Truyện tình Lan và Điệp 3

Dòng Nhạc Xưa giới thiệu tiếp phần 3 và cũng là phần cuối trong chuỗi ca khúc “Truyện tình Lan và Điệp” mà nhóm Lê Minh Bằng đã cảm tác từ tác phẩm văn học “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

Truyện tình Lan và Điệp, phần 3. Ảnh: VietStamp.net

Đôi nét về tác phẩm “Tắt lửa lòng”

(Nguồn: wikipedia)

Tắt lửa lòng là một tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, giới thiệu lần đầu tiên năm 1933. Tác phẩm này nhanh chóng trở nên phổ biến, và rất nhiều người chuyển thể thành vở kịch, bản nhạc khác nhau.

Soạn giả Trần Hữu Trang đã biên kịch lại và chuyển thể lại thành vở cải lương “Lan và Điệp” năm 1936. Và cái tên “Lan và Điệp” trở thành huyền thoại từ đó, thậm chí nó còn nổi tiếng hơn cả tên tác phẩm Tắt lửa lòng.

Truyện tình Lan và Điệp 2 (Lê Minh Bằng)

Tiếp nối câu chuyện về “Truyện tình Lan và Điệp 1“, Dòng Nhạc Xưa xin gởi đến người yêu nhạc phần 2 và vài thông tin bên lề.

Truyện tình Lan và Điệp 2. Ảnh: vietstamp.net

Sức sống mãnh liệt của “Chuyện tình Lan và Điệp”

(Nguồn: bài viết của tác giả Phạm Thái Bình đăng trên cand.com.com ngày 2015-12-22)

Chuyện tình Lan và Điệp được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, qua tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan, một trong những người đặt nền móng cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Câu chuyện nói về một mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của cô gái tên Lan và chàng trai tên Điệp.