Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (1): Từ em tiếng hát lên trời (Lê Văn Nghĩa)

Góp một phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển  của dòng nhạc xưa là các phòng trà ca nhạc. [dongnhacxua.com] xin mạn phép đăng lại loạt bài viết rất có giá trị của ký giả Lê Văn Nghĩa để thế hệ trung niên sinh sau 1975 như chúng tôi hay các thế hệ trẻ hơn hình dung phần nào về đời sống âm nhạc của một Sài Gòn xưa.

Tình Đời (tức Duyên Kiếp Cầm Ca) của Minh Kỳ. Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Tình Đời (tức Duyên Kiếp Cầm Ca) của Minh Kỳ. Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

tinh-doi-1-minh-ky-amnhacmiennam-blogspot-com-dongnhacxua-com tinh-doi-2-minh-ky-amnhacmiennam-blogspot-com-dongnhacxua-com tinh-doi-3-minh-ky-amnhacmiennam-blogspot-com-dongnhacxua-com

PHÒNG TRÀ CA NHẠC SÀI GÒN XƯA: TỪ EM TIẾNG HÁT LÊN TRỜI
(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăgn trên ThanhNien.vn ngày 2016-10-24)

Trong Tình đời , một ca khúc của nhạc sĩ Minh Kỳ vẫn còn phổ biến đến bây giờ, có nhắc đến phòng trà và nỗi niềm cô ca sĩ: “Khi biết em mang kiếp cầm ca/Đêm đêm phòng trà/Dâng tiếng hát cho người người/Bỏ tiền mua vui/Hỏi rằng anh ơi/Còn yêu em nữa không”…

Cafe Sài Gòn xưa

Trước đây Dòng Nhạc Xưa đã có bài viết về những quán cafe của Sài Gòn thời hiện tại nhưng mang phong cách hoài cổ. Hôm nay chúng tôi sưu tầm được một bài viết về những quán cafe xưa đúng nghĩa của một Sài Gòn thời quá khứ.

 

Cafe Sài Gòn xưa

(Nguồn: bài viết của tác giả Lương Thái Sĩ – An Dân, cafevannghe đăng trên madeinsaigon.vn)

Động Hoa Vàng (3): “Động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư

Dòng Nhạc Xưa mời quý vị yêu nhạc tìm hiểu thêm về không gian và thời gian mà thi sỹ Phạm Thiên Thư đã cho ra đời thi phẩm bất hủ “Động hoa vàng”.

‘ĐỘNG HOA VÀNG’ CỦA PHẠM THIÊN THƯ

(Nguồn: bài viết của tác giả Yến Trinh – Tiến Long đăng trên Tuổi Trẻ ngày 2016-12-05)

Những ai say đắm bài thơ Động hoa vàng của nhà thơ Phạm Thiên Thư chắc sẽ bất ngờ khi biết nhiều ý tứ về “động hoa vàng” được ông lấy cảm hứng từ căn gác gỗ ở khu cù lao Phan Xích Long.

Một người hàng xóm của nhà thơ Phạm Thiên Thư kể về khu xóm ngày xưa và “động hoa vàng” nay biến thành căn nhà ba tầng – Ảnh: TỰ TRUNG

Hoài niệm cafe Sài Gòn xưa

Nếu phải chọn một nét ẩm thực rất riêng cho Việt Nam và nhất là cho Sài Gòn, Dòng Nhạc Xưa sẽ không ngần ngại chọn “uống cafe”. Cafe đã vượt ra khỏi phạm trù là một thức uống để trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Nhiều khi bạn bè vẫn rủ nhau đi “uống cafe” nhưng chúng ta ra quán lại gọi một món không ăn nhập gì với cafe. Có lẽ việc nhìn từng giọt cafe nóng rơi xuống phin, hay việc khuấy đều cho ly cafe đá sủi bọt đem lại nhiều cảm xúc cho chúng ta hơn là việc thưởng thức cafe. Hay những câu chuyện hàn huyên xung quanh mới là cái chúng ta cần.
Mong sao càng ngày những thứ cafe bẩn càng bị xóa sổ để chúng ta thưởng thức cafe thật đúng nghĩa. Và qua đó những quán cafe, những cuộc hẹn hò, những câu chuyện tâm tình quanh ly cafe mãi mãi trở thành những nét văn hóa đặc trưng, đáng quý của Việt Nam!

CAFE SÀI GÒN XƯA
(Nguồn: tác giả Yến Trinh viết trên TuoiTre.vn ngày 2016-04-11)

TTCT – Chừng một năm trở lại đây, Sài Gòn mọc lên những quán cà phê gợi lại ký ức của những năm 1980-1990. Từ bảng hiệu, đồ trang trí đến thức uống được quán chăm chút đến nỗi khách đến lần đầu phải thốt lên: Sao mà… Sài Gòn quá!

Cà phê Sài Gòn Út Lành gợi không gian Sài Gòn xưa. Ảnh: YẾN TRINH
Cà phê Sài Gòn Út Lành gợi không gian Sài Gòn xưa. Ảnh: YẾN TRINH

16g, nắng bắt đầu nhạt, nhóm bạn của Thủy Phương rẽ vào con hẻm nhỏ trên đường Phạm Ngũ Lão (Q.1, TP.HCM). Chỉ chục bước chân, một không gian hoàn toàn trái ngược với vẻ rộn rã của khu phố Tây hiện ra. Quán gợi sự thích thú ngay từ bảng hiệu “Cà-phê Saigon Út Lành” treo trên khung cửa ngôi nhà có tuổi thọ hơn một thế kỷ.

Hoài Niệm Tờ Nhạc Xưa (Lê Văn Nghĩa)

Trong một bài viết trước, [dongnhacxua.com] đã giới thiệu một nét văn hóa đặc sắc của Sài Gòn xưa: thú chơi tờ nhạc. Hôm nay, chúng tôi lại có cơ hội giới thiệu tiếp một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa về một thời Sài Gòn xưa đầy kỷ niệm với các bản nhạc tờ.

Bìa nhạc "Cô láng giềng" xuất bản trước 1975. Ảnh: trungtamasia.com
Bìa nhạc “Cô láng giềng” xuất bản trước 1975. Ảnh: trungtamasia.com

THÚ CHƠI TỜ NHẠC Ở SÀI GÒN: “CÔ LÁNG GIỀNG ƠI …
(Nguồn: bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa đăng trên Tuổi Trẻ ngày 2016-03-03)

Hồi đó, khoảng lớp đệ tam (lớp 10 bây giờ), tôi có để ý đến một cô gái cùng xóm học trường Gia Long. Làm sao cho nàng ta để ý đến mình đây? Thằng Hiệp mập cố vấn: “Mầy mua bản nhạc nào có cái tựa hợp hoàn cảnh của mầy tặng ghệ”.

Sài Gòn: Biết Bao Giờ Trở Lại (Ngô Thụy Miên)

Đối với chúng tôi, những người đến và ở lại với Sài Gòn gần nửa đời người, mảnh đất này chất chứa thật nhiều kỷ niệm. Thành phố đã thay đổi rất nhiều, “Hòn Ngọc Viễn Đông” không còn như ngày xưa nữa. Thế nhưng, đâu đó trong vài góc phố, vài con đường, một Sài Gòn yên bình và dấu yêu vẫn tồn tại, như một dòng nước mát làm dịu êm nhịp đời hối hả và có phần xô bồ của thành phố với hơn 10 triệu dân. Trong niềm càm xúc ấy,  [dongnhacxua.com] trân trọng giới thiệu bản “Biết bao giờ trở lại” của nhạc sỹ Ngô Thụy Miên.

BA MƯƠI LỜI TÂM SỰ CỦA NGÔ THỤY MIÊN
(Nguồn: Hoàng Vi Kha phỏng vấn nhạc sỹ Ngô Thụy Miên, đăng trên HonQue.com)

Nhạc sỹ Ngô Thụy Miên. Ảnh: HonQue.com
Nhạc sỹ Ngô Thụy Miên. Ảnh: HonQue.com

 1. Trong các chủ đề sáng tác, thông thường là: Tình Yêu (đôi lứa), Thân Phận, và Quê Hương, phần lớn các nhạc sĩ đều viết cho cả ba chủ đề này, riêng chú, tất cả cho tình yêu (đôi lứa), vì hễ nói đến nhạc của chú, là nghĩ ngay đến “tình ca”, vậy chú có thể cho biết tại sao chú lại chỉ chọn một chủ đề mà thôi?

Từ bao nhiêu năm nay tôi chỉ viết tình ca vì thấy thích hợp với con người, với cá tính của mình, và cũng vì tình yêu mãi mãi vẫn là một đề tài muôn thưở cho người nghệ sĩ sáng tác. Các chủ đề Tình Yêu, Thân Phận, và Quê Hương đã được khai triển rộng rãi trong nhiều thập niên vừa qua với bao nhiêu tác giả và tác phẩm. Được biết đến như một người viết tình ca (đôi lứa) cũng đã là quá đủ cho tôi rồi.

2. Chú viết rất nhiều cho tình yêu. Vậy theo chú, định nghĩa của chú về tình yêu ra sao?

Cho, Chấp Nhận, và Tha Thứ.
Cho người, Chấp Nhận tình, và Tha Thứ cho mình, như một lần tôi đã nói: Tình ơi! Dù sao đi nữa xin vẫn yêu em.

3. Trải theo thời gian, cái nhìn (hay quan niệm) về tình yêu của một người sẽ có ít nhiều thay đổi, vậy ở chú thì sao? Có hay không sự đổi thay quan niệm về tình yêu từ những tình khúc đầu tay của chú và những tình khúc mới nhất? Sự thay đổi (nếu có) là nguyên do nào và thay đổi ra sao?

Dĩ nhiên, tình yêu cũng như đời sống, đều luôn biến đổi theo thời gian, và không gian. Lấy 1975 làm dấu mốc quan trọng trong tình ca Ngô Thụy Miên. Trước Em Còn Nhớ Mùa Xuân là một thời của tuổi trẻ, mộng mơ, lãng mạn. Sau Em Còn Nhớ Mùa Xuân là hạnh phúc, khổ đau, là những mất mát, hiện thực của đời sống. Ở tuổi 20, tình yêu nồng nàn, say đắm, miệt mài… và khi cuộc tình đã chết thì là nỗi buồn đau, xót xa nhẹ nhàng của Bản Tình Cuối, là tiếc nuối chất ngất của Niệm Khúc Cuối. Tuổi 30, tình yêu thổi qua đời như cơn gió lạ đầu mùa, là bát ngát mộng mơ, rồi bỗng thành chia lìa, tan tác. Đó là thời kỳ của Em Còn Nhớ Mùa Xuân, của Dốc Mơ. Còn ở tuổi 40, tình sâu lắng cùng những tiếc nhớ khôn nguôi của một thời đã qua với Trong Nỗi Nhớ Muộn Màng, Riêng Một Góc Trời. Tuổi 50, nhìn lại mình, những sợi tóc xanh xưa đã bỏ đi như những kỷ niệm cũ, nhưng trái tim hồng ngày nào vẫn rung động cùng Mưa Trên Cuộc Tình Tôi, Nỗi Đau Muộn Màng…

4. Tình yêu đi liền với tính lãng mạn. Trong giòng nhạc của chú, bàng bạc vẻ trữ tình, lãng mạn. Nhưng tính lãng mạn của Ngô Thụy Miên khác với những nghệ sĩ khác. Chú có thể nào nói về sự lãng mạn đó?

Tính lãng mạn trong giòng nhạc Ngô Thụy Miên? Có thể nói từ những ngày còn trẻ, tôi đã nghe và yêu thích những giòng nhạc tình tự, trong sáng của các tác giả thời tiền chiến, và cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của nhạc cổ điển tây phương, nhất là nhạc classique của thế kỷ 19, mà tôi đã theo học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn trong thập niên 60. Cho nên có lẽ vì thế mà sự lãng mạn trong giòng nhạc NTM có một chút trang nghiêm cổ kính, và pha một chút “thơ” của những Lamartine, Chopin, George Sand… cùng Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn…

5. Thông thường, ở tuổi mới lớn, đó là tuổi của hoa mộng, ngọt ngào men say của những rung động trinh nguyên, ban đầu và vì vậy, đó cũng là tuổi mà đưa đến sự xuất hiện của hầu hết những văn sĩ, thi sĩ, hay nhạc sĩ. Với chú điều này đúng không? Và tại sao chú lại chọn âm nhạc mà không chọn thơ, hay văn?

Đúng đấy chứ, tôi hoàn tất tình khúc đầu tiên Chiều Nay Không Có Em năm 17 tuổi. Tuổi trẻ tôi cũng viết văn, làm thơ…nhưng chỉ được biết đến trong giới bạn bè thân cận. Còn âm nhạc, thì nhờ được học hành trường lớp đàng hoàng về nhạc lý, nhạc sử, hòa âm, vĩ cầm…và còn chơi đàn trong ban nhạc của nhạc sĩ Văn Phụng, nên phương tiện sáng tác, cũng như phổ biến có phần dễ dàng hơn.

6. Khi viết một tình ca, thông thường cảm xúc dẫn dắt chú đến điều nào trước: giai điệu hay ngôn ngữ (ca từ)?

Tiết tấu và ca từ, cả 2 điều này đều rất quan trọng trong việc sáng tác một tình khúc. Như VK đã nói, tôi thường để cảm xúc tự nhiên dẫn dắt trong việc sáng tác, không gò bó theo một khuôn khổ, qui luật nhất định nào. Tuy nhiên nhìn lại quá trình sáng tác thì có thể thấy ngoài những ca khúc phổ thơ, và 4 bài tôi đã hoàn tất giai điệu trước (Mắt Biếc, Từ Giọng Hát Em, Dốc Mơ, Miên Khúc), phần còn lại là kết hợp của cả hai, ý nhạc và lời ca.

7. Hầu hết các tình ca đầu tay của chú đều được diễn đạt qua thể điệu chậm, thướt tha của Boston, chú có chủ đích chọn thể điệu này như một hướng sáng tác riêng? (cũng như hễ nói đến thơ lục bát thì nghĩ ngay đến Nguyễn Du hoặc thơ năm chữ thì Nguyễn Tất Nhiên, hoặc thể điệu Bolero thì nhạc Lam Phương)

Giản dị thôi, như đã nói tiết tấu và ca từ của một tình khúc đều rất quan trọng, tôi vẫn quan niệm là khi nghe một bài tình ca, nếu ta yêu được ý nhạc thì hạnh phúc một, mà nếu thấu được lời ca nữa thì hạnh phúc gấp đôi. Do đó rất nhiều sáng tác của tôi đã được viết theo thể điệu chậm của Boston để ca sĩ có thể trình bầy, diễn tả hết được cái nồng nàn, tha thiết của lời ca ý nhạc. Tôi nghĩ rằng khi bản nhạc được làm mới thêm với phần hòa âm viết lại từ những thể điệu chậm thành Tango, Samba, ChaChaCha… đều đã làm mất đi cái đẹp nguyên thủy của nó.

 8. Nghe những tình khúc của chú, có thể nói, đối tượng thính giả là những người ở thành thị hơn là ở nông thôn. Hơn thế, không chỉ âm hưởng mà ngay cả ngôn ngữ của những tình ca của chú cũng đòi hỏi người nghe ở một trình độ cảm nhận (hoặc kinh nghiệm sống) nào đó chứ không là quảng đại, bình dân. Chú nghĩ sao về nhận xét này? Phải chăng nhạc của chú cần có đối tượng thích hợp?

Thật ra những sáng tác của tôi viết ra không hẳn cho một đối tượng thính giả nào, mà chỉ dành cho những người có thể chia sẻ những tình cảm, tâm tư riêng với mình mà thôi. Nhưng có lẽ đây là một sự tình cờ của định mệnh. Tôi sinh trưởng tại 2 thành phố lớn Hải Phòng, và Sài Gòn. Chịu ảnh hưởng của nền âm nhạc, cũng như sách báo, phim ảnh tây phương. Đọc nhiều thơ văn viết về Sài Gòn, Hà Nội, Paris…Chỉ một dịp duy nhất được bước chân về miền quê yêu dấu của mình trong lần đi vượt biên dưới Cà Mâu! Cho nên dù muốn cũng không thể dối mình để viết những bài tình ca Quê Hương. May mắn là trong bao năm qua, đã có nhiều nhạc sĩ để lại cho chúng ta những ca khúc với chủ đề Quê Hương thật tuyệt vời.

9. Khi mang tình yêu vào âm nhạc, đơn thuần chỉ là bày tỏ cảm xúc của chính mình hay chú còn nhắn gởi thông điệp nào khác về tình yêu?

Ở cái tuổi bắt đầu sáng tác, cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ là tất cả những hận thù, đố kỵ, bon chen, lừa lọc đều sẽ qua đi, chỉ còn tình yêu là sẽ ở lại mãi với chúng ta. Tình yêu giữa người và người, giữa người và cuộc sống, cũng như thiên nhiên. Đối với tôi âm nhạc cũng chính là tình yêu. Xin hãy để âm nhạc ngự trị trên khắp quả địa cầu khô khan, nơi chúng ta đang tạm trú đây.

10. Tình yêu có lúc làm cho trái tim con người đi qua, hoặc cưu mang khổ hạnh. Trong tình ca của chú nỗi khổ hạnh của tình yêu được chú trình bày có nét riêng biệt – không sến – không quy lụy. Xin chú cho biết thêm về điều này?

Tình yêu đối với tôi dù sung sướng hay khổ đau cũng là một điều rất thiêng liêng. Yêu không có nghĩa là phải chiếm hữu cho riêng mình, yêu là cho tận cùng, là chấp nhận hết những buồn vui, khổ hận để mang lại hạnh phúc cho người yêu. Yêu cũng là tha thứ cho những vấp ngã của người và của chính mình. Đó chính là cái nét riêng biệt của tình ca NTM.

11. Có phải chăng càng đau khổ, càng ma sát với đời, người sáng tác càng có nhiều tác phẩm hơn và tác phẩm càng sâu sắc hơn? Hay nói cách khác, khi trọn vẹn hạnh phúc, dường như sáng tác ít đi ? Chú có bị trường hợp này không? Chú nghĩ gì về điều này từ kinh nghiệm sáng tác của chính chú?

Có lẽ đây là một nhận định, một quan điểm chung của mọi người, là càng đau khổ, càng hận sầu thì viết văn, làm thơ, họa tranh, hay sáng tác nhạc càng hay hơn? Người nghệ sĩ càng sống bệ rạc, phóng túng thì sáng tác càng sâu sắc hơn? Tôi nghĩ không hẳn là như vậy. Bằng chứng là vào thế kỷ 19, nhạc sĩ Mendelssohn là một người sung sướng từ đầu đến cuối, không bị một đau khổ nào trong cuộc sống, ngoại trừ lúc ông ra đi vào cái tuổi rất trẻ, nhưng ông đã viết, đã để lại rất nhiều tác phẩm bất hủ cho đời.
Riêng tôi có lẽ được may mắn sinh trưởng trong một gia đình tương đối ổn định về cả 2 mặt vật chất cũng như tinh thần, nên những sáng tác của tôi từ trước cho đến nay vẫn là một đời nhạc NTM, chỉ có khác biệt là những tình khúc viết trước 75 là của tuổi trẻ mộng mơ, tươi mát, tràn đầy hy vọng, còn sau 75 thì mang nỗi khổ đau, xót xa, mất mát của cuộc sống tạm dung nơi đây. Những đau khổ, mất mát này đã xẩy ra hàng ngày quanh tôi từ những kinh nghiệm sống của chính mình, của bạn bè, gia đình và những người thân của một thời.

12. Khi tạo ra một tác phẩm, thường so sánh như một đứa con tinh thần vừa chào đời, chú có mong muốn gì ở nó và mong muốn gì từ những người chung quanh?

Nói chung, những người làm công việc sáng tạo, khi cho ra đời một đứa con tinh thần thì điều đầu tiên là họ mong muốn tác phẩm của mình được phổ biến rộng rãi, và được người thưởng ngoạn yêu thích (dĩ nhiên điều này không đúng với những người chỉ viết cho riêng mình). Với những người sáng tác có tinh thần trách nhiệm thì ngoài điều mong muốn trên, còn hy vọng là tác phẩm của mình đã nói lên được những điều mình muốn nói.

13. Có thể nói rằng tất cả các sáng tác của chú đều rất giá trị vì không phải chỉ qua ngôn ngữ, âm điệu mà còn vì chú viết từ rung động chân thật (điều này người nghe có thể cảm nhận được). Chú không chạy theo thị hiếu và thời đại. Vậy chú có nghĩ sẽ gặp khó khăn từ phía thính giả trẻ không? Chú nghĩ thế nào về việc sáng tác cần hoặc nên thích hợp với thời đại khác nhau?

Cám ơn VK. Một lần nào đó tôi cũng đã có nói là “Tôi không viết nhạc để sống, mà sống để viết nhạc”. Tôi yêu âm nhạc từ bao nhiêu năm nay, và vẫn tiếp tục sáng tác cho mình, cho bạn bè, cho người thân, và cho tất cả những ai đã có thể chia sẻ những tâm tình của tôi thể hiện qua tình ca NTM.
Tôi không có nhu cầu chạy theo thị hiếu của thời đại. Giòng nhạc thính phòng nói chung, giòng nhạc NTM nói riêng, hiện nay vẫn được rất nhiều bạn trẻ chú ý, theo dõi và ủng hộ. Qua những lần tham dự các chương trình nhạc chủ đề tại nhiều nơi, tôi đã có dịp gặp gỡ những người trẻ này, và tôi vẫn nhận được khá nhiều email của các bạn trẻ yêu nhạc khắp nơi từ những làng xóm, thành phố ở Việt Nam, cho đến những tỉnh thành khắp nơi trên thế giới. Email từ các em, các cháu sinh ra, và lớn lên tại hải ngoại thì cũng có, nhưng không nhiều lắm. Tôi vẫn nghĩ nền tân nhạc Việt Nam dù mới có mặt trên dưới 70 năm, nhưng đã trải qua rất nhiều giai đoạn, thời kỳ, mà mỗi một giai đoạn, thời kỳ, chúng ta đều có những giòng nhạc đáp ứng được những bước đi thăng trầm của lịch sử quê hương dân tộc. Hiện nay ở hải ngoại, dù vẫn có nhiều người sáng tác, nhưng nếu muốn tiếp tục duy trì nền tân nhạc (đây chỉ nói đến nhạc phổ thông) các tác giả phải viết nhiều hơn nữa những ca khúc nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của lớp trẻ ngày hôm nay. Tuy cần những tiết điệu mới, nhưng vẫn phải không mất đi cái đặc thù của nhạc Việt chúng ta.

14. Những ca khúc sau này của chú (từ thập niên 80 trở đi) giòng giai điệu thay đổi hẳn so với thập niên 70. Thưa chú, nhận xét này có đúng không? Và nếu đúng thì có nguyên do nào không? Không những vậy, nét trau chuốc trong ngôn ngữ cũng thay đổi. Chú nghĩ sao?

Tôi vẫn nghĩ thời gian ở quê hương (trước 75) với những thân yêu quanh mình, với những lụa là, mưa nắng Sàigòn, những quán hàng, con đường quen thuộc từng dấu chân, từng buổi sáng, buổi chiều…đã cho tôi những cảm xúc để viết lên những tình khúc với ý nhạc nhẹ nhàng, trong sáng, những lời ca dịu dàng, đầy thơ tính. Còn bây giờ, ở đây, người ta thật vội vàng, xa lạ, bận rộn…Những thành phố, nhà cửa thật huy hoàng, thật to lớn, nhưng cũng thật lạnh lẽo, cô đơn. Ngày tháng bên này đã để lại trong tôi những nét nhạc muộn phiền, ghi lại những lời ca mệt mỏi, buồn bã của cuộc sống tạm dung, của một phần đời tỵ nạn.

15. Chú có những ca khúc viết cho Sài Gòn (Hát Cho Người Ra Đi, Nắng Paris – Nắng Sài Gòn, Sài Gòn Còn Đó Nỗi Buồn, Thu Sài Gòn) Qua những lời chú viết cho thấy nỗi gắn bó giữa chú và Sài gòn rất tha thiết. Xin chú có thể cho biết cảm xúc của chú khi rời Sài Gòn và khi viết những bài nhạc trên.

Tôi sinh ra ở Hải Phòng miền Bắc Việt Nam, nhưng đã lớn lên tại Sàigòn, đã được nuôi dưỡng bởi cái tánh khí bình dị, cái tinh thần mộc mạc của miền Nam, đã có cả một thời mơ mộng, cả một tuổi trẻ với bao mộng ước đầu đời, khát khao…
Hỏi nếu vì lý do nào đó phải rời xa nơi chốn ấy thì làm sao không khỏi đau lòng, không khỏi xót xa cho được. Trong nỗi nhớ thương tận cùng, tôi đã viết một số ca khúc cho Sàigòn, và sáng tác gần đây nhất có tựa đề Biết Bao Giờ Trở Lại, đã được nữ danh ca Khánh Ly trình bầy lần đầu tiên trong 2 đêm nhạc NTM tại Sydney, và Melbourne, Australia. Một bài hát đã một lần nữa nói lên nỗi gắn bó của tôi với Sàigòn sẽ là mãi mãi.

16. Xưa nay, “thi-ca” thường đi chung với nhau và chú là một nhạc sĩ có rất nhiều tác phẩm phổ thơ rất thành công. Nhưng phổ nhạc một bài thơ là một việc không dễ, vì nó không chỉ đòi hỏi ở kỹ thuật mà còn cả ở sự cảm nhận. Chú có thể chia xẻ một vài kinh nghiệm về việc phổ thơ thành nhạc không? Đối với chú, đâu là điều quan trọng nhất của bài thơ có thể phổ nhạc (vì không phải bài thơ nào cũng có thể phổ nhạc được).

Thực ra thì tôi phổ thơ đâu có nhiều, chỉ trên dưới 10 bài thôi, thì kinh nghiệm làm gì mà có chứ! Tôi chỉ biết phổ thơ là một việc không khó, nhưng phổ để có được một bài nhạc hay, tồn tại được với thử thách của thời gian thì không phải là chuyện dễ. Tôi vẫn nghĩ bản nhạc với những niêm luật gò bó, nhất định, sẽ không bao giờ có thể nói lên hết được ý thơ của tác giả (đó là cảm nghĩ của tôi khi phổ thơ Nguyên Sa).
Điều quan trọng nhất của bài thơ có thể phổ nhạc, không nằm ở bài thơ, mà nằm trong lòng người muốn phổ bài thơ đó, có cảm xúc khi đọc bài thơ? có chia sẻ, cảm nhận được những gì nhà thơ muốn nói? có đặt được mình vào cương vị của nhà thơ khi sáng tác bài thơ? có đủ khả năng dùng nốt nhạc để trình bầy ý thơ của tác giả… Khó như vậy, nên tôi không còn phổ thơ nhiều như trước nữa.

 17. Thơ ngay tự nó cũng đã có vần điệu. Có những bài thơ mà khi đọc lên đã nghe như một nhạc khúc. Thưa chú, vậy đối với kinh nghiệm sáng tác của chú, khi một bài thơ được phổ nhạc, có nên không tạo ra sự khác biệt giữa vần điệu của thơ và âm giai của nhạc?

Người ta vẫn thường nói trong thơ đã có nhạc. Tôi nghĩ là không những nhạc, thơ còn chất chứa cả hội họa, và vượt thoát được những gò bó, giới hạn của quy luật, văn phạm trong ngôn ngữ thông thường nữa. Tuy nhiên vần điệu của thơ dễ bị lập đi lập lại (tùy theo thể loại), và như vậy dễ trở nên nhàm chán, nhạt nhẽo…Người phổ nên đem những âm giai của nhạc vào thơ, sáng tạo những thang âm khác lạ, làm mới câu thơ hơn, và hy vọng người nghe sẽ có thể chia sẻ những cảm nhận chung với mình.

18. Thơ có nhiều thể loại khác nhau như lục bát, đường luật, tự do . và số chữ, cũng như cách gieo vần tùy vào thể lọai thơ mà khác nhau. Khi đem thơ phổ nhạc, chú có gặp sự hạn chế trong sáng tác về những luật thơ, và vần thơ không? Đối với kinh nghiệm của chú, thể thơ nào là dễ phổ nhạc nhất (nhận thấy lọai 5 chữ là được đi vào nhạc nhiều nhất có phải chăng vì nó dễ dàng hơn các lọai khác?)

Như đã nói bản nhạc với những niêm luật gò bó, nhất định, sẽ không bao giờ có thể nói lên hết được ý thơ. Dĩ nhiên thơ cũng có những niêm luật, những cách gieo vần riêng…Như vậy khi phổ thơ thì phải biết dung hoà 2 vấn đề này, nghĩa là có khi phải du di, thay đổi nốt nhạc để họa vần thơ, hay đôi khi phải thay đổi lời thơ để nhập với ý nhạc. Tôi thường phổ thơ 5 chữ, hay 7, 8 chữ… cũng có 1, 2 bài theo thể tự do. Thể thơ nào dễ phổ nhất? Thì tùy người phổ thôi. Thông thường những bài thơ có vần điệu dễ phổ hơn thơ tự do.

19. Khi một người ca sĩ trình bày ca khúc của chú, những điều gì chú mong mỏi ở ca sĩ đó? Có những ca khúc được hát qua nhiều giọng ca khác nhau, qua nhiều thời đại khác nhau. Mỗi cái khác nhau đó là một diễn đạt khác (kỹ thuật cũng như cảm xúc) Đối với một nhạc sĩ như chú, chú có thể chia sẻ một nhạc phẩm nào đó mà khi nghe qua nhiều cách trình bày, đã tạo cho chú sự thích thú, khám phá khác cho chính tác phẩm của mình, hoặc một cảm xúc mới?

Dĩ nhiên mong người ca sĩ đó có thể diễn tả được lời ca ý nhạc, chuyên chở được nhưng tình cảm tâm tư mà mình muốn gửi đến người nghe… Điều này không phải là dễ! Lý tưởng nhất là có điều kiện tập cho ca sĩ như khi tôi thực hiện cuốn băng tình ca NTM đầu tiên tại Sàigòn năm 1974.
Một ca khúc muốn được tồn tại với thời gian thì phải được trình bầy bởi những giọng ca của nhiều thế hệ khác nhau, qua nhiều thời đại khác nhau. Trong 4 thập niên vừa qua tôi đã được nghe Áo Lụa Hà Đông qua rất nhiều tiếng hát như Duy Trác, Sĩ Phú, Tuấn Ngọc, Vũ Khanh, Hoàng Nam… Mỗi giọng hát đều có một lối diễn tả khác, một kỹ thuật trình bầy riêng, từ mượt mà, sâu lắng, đến ngọt ngào, trầm ấm, từ tiếng hát trẻ trung, mới mẻ, cho đến nồng nàn, sống động của các ca sĩ, đã cho tôi nhiều nỗi xúc động khi nghe một sáng tác của mình được trình bầy bởi nhiều tiếng hát, mà tiếng hát nào cũng để lại trong tôi một nỗi thích thú, một nỗi sung sướng nhẹ nhàng,dù không bao giờ có thể tìm lại được cái cảm giác hôm nào khi nghe anh Duy Trác hát bài này lần đầu tiên.

20. Nếu có thể điều khiển (thay đổi) được thời gian và không gian, chú sẽ làm gì?

À, nếu có thể thay đổi được thời gian, thì tôi muốn trở lại cái thưở tuổi trẻ, mộng mơ ngày nào, để sẽ viết nhiều hơn, và yêu nhiều hơn nữa. Dĩ nhiên muốn là mình sẽ được ở mãi trên đất nước thân yêu, và sẽ dành thật nhiều thì giờ để đi thăm khắp nẻo đường quê hương.

21. Giai đọan sáng tác (hay cũng là cuộc đời) nào tạo cho chú nhiều gắn bó nhất?

Trước 75, là vì giai đoạn này là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Vẫn là một thanh niên trẻ tuổi, sống giữa lòng quê hương với đầy nhiệt tình,hy vọng, và lạc quan trước tương lai, nhưng không còn quá trẻ để ngu ngơ trước cuộc đời, cũng như chưa già hẳn để học được, để nhìn thấy những lọc lừa, những xấu xa, hiện thực đầy chua xót của đời sống. Và đó cũng chính là giai đoạn sáng tác gắn bó nhất trong đời tôi.

22. Chú có theo dõi các sáng tác của các nhạc sĩ trẻ tại hải ngọai và tại Việt nam không? Nếu có, xin chú cho vài nhận xét về giòng nhạc trẻ tại hải ngọai cũng như tại Việt nam.

Trong những năm tháng vừa qua, tại hải ngoại, cũng như trong nước đều có những tác giả trẻ với những tác phẩm có giá trị. Nhưng chủ yếu các tác phẩm được giới thiệu và phổ biến rộng rãi vẫn chỉ là những ca khúc. Chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của ca khúc phổ thông vào vườn hoa âm nhạc Việt Nam, nhưng tôi vẫn kỳ vọng nhiều hơn nơi các nhạc sĩ trẻ bây giờ, vì tôi nghĩ rằng họ đã có một cơ hội thật đầy đủ, thật tốt đẹp để nghiên cứu, trau dồi, cũng như học hỏi những giòng nhạc mới lạ trên khắp thế giới qua những phương tiện như CDs, Internet, concerts, books… mà những người viết nhạc chúng tôi 30, 40 năm trước không thể có. Họ là những người có thể làm mới lạ hơn cho âm nhạc Việt của chúng ta với những kiến thức tổng hợp của cả 2 nền âm nhạc Đông Tây. Dĩ nhiên khi viết những tác phẩm này, họ cần phải có một cơ hội để phổ biến. Tôi hy vọng các trung tâm video sẽ dành ít nhất một tiết mục trong chương trình để giới thiệu, cũng như đưa giới thưởng ngoạn đến một cuộc hành trình mới vào âm nhạc Việt Nam của chúng ta ở thể kỷ thứ 21 này.

23. Chú nhận thấy ra sao về ngôn ngữ trong âm nhạc Việt nam hiện nay? Có nhiều ý kiến cho rằng đã không còn sự đậm đà, sâu sắc, giàu hình ảnh tượng hình như xưa mà hầu hết là đơn giản, không trau chuốt. Theo chú thì điều này đúng không và sự quan trọng (cần thiết) của ngôn ngữ trong âm nhạc như thế nào?

Hiện nay chúng ta đang ở một thời kỳ mà nền âm nhạc Việt Nam đang cố gắng tìm cho mình một vị trí, tìm cho mình một lối đi riêng để thoát khỏi những ảnh hưởng của các luồng nhạc thổi đến từ các nước bạn. Cho đến khi chúng ta có được một định nghĩa chính đáng của nhạc Việt bây giờ, thì khó có thể tránh được ảnh hưởng từ những điệu nhạc vay mượn, ảnh hưởng từ những phương cách trang phục, và lối trình diễn của nước ngoài! cũng như ca từ của chúng ta sẽ không thể sâu sắc, giầu tượng hình như trước kia được nữa! Nhưng điều đó có quan trọng không khi hiện nay người ta đi xem nhạc nhiều hơn là nghe nhạc, khi ca sĩ không chỉ còn là người hát, mà còn phải là người trình diễn nữa?
Những ca khúc Việt Nam tồn tại đến ngày hôm nay là nhờ một phần rất lớn vào ca từ. Nhạc hay, cấu trúc đẹp, thì rất khó bàn, nhưng khi hát lên một câu, thì chỉ vài lời ca đơn giản thôi cũng đã có thể đem lại sự xúc động tột cùng cho người nghe, cũng có thể gợi nhớ lại cả một cuộc hành trình trong đời người. Ca từ trong nhạc Việt Nam quan trọng là như thế đó.

24. Cũng có nhiều bạn trẻ cho rằng họ không được sự lưu ý đúng mức của thế hệ đi trước. Không có sự dìu dắt, nâng đỡ hoặc tận tình chỉ bảo, san sẻ kinh nghiệm. Đặc biệt là trong âm nhạc. Những nhạc sĩ sáng tác trẻ hầu như bị bế tắt trong vấn đề phổ biến sáng tác. Chú nghĩ sao về điều này? Chú có những điều gì san sẻ cho những nhạc sĩ trẻ không?

Thực sự tôi không nghĩ là những bạn trẻ bây giờ cần có sự dìu dắt, nâng đỡ, hay tận tình chỉ bảo của những người đi trước. Họ có đầy đủ khả năng, điều kiện để viết những tác phẩm có giá trị. Cái mà họ cần là được giúp đỡ phổ biến những sáng tác mới của họ, và đây đúng như VK đã nói là một vấn đề bế tắc từ căn bản. Trong nước thì tôi không rõ lắm về những phương tiện truyền thông, điều kiện phổ biến, cũng như phát hành sáng tác của những người viết mới? Ở hải ngoại, chúng ta chỉ có 2, 3 trung tâm video đang hoạt động mạnh, các trung tâm băng nhạc nhỏ thì cũng có khá nhiều, nhưng hoạt động rời rạc, hạn hẹp! Như vậy thì lấy đâu ra chỗ cho các người viết mới chen chân vào thị trường âm nhạc? Chưa kể đất nước người quá rộng lớn, vấn đề phát hành cũng là một trở ngại không nhỏ. Hiện nay trên mạng lưới Internet đã có khá nhiều diễn đàn văn học, nghệ thuật. Ở đây các bạn có thể gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, học hỏi cùng nhau để có thể tiến bộ hơn trong lãnh vực sáng tác. Nhưng dù sao tất cả vẫn còn trong một hoàn cảnh, một môi trường hạn hẹp.
Nếu có lời gì muốn nói với những bạn trẻ muốn lập sự nghiệp âm nhạc? một điều rất quan trọng, đó là cho dù gặp bao nhiêu khó khăn trước mặt thì các bạn đừng nản lòng, phải tiếp tục sáng tác, tiếp tục cố gắng học hỏi trau dồi để những sáng tác của mình mỗi ngày một đặc sắc hơn. Có những chuyện các bạn có thể làm thử: Trước hết gửi một vài bài mà bạn vừa ý nhất đến một vài trung tâm. Nếu họ không trả lời! thì bạn phải tự thực hiện CD với những tiếng hát và hòa âm thích hợp với giòng nhạc của mình, rồi gửi đến các trung tâm video, băng nhạc, nhờ họ phổ biến hay phát hành dùm. Nếu các trung tâm không thể giúp đỡ, thì phải tìm cách giới thiệu trên internet, và nhờ đến bạn bè, anh em, để tổ chức những đêm hát, những chương trình ra mắt những sáng tác mới của mình… Nhiều khi phải hy sinh, và chấp nhận nhiều thiệt thòi, mới có cơ hội tạo dựng tên tuổi.

25. Có nhiều nhạc sĩ vẫn chạy theo thị hiếu hoặc danh vọng mà có những sáng tác “vay mượn” từ người khác. Xưa nay, chữ đức vẫn luôn quan trọng trong mọi ngành nghề nói chung và nghệ sĩ nói riêng. Thưa chú, xin chú nói vài lời (quan điểm) về “đức” của người nghệ sĩ được không?

Từ trước tới nay tôi vẫn nghĩ người nghệ sĩ phải thẳng với mình, và thật với người. Một lần nào đó tôi đã có nói “Là một người viết nhạc, có 2 điều mà tôi không thích là giả dối và vay mượn”. Người nghệ sĩ nói chung, người nhạc sĩ nói riêng cần phải có một tấm lòng độ lượng, chân thành yêu đời, một trái tim chan chứa, nồng nàn yêu người, và nên tìm cho mình một hướng đi riêng, một con đường mới để phục vụ nhân sinh.

26. Đối với chú, trong sáng tác âm nhạc, kỹ thuật và nội dung điều nào quan trọng hơn? Có những tác giả chú trọng khai thác kỹ thuật viết nhưng lại thiếu cân bằng trong ngôn ngữ hay nội dung bài nhạc.

Mặc dù trong việc sáng tác ca khúc, cả 2 phương diện kỹ thuật, và nội dung đều rất quan trọng, nhưng căn bản của ca khúc là những bài hát ngắn gọn, dễ nghe, dễ hát, và bản chất của người Việt chúng ta hiền hòa, giản dị, thích nghe những điệu nhạc êm tai, những câu hát dễ nhớ. Do đó nếu quá chú ý đến kỹ thuật thì bản nhạc sẽ trở nên cầu kỳ, khô khan khó hát. Vì vậy nói tới ca khúc (tấu khúc là một đề tài khác) nội dung, ngôn ngữ trở thành quan trọng hơn.

27. Thông thường, tính đa cảm, lãng mạn, giàu mơ mộng là những yếu tố chính đối với một nghệ sĩ. Nhưng ngòai đời, họ có thể lại là một con người khác. Vậy, Thưa chú, giữa một Ngô Thụy Miên trong âm nhạc và một Ngô Thụy Miên ngoài đời có điều gì khác nhau không?

Khi còn trẻ, còn độc thân thì chẳng khác gì đâu. Bây giờ đã có gia đình, thì ở ngoài đời tôi xử sự cân nhắc hơn với trái tim đầy tình cảm, cũng như tính lãng mạn, mơ mộng của mình. Sống trong đời, mình có nhiều trách nhiệm với những người xung quanh, cần phải làm sao dung hòa được cả 2 phần, trái tim và lý trí.

28. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật như một phương tiện để nói về cuộc sống và con người, cũng như về chân thiện mỹ. Chú là một nhạc sĩ có tài, xin chú cho biết quan niệm của chú về thế nào là “chân thiện mỹ”?

Là một người viết nhạc, thì đối với tôi, âm nhạc là một phương tiện biểu hiện được tất cả những tình cảm giao hòa giữa con người và con người, giữa con người và cuộc sống, giữa con người và thiên nhiên. Nghe nhạc, hòa mình trong nhạc vẫn là nỗi sung sướng, niềm hạnh phúc nhất sau tình yêu. Như vậy có thể nói âm nhạc chính là tình yêu vậy.

29. Đối với chú thế nào là một sáng tác thành công? Được số đông khán thính giả yêu thích? Đạt được kỹ thuật viết nhạc cao? Hay chuyển đạt, bộc bạch được những điều mà mình muốn gởi gắm (cho dù có thể không cần kỹ thuật hoặc số đông người yêu mộ)?

Tất cả những gì VK đề cập tới đều có thể coi như là những câu trả lời đúng. Tuy nhiên giản dị mà nói, với tôi thì sự thành công của một ca khúc chính là sự tồn tại của ca khúc đó sau những tháng năm, những thử thách của thời gian và không gian.  Hiện nay những tác phẩm của 2 thập niên 40, 50, và vẫn đang còn được trình bầy, được yêu thích bởi mọi từng lớp khán thính giả là những tác phẩm được coi là thực sự thành công.

30. Trải qua một thời gian dài miệt mài với âm nhạc và có nhiều đóng góp giá trị cho nền âm nhạc Việt nam, nếu chính chú là người nhìn lại tất cả những sáng tác của mình, chú có suy nghĩ gì hay nhận xét gì về chính các tác phẩm của chú?

Cám ơn VK. Tôi đóng góp không được bao nhiêu, nhưng rất hãnh diện về những gì mình đã viết, những gì mình đã chia sẻ được với người, với đời. Đôi khi tôi nghĩ là mình viết đã đủ rồi; đời đã nghe, người đã hiểu, nhưng khi ý nhạc tới thì lại ngồi xuống phím đàn, để mong tiếp tục gửi tới khách tri âm những tình ca của một đời nhạc NTM.

[footer]

Trưng Vương – Khung Cửa Mùa Thu

Từ rất lâu rồi, “Trưng Vương – Khung cửa mùa thu” với ca từ lãng mạn và giai điệu đẹp đã làm lay động nhiều con tim. Thế nhưng người yêu nhạc có khi chưa biết đó là một bản nhạc ngoại đã được nhạc sỹ Nam Lộc soạn lời Việt một cách tài tình. Nằm trong chủ đề mùa thu, xin trân trọng giới thiệu “Tell Laura I love her” và “Trưng Vương – Khung cửa mùa thu”.

Trưng Vương - Khung cửa mùa thu. Ảnh: HatHayKhongBangHayHat.org
Trưng Vương – Khung cửa mùa thu. Ảnh: HatHayKhongBangHayHat.org

‘TELL LAURA I LOVE HER’ & ‘TRƯNG VƯƠNG – KHUNG CỬA MÙA THU’ 
(Nguồn: bác sỹ Lê Trung Ngân)

Ngày nay, âm nhạc chiếm một phần quan trọng trong lĩnh vực giải trí. Nó không chỉ là 1 phương tiện giải trí, qua đó, con người có thể diễn đạt cảm xúc, tình cảm của mình, hay gửi gắm những suy nghĩ, những thông điệp cũng như kể lại những câu truyện thú vị, cảm động bắt gặp trong cuộc sống, hoặc những triết lý, những bài học đạo đức một cách uyển chuyển, không khô khan, cứng nhắc như sách giáo khoa. Xin giới thiệu một bài hát rất hay cả về ca từ, nội dung cũng như giai điệu.

đọc thêm

Áo lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên – Nguyên Sa)

Sài Gòn đúng là chỉ có hai mùa mưa – nắng. Thế nhưng với những tâm hồn lãng mạn, Sài Gòn vẫn có mùa thu, dù không có lá vàng rơi, không có những làn gió mát lạnh làm xao động mặt hồ. Thu Sài Gòn có thể chỉ là một cơn gió heo mây hay là một buổi sớm mai trời còn hơi sương và cũng có thể là một tà áo dài thướt tra trong một chiều lộng gió. Trong niềm cảm ấy, [dongnhacxua.com] xin giới thiệu bản “Áo lụa Hà Đông” của nhạc sỹ Ngô Thụy Miên, lấy ý thơ từ bài thơ của thi sỹ Nguyên Sa.

Áo lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên - Nguyên Sa). Ảnh: vietstamp.net
Áo lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên – Nguyên Sa). Ảnh: vietstamp.net

ao-lua-ha-dong--1--ngo-thuy-mien--nguyen-sa--vietstamp.net--dongnhacxua.com ao-lua-ha-dong--2--ngo-thuy-mien--nguyen-sa--vietstamp.net--dongnhacxua.com ao-lua-ha-dong--3--ngo-thuy-mien--nguyen-sa--vietstamp.net--dongnhacxua.com

SỰ TÍCH ‘ÁO LỤA HÀ ĐÔNG’  (Nguồn: bài viết đăng trên vtv.vn ngày 10.11.2013)

Những giai điệu trữ tình, mượt mà của ca khúc Áo lụa Hà Đông làm lay động tâm hồn của người yêu nhạc bao thập kỉ nay nhưng ít ai biết về hoàn cảnh ra đời khá độc đáo của nó.

Ảnh: vtv.vn
Ảnh: vtv.vn

Chuyện kể rằng, vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi hoa hậu ở Hà Nội mà không giới hạn đối tượng tham dự, chỉ có duy nhất một điều kiện khi đi thi phải mặc áo lụa Hà Đông. Điều bất ngờ của cuộc thi, người đăng quang là Lý Lệ Hằng- một cô thôn nữ xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hà Nội kiếm sống và làm nghề hát cho các quán rượu. Sau khi đổi đời, cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao chàng công tử nhà giàu. Tuy nhiên người đẹp chân lấm, tay bùn Lý Lệ Hằng đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của quốc vương Bảo Đại và trở thành người tình của ông. Vậy, câu chuyện này có liên quan gì đến ca khúc Áo lụa Hà Đông?

Ảnh: thethao60s.com
Ảnh: thethao60s.com

Như bao chàng trai si mê cái đẹp, dù đã hơn 20 năm sau khi Lý Lệ Hằng đoạt vương miện hoa hậu, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của nàng. Ông đã viết bài thơ Áo lụa Hà Đông trong đó có bóng dáng yêu kiều của người đẹp mặc áo lụa. Đến năm 1969, câu chuyện về hoa hậu thuần nông phút chốc trở thành người yêu của ông vua cuối cùng Việt Nam, đã khiến Ngô Thụy Miên động lòng trắc ẩn viết nên ca khúc nổi tiếng Áo lụa Hà Đông khi mới 21 tuổi.

Trên thực tế, thi ca luôn được coi là mũi nhọn và mở đường cho những thử nghiệm nghệ thuật mới mẻ. Thi ca chính là điểm gặp gỡ, tạo thi hứng mạnh mẽ nhất cho âm nhạc phát khởi. Và từ những vần thơ tình nổi tiếng của cố thi sĩ Nguyên Sa, nhạc sỹ Ngô Thụy Miên đã biến nó trở thành những giai điệu tình ca bất hủ, sống mãi cùng năm tháng. Thơ và nhạc đã cùng hòa quyện, thăng hoa để làm đắm say bao thế hệ yêu nghệ thuật.

Nhạc sỹ Ngô Thụy Miên. Ảnh: vtv.vn
Nhạc sỹ Ngô Thụy Miên. Ảnh: vtv.vn

Nói về cái duyên của sự gặp gỡ này, Ngô Thụy Miên đã chia sẻ với báo chí là giữa ông và thi sĩ không có liên hệ gì ngoài sự cảm thông của hai con người cùng yêu nghệ thuật. Ông đến với thơ Nguyên Sa không từ một chọn lựa, mà vì ông đã nhìn thấy mình trong thơ Nguyên Sa, đã nghe những rung động thầm kín nhất của tuổi trẻ qua những lời thơ ngọt ngào, tình tứ, tươi mát.

Bởi thế, khi gieo nhạc bài thơ này, Ngô Thụy Miên đã biến nó trở thành một giai điệu bất hủ, sống mãi cùng thời gian: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng… … Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn Mà mùa Thu dài lắm ở chung quanh…”

Hình ảnh thiếu nữ mặc áo lụa Hà Đông quá ư dịu dàng, như đem đến cả một trời thu Hà Nội làm xua đi cái nắng của phương Nam. Người thiếu nữ ấy đã gieo một nỗi buồn da diết: “Em chợt đến, chợt đi anh vẫn biết Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại…”

Áo lụa Hà Đông từng được sử dụng trong chương trình Duyên dáng Việt Nam. Bài hát cũng được nhiều ca sĩ nổi tiếng trình diễn thành công, nằm trong danh sách những bài hát được cho là thành công nhất của Thái Thanh, Tuấn Ngọc, Duy Trác… Cũng vì sức lan tỏa của ca khúc này mà ít ai không biết tới làng lụa Vạn Phúc- Hà Đông !

[footer]

Xóa Tên Người Tình (Vinh Sử)

Lang thang trên mạng, [dongnhacxua.com] gặp được một bộ ảnh đẹp về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, ngôi giáo đường với tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Xuôi theo dòng nhạc xưa, chúng tôi tìm được bản nhạc lấy bối cảnh một Vương cung thánh đường mà theo thiển ý của chúng tôi là nhà thờ Đức Bà, một biểu tượng của Sài Gòn ‘Hòn Ngọc Viễn Đông’. [dongnhacxua.com] xin hân hạnh giới thiệu bản “Xóa Tên Người Tình” của nhạc sỹ Vinh Sử, một chuyện tình buồn của chàng trai ngoại đạo với một người con gái có đạo.   

LỜI NHẠC ‘XÓA TÊN NGƯỜI TÌNH’ (VINH SỬ)

Em còn nhớ không em Chúa nhật của hôm nào
Ngang nhà Thánh Vương Cung vô tình biết quen nhau
Em ngày đó thơ ngây hay mặc áo hoa hòe
Đi dự lễ Misa trong buổi sáng tinh sương.

Anh ngày mới yêu em tuy đời sống không đạo
Nhưng thường thích theo em đi nhà thánh xem kinh.
Trong buổi lễ Misa anh nào biết kinh cầu
Anh chỉ biết theo em khi làm dấu Amen.

        Ân tình mới hôm qua bây giờ bỗng chia xa
        Em tự muốn phong ba cho tình anh gục chết
        Khăn hồng với thư xanh bây giờ xóa tên anh
        Em làm sóng vây quanh xô lầu cát tim anh.

Đông về sáng hôm nay chúa nhật phố mưa buồn
Anh từng bước lang thang qua nhà thánh vương cung.
Vô tình biết tin vui em làm lễ tơ hồng
Anh hàng ghế sau lưng nghe mặn ướt trên môi.

Đưa người bước sang sông nghe ngập sóng trong lòng
Con nguyện Chúa thương con cho họ sống trăm năm.
Con tự thú ngôi cao yêu nàng mới tin đạo
Nay nàng đã quên con, con còn thiết tha chi.

BỐN VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM 
(Nguồn: vnExpress.net)

Trong khoảng 6.000 nhà thờ trên cả nước, Việt Nam vinh dự sở hữu 4 vương cung tháng đường thuộc 4 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Quảng Trị và TP HCM.

Nhà thờ Thiên chúa giáo luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với bất kỳ ai. Bởi vậy mà không ít tour du lịch, nhà thờ là điểm dừng chân không thể bỏ qua trong hành trình khám phá điểm đến. Trong đó phải kể đến các vương cung thánh đường, danh hiệu được Giáo hoàng tôn vinh đặc biệt dành cho những nhà thờ có kiến trúc to lớn, cổ kính, mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh quan trọng.

1. Nhà thờ Kẻ Sở

Vương cung thánh đường Sở Kiện hay nhà thờ Kẻ Sở tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Dù là một tiểu vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010, nhưng nhà thờ Kẻ Sở thật sự là điểm đến thú vị với kiến trúc đồ sộ và phong cách Đông – Tây hội tụ.

Ảnh: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Ảnh: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc vòm cao vút cổ điển phương Tây từ trần đến cửa. Trên tường có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, khu vực cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách truyền thống Việt Nam. Do xây dựng trên một cái đầm nên toàn bộ nền cũng được lót gỗ lim chống sụt lún.

Nhiều du khách đến đây tỏ ra thích thú với ngọn tháp cao treo 4 quả chuông mang các sắc âm đố – mi – son – đồ. Quả nặng nhất gần 2,5 tấn được người dân ở đây gọi là chuông “Bồng”. Vào ngày lễ, nơi đây phải huy động đến cả chục thanh niên trai tráng đến kéo chuông. Tiếng chuông vang lên như một bản đàn vang vọng từng thôn làng, ngõ xóm nơi đây.

2. Nhà thờ Phú Nhai

Nhà thờ Phú Nhai là vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Phú Nhai thuộc Giáo phận Bùi Chu, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, Nam Định.

Đây được mệnh danh là nhà thờ lớn nhất Đông Dương. Ảnh: chudu
Đây được mệnh danh là nhà thờ lớn nhất Đông Dương. Ảnh: chudu

Khi mới xây dựng nhà thờ có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha. Đến nay nhà thờ được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic Pháp. Điều đặc biệt là nhà thờ Phú Nhai có hai tháp chuông. Bốn quả chuông đặt ở đây đều được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng từ 100 kg đến 2 tấn. Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá.

Sau khi tham quan nhà thờ được mệnh danh lớn nhất Đông Dương, du khách chiêm ngưỡng được toàn cảnh của huyện Xuân Trường khi đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai.

3. Nhà thờ La Vang

Nhà thờ La Vang nằm ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1961, nhà thờ được tôn phong là vương cung thánh đường. Ban đầu đây là một ngôi nhà thờ bằng ngói, được thiết kế theo kiến trúc cổ Việt Nam nhưng mặt tiền vẫn mang hơi thở châu Âu hiện đại với hai tầng mái và hai cánh thánh giá. Tháp chuông hình vuông hai tầng nổi bật lên giữa cảnh đồi.

Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ La Vang. Ảnh: wiki
Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ La Vang. Ảnh: wiki

Nhà thờ La Vang đã được nhiều lần trùng tu và xây mới, nhưng khi đến đây du khách vẫn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của phong cách kiến trúc Việt qua hình dáng những mái ngói thân quen, kiểu dáng ngôi nhà ở, ngôi đình Việt. Thêm vào đó, du khách cũng sẽ bị lôi cuốn bởi quần thể tượng gồm 15 pho tượng diễn tả 15 điều màu nhiệm.

4. Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn đã không còn xa lạ với mỗi người dân TP HCM và khách du lịch trên cả nước. Nhưng ít ai biết rằng, đây là một trong 4 vương cung thánh đường của cả nước.

Nhà thờ Đức Bà là điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Ảnh: hochiminhcity.gov.vn
Nhà thờ Đức Bà là điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Ảnh: hochiminhcity.gov.vn

Điểm nhấn của nhà thờ là bức tường được xây bằng gạch xuất xứ từ Marseille (Pháp) từ cuối thế kỷ 19 nhưng đến nay vẫn giữ nguyên màu sắc hồng tươi, không bám bụi rêu. Bởi vậy dù không hiểu hết ý nghĩa văn hóa và lịch sử của nhà thờ Đức Bà nhưng khi đến Sài Gòn, ai cũng muốn có một bức hình với công trình độc đáo ấy.

Ngay trước mái vòm nhà thờ là chiếc đồng hồ Thụy Sĩ. Trải qua hơn 130 năm nhưng chiếc đồng hồ vẫn hoạt động khá chính xác và được lên giây mỗi tuần. Trong 6 quả chuông mang âm đô – rê – mi – son – la – si, chuông Son nặng gần 8,8 tấn là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới. Nằm giữa trung tâm thành phố năng động nhất cả nước, nhà thờ Đức Bà mang đến một nốt trầm xao xuyến níu chân du khách bốn phương.

Kim Anh

DẤU ẤN 138 NĂM NHÀ THỜ ĐỨC BÀ VỚI SÀI GÒN 
(Nguồn: vnExpress.net)

Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn, người dân còn gọi là Nhà thờ Đức Bà, được xây dựng vào ngày 7/10/1877. Giám mục Isodore Comlombert là người đặt viên gạch đầu tiên xây nhà thờ tại khu đất cao nhất của Sài Gòn khi ấy. Phương án thiết kế của KTS Bourard, chuyên gia về công trình tôn giáo, được chọn để thi công và hoàn thành sau 3 năm xây dựng. Hầu hết nguyên vật liệu từ gạch, ngói, sắt, thép đến ốc vít, kính màu trang trí đều được chuyển từ Pháp sang nhằm đảm bảo mô phỏng đúng nguyên tác nhà thờ Notre Dame của Paris.  Đây là ảnh nhà thờ Đức Bà lúc mới hoàn thành, năm 1882 chưa có tháp chuông. Hai tháp chuông nhọn cao hơn 57 m được bổ sung vào năm 1895, trong một thời gian dài trở thành điểm cao nhất thành phố. Những du khách đến Sài Gòn bằng đường biển, từ xa đều trông thấy nóc nhà thờ trước tiên.
Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn, người dân còn gọi là Nhà thờ Đức Bà, được xây dựng vào ngày 7/10/1877. Giám mục Isodore Comlombert là người đặt viên gạch đầu tiên xây nhà thờ tại khu đất cao nhất của Sài Gòn khi ấy. Phương án thiết kế của KTS Bourard, chuyên gia về công trình tôn giáo, được chọn để thi công và hoàn thành sau 3 năm xây dựng. Hầu hết nguyên vật liệu từ gạch, ngói, sắt, thép đến ốc vít, kính màu trang trí đều được chuyển từ Pháp sang nhằm đảm bảo mô phỏng đúng nguyên tác nhà thờ Notre Dame của Paris.
Đây là ảnh nhà thờ Đức Bà lúc mới hoàn thành, năm 1882 chưa có tháp chuông. Hai tháp chuông nhọn cao hơn 57 m được bổ sung vào năm 1895, trong một thời gian dài trở thành điểm cao nhất thành phố. Những du khách đến Sài Gòn bằng đường biển, từ xa đều trông thấy nóc nhà thờ trước tiên.
Nhà thờ dài 93 m, rộng 35 m và cao 75 m được xây dựng trên vùng đất rộng. Ludovic Crespin chụp mặt sau nhà thờ Đức Bà những năm 1920 với những phương tiện đặc trưng thời bấy giờ như xe ngựa kéo, xe kéo và ôtô của người Pháp có mặt ở Sài Gòn.
Nhà thờ dài 93 m, rộng 35 m và cao 75 m được xây dựng trên vùng đất rộng. Ludovic Crespin chụp mặt sau nhà thờ Đức Bà những năm 1920 với những phương tiện đặc trưng thời bấy giờ như xe ngựa kéo, xe kéo và ôtô của người Pháp có mặt ở Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà năm 1922, tọa lạc giữa quảng trường rộng lớn, rợp bóng cây, là nơi diễn ra những hoạt động lớn như diễu binh, mít tinh thời bấy giờ. Ảnh: L' Indochine Coloniale Sommaire.
Nhà thờ Đức Bà năm 1922, tọa lạc giữa quảng trường rộng lớn, rợp bóng cây, là nơi diễn ra những hoạt động lớn như diễu binh, mít tinh thời bấy giờ. Ảnh: L’ Indochine Coloniale Sommaire.
Bức ảnh nhà thờ nhìn từ đường Tự Do, nay là Đồng Khởi, năm 1956. Lúc này mặt đồng hồ nhà thờ còn mang số La Mã. Đến những năm 60 đồng hồ được thay mới, mấy con số là những nét gạch giống hiện tại. Năm 1959, trung tâm của công viên trước nhà thờ được xây dựng thêm bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình hay còn gọi là Nữ vương Hòa Bình do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện. Ảnh: Life.
Bức ảnh nhà thờ nhìn từ đường Tự Do, nay là Đồng Khởi, năm 1956. Lúc này mặt đồng hồ nhà thờ còn mang số La Mã. Đến những năm 60 đồng hồ được thay mới, mấy con số là những nét gạch giống hiện tại. Năm 1959, trung tâm của công viên trước nhà thờ được xây dựng thêm bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình hay còn gọi là Nữ vương Hòa Bình do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện. Ảnh: Life.
Nhà thờ Đức Bà bị sét đánh gãy một cây thánh giá vào mùa mưa năm 1964. Kích thước của cây thánh giá trên hai tháp chuông cao 3,5 m, chiều ngang 2 m, nặng 600 kg. Do đó việc gắn hai cây thánh giá lên tháp chuông là rất kỳ công. Tháp chuông bị sét đánh được sửa chữa vào năm 1965.
Nhà thờ Đức Bà bị sét đánh gãy một cây thánh giá vào mùa mưa năm 1964. Kích thước của cây thánh giá trên hai tháp chuông cao 3,5 m, chiều ngang 2 m, nặng 600 kg. Do đó việc gắn hai cây thánh giá lên tháp chuông là rất kỳ công. Tháp chuông bị sét đánh được sửa chữa vào năm 1965.
Sài Gòn năm 1967, góc đường Tự Do nay là Đồng Khởi rợp bóng cây xanh. Người Sài Gòn xưa luôn hoài niệm hình ảnh những tà áo dài tỏa xuống phố sau giờ đi lễ nhà thờ.
Sài Gòn năm 1967, góc đường Tự Do nay là Đồng Khởi rợp bóng cây xanh. Người Sài Gòn xưa luôn hoài niệm hình ảnh những tà áo dài tỏa xuống phố sau giờ đi lễ nhà thờ.
Wayne Trucke chụp cảnh taxi, ôtô đa dạng chủng loại, mẫu mã đậu san sát trước nhà thờ năm 1969. Thời điểm này Sài Gòn được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn đông với hệ thống đường sá, nhà cao tầng, nơi vui chơi giải trí phong phú, mở rộng. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc nhà thờ bên trên nên vẫn đứng vững chãi dù chịu áp lực lưu lượng xe cộ lưu thông nườm nượp xung quanh.
Wayne Trucke chụp cảnh taxi, ôtô đa dạng chủng loại, mẫu mã đậu san sát trước nhà thờ năm 1969. Thời điểm này Sài Gòn được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn đông với hệ thống đường sá, nhà cao tầng, nơi vui chơi giải trí phong phú, mở rộng. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc nhà thờ bên trên nên vẫn đứng vững chãi dù chịu áp lực lưu lượng xe cộ lưu thông nườm nượp xung quanh.
Những người lớn tuổi ở Sài Gòn còn nhớ hình ảnh nhà thờ gắn với bức tượng Trương Vĩnh Ký, tức Petrus Ký, học giả người Việt thời Pháp thuộc. Ông có nhiều công lao trong việc phát triển chữ quốc ngữ trên sách báo vào giai đoạn chữ quốc ngữ mới thịnh hành. Bức tượng nằm ở góc phải phía sau Nhà thờ Đức Bà, được chụp năm 1969.
Những người lớn tuổi ở Sài Gòn còn nhớ hình ảnh nhà thờ gắn với bức tượng Trương Vĩnh Ký, tức Petrus Ký, học giả người Việt thời Pháp thuộc. Ông có nhiều công lao trong việc phát triển chữ quốc ngữ trên sách báo vào giai đoạn chữ quốc ngữ mới thịnh hành. Bức tượng nằm ở góc phải phía sau Nhà thờ Đức Bà, được chụp năm 1969.
Công trình nhìn từ xa, hài hòa với không gian cây xanh xung quanh và đẹp từ mọi góc nhìn. Nhà thờ là một công trình đặc biệt về quy hoạch ở trung tâm thành phố, không có hàng rào hay khuôn viên bao quanh, tạo một không gian mở nên dễ dàng cho mọi người dân tiếp cận. Từ xa, màu gạch sáng của nhà thờ nổi bật giữa nền trời. Màu sắc ấy đến từ loại gạch đặc biệt được đặt riêng, chuyển từ Pháp sang, có màu sắc hồng tươi để trần, không tô trát, không bám bụi rêu theo thời gian.
Công trình nhìn từ xa, hài hòa với không gian cây xanh xung quanh và đẹp từ mọi góc nhìn. Nhà thờ là một công trình đặc biệt về quy hoạch ở trung tâm thành phố, không có hàng rào hay khuôn viên bao quanh, tạo một không gian mở nên dễ dàng cho mọi người dân tiếp cận. Từ xa, màu gạch sáng của nhà thờ nổi bật giữa nền trời. Màu sắc ấy đến từ loại gạch đặc biệt được đặt riêng, chuyển từ Pháp sang, có màu sắc hồng tươi để trần, không tô trát, không bám bụi rêu theo thời gian.
Sài Gòn năm 1971 được chụp bởi Richard E. Wood. Công trình kiến trúc tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố ở số 1 Quảng trường Công xã Paris, đứng sừng sững qua bão táp lịch sử, chính trị hơn một thế kỷ qua.
Sài Gòn năm 1971 được chụp bởi Richard E. Wood. Công trình kiến trúc tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố ở số 1 Quảng trường Công xã Paris, đứng sừng sững qua bão táp lịch sử, chính trị hơn một thế kỷ qua.
Hai anh bộ đội những ngày đầu thống nhất đất nước, trước Nhà thờ Đức Bà tháng 5/1975.
Hai anh bộ đội những ngày đầu thống nhất đất nước, trước Nhà thờ Đức Bà tháng 5/1975.
Hơn 40 năm sau ngày thống nhất, nhà thờ trở thành công trình biểu tượng, điểm đến ưa thích của khách du lịch và người dân, những cặp đôi chụp ảnh cưới. Sau gần 140 năm tồn tại cùng những biến động lịch sử, chính trị, nhà thờ vẫn chứng tỏ vị trí là một tuyệt tác không thể thay thế trong kiến trúc đô thị Sài Gòn. Sắp tới công trình sẽ được trùng tu một số hạng mục như 2 ngọn tháp, kính, cột và xóa sạch vết bẩn ở các bức tường bị viết lên bằng bút xóa. Ảnh: Diego Delso.
Hơn 40 năm sau ngày thống nhất, nhà thờ trở thành công trình biểu tượng, điểm đến ưa thích của khách du lịch và người dân, những cặp đôi chụp ảnh cưới. Sau gần 140 năm tồn tại cùng những biến động lịch sử, chính trị, nhà thờ vẫn chứng tỏ vị trí là một tuyệt tác không thể thay thế trong kiến trúc đô thị Sài Gòn. Sắp tới công trình sẽ được trùng tu một số hạng mục như 2 ngọn tháp, kính, cột và xóa sạch vết bẩn ở các bức tường bị viết lên bằng bút xóa. Ảnh: Diego Delso.

[footer]

Ơi em, bắt hồn tôi về đâu… (Lê Văn Nghĩa)

Tiếp nối chủ đề về một thời áo trắng, xin mạn phép đăng lại bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa để qua đó thế hệ trẻ có thể hình dung phần nào về một thời cắp sách trước 1975.

ƠI EM, BẮT HỒN TÔI VỀ ĐÂU
(Nguồn: tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên TuoiTreCuoiTuan ngày  22/05/2015)

Thoạt đầu, tôi định đặt tựa bài này là “Thiên đàng mơ mộng”, vì thấy thật đúng tâm trạng của những thằng học sinh Petrus Ký chúng tôi thời đó. Thời chúng tôi có rất nhiều thiên đàng mơ mộng: “Em theo trường về… áo dài tà áo vờn bay” (1).

Một trận đấu bóng bàn giữa các nữ sinh - Ảnh: Trích Sài Gòn - chuyện đời của phố
Một trận đấu bóng bàn giữa các nữ sinh – Ảnh: Trích Sài Gòn – chuyện đời của phố

1. “Thiên đàng” của những thằng tóc hớt ngắn, quần xanh áo trắng là nơi các nữ thiên thần áo dài trắng túa ra như lũ chim bồ câu sau giờ tan học của Trường Gia Long. Thằng học sinh Petrus Ký nào chẳng mơ được “mần quen” cùng một em áo dài.

Phía bên hông cổng Trường Gia Long, trước cổng chùa Xá Lợi, “cạnh tranh” với những chiếc xe bán bò bía, gỏi đu đủ là những chàng áo trắng Petrus Ký đang gửi hồn qua cánh cổng thâm nghiêm có từ năm 1915 với cái tên thơ mộng “Trường nữ sinh Áo Tím”.

Nghe kể lại, trường được thành lập do đề nghị của nghị viên Hội đồng quản hạt Nam kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của tổng đốc Phương và một số trí thức người Việt. Khóa đầu tiên (1915) trường tuyển 45 nữ sinh với đồng phục là áo dài tím. Những đời hiệu trưởng đầu toàn là người Pháp.

Năm 1949, nữ sinh Trường Áo Tím cùng nam sinh Trường Petrus Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam kỳ khởi nghĩa nên chính quyền đã đóng cửa trường. Năm 1950, sau một cuộc đấu tranh, biểu tình dài ngày với sự ủng hộ của phong trào học sinh lúc ấy, trường được mở cửa lại.

Đánh dấu sự kiện quan trọng này, sau bảy đời hiệu trưởng trường là người Pháp, lần đầu tiên trường có nữ hiệu trưởng là người Việt: bà Nguyễn Thị Châu. Năm 1953, Trường Áo Tím đổi tên thành Trường nữ trung học Gia Long. Áo dài tím được thay bằng áo dài trắng với phù hiệu là bông mai vàng. Chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp được chuyển sang quốc ngữ.

Biết đâu chính “mối tình” gắn kết tranh đấu của Áo Tím và sau đó Gia Long trong những năm về sau đã gắn kết “trai Petrus Ký, gái Gia Long” trong những mối tình thật và ảo của lứa tuổi học trò. Hãy mơ đi những chàng trai Petrus về “thiên đường” tuổi nhỏ dại của mình!

phieu-thi-sinh-trung-vuong--le-van-nghia--tuoitre.vn--dongnhacxua.com

2. Khoảng giữa thập niên 1970, bài hát Con đường tình ta đi của nhạc sĩ Phạm Duy làm xáo động những trái tim mới lớn với những lời ca mộng mị: “…Lá đổ để đưa đường/Hỡi người tình Trưng Vương”.

Tôi không biết đó là lời cảm thán của chàng trai nào. Nhưng có lẽ thích hợp hơn xin hãy cho chàng trai ấy là người của Trường Chu Văn An. Như một mặc định, “trai Petrus Ký, gái Gia Long” thì nữ sinh Trường Trưng Vương lại là “của riêng” của những học sinh Chu Văn An mặc dầu hai trường cách trở về mặt địa lý một quãng đường khá dài.

Trường chàng thì ở tận nhà thờ ngã sáu, đường Minh Mạng, còn “thiên đường” của nàng thì ở đối diện Sở thú – Thảo cầm viên, số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tội nghiệp cho nam sinh Trường Võ Trường Toản cùng ăn chung xe gỏi bò với các nàng nhưng chỉ đứng xa ngắm những chàng trường Chu đón nàng mà hát câu cảm thán: “Trưng Vương hôm nay mưa vẫn giăng đầy trời/ Bóng người thì mịt mùng/ Từng hàng me rung rung” (2).

Có lẽ “nhân duyên tiền định” của hai trường này đều xuất phát từ “người phương Bắc”. Học sinh Chu Văn An đa số là người miền Bắc và Trường Trưng Vương cũng vậy. Điều này cũng dễ hiểu vì Trường Trưng Vương là ngôi trường có gốc gác từ Hà Nội.

Theo “gia phả”, trường được thành lập từ năm 1925, trên con đường Đồng Khánh, phía nam hồ Gươm mang tên Trường Nữ trung học (College de Jeunes Filles), ngôi trường nữ trung học đầu tiên và duy nhất của nữ giới miền Bắc. Vì nằm ở đường Đồng Khánh nên còn được gọi là Trường Đồng Khánh. Đến năm 1948 trường được chuyển đến đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) và đổi tên là Trường Trưng Vương. Năm 1954, một số giáo sư và học sinh di cư vào Sài Gòn và thành lập lại Trường Trưng Vương.

Năm học đầu tiên phải học nhờ cơ sở của Trường nữ trung học Gia Long. Mãi cho đến năm 1957, Trường Trưng Vương dời về số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm (nguyên trước đó là Quân y viện Coste của quân đội Pháp).

Bởi vậy ta không lấy làm lạ khi đây là một trong những ngôi trường mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp và được bình chọn là ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Sài Gòn. Nhờ là học sinh Trưng Vương nên mỗi lần làm lễ kỷ niệm Hai Bà, nữ sinh Trưng Vương được ưu tiên tuyển chọn làm Trưng Trắc, Trưng Nhị cưỡi voi trong lễ diễu hành.

Có lần đi xem lễ diễu hành trên đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn), khi hai nàng học trò Trưng Vương ngồi trên voi “phất ngọn cờ vàng” đi ngang, tôi thấy thằng bạn có vẻ phấn khích. Tôi hỏi: “Mầy thích “ghệ” áo vàng hả?”. Nó trả lời buồn xo: “Không, tao thích con voi. Bây giờ tao ước gì mình được làm con voi”.

Rồi nó cảm thán nhại theo thơ của Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người/ làm voi nàng cưỡi, cái vòi đung đưa”. Sau này tôi mới biết cô gái đóng vai Trưng Trắc – áo vàng đó đã cho chàng leo cây, “Trưng Vương vắng xa anh dần. Mùa thu đã qua một lần. Còn đây bâng khuâng”. Ôi, tội nghiệp một thời mê gái!

bang-danh-du-gia-long--le-van-nghia--tuoitre.vn--dongnhacxua.com

3. “Áo dài trắng em mang mà anh nhớ…” đâu chỉ ở Sài Gòn. Ở một vùng trời tỉnh Gia Định, những chiếc tà áo của nữ sinh Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt vờn bay thật nhẹ nhàng, thanh khiết. Tôi khoái chữ “vờn bay” của nhà thơ Phạm Thiên Thư hơn chữ “tung bay” của nhạc sĩ Từ Huy khi nói về chiếc áo dài của nữ sinh trung học. Chữ “tung” có vẻ gì đó mạnh bạo quá khi nói về chiếc áo dài vốn dĩ đằm thắm.

Thật thiệt thòi khi ngôi trường này không được nhắc đến trong âm nhạc hoặc thơ ca, có lẽ những chàng thi sĩ, nhạc sĩ chỉ thích tụ tập ở Sài Gòn mà bỏ quên một ngôi trường nữ làm đẹp và trắng khung trời Gia Định.

Từ Sài Gòn, xuôi theo đường ĐinhTiên Hoàng, quẹo tay mặt, qua cầu Bông một đoạn, nhìn sang tay trái là một ngôi trường kiến trúc kiểu hiện đại hơn trường Gia Long và Trưng Vương. Chuyện cũng dễ hiểu vì năm 1960, tòa tỉnh trưởng Gia Định đã dùng một khu đất trước kia là ao rau muống để xây dựng trường trên đường Lê Văn, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa (tỉnh Gia Định). Trước kia trường mang tên Trương Tấn Bửu, thành lập năm 1957, có hai lớp đệ thất một nam và một nữ, học nhờ tại trường nam tỉnh lỵ (nay là Trường THCS Lê Văn Tám).

Năm 1959, lớp nam sinh chuyển về Trường Hồ Ngọc Cẩn (nay là Trường Nguyễn Đình Chiểu). Khi xây dựng xong, trường được đặt tên là Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt và chương trình học bắt đầu từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhị. Học sinh nào đậu tú tài I sẽ chuyển sang học Trường Trưng Vương. Khoảng năm 1965-1966 trường mới có lớp đệ nhất. So với hai trường nữ đàn chị thì nữ sinh Lê Văn Duyệt nào có kém cạnh chi, cũng làm những chàng trai thốt lên: “Ơi em, bắt hồn tôi về đâu?”…

Có những chàng trai lãng mạn thì cũng có những chàng trai rất thực tế. Hiệp mập, thằng bạn của tôi, phát biểu: “Tao không lấy vợ là “ghệ” Gia Long, yểu điệu thục nữ quá cỡ, tao chỉ muốn vợ tao là nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh”. Tôi sửng sốt vì Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh mới vừa thành lập năm 1971.

Sau Mậu Thân 1968, một góc đường Minh Mạng, Sư Vạn Hạnh gần chùa Ấn Quang bị cháy rụi. Vài năm sau đó, chung cư Minh Mạng ra đời, phía bắc của chung cư, ngay góc đường Hòa Hảo, Minh Mạng (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh cùng được xây dựng.

Không phải thằng Hiệp mập không có lý của nó, vì nữ sinh trường này được học một chương trình giáo dục hoàn toàn mới. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên tại VN với lối giáo dục theo phương pháp tổng hợp theo mô hình của các nước tiên tiến thời ấy. Song song với việc giảng dạy như các trường công lập khác, trường còn dạy thêm kinh tế gia đình (tức nữ công gia chánh, may vá nấu ăn), môn doanh thương (tức kế toán đánh máy), âm nhạc (đàn tranh, piano), hội họa, nghệ thuật cắm hoa, và cả môn võ aikido, vovinam.

Ngay từ năm lớp 6, nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh đã được học cả hai sinh ngữ Anh và Pháp khi mà học sinh công lập các trường khác chỉ được học một sinh ngữ. Trường được trang bị một phòng thính thị máy móc rất tối tân để luyện giọng chính xác với giáo sư ngoại quốc, một phòng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ.

Với lối giáo dục mới mẻ này, sau bảy năm trung học, nữ sinh trường có cơ hội thành một thiếu nữ VN văn võ song toàn. Còn theo thằng bạn tôi, giúp ích xã hội được hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn là một bà xã biết dạy chồng bằng võ vovinam và tài nội trợ.

Sài Gòn, cùng với những trường nữ trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Sương Nguyệt Anh cũng còn trắng trời áo dài với những trường nữ trung học tư khác như Thánh Linh, Hồng Đức… đã nhốt hồn những chàng trai mặt bắt đầu nổi mụn trứng cá và vỡ giọng với những thổn thức “áo ai trắng quá nhìn không ra”…

Những cô nữ sinh với những ngôi trường ấy đã là một phần hồn của chúng tôi, một phần hồn của Sài Gòn đã đào tạo những nữ lưu anh kiệt về các mặt chính trị, văn hóa, khoa học, và tiếp tục những nữ lưu anh kiệt lại là những anh kiệt nữ lưu khác.

Cảm ơn Sài Gòn đã có những ngôi trường ấy cho tôi nhớ. Cảm ơn Sài Gòn có những ngôi trường thiên đàng tuổi nhỏ dành riêng cho chàng trai mơ về những mái tóc, những chiếc áo dài trắng vờn bay… vờn bay!  

(1): Ngày xưa Hoàng Thị – thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy. Ngày ấy, trên toàn miền Nam, đồng phục cho nữ học sinh là áo dài trắng, quần trắng (hoặc đen), nam học sinh là quần xanh, áo trắng và đeo phù hiệu mang tên trường trên áo. Không có đồng phục cho riêng từng trường như bây giờ. Lúc ấy chỉ có Trường trung học công lập Mạc Đĩnh Chi nam sinh và nữ sinh học chung.

(2): Trưng Vương khung cửa mùa thu – nhạc và lời Nam Lộc.

(*): Trường Gia Long nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Trường Petrus Trương Vĩnh Ký nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Trường Lê Văn Duyệt nay là Trường THPT Võ Thị Sáu. Trường Sương Nguyệt Anh nay là Trường THPT Sương Nguyệt Anh.

LÊ VĂN NGHĨA

[footer]