Không bao giờ quên anh: Hoàng Trang (1938-2011)

Khi nghe tên nhạc sỹ Hoàng Trang chắc nhiều người hãy còn thấy xa lạ. Thế nhưng khi nghe ai đó ngân nga ‘Tôi viết lên đây với tất cả chân thành của lòng tôi trao anh …’ (câu đầu của bản ‘Không bao giờ quên anh’)  thì hầu hết những ai yêu thích nhạc xưa sẽ cảm thấy rất quen thuộc. Tác giả của bản này không ai khác là nhạc sỹ Hoàng Trang.  

Nghệ danh Hoàng Trang có nghĩa là hoa trang vàng. Những ai sống ở miền Nam hẳn không xa lạ với hoa trang, một loài hoa mộc mạc, gân gũi nhưng nhìn rất thanh cao. Theo lời tâm sự của nhạc sỹ thì do lúc nhỏ ông sống ở quê nội là vùng Chợ Mới (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) có rất nhiều hoa trang vàng nên hình ảnh này đã in sâu vào tâm thức của ông.

Một điểm khá lý thú mà chúng tôi vẫn chưa có lời giải đáp: hầu hết các nhạc sỹ là nam và khi viết là nói lên tâm sự của mình, tức của “anh” hay “chàng”; thế nhưng trong bản ‘Không bao giờ quên anh’ thì nhạc sỹ Hoàng Trang lại viết lên tâm sự của người con gái!

Nhạc sỹ Hoàng Trang mất năm 2011 tại Sài Gòn. Qua bài viết này, cho phép [dongnhacxua.com] gởi lời tri ân đến người nhạc sẽ đã để lại cho đời nhiều giai điệu đẹp. Chúc linh hồn ông an nghĩ miền cực lạc và chắc chắn là các thế hệ sau sẽ “không bao giờ quên anh”.

Không bao giờ quên anh (Hoàng Trang). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Không bao giờ quên anh (Hoàng Trang). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

khong-bao-gio-quen-anh--1--hoang-trang--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com khong-bao-gio-quen-anh--2--hoang-trang--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com khong-bao-gio-quen-anh--3--hoang-trang--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

Nhạc sỹ Hoàng Trang. Ảnh: NhacSiNgocSon.com Tôi không ngờ dây là tấm ảnh sau cùng tôi được chụp cho anh ( cố nhạc sĩ Hoàng Trang ) trong chuyến đi Hà Nội với nhiều anh chị em ca nhạc sĩ Sài gòn ...            Ảnh chụp tại BÁI TỬ LONG ( VỊNH HẠ LONG ) (nhạc sĩ - nhiếp ảnh Ngọc Sơn)
Nhạc sỹ Hoàng Trang. Ảnh: NhacSiNgocSon.com
Tôi không ngờ dây là tấm ảnh sau cùng tôi được chụp cho anh ( cố nhạc sĩ Hoàng Trang ) trong chuyến đi Hà Nội với nhiều anh chị em ca nhạc sĩ Sài gòn … Ảnh chụp tại BÁI TỬ LONG ( VỊNH HẠ LONG )
(nhạc sĩ – nhiếp ảnh Ngọc Sơn)

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ HOÀNG TRANG
(Nguồn: Wikipedia)

Tiểu sử

Nhạc sĩ Hoàng Trang tên thật là Trần Văn Phát, sinh năm 1938 tại xã Thanh Tân (tỉnh Bến Tre). Nghệ danh Hoàng Trang (hoa trang vàng) là do lúc nhỏ ông sống ở quê nội nơi chợ Mới (Gò Công Đông, Tiền Giang), hình ảnh hoa trang vàng đã đi vào tâm thức nên sau này ông đã lấy hoa trang vàng đặt làm nghệ danh. Ông còn có các nghệ danh khác như: Triết Giang, Trần Nguyên Thụy, Thiên Tường, Hồng Đạt. Ông cùng thế hệ với các nhạc sĩ như Mặc Thế NhânThanh SơnTrần Thiện Thanh,Trúc PhươngAnh Việt Thu …[1]

Năm 1965, nhạc sĩ Hoàng Trang lập gia đình với con gái thứ hai của ông Tám Oanh chủ hãng đĩa Sóng Nhạc Asia. Đến nay, ông đã có 4 người con, 3 trai 1 gái (một trai đầu đã mất). Hiện ngụ tại số 37, đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 và vẫn đều đặn sáng tác dù đã 70 tuổi.

Do lâm trọng bệnh, ông đã qua đời ngày 18 tháng 8, 2011 tại tư gia ở Sài Gòn và được an táng tại nghĩa trang công viên Bình Dương.

Sự nghiệp sáng tác

Tài năng âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Trang là do ông mày mò, kiên nhẫn tự học, không kinh qua trường lớp hoặc người thầy nào. Sự nghiệp sáng tác của ông có khoảng 100 ca khúc, được viết từ năm 1963 với bài Nửa Đêm Đợi Chờ cho đến sau năm 1975, trong đó một số bài được công chúng đặc biệt yêu thích như Không Bao Giờ Quên Anh(1964), Kể Chuyện Trong Đêm (1966), Ước Nguyện Đầu Xuân (1967), Nếu Đời Không Có AnhTâm Sự Với Anh,…

Ông sáng tác Không Bao Giờ Quên Anh năm 26 tuổi, viết trong tâm trạng của người đang yêu, đồng thời đúc kết kinh nghiệm từ những cuộc tình tan vỡ, lỡ làng nhưng đẹp và lãng mạn… từ những người khác. Tình khúc Không Bao Giờ Quên Anh vừa ra đời đã được Hãng đĩa Việt Nam mua, ca sĩ đầu tiên thể hiện là Phương Dung, sau đó đến ca sĩ Hương Lan rồi Giao Linh.

[footer]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *