưa nhòa, mưa đổ mưa ngâu. (bài “Mùa mưa đi qua”).

Điều đặc biệt là có rất nhiều cơn mưa và nhiều loài hoa dân dã đã đi vào nhạc của ông, chẳng hạn như: Mùa mưa đi qua, Mưa qua phố vắng, Tình trong mưa, Mưa trên cuộc tình, Chiều mưa qua sông… và rồi: Bông lục bình, Bông điên điển, Dưới giàn hoa giấy, Hai sắc hoa tigôn, Bông mua tím,… Chính vì thế mà có người đã gọi ông là Nhạc sĩ của mưa và hoa. Rất nhiều tác phẩm đã viết về những cơn mưa nhưng đã có ai nỗi cô đơn trống vắng trong một đêm mưa gió nơi tỉnh nhỏ: Trời đổ mưa cho phố vắng mênh mông, khơi lòng cao nỗi nhớ. Trời làm mưa cho ướt áo em thơ, mưa rơi từ bao giờ .Và nơi đó những đêm trời mưa gió, thấu chăng người tỉnh nhỏ nuôi nấng trong đời mối tình thời xa ấy giờ đây đường hai lối mưa gió về buồn nào nguôi. (Mưa đêm tỉnh nhỏ). Có lần ông đã tâm sự: “Ấn tượng về tình yêu dang dở dưới cơn mưa cứ tái hiện trong tiềm thức mỗi khi tôi cầm bút và ông đàn sáng tác”. Chính những cảm xúc chân thành ấy đã mang đến cho người yêu nhạc niềm đồng cảm sâu sắc. Trong khi đó, những ca khúc viết về hoa của Hà Phương lại thường được gắn với hình ảnh những người con gái mang nhiều gian truân trắc trở trong cuộc sống. Ca khúc của ông luôn thấp thoáng bóng hình của những người phụ nữ Nam bộ dịu dàng, đằm thắm chịu thương chịu khó. Đó có thể là nỗi lòng của một cô gái Tiền Giang phải theo chồng xa xứ: Từ ngày xa đất Tiền Giang, em theo anh về xứ Cạnh Đền, muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh. Em yêu anh nên đành xa xứ, xuôi ghe chèo về miệt thứ Cà Mau… (Em về miệt thứ). Đó cũng có thể là một cô gái chèo đò mà tác giả đã gặp đâu đó trên bước đường phiêu bạt: Chiều năm xưa qua đò sang sông vắng. Nghiêng bóng dừa bờ trắng cỏ lau thưa. Áo bà ba em khua chèo vượt sóng. Má em hồng soi bóng nước Cửu Long (Chiều mưa qua sông). Đó còn là hình ảnh của bà mẹ quê tần tảo, cả một đời hy sinh cho chồng con: Tháng năm dài tóc mẹ hơi sương. Mái nhà tranh ấm lạnh tình trường. Sớm hôm đời tất tả ngược xuôi. Đổi buồn gian khổ thành vui, khi thấy con nên người. (Một thời của mẹ)

Nhạc sĩ Hà Phương được nhiều người nhớ đến với ca khúc “Bông điên điển”. Bài này được ông viết vào năm 1998 và ngay sau đó đã trở thành một bài hát được nhiều người yêu thích lúc bấy giờ. Với những ca từ gần gũi, dễ hiểu và đầy cảm xúc: Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa. Giờ đây nhớ mẹ thương cha, còn đâu mà thong thả để về nhà thăm. Xa xăm nơi chốn bưng biền, ăn bông mà điên điển nghiêng mình nhớ đất quê, chồng xa em khó mà về, ca khúc này đã đánh động vào ký ức quê hương của mọi người và để lại những ấn tượng sâu sắc.

Ông thường phổ thơ vì thế mà hầu hết ca khúc của ông đều giàu chất thơ. Ông đã phổ thơ của rất nhiều tác giả như: Cao Vũ Huy Miên, Lê Ái Siêm, Võ Tấn Cường, Nguyễn Kim, Kim Quyên… Tôi rất thích những ca từ đầy khí khái trong bài “Hương rừng Cà Mau”được Hà Phương phổ từ thơ Sơn Nam: Từ bên này sông Tiền, qua bên kia sông Hậu. Mang theo chiếc độc huyền, điệu thơ Lục Vân Tiên. Với câu chữ: Kiến nghĩa bất vi vô dỏng giã tới Cà Mau Rạch Giá cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng.

Gần 30 năm gắn bó, nhạc sĩ Hà Phương cũng có nhiều ca khúc hay viết về vùng sông nước Tiền Giang. Ca khúc “Về Tiền Giang quê em” viết chung với Anh Việt Thanh là một trong số đó. Về Tiền Giang quê hương em nghe tiếng hò đêm trăng lộng gió. Về Gò Công thăm biển Đông, con tàu tôm cá đầy. Về Trung Lương khắp nẻo đường, thơm ngát màu xanh lúa đầy bông mùa vui đã đến. Với lưu luyến tình yêu hò lan trong gió chiều.

Năm 1996, Trung tâm Băng nhạc Vafaco đã phát hành ablum riêng của nhạc sĩ Hà Phương với tên gọi Hai sắc hoa tigôn. Album này gồm 10 tình khúc quen thuộc của ông. Như vậy, Hà Phương là một trong số ít nhạc sĩ ở Tiền Giang hiện nay đã phát hành album riêng.

Không thích phô trương, không thích chạy theo những trào lưu âm nhạc thời thượng, không thích tạo áp lực cho mình bằng số lượng tác phẩm, Hà Phương là thế, cứ lặng lẽ sống giữa cuộc đời bề bộn và âm thầm viết nhạc một cách tài tử. Ông giống như một người bộ hành không lấy gì làm vội vã, cứ thong thả dạo bước trên con đường nghệ thuật. Có thể nhạc của ông không chinh phục được số đông những bạn trẻ nghe nhạc hiện nay nhưng lại bắt mạch với những ai biết hướng tâm hồn về với quê hương, nguồn cội.

Bài và ảnh: Trương Trọng Nghĩa

[footer]

Mùa mưa đi qua (Du Uyên – Hà Phương)

Xin cảm ơn nhà báo Hà Đình Nguyên, cây bút lâu năm của nền nhạc xưa, đã có một bài viết về nhạc sỹ Hà Phương. Qua đó [dongnhacxua.com] mới biết được tác giả Du Uyên của ‘Mùa mưa qua mau’ không ai khác hơn là Hà Phương của ‘Mưa đêm tỉnh nhỏ’ hay ‘Mưa qua phố vắng’. Du Uyên là cách chơi chữ từ Duyên’, người yêu đầu đời của nhà nhạc sỹ. Qua bài viết bày, chúng tôi kính chúc nhạc sỹ Hà Phương được nhiều sức khỏe và vui hưởng tuổi già.

Mùa mưa đi qua (Du Uyên, tức Hà Phương). Ảnh: wikipedia.com
Mùa mưa đi qua (Du Uyên, tức Hà Phương). Ảnh: wikipedia.com
Mùa mưa đi qua (Du Uyên, tức Hà Phương). Ảnh: VietStamp.net
mua-mua-di-qua--2--du-uyen--ha-phuong--vietstamp.net--dongnhacxua.com

MƯA VÀ HOA VÀ NHẠC SỸ HÀ PHƯƠNG

(Nguồn: nhà báo Hà Đình Nguyên, đăng trên Thanh Niên)

Mới đây, trong đám giỗ 5 năm của nhà văn Sơn Nam tại TP.Mỹ Tho (Tiền Giang), chủ nhà có giới thiệu: “Nhạc sĩ Hà Phương sẽ hát một ca khúc do mình sáng tác trước năm 1975, bài Mùa mưa đi qua”. Rồi một người ôm cây đàn guitar đứng lên, ông có dáng to lớn lực lưỡng, tuổi tuy đã ngoài thất thập nhưng trông vẫn còn phong độ, đặc biệt là giọng hát – có vẻ như thời gian không mấy tác động đến chất giọng thiên phú, truyền cảm của ông: Tôi dìu em về, đường về nhà em qua phiến lá xanh xao. Con đường buồn hun hút mắt em sâu, mưa nhạt mưa nhòa, mưa đổ mưa ngâu… Tuy phục giọng hát của ông nhưng về tác giả thì người viết có chỗ ngờ ngợ, bèn nói thầm với chủ nhà: “Bản Mùa mưa đi qua là của Du Uyên chứ!”. Chủ nhà hứa sẽ hỏi lại… Ít lâu sau chủ nhà gọi điện thoại xác nhận Mùa mưa đi qua đúng là của Du Uyên, nhưng Du Uyên là một bút danh khác của Hà Phương và cho tôi số điện thoại của nhạc sĩ.

Nhạc sỹ Hà Phương. Ảnh: ThanhNien.com.vn
Nhạc sỹ Hà Phương. Ảnh: ThanhNien.com.vn

Thế rồi chúng tôi gặp nhau, tôi gọi ông bằng “anh”, ông kêu tôi bằng “chú”. Ông tên thật là Dương Văn Lắm, sinh năm 1938 tại Chợ Gạo (Bến Tre). Tuổi thơ của ông theo gia đình dịch chuyển nhiều nơi, có lúc lên Sài Gòn và may mắn được học nhạc với nhạc sĩ Lâm Tuyền. 19 tuổi, ông sáng tác ca khúc đầu tay Đường khuya với bút danh Hà Phương – cái tên hình thành từ cuộc sống “rày đây, mai đó” của mình. Từ đó, cái tên Hà Phương luôn gắn bó với sự nghiệp sáng tác hơn nửa thế kỷ của ông. Chỉ trừ một lần ông ký tên Du Uyên như đã nói. Hóa ra, bút danh này được tách ra từ tên người yêu đầu đời của ông: Duyên… Càng ngạc nhiên hơn khi biết ngoài Mùa mưa đi qua, Hà Phương còn là tác giả của Mưa đêm tỉnh lẻ – ca khúc mà một thời chúng tôi thường ngâm nga: Trời đổ mưa, cho phố vắng mênh mông, khơi lòng bao nỗi nhớ. Trời làm mưa, cho ướt áo em thơ, mưa rơi tự bao giờ. Tình yêu đó, phôi pha vào sương gió. Những đêm mưa tỉnh nhỏ, gợi nhớ tuổi học trò, tâm tình thường hay ngỏ. Trường tan về chung phố những lúc trời chiều đổ mưa… Ông tâm sự: “Tình yêu đầu đời là những kỷ niệm sâu sắc. Đó là những đêm trên sân khấu tôi đệm đàn cho nàng hát tình khúc do tôi sáng tác. Sau đó, hai đứa dìu nhau dưới những đêm mưa buồn nơi tỉnh lẻ, ánh đèn mờ ảo, phố vắng thưa người… Ôi nhớ sao là nhớ!”.

 Có lẽ “mưa và hoa” đã như một đề tài định mệnh gắn bó với những sáng tác của Hà Phương, mưa rơi trong tác phẩm đầu tay: Đường về mưa rơi lạnh buốt. Ngại ngùng chân ai nhịp bước. Mưa ơi thấu chăng nỗi buồn… (Đường khuya, 1957), hoa cũng có mặt trong giai đoạn này khi ông phổ nhạc bài thơ bất hủ của T.T.KH Hai sắc hoa Ti gôn, rồi tiếp tục là Mưa trên phố vắng, Tình mùa hoa phượng… Đó là những nhạc phẩm ông viết trước năm 1975.

Sau một thời gian dài tạm quên đi chuyện nghệ thuật để xoay sở mưu sinh, mãi đến những năm 1990 Hà Phương mới sáng tác trở lại. Đó là giai đoạn ông cùng người bạn thân là nhạc sĩ Thanh Sơn được Trung tâm băng nhạc Vafaco mời về hợp tác. Ông bộc bạch: “Kể từ đó chúng tôi chuyển sang viết ca khúc mang đậm phong cách dân ca Nam bộ và cho ra đời những ca khúc Bông điên điển, Em về Miệt Thứ, Nhớ đất quê, Chiều mưa qua sông, Đồng sâu xứ lạ, Bông lục bình, Chuyện tình hoa cát đằng… Điều đó cũng phù hợp với tâm tư, tình cảm dành cho quê hương miền Tây, nơi mà chúng tôi lớn lên bên dòng sông, bến nước thấm đẫm những câu hò điệu lý, những làn điệu dân ca đã nuôi nấng tâm hồn chúng tôi. Mỗi ca khúc ra đời là sự thật phát xuất từ tâm hồn do thường xuyên lang bạt, gắn bó với miền đất phương Nam: Láng Linh, An Giang bạt ngàn bông điên điển với bóng hình những cô gái chèo xuồng hái bông đẹp làm sao. Có những đêm nơi Miệt Thứ, Cạnh Đền mà những sinh hoạt về đêm đều diễn ra trong mùng bò (mùng lớn) mới tránh khỏi muỗi đốt…”.

Thật vậy, những ca sĩ chuyên hát dòng nhạc trữ tình, âm hưởng dân ca Nam bộ như: Hương Lan, Phi Nhung, Cẩm Ly, Hương Thủy, Bích Tuyền… hiện nay đều rất thích thể hiện những ca khúc của Hà Phương. Mảng ca khúc này không chỉ thành công trong nước mà còn nhanh chóng lan tỏa ra cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, và đã để lại trong ông những kỷ niệm ngọt ngào. Ông kể: “Năm 2009, gia đình sa sút, tôi rời bỏ Mỹ Tho về quê vợ, một xã xa xôi hẻo lánh thuộc tỉnh Bến Tre. Vậy mà, ca sĩ Trường Vũ từ Mỹ về vẫn lặn lội tìm thăm, bởi ở Mỹ anh hát rất thành công bài Mưa đêm tỉnh nhỏ. Sau đó, ca sĩ Phi Nhung cũng từ Mỹ về gặp tôi nói lời cám ơn, vì cô cũng đã nổi tiếng qua bài Bông điên điển…”. Đây cũng là niềm động viên ấm áp cho những nghệ sĩ miệt mài sáng tác như ông: “Tôi chỉ viết được vài chục bài nhưng mỗi ca khúc viết ra đều thể hiện được điều mình muốn gửi gắm nên dù viết ít, vẫn được mọi người mến mộ, yêu thích. Tuy nhiên, dù sao tôi vẫn tâm đắc với những ca khúc Mùa mưa đi qua, Mưa đêm tỉnh nhỏ hơn vì nó thể hiện được tâm trạng, tiếng lòng thời trai trẻ và làm sống lại kỷ niệm về những cuộc tình trong quá khứ nhưng vẫn luôn hiện hữu trong tôi.

[footer]

Hàn Mặc Tử (1912-1940) – Trần Thiện Thanh (1942-2005)

[dongnhacxua.com] chúng tôi vừa có chuyến ghé thăm Phan Thiết và không khỏi bùi ngùi khi chứng kiến cảnh hoang tàn và xuống cấp của địa danh “Lầu Ông Hoàng”, nơi đón bước chân của thi sỹ Hàn Mặc Tử và cũng là nơi được lưu dấu gần 50 năm nay qua nhạc phẩm ‘Hàn Mặc Tử’ bất hủ của nhạc sỹ Trần Thiện Thanh. Cũng nằm trong tâm tình ghi lại những cảm xúc về nhạc xưa, chúng tôi xin mạn phép đăng lại bài viết của tác giả Duy Khiem đăng trên diễn đàn của Trung Tâm Asia

Hàn Mặc Tử (Trần Thiện Thanh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Hàn Mặc Tử (Trần Thiện Thanh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

han-mac-tu--1--tran-thien-thanh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com han-mac-tu--2--tran-thien-thanh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

VIẾT VỀ CA KHÚC “HÀN MẶC TỬ” CỦA TRẦN THIỆN THANH
(Nguồn: TrungTamAsia.com)

Bài hát Hàn Mặc Tử đã được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác vào năm 1965. Đây là một trong những ca khúc rất thành công của ông, khi kể về cuộc đời tình ái sự nghiệp của một thiên tài trong thi ca Việt Nam, là thi sĩ Hàn Mặc Tử (1912-1940).

Bài hát bắt đầu bằng các câu thơ của HMT, được ngâm lên cho đoạn dạo đầu (prélude):

Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò

Sau đó thì tác giả chuyển qua điệu nhạc Bolero :

Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa
LẦU ÔNG HOÀNG đó, thuở nao chân HÀN MẶC TỬ đã qua.
Ánh trăng treo nghiêng-nghiêng bờ cát dài thêm hoang vắng
Tiếng chim kêu đau thương như nức nở dưới trời sương
Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người
Tìm về giữa đêm buồn …

“Đường lên dốc đá, nhớ xưa hai người đã một lần đến
Tình yêu vừa chớm, xót xa cho chàng cuộc sống phế nhân
Tiếc thay cho thân trai, một nửa đời chưa qua hết
Trách thay cho tơ duyên, chưa thắm nồng đã vội tan
Hồn ngất ngư điên cuồng cho trời đất cũng tan thương
Mà khổ đau niềm riêng …”

Bài hát “Hàn Mặc Tử” này đã trở nên thật nổi tiếng ở Việt Nam kể từ lúc được ca sĩ Trúc Mai trình bày ở Đại nhạc hội tại rạp hát Thanh Bình, Sài Gòn vào năm 1965. Sau đó bài hát này được phổ biến rộng rãi khắp mọi nơi cho đến tận ngày hôm nay. Đi đâu cũng nghe người ta hát “Ai mua trăng, tôi bán trăng cho…” từ nhà hàng, quán cà-phê, bến xe đò, bến phà, các xe bán hàng rong khắp hang cùng ngõ hẻm. Ca sĩ Trúc Mai đã bắt đầu đi hát từ năm 1959. Cô là một trong bốn ngôi sao của phòng trà Hòa Bình, gồm Bạch Yến, Bích Chiêu (chị của Khánh Hà), Thùy Nhiên và Trúc Mai. Giọng hát của cô rất ngọt ngào, đầm ấm. Cô diễn tả bài hát thật nhẹ nhàng, thoải mái như ru nhè nhẹ vào tai người nghe. Nhờ vậy mà Trúc Mai đã tiếp tục sự nghiệp ca hát của cô trong hơn ba mươi năm. Sau một thời gian dài vắng bóng, cô đã tái ngộ khán giả khắp nơi ở chương trình Paris By Night 78 “Đường Xưa” khi song ca với Phương Hồng Quế trong liên khúc “Giọt lệ đài trang”. Đến với chương trình Asia 50 để tưởng niệm Nhật Trường, ca sĩ Trúc Mai sẽ kể lại các kỷ niệm vui buồn của cô trong những năm trình diễn bài hát Hàn Mặc Tử này. Nhưng hôm nay cô không hát lại ca khúc này, mà để cho giọng ca trẻ Y Phụng ngợi ca Hàn Mặc Tử. Trước đây cũng có vài ca sĩ ở hải ngoại đã hát bài “Hàn Mặc Tử” này. Trong đó có cô ca sĩ mang hai dòng máu Việt-Mỹ là Thúy Hằng đã hát bài này đúng 6.41 phút trong CD “Thúy Hằng 3: Tình Thiên Thu” do Mây Productions sản xuất năm 1998.

Cuộc đời ngắn ngũi 28 năm của thi sĩ Hàn Mặc Tử đã được không biết bao nhiêu người nhắc đến. Từ những bài báo, tiểu thuyết, cải lương, thoại kịch, phim truyện và hiện nay ở các đài truyền hình bên Việt Nam cũng đang cho trình chiếu một bộ phim truyện vài chục tập về cuộc đời Hàn Mặc Tử. Ông đúng là một thiên tài bất hạnh trong làng thi ca Việt Nam.

Tên thật của ông là Nguyễn Trọng Trí, sanh tại làng Lệ Mỹ , Đồng Hới, Quảng Trị vào ngày 22 tháng 9 năm 1912, trong một gia đình theo đạo Công giáo. Vóc mình ốm yếu, tính tình ông hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giao du bè bạn trong lĩnh vực văn thơ. Thân phụ ông làm thông ngôn, ký lục nên thường di chuyển nhiều nơi, nhiều nhiệm sở. Vì vậy, Hàn Mặc Tử cũng đã theo học ở nhiều trường khác nhau như Sa Kỳ (1920), Qui Nhơn, Bồng Sơn (1921-1923), Pellerin Huế (1926). Năm 1930 thì Hàn Mặc Tử thôi học vào Qui Nhơn sống với mẫu thân và năm 1932 thì ông xin được việc làm ở sở Đạc Điền tại đó. Trong thời gian này ông có yêu một thiếu nữ tên là Hoàng Cúc ở gần nhà, nhưng mộng ước không thành. Người yêu theo chồng ra Huế sống. Buồn tình, năm 1935 HMT xin thôi việc vào Sài Gòn viết báo. Từ nhỏ Hàn Mặc Tử đã làm thơ đăng báo khắp nơi và ký các bút hiệu như Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử (người ở sau tấm rèm lạnh: hàn là lạnh, mạc là bức rèm) và cuối cùng là Hàn Mặc Tử (anh chàng với bút mực: hàn là cây viết, mặc là mực) .

Rất nhiều người vẫn thắc mắc là Hàn Mặc Tử có tất cả bao nhiêu người yêu chính thức?

Có người từng nói rằng “thi nhân muôn đời luôn luôn là giống đa tình”, nên Hàn Mặc Tử cũng có rất nhiều người yêu và cũng có rất nhiều độc giả yêu thơ của chàng, viết thư làm quen. Trong số đó có Mộng Cầm (tức Huỳnh Thị Nghệ) là một thiếu nữ xinh đẹp từ Quảng Ngải vào và trọ học ở nhà người cậu nơi tỉnh Phan Thiết. Sau nhiều lần trao đổi thơ từ, thì họ cùng hẹn nhau để gặp mặt. Cuối tuần, Hàn Mặc Tử từ Sài Gòn đi Phan Thiết bằng xe lửa để tìm thăm Mộng Cầm. Họ đã dạo chơi khắp các thắng cảnh của Phan Thiết, trong đó có “Lầu Ông Hoàng”. Trần Thiện Thanh đã viết: “Lầu Ông Hoàng đó, thuở nao chân HMT đã qua“. Ai đã ở tỉnh Phan Thiết thì chắc cũng đã có lần nghe nhắc đến Lầu Ông Hoàng. Đó là một dinh thự to lớn, nguy nga tráng lệ, xung quanh có vườn tược, cây cảnh rất xinh đẹp và nằm trên một ngọn đồi nhìn ra biển xanh. Lâu đài này do một ông hoàng (công tước) người Pháp tên là De Montpensier mua khu đất này và xây cất lên vào năm 1911 để làm nơi nghỉ hè, vui chơi cho gia đình ông. Năm 1917 thì một doanh nhân Pháp mua lại để làm khách sạn cho du khách thuê. (Trong thời chiến tranh sau này, khu Lầu Ông Hoàng này đã bị bom đạn phá hũy hoàn toàn, nay chỉ còn cái nền cao mà thôi). Thuở xa xưa đó, những cặp tình nhân thường hẹn hò nhau đến khu vực này để ngắm cảnh và tâm tình với nhau nơi các băng ghế đá xung quanh vườn, nhứt là trong những đêm trăng sáng. Qua Mộng Cầm, HMT làm quen với cậu của nàng là Thi sĩ Bích Khê (1916-1946) và hai chàng thi sĩ này trở nên thân nhau như tri kỷ. Cuối tuần nào HMT cũng tới ở trọ nhà Bích Khê và hẹn gặp Mộng Cầm (Mộng Cầm ở trọ nhà một người cậu khác). Thời gian đó, không rõ vì lý do gì mà HMT bị bịnh phong cùi (leprosy), hai vành tai ửng đỏ, ngứa ngái khắp nơi. Tuy vẫn thơ từ qua lại, nhưng Mộng Cầm lãng tránh dần thi sĩ, ít khi hò hẹn với nhau. Hàn Mặc Tử âm thầm tìm thầy chạy chửa thuốc men, bịnh tình cũng thuyên giảm dần dần, và thi sĩ vẫn tiếp tục làm thơ, viết báo ở Sài Gòn.

Nhưng qua năm 1938, căn bịnh quái ác này trở nên nặng hơn, nên thi sĩ bèn quay về Qui Nhơn thuê một căn nhà nhỏ trên đồi, sống biệt lập cách xa thành phố, tuyệt giao với tất cả bạn bè. Hàng ngày có một tiểu đồng về nhà mẹ của HMT gần đó lãnh cơm nước, thuốc men đem đến cho chàng. Trần Thiện Thanh đã viết:

HÀN MẶC TỬ xuôi về quê cũ dấu thân nơi nhà hoang,
MỘNG CẦM hởi thôi đừng thương tiếc tủi cho nhau mà thôi,
Tình đã lỡ xin một câu hứa kiếp sau ta trọn đôi,
Còn gì nữa thân tàn xin để một mình mình đơn côi
.”

Từ khi phát bịnh, cơ thể đau nhức đến phát điên, nhứt là vào những đêm trăng sáng. Hàn Mặc Tử lại càng làm thơ hay hơn, như những câu thơ mà Trần Thiện Thanh đã phổ nhạc:

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng! Trăng! Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò

Bao giờ đậu trạng, vinh quy đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ

Không, không, không ! Tôi chẳng bán hòn trăng
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt là anh dại quá
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang ?”

Có đêm ông nằm mơ thấy Đức Mẹ hiện về, nên ông đã viết bài “Thánh nữ Đồng Trinh” để tạ ơn:

Maria! Linh hồn con ớn lạnh
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến…

Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm
Thơ trong trắng như một khối băng tâm
Luôn luôn reo trong hồn trong mạch máu
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương

Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn Thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi
..”

Trong lúc cô đơn, tuyệt vọng chán chường, thi sĩ lại nhận được tin Mộng Cầm đi lấy chồng, nên HMT lại càng đau khổ hơn:

Trời hởi nhờ ai cho khỏi đói
Gió trăng có sẳn làm sao ăn ?
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phụ phàng
?”

Trần Thiện Thanh đã viết lời ca:

Tìm vào cô đơn, đất Qui nhơn gầy đón chân chàng đến.
Người xưa nào biết chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa,
Chốn hoang liêu tiêu sơ HÀN âm thầm nghe trăng vỡ
.”

Hình như cái bịnh phong cùi này thường làm cho Hàn Mặc Tử đau đớn nhiều hơn trong những đêm có trăng. Thi sĩ đã thức trọn đêm để làm thơ:

Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi

Có lúc thi sĩ Bích Khê ghé thăm, thấy HMT buồn, nên giới thiệu chàng làm quen với người chị của BK là Lê Thị Ngọc Sương (tức là dì ruột của Mộng Cầm) để hai người thơ từ qua lại. HMT đã làm liền một bài thơ sau khi nhìn vào tấm ảnh của Ngọc Sương:

Ta đề chữ NGỌC trên tàu chuối
SƯƠNG ở cung thiềm nhỏ chẳng thôi
Tình ta khuấy mãi không thành khối
Nư giận đòi phen cắn phải môi

Đây chỉ là một mối tình đơn phương, vì Ngọc Sương không hề yêu HMT nhưng cô cũng khiến thi sĩ sáng tác được nhiều bài thơ hay. Lúc đó lại có nữ thi sĩ Mai Đình (tên thật Lê Thị Mai) yêu HMT tha thiết, tình nguyện đến ở bên chàng săn sóc, lo thuốc men. Nhưng thi sĩ đã từ chối và chỉ tiếp chuyện với cô được vài lần. Tuy vậy HMT cũng đã làm những bài thơ trong đó có câu:

Đây MAI ĐÌNH tiên nữ ở Vu Sơn
Đem mộng xuống gieo vào muôn sóng mắt …
Nàng, ôm nàng hai tay ta ghì chặt
Cả bài thơ êm mát lạ lùng thay
Ta là người uống muôn hận sầu cay
Nàng là mật của muôn tuần trăng mật
…”

Thơ từ qua lại với Mai Đình trong hai năm (1938-1939) rồi HMT tuyệt giao. Có lúc tưởng như bớt bịnh, bạn bè đến thăm, lại mang thơ độc giả ái mộ cho HMT xem (1940). Trong đó có một nữ sinh trung học tên Thương Thương đã làm cho HMT cảm động, và thi sĩ lại tìm được tình yêu trong mộng, như:

Sầu lên cho tới ngàn khơi
Ai lau ráo lệ cho lời nói ra
chiều nay tàn tạ hồn hoa
nhớ THƯƠNG THƯƠNG quá, xót xa tâm bào
…”

Gần cuối năm 1940, căn bịnh của HMT trở nên nặng hơn. Gia đình đành phải đưa ông vào nhà thương phung cùi Qui Hòa, cách Qui Nhơn 5 cây số, nơi có các dì phước người Pháp săn sóc cho bịnh nhân. Lúc này thi sĩ đã bớt điên loạn và dần dần chấp nhận cái chết gần kề. Ông đã mơ ước:

Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương, anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm
!”

Ông luôn luôn nhớ đến Phan Thiết, nhớ đến Mộng Cầm và những kỷ niệm thời hoa bướm ngày xưa. Thi sĩ đã viết những câu thơ dưới đây như những lời trăn trối sau cùng trong đớn đau tuyệt vọng:
‘…
Rồi ngây dại nhờ thất tinh chỉ hướng
Ta lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng
Lầu Ông-Hoàng, người thiên hạ đồn vang
Nơi đã khóc, đã yêu thương tha thiết

Ôi ! Trời ơi ! là Phan Thiết ! Phan Thiết !
Mà tang thương còn lại mảnh sao rơi
Ta đến nơi : nàng ấy vắng lâu rồi !
Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ !

Trăng vàng ngọc, trăng ân tình, chưa phỉ
Ta nhìn trăng khôn xiết ngậm ngùi trăng

Ta vãi tung thơ lên tận cung Hằng
Thơ phép tắc bỗng kêu rên thống thiết.
Hỡi Phan Thiết ! Phan Thiết !
Mi là nơi ta chôn hận nghìn thu
Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư !”

Rời túp lều hoang không đầy hai tháng, thì Hàn Mặc Tử yếu dần và tạ thế tại nhà thương Qui Hòa, ngày 11 tháng 11 năm 1940. Được tin ông mất, các tờ báo trên khắp nước đã viết bài, đăng tin, ra số đặc biệt tưởng niệm thi sĩ tài hoa nhưng bất hạnh này. Bạn bè, người yêu, độc giả khắp nơi đều thương tiếc, nhưng không một ai đến đưa đám tang thi sĩ HMT. Trần Thiện Thanh đã kết thúc bài hát Hàn Mặc Tử bằng:

Xót thương thân bơ vơ cho đến một buổi chiều kia
Trời đất như quay cuồng khi hồn phách vút lên cao
MẶC TỬ nay còn đâu
!

Trăng vàng ngọc trăng ân tình chưa phỉ
Ta nhìn trăng khôn xiết ngậm ngùi trăng
!…”

Khi sáng tác ca khúc “Hàn Mặc Tử” này cách đây đúng 40 năm (1965-2005), có lẽ nhạc sĩ Trần Thiện Thanh không ngờ rằng sau này cuộc đời ông cũng có nhiều điểm giống như thi sĩ tài hoa bạc mệnh này. Nơi tỉnh nhà Phan Thiết, từ nhỏ Trần Thiện Thanh đã cùng bạn bè dạo chơi ở những nơi mà ngày xưa thi sĩ Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm từng in dấu. Nên ông đã viết: “Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa, Lầu ông Hoàng đó, thuở nao chân HMT đã qua”.
Vào Sài Gòn lập nghiệp, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã mang theo ông những kỷ niệm này và sáng tác nên “Hàn Mặc Tử”. Trong khoảng thời gian bắt đầu ca hát và viết nhạc từ năm 1958 cho đến năm 1975, ca sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh đã cống hiến cho đời những lời ca tiếng nhạc thật tuyệt vời. Tên tuổi và danh vọng của ông đã sáng rực lên khắp mọi nơi. Đã có không biết bao nhiêu thiếu nữ, khán giả ở mọi lứa tuổi yêu nhạc và yêu thương ông tha thiết. Nhưng kể từ sau năm 1975, thì sự nghiệp của ông dần dần đi xuống, kể cả khi ra hải ngoại, những sáng tác mới của ông cũng không còn xuất sắc được như ngày xưa. Cuối cùng thì ông lại mắc phải một chứng bịnh nan y là ung thư phổi. Những tháng ngày cuối cùng của ông thật là cô đơn, hiu quạnh. Đâu còn thấy lại “ánh đèn sân khấu”, đâu còn thấy lại những khán giả thân thương, những bạn bè xưa, người yêu cũ. Ngay cả bà mẹ già 82 tuổi và cô em gái Như Thủy trong ban Tứ ca Nhật Trường ngày xưa, những đứa con, đứa cháu của ông vẫn còn ở bên Việt Nam nghìn trùng xa cách. Những tuần lễ sau cùng, khi đã tuyệt vọng, ông không chịu nằm trong bịnh viện mà muốn trở về nằm nghỉ nơi nhà riêng. Bên cạnh ông trong giờ hấp hối chỉ có người vợ sau là ca sĩ Mỹ Lan và đứa con trai út mới vừa 3 tuổi, tên là Trần Thiện Anh Chí. Ông đã ra đi trong âm thầm lặng lẽ sau mấy tháng chịu nhiều đau đớn, dày vò vì căn bịnh quái ác này. Cho đến ngày 13-5-2005 thì “trời đất như quay cuồng, khi hồn phách vút lên cao”. Trần Thiện Thanh đã thực sự vĩnh biệt chúng ta khi vừa đúng 62 tuổi đời, là cái tuổi vẫn còn rất trẻ trên đất tạm dung Hoa Kỳ.

*Tài liệu tham khảo để viết bài này:

-Tuyển tập nhạc “Bao giờ anh quên” (25 tác phẩm TTT)
-CD nhạc Thúy Hằng 3 : “Tình Thiên Thu”, Mây Productions, USA, 1998
-Theo chân những tiếng hát, Hồ Trường An, Hoa Kỳ, 1998
-Hàn Mạc Tử (thân thế & thi văn), Trần Thanh Mại, Tân Việt, 1957
-Đôi nét về Hàn Mặc Tử, hồi ký Quách Tấn, Quê Mẹ, Paris, 1988
-Văn Thi sĩ tiền chiến, Nguyễn Vỹ, Khai Trí, Saigon, 1969
-Thơ Hàn Mặc Tử, Sở văn hóa thông tin Nghĩa Bình, 1988
-Website : http:// vietlove.com (viết về Nhật Trường).
-Website : http:// phanthiet.com (di tích, thắng cảnh)

DK (25.3.2006)

[footer]

Khánh Ly & Trịnh Công Sơn: một kết hợp định mệnh

Trong nền tân nhạc Việt Nam, có nhiều kết hợp rất độc đáo như Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Lê Uyên – Phương, v.v. Trong số đó, theo thiển ý của [dongnhacxua.com], sự kết hợp gần như là định mệnh giữa Khánh Ly và Trịnh Công Sơn là đặc biệt hơn cả và đó như một làn gió mới, thổi mát tâm hồn của biết bao thế hệ yêu nhạc xưa.

tuoi-da-buon--0--trinh-cong-son--amnhacmiennam--dongnhacxua.com
Tuổi đá buồn (Trịnh Công Sơn), một trong số những bản nhạc Khánh Ly hát lần đầu tiên ở Quán Văn. Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

tuoi-da-buon--1--trinh-cong-son--amnhacmiennam--dongnhacxua.com tuoi-da-buon--2--trinh-cong-son--amnhacmiennam--dongnhacxua.com tuoi-da-buon--3--trinh-cong-son--amnhacmiennam--dongnhacxua.com

KHÁNH LY CÔNG BỐ SỰ THẬT VỀ ‘MỐI TÌNH’ VỚI TRỊNH CÔNG SƠN
(Nguồn: bài viết của tác giả Vương Hà đăng trên NguoiDuaTin.vn)

Trong số những bóng hồng đi vào nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn không có Khánh Ly người phụ nữ thân thiết, “một người bạn của định mệnh vĩnh viễn thương yêu nhau”. Nhưng Khánh Ly lại thấy trong tất cả các ca khúc của Trịnh đều có bóng dáng của mình. 

Có một thời, Trịnh sáng tác chỉ để Khánh Ly ca. Mười năm gắn bó “duyên tình âm nhạc” để làm nên một “nữ hoàng chân đất”, một Khánh Ly hát nhạc Trịnh mãi về sau khó có giọng ca nào vượt qua…

 Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thời trẻ. Ảnh: NguoiDuaTin.vn

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thời trẻ. Ảnh: NguoiDuaTin.vn

Giọng ca Đà Lạt thành… “nữ hoàng chân đất”

Nhớ về Trịnh, Khánh Ly tiết lộ, Trịnh Công Sơn gặp chị trong hộp đêm Tulipe Rouge tại Đà Lạt. Thời gian ấy, nhiều người nói, Trịnh Công Sơn đang đắm say với giọng hát Thanh Thúy “liêu trai” nhưng khi nghe giọng hát Khánh Ly, ông đã bị hút hồn và tìm cách gặp chị. Những bạn bè của Trịnh cũng từng xác nhận chuyện này, vào năm 1965 tại Đà Lạt mộng mơ, Trịnh Công Sơn tình cờ nghe được giọng hát Khánh Ly. Ông biết ngay giọng hát của cô ca sỹ này hợp với những bản nhạc của mình nên mời chị tham gia. Thời gian sau, Khánh Ly rời Đà Lạt xuống Sài Gòn và trở thành giọng ca chuyên hát nhạc Trịnh Công Sơn.

Khi Trịnh Công Sơn gặp Khánh Ly, chị chưa nổi tiếng, đến cuối năm 1965, họ có buổi ra mắt đầu tiên tại trường Đại học Văn khoa với hàng ngàn sinh viên và trí thức. Bằng chiếc đàn thùng đơn giản, Khánh Ly hát say xưa những bài tự tình quê hương và thân phận con người đã làm đắm say hàng ngàn khán giả cuồng nhiệt đêm đó. Cứ thế, những buổi biểu diễn liên tiếp tại các trường đại học, các tụ điểm ca nhạc công cộng khiến Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành hiện tượng âm nhạc, và trở thành thần tượng của giới trẻ khi ấy.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thường đi hát không công, không thù lao chủ yếu cho khán giả trẻ nơi giảng đường của các trường đại học. Trịnh Công Sơn dáng người mảnh khảnh, cặp kính trắng, giọng nói nhỏ nhẹ xứ Huế với cuộc sống của một lãng tử. Khánh Ly khi hát đi chân đất, khiến khán giả quen, yêu quý mà gọi chị là “nữ hoàng chân đất”. Chị hát bằng cả tấm lòng người nghệ sỹ yêu hết mình những giai điệu của nhạc Trịnh. Nhiều văn nghệ sỹ khi ấy, coi họ là một hình ảnh lý tưởng cho nghệ thuật, nhất là nghệ thuật ca hát – mang lý tưởng nhân đạo và tình yêu thể hiện sự dấn thân.

Kể lại thời kỳ những năm 60 cơ cực, đói khổ nhưng đầy hạnh phúc ấy, Khánh Ly nói: “Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào. Thời ấy, tôi phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết đến ai cả, mà vẫn cảm thấy mình cực kỳ hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi được hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn”.

Hai người đi với nhau tạo thành hình ảnh “lứa đôi”, một đôi trai gái trong tình bạn trong sáng, hồn nhiên. Khánh Ly – Trịnh Công Sơn tạo thành một đôi bạn trẻ muốn phá vỡ quan niệm xưa cũ. Trong dư luận khi ấy, không ít người tò mò, định kiến, nhưng Trịnh là người tiếng tăm mà không tai tiếng, ngay từ thời đó, Trịnh khẳng định: “Tôi và Khánh Ly chỉ là hai người bạn. Thương nhau vô cùng, trên tình bạn”.

Bóng dáng ngập tràn nhưng không có… cuộc tình

Trong những tuyệt phẩm của Trịnh luôn có những bóng hồng, khi sâu sắc, lúc thoáng qua như hư ảo. Nhưng những bóng hồng ấy vẫn gọi được thành tên, gọi chung cho những cuộc tình đôi khi chỉ là chút tình nghệ sỹ đơn phương hay nhè nhẹ như chút nắng cuối thu. Riêng Khánh Ly không có cuộc tình với Trịnh Công Sơn, song định mệnh đã gắn kết hai người bằng tình yêu ca hát. Khánh Ly giã từ Đà Lạt theo Trịnh Công Sơn về Sài Gòn khi mới hơn 20 tuổi.

Khánh Ly hiện nay. Ảnh: NguoiDuaTin.vn
Khánh Ly hiện nay. Ảnh: NguoiDuaTin.vn

Nhiều người đã cho rằng trời sinh ra Khánh Ly để hát nhạc Trịnh Công Sơn. Chị yêu thương Trịnh như một người bạn, một người anh, một người thầy…. Đôi khi trước mặt những người khác, Trịnh vẫn la rầy Khánh Ly như một cô học trò nhỏ. Khánh Ly cũng chỉ biết cười buồn.

Không duyên tình lứa đôi, nhưng Khánh Ly và Trịnh Công Sơn gắn bó với nhau bằng định mệnh. Hơn 17 năm, sau ngày Khánh Ly rời Việt Nam, họ gặp lại nhau tại Canada. Đối diện với Trịnh, chị vẫn nhỏ bé như ngày xưa, luôn yêu thương và kính trọng…

Khánh Ly nhớ lại: “Chúng tôi ôm choàng lấy nhau, lúc này tôi mới cảm nhận chúng tôi thật sự có nhau, không phải trong một giấc mơ kéo dài 17 năm. Hình như chúng tôi có cách nói mà chỉ hai chúng tôi mới hiểu được. Một cách nói ở bốn con mắt im lặng… Tất cả những điều cần nói, chính là những điều không bao giờ nói bằng lời”.

Họ đi dạo, im lặng bên trời Tây xa lạ mà cảm thấy gần gũi nhau như thuở người từ Sài Gòn ra Huế thăm nhau. Khánh Ly đã chia sẻ về buổi gặp nhau ấy: “Bao nhiêu ngày tháng đi qua giữa chúng tôi. Anh vẫn không bao giờ thay đổi, tôi cũng thế. Cả hai không thắc mắc về đời sống của nhau bởi 30 năm trước không hỏi thì 30 năm sau cũng không hỏi… Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ, anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu có”.

Với Trịnh Công Sơn, một điều chắc chắn bất cứ một người con gái nào đến với ông, đem đến cho ông dù một chút tình vẫn được ông nâng niu đón nhận. Còn riêng với Khánh Ly, ông coi đó là cuộc gặp gỡ của định mệnh vĩnh viễn yêu thương nhau. Một người hát cho một thời vừa lãng mạn vừa đau thương trong chiến tranh – hay nhất. Cảm nhận điều ấy, Khánh Ly luôn khẳng định ở họ là “mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường”.

Mười năm bên cạnh Trịnh Công Sơn, Khánh Ly đã gắn với tên tuổi của Trịnh đến nỗi không thể tách rời. Khánh Ly vẫn nói: “Tuy không có một ca khúc nào của Trịnh Công Sơn viết riêng cho tôi, nhưng tôi vẫn có cảm tưởng hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn đều được viết cho Khánh Ly”. Cũng có lẽ vì thế, Khánh Ly là một trong số những người hiểu rất rõ ca từ, cũng như tâm ý phần lớn ca khúc của Trịnh.

Sau năm 1975, Khánh Ly ra hải ngoại, đi khắp thế giới với nghiệp cầm ca nhưng không bao giờ chị rời bỏ tên Trịnh Công Sơn bên cạnh cuộc đời của mình. Ngày 1/4/2001, khi Trịnh Công Sơn nằm xuống, Khánh Ly đã từng nói rằng: “Tôi đã chết nửa cuộc đời theo Trịnh Công Sơn!”.

Cuộc điện thoại nửa vòng trái đất nghe Khánh Ly mở lòng về sự “thành nhân” và “thành danh”

Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai sinh năm 1945 tại Hà Nội. Từ nhỏ chị theo gia đình vào sinh sống tại Đà Lạt và hiện đang sống tại Mỹ. Cách nhau nửa vòng trái đất, tôi gọi điện cho Khánh Ly khi ấy ở Việt Nam đã gần trưa cũng là lúc gần khuya của giờ Mỹ ngày hôm trước. Giọng nói truyền cảm của Khánh Ly, qua điện thoại rõ ràng, không khác là bao khi chị cất giọng hát trên sân khấu. Tôi hỏi thăm sức khỏe, Khánh Ly cho biết, chị vẫn tham gia những chương trình ca nhạc ở hải ngoại. “Dù đã có tuổi, nhưng khán giả vẫn thương, mỗi tuần Khánh Ly vẫn nhận show và đi diễn khắp nơi như ở Mỹ, châu úc, châu Âu. Chương trình gần nhất, Khánh Ly sẽ đi hát cho kiều bào ở Thái Lan”, Khánh Ly cho biết. Khánh Ly cũng chia sẻ, trong những chương trình chị biểu diễn khán giả vẫn muốn được nghe những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Mỗi lần cất lên lời ca của nhạc Trịnh, cho dù ông đã đi xa, Khánh Ly thể hiện như một tấm lòng tri ân với người mà “từ ông tôi thành danh và quan trọng hơn cả là tôi được thành nhân”, chị nói.

Vương Hà

[footer]

Mùa thu trong mưa (Trường Sa)

Rất nhiều người cho rằng Sài Gòn không có mùa thu. Điều này không sai nhưng chưa  hẳn là hoàn toàn đúng. Sáng nay trời Sài Gòn trở lạnh. Ngồi nhâm nhi ly cafe thật. Nghe lại bản “Mùa thu trong mưa” của nhạc sỹ Trường Sa. Và bất chợt một cơn mưa ập đến. Với [dongnhacxua.com], như vậy là quá hạnh phúc, một hạnh phúc của “Thu Sài Gòn”.  Chúng tôi bỗng nhớ đến lời tâm sự của nhạc sỹ Trường Sa, lúc đó là hạm phó tàu tuần duyên Trường Sa trong Hải Quân của Miền Nam Việt Nam, về hoàn cảnh ra đời của “Mùa thu trong mưa”: trong một chiều dừng chân ở bến Mỹ Tho, một cơn mưa ập đến và khi cơn mưa chưa dứt, đường phố chưa lên đèn thì ông đã sáng tác xong nhạc phẩm này. Qua tiếng hát của Lệ Thu (một giọng ca mà ông hằng mến mộ) bản này đã nổi tiếng và gắn liền với tên tuổi của nhạc sỹ Trường Sa cũng như ca sỹ Lệ Thu qua hơn 40 năm.

Ảnh: ns-truongsa.blogspot.com
Ảnh: ns-truongsa.blogspot.com

 

Ảnh: ns-truongsa.blogspot.com
Ảnh: ns-truongsa.blogspot.com

Những bước chân âm thầm (Y Vân – Kim Tuấn)

[dongnhacxua.com] thật ngạc nhiên khi vô tình biết thêm một chi tiết thú vị về phố núi Pleiku, nhạc sỹ Y Vân và nhà thơ Kim Tuấn: nhạc phẩm nổi tiếng “Những bước chân âm thầm” của Y Vân là phổ từ bài thơ “Kỷ niệm” của thi sỹ Kim Tuấn viết về thành phố Pleiku bụi mờ đầy kỷ niệm của những năm 1960.

Người hát nếu không để ý kỹ sẽ dễ hát sai thành “hoa bỗng dưng tuyết trắng“. Trong bài thơ thì Kim Tuấn viết “hoa vông rừng tuyết trắng“, còn trong bản nhạc mà chúng tôi sưu tầm được thì nhạc sỹ Y Vân viết “hoa vòng rừng tuyết trắng“. Theo chúng tôi thì “hoa vông rừng” là chính xác nhưng không biết có phải là Y Vân cố tình sửa thành “hoa vòng rừng” hay đó chỉ là lỗi xuất bản. Y Vân đã mất năm 1992, Kim Tuấn cũng đã vĩnh viễn giã từ “miền kỷ niệm” năm 2003. Thế là [dongnhacxua.com] và những người yêu dòng nhạc xưa vẫn  còn đó một câu hỏi thật dễ thương!

Hình minh họa cho cây gòn. Photo: WorldOfStock.com
Hình minh họa cho cây gòn. Photo: WorldOfStock.com

Qua bài viết này, [dongnhacxua.com] cầu nguyện cho linh hồn nhà thơ Kim Tuấn sẽ được thanh nhàn miền cực lạc!

 nhung-buoc-chan-am-tham--0--y-van--kim-tuan--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

 

nhung-buoc-chan-am-tham--1--y-van--kim-tuan--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

 

nhung-buoc-chan-am-tham--2--y-van--kim-tuan--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

 

nhung-buoc-chan-am-tham--3--y-van--kim-tuan--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

PLEIKU THÂN YÊU – TỪ ‘KỶ NIỆM’ ĐẾN ‘NHỮNG BƯỚC CHÂN ÂM THẦM’
(Nguồn: tác giả Xuân Trường  đăng trên  PleikuCafe.com)

Những năm 60 của thế kỷ trước, nhà thơ Kim Tuấn sống tại Pleiku và đã sáng tác nhiều bài thơ cho miền đất thơ mộng này. Sau đó, anh về Sài Gòn rồi mất năm 2003. Kỷ niệm là bài thơ anh viết cho Pleiku, được Y Vân phổ nhạc và trở nên nổi tiếng… 

Ngày ấy, nhà ở đường Phan Bội Châu, buổi chiều anh thường lang thang ra ngoại ô. Những khu vườn làng đồng bào dân tộc được trồng những cây vông rừng (cây gòn rừng), mỗi khi nó nứt trái thì bông bên trong màu trắng bay lả tả theo gió, rơi rơi nhẹ nhàng như từng miếng nhạc chạm vào cuối chiều xa nhớ đến tận cùng hoàng hôn, khiến anh nghĩ đến Pleiku có tuyết trắng:

Từng bước từng bước thầm
Hoa vông rừng tuyết trắng
Rặng thông già lặng câm
Hai đứa nhiều nuối tiếc

Tình yêu trong bài thơ dù có nguyên mẫu hay không, nhà thơ cũng đã tinh tế hòa nhịp cái tình trong cái cảnh, như một bức tranh Pleiku hoàng hôn, thanh thản nỗi buồn trong veo mà người ta dễ cảm nhận ở cái xứ sương mù và quanh năm mùa đông này.

Những năm tháng ấy, Pleiku còn nhiều cảnh chiến tranh và bắt lính. Có lẽ vì thế mà tuổi trẻ buồn cho thân phận, buồn cho tương lai như những hàng thông lặng câm, hay mây núi chụm đầu thủ thỉ. Tác giả đã điệp khúc nỗi buồn của tuổi trẻ ngày ấy nhiều lần:

Từng bước từng bước thầm
Cuối đầu in dấu mỏi
Tuổi trẻ buồn lặng câm
Núi nghiêng đầu thủ thỉ

Từ bài thơ Kỷ niệm của Kim Tuấn, nhạc sỹ Y Vân ở Sài Gòn đã phổ nhạc thành ca khúc Những bước chân âm thầm mà đến nay nhiều người Pleiku, Sài Gòn hoặc hải ngoại đã hát thuộc lòng, nhưng ít có người biết đó là bài hát liên quan đến Pleiku, được sáng tác tại Pleiku.

Từ những năm 90, người ta ồ ạt khai thác gỗ vườn để xẻ ván xuất khẩu, làm vắng bóng những cây gòn rừng, bay tuyết trắng chiều ngoại ô Pleiku. Biết bao giờ mới có lại cái không gian cây xanh ấy.

Kim Tuấn và Y Vân không còn nữa nhưng Kỷ niệm – Những bước chân âm thầm vẫn đang bềnh bồng khắp mọi nơi, không chỉ có ở Pleiku thân yêu. Thêm một lần nữa, chúng ta hãy cùng đọc lại bài thơ này:

Từng bước từng bước thầm
Hoa vông rừng tuyết trắng
Rặng thông già lặng câm
Hai đứa nhiều nuối tiếc

Sương mù giăng mấy đồi
Tay đan đầy kỷ niệm
Mưa giữa mùa tháng năm
Dật dờ cơn gió thổi

Một tháng không trăng rằm
Mây núi ôm trời thấp
Giá rét về căm căm
Cao nguyên mù đất đỏ

[footer]

Giã từ (Tô Thanh Tùng – Băn Vi): Vĩnh biệt nhạc sỹ Băn Vi (1949-2004)

Trong nỗ lực để làm sáng tỏ nhạc phẩm “Giã từ” liên quan đến hai nhạc sỹ Tô Thanh Tùng và Băn Vi mà [dongnhacxua.com] đã đề cập ở hai bài viết của Đinh Thu HiềnNgữ Yên, chúng tôi đã may mắn có được bản nhạc “Giã từ” do nhà Minh Phát xuất bản vào năm 1973 (trên trang AmNhacMienNam.blogspot.com). Theo đó, nhạc sỹ Tô Thanh Tùng đã cẩn thận ghi tên nhạc sỹ Băn Vi lên sáng tác chung này. Như vậy mọi nghi ngờ về việc nhạc sỹ Tô Thanh Tùng có tôn trọng nhạc sỹ quá cố Băn Vi hay không đã được sáng tỏ. Cũng giống như trường hợp bản Buồn của Y Vân, có lẽ sau năm 1975, việc xuất bản và lưu hàng nhạc không được quy củ như ngày xưa nên mới nảy sinh nhiều tình huống hiểu lầm đáng tiếc.

Cũng qua bài viết này này, [dongnhacxua.com] xin gởi lời cầu chúc mong linh hồn của nhạc sỹ Băn Vi – Huỳnh Văn Bi về nơi chốn yên bình và cũng gởi lời chúc sức khỏe đến nhạc sỹ Tô Thanh Tùng.

gia-tu--0--to-thanh-tung--ban-vi--amnhacmiennam--dongnhacxua.com gia-tu--1--to-thanh-tung--ban-vi--amnhacmiennam--dongnhacxua.comgia-tu--2--to-thanh-tung--ban-vi--amnhacmiennam--dongnhacxua.comgia-tu--3--to-thanh-tung--ban-vi--amnhacmiennam--dongnhacxua.com

[footer]

Xung quanh bài hát “Giã từ”

(Hầu hết người yêu nhạc chúng ta biết đến bản “Giã từ” nhưng là một sáng tác đặc sắc theo thể loại bolero dìu dặt của nhạc sỹ Thanh Tùng. Thế nhưng trong một tài liệu khác mà [dongnhacxua.com] vừa tìm thấy trên internet thì lại hé mở cho giới yêu nhạc nhiều thông tin thú vị. Trên tinh thần tôn trọng thông tin đa chiều, chúng tôi xin phép đăng lại bài viết của tác giả Ngữ Yên đăng trên NewVietArt.com)

Bài boléro Giã từ nầy được sáng tác từ trước 1975 nhưng hiện nay rất ăn khách qua rất nhiều giọng hát trong nước và hải ngoại như: Giao Linh, Phương Dung ,Bảo Yến, Chế Thanh, Quốc Đại và mới đây trong Giải Mai Vàng 2007 ( 11/1/2007 ) ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng chiếm giải ca sỹ nhạc nhẹ cũng qua bài Giã Từ cho thấy sức hút của ca khúc nầy rất mạnh….

Trên các website viết khá nhiều về bài nầy như nhacvangonline,nhacso.net và Thanh Niên online… nhạc sỹ Tô Thanh Tùng có kể về cảm hứng sáng tác bài hát nầy bắt nguồn từ quán càfé sinh viên ở ĐaKao  vớI cô chủ xinh đẹp tên là Diễm. Thật ra từ trước 1975 bài nầy cũng rất thịnh hành ở Tây Ninh của nhạc sỹ Băn Vi. Băn Vi cũng gốc người Đồng Tháp như Tô Thanh Tùng. Ở Tây Ninh thập niên 70 Băn Vi là một tay trống trong Ban nhạc XDNT. Băn Vi là cách chơi chữ anh tên Huỳnh Văn Bi – đọc ngược Bi Văn- láy lại là Băn Vi. Trong một lần về Hồng Ngự chơi , Băn Vi có ghé vào một quán nước gặp Tô Thanh Tùng và ca bài nầy, nghe giai điệu mượt mà  ,ông rất thích bài nầy,muốn có bài hát nầy nên nhờ Băn Vi  ghi lại cho ông . Băn Vi lúc đó tuy đã chơi nhạc nhưng không tiếng tăm gì cho lắm ,cũng muốn nhờ người lăng xê nên viết ngay và đưa cho Tô thanh Tùng, ông có chỉnh sửa lại đoạn điệp khúc, cho in và nhờ nhạc sỹ Quốc Dũng hoà âm và nhạc sỹ Lê Dinh thu thanh ở Sài Gòn… ( chuyện nầy khi về Tây Ninh, Băn Vi có kể lại cho người bạn thân- làm chung công sở là Nhạc sỹ Hoài Nguyên biết )

Trước 75 bài hát được xuất bản đứng hai tên : Tô Thanh Tùng và Băn Vi ,nhưng sau nầy không thấy để tên Băn Vi nữa. Về xuất xứ bài hát nầy, Băn Vi lấy cảm hứng từ cô gái ở Chợ Cũ -Long Hoa. Sau khi cô đi lấy chồng ,anh cô đơn viết nên dòng nhạc:..tuổi đời chân đơn côi ,gót mòn đại lộ buồn, đèn đêm bóng mờ nhạt nhòa… đường phố Long Hoa lúc đó ánh đèn mờ và yếu ớt tỏa sáng nhạt nhoè. Tại Tây Ninh mấy chục năm qua người yêu nhạc, ai cũng biết giai thoại về bài hát nầy và ca rất nhiều các nơi…..Năm 2006 khi ca sỹ Dạ Trường ở Cali về nước ( làm chung vớI Băn Vi ngày xưa) có họp mặt bạn bè cũ làm chung trong Đoàn văn nghệ ngày ấy như: anh Huệ, anh Phong, Hoài Nguyên,chị Cúc.. mọi ngườI đều nhắc lại kỉ niệm về bài Giã Từ. Anh Dạ Trường kể lại : khi sáng tác có câu: Người về trong thương nhớ ,người đi nhớ thương hoài…Dạ Trường thấy không ổn,sửa lại:..Người về trong thương nhớ ,người đi nhớ thương người  Băn Vi nghe có lí nên đồng ý và nhiều người trình diễn bài nầy trước khi Băn Vi gặp Tô Thanh Tùng

Những năm sau Giải phóng khi các Đoàn hát về Tây Ninh trình diễn, trong đó có ca sỹ Bảo Yến hát bài Giã Từ, Băn Vi còn than với tôi làm sao lấy lại tác quyền để ca tràn lan quá… ( nhất là trong các phòng karaoké).

Thời gian đã gần 40 năm qua nên hiện nay bài hát gốc không ai còn giữ, nhưng trong tâm tưởng người yêu nhạc Tây Ninh, nhất là những ngườI thế hệ U50 hể nhắc đến Giã Từ là nhắc đến Băn Vi, khi anh còn làm Trưởng ban văn hoá Thị trấn Hoà Thành, thậm chí khi anh mất mọi người đến dự còn đề nghị hát lại bài Giã Từ.

Chuyện Băn Vi gặp Tô Thanh Tùng ở Đồng Tháp tình tiết ra sao  thì chỉ có Tô Thanh Tùng biết mà thôi, vì Băn Vi đã mất từ năm 2004. Xét về lí ,thì Tô Thanh Tùng  có  cơ  sở về  tác giả  bài hát ( vì ông đã in và thu đĩa, có công lăng xê bài hát ,) nhưng về tình thì làm sao đây ,còn xét lại. Băn Vi đã mất nên không lên tiếng được,còn Tô Thanh Tùng đang ở Bình Phước có nhiều đêm phải suy nghĩ lại…..về tình nghệ sỹ. chăng??…..trong đầu của nhạc sỹ còn nhớ lại người em Băn Vi ngày nào gặp ở Đồng Tháp chăng ????? (Tô Thanh Tùng sanh năm 1944, còn Băn Vi sanh năm 1949 

Xem thêm: Tô Thanh Tùng và “thương hiệu bolero”

[footer]