Gió Mùa Xuân Tới (Hoàng Trọng)

Phần lớn nhạc xuân xưa mang tâm sự buồn và vì thế giai điệu thường là chậm rãi, sâu lắng. Tuy nhiên cũng có một số nhạc phẩm vui tươi, làm cho lòng ta thấy phấn chấn, yêu đời hơn. Trên tinh thần đó, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu bản ‘Gió mùa xuân tới’ của nhạc sỹ Hoàng Trọng.

GIó mùa xuân tới (Hoàng Trọng). Ảnh: MuaBanSachCu.com

Gió đông non

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Hộp đăng trên vanhoavaphatrien.vn ngày 13/03/2022)

Sau một mùa đông dài, vạn vật đã rất mệt mỏi chống chọi với hanh khô, giá rét…

Rồi mùa Xuân cũng đến với những cơn gió đông ấm áp làm bừng tỉnh sức sống mới.
Những cơn gió đông của nửa đầu mùa Xuân, người quê tôi gọi là “Gió đông non”.

Nhưng tại sao lại gọi là gió đông non?

Thứ nhất là do gió đông thổi suốt từ mùa Xuân qua mùa Hạ, đến tận cuối mùa Thu. Vì vậy gió đông nửa đầu mùa Xuân là gió mới, nên gọi là gió đông non.

Thứ hai cũng như gió heo may, thổi cuối mùa Thu mang hơi lạnh yếu từ phương Bắc đến, làm cho thời tiết rất mát và dễ chịu, nhưng càng giáp Đông thì hơi lạnh càng tăng, tiết trời se lạnh và càng lạnh thêm. Lúc này gió heo may được gọi là “Gió heo may cào”. Gió đông non tuy mang hơi ấm từ biển, nhưng chưa đủ để xua tan cái lạnh của mùa Đông. Nếu gió thổi nhẹ thì mát và dễ chịu, nhưng nếu gió thổi mạnh hơn một chút sẽ thấy se lạnh, thậm chí còn rất lạnh.

Người xưa có câu: “Gió đông non là con gió heo may cào”. Nhắc nhở mọi người không được chủ quan, phải chú ý mặc quần áo vừa đủ ấm, tránh bị cảm lạnh. Nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có tiền sử bệnh đường hô hấp rất mẫn cảm với kiểu thời tiết này.

Gió đông non mang hơi ấm từ biển với độ ẩm vừa phải, kết hợp với nắng Xuân dịu nhạt…như thúc giục cỏ cây đâm chồi non, lộc biếc, gọi trăm hoa đua nở.

Tiếng chim hót véo von đón bình minh thức dậy. Trên cánh đồng làng, lúa xuân đang thì con gái, những cô thôn nữ khỏe khoắn, xinh tươi đang chăm bón ruộng đồng. Thấp thoáng những cánh cò trắng bay ngang…tô điểm cho bức tranh quê thêm đẹp, thanh bình và lãng mạn vô cùng!

Khi hoàng hôn vừa buông xuống là lúc ếch nhái, côn trùng gọi nhau hoan hỷ…tạo nên bản nhạc đồng quê thật du dương, trầm bổng!

Làng quê mùa “Gió đông non” căng đầy nhựa sống, như chất xúc tác nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ trên con đường lập thân, lập nghiệp. Là ký ức của tuổi già…là nỗi nhớ quê hương của người xa xứ.

Với tôi mùa “Gió đông non” là tiết trời vô cùng đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho con người và vạn vật.

Mấy ngày nay tiết trời thật đẹp, “Gió đông non” thổi nhẹ. Vậy mời mọi người hãy ra ngoài trời tắm nắng Xuân, hoà mình với thiên nhiên…thưởng thức “Gió đông non” mát lành, sảng khoái lắm đấy.

Mùa gió xuân

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Thụy Vân Anh đăng trên BaoBacLieu.vn ngày 28/02/2018)

Mùa gió xuân về trong xạc xào tiếng lá. Nghe trong gió hương hoa dại bên đường bung nở, những cánh hoa mỏng manh bay bay trong giọt nắng trong veo miền cổ tích. Ta lang thang trên triền đê lộng gió, nhẩm tính lại tháng ngày chật chội với những bủa vây đời mình. Ta an yên đón ngọn gió mùa ùa vào vội vã như gội rửa lòng mình sau bao ngày tất tả ngược xuôi.

Làng quê mùa xuân. Ảnh: BaoDienBienPhu.com.vn

Những ngày đầu năm bình yên đến lạ. Khói lam chiều thê thiết bên sông, nơi góc bếp bình dị mẹ ngồi nhóm lại ngọn lửa nồng nàn cháy bỏng. Ngọn lửa bao lần thắp lại trong ta những chiều xa xứ. Dáng mẹ gầy hao, sợi tóc bạc vương vào chiều buốt giá. Ta về ngồi cùng mẹ, tựa đầu vào vai mẹ để mặc mẹ càm ràm chuyện chồng con. Để ta biết được bình yên nhất vẫn là bờ vai của mẹ. Ba ngồi uống trà trước sân, tách trà thơm khói bốc lên dậy hương đồng gió nội. Ba nhắc nhiều những chuyện đã qua, nhắc con gái mau tìm cho mình một bến bờ để tựa nương, để những thân già không lo nghĩ về đứa con gái long đong những chiều nhạt nắng. Ba không còn vuốt tóc ta như những ngày thơ dại, ba không còn cõng ta qua con đê dài những ngày mưa gió, ba vẫn ngồi đó kể chuyện tháng năm. Thời gian như khuất lấp lòng người, ta bao lần ước mình bé lại, đủ để vòng tay ôm ba những ngày mưa sấm giật.

Bến sông chiều từng ngọn gió xuân thổi tràn cả miền thương nhớ. Con đò nằm ru mình trên bến. Bao người phụ nữ quê tôi đã đứng nơi bến sông chờ những bóng người đã dần xa khuất. Những cuộc chờ chết lặng dưới dòng nước đỏ ngầu váng vất cả mặt sông. Hàng cây bên đường xôn xao mùa gió mới. Trong cái hồ hởi của đất trời, ta đứng lặng trong chiều nhìn những ký ức  mờ dần trong tiếc nuối đổ tràn. Nhành hoa tím bên đường ngày nào vẫn tím đến kiệt cùng, ngắt một nhành hoa của ngày xưa khờ dại. Ký ức vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu, chỉ có bóng người đã hun hút miền chân trời xa thẫm. Thả cánh hoa theo dòng nước chảy trôi về nơi xa vắng. Gửi ánh nhìn của người ở lại, giờ khắc ấy một nỗi buồn lại tái sinh trong mùa gió mới.

Mùa gió xuân vụt đám trẻ lớn nhanh, trong chiếc áo còn thơm mùi vải mới, ta thấy lại đời mình trong bầy trẻ quê. Những tiếng cười giòn tan hòa vào nắng xuân rực rỡ. Dắt tay đứa trẻ qua con đường gồ ghề sỏi đá, ta như bước qua thêm một ngõ ngách của cuộc đời. Mẹ ngồi trú nắng bên hiên, chiếc radio vẫn phát những bài hát mùa xuân rộn ràng, nhắc nhớ. Mái nhà xưa nằm nép mình trong xóm nhỏ, ta ngồi nhổ từng sợi tóc bạc cho mẹ như găm vào lòng mình một nỗi buồn chất ngất. Mẹ cười. Những nếp nhăn xô nhau ken dày trên khuôn mặt lam lũ của mẹ. Ta muốn ôm mẹ vào lòng mà gào khóc cho thỏa thuê. Mẹ lại cười. Khi đứa con gái khờ giấu những sợi tóc bạc sau lưng. Ba trở về nhà sau ván cờ cùng mấy chú nhà bên. Nắm tay con gái trong mùa gió xuân cần mẫn, ba dúi vào tay ta một chiếc kẹp tóc xinh xinh. Lòng chợt bình yên đến lại, khóe mắt cay cay và bàn tay vẫn không ngừng siết chặt…

Ngoài kia, những ngọn gió xuân vẫn râm ran vũ khúc của đất trời. Vừa đón tuổi mới trong bình yên ấm áp, ta đón chờ những tháng ngày phía trước. Và dẫu có những do dự khiến lòng ta chùn bước. Nhưng tin chắc rằng, ta vẫn có một nơi để trở về trong nồng ấm chở che…

Nguyễn Thụy Vân Anh

Xin ghi chú nguồn Dòng Nhạc Xưa và các nguồn có liên quan khi trích dẫn!

Hoàng Trọng: Vua Tango

Dòng Nhạc Xưa đã có nhiều bài viết về nhạc sỹ Hoàng Trọng (1922 – 1998). Tuy nhiên sẽ là một điều thiếu sót khi không nói về các bản theo thể điệu tango lả lướt mà qua đó ông được người yêu nhạc xưng tụng là “vua tango của nền tân nhạc Việt Nam”. Trong bài viết mang tính chất tổng hợp này, chúng tôi dùng tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu có gì chưa hợp lý, xin quý vị gần xa cùng góp ý hay thảo luận (qua trang web này hoặc qua Facebook facebook.com/dongnhacxua) để tất cả chúng ta có được thông tin chính xác nhất về nhà nhạc sỹ tài hoa Hoàng Trọng.

Nhạc sỹ Hoàng Trọng lúc trẻ. Ảnh: giadinhhoangtrong.wordpress.com

Nhạc sĩ Hoàng Trọng: Ông Vua Tango của nền tân nhạc Việt Nam

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-07-16)

Chiều Rơi Đó Em (Hoàng Trọng – Thu Tâm)

Nhạc phẩm “Nhạc sầu tương tư” nổi tiếng của nhạc sỹ Hoàng Trọng viết độ năm 1954-1955 (do Hoàng Dương đặt lời) mở đầu bằng câu “Chiều rơi, cho lòng lạc loài chơi vơi…” Cùng ý nhạc này, nhạc sỹ Hoàng Trọng đã viết nên tác phẩm cuối cùng của một đời nghệ sỹ: bản “Chiều rơi đó em”. Đây là sáng tác duy nhất của nhà nhạc sỹ sau năm 1975 tại Việt Nam. “Chiều rơi đó em” được Hoàng Trọng trân trọng dành tặng cho Thu Tâm, người vợ trẻ đã đến với ông như một định mệnh. Trong dòng tưởng nhớ nhạc sỹ Hoàng Trọng, [dongnhacxua.com] xin mạn phép đăng lại vài bài viết trên trang CoThomMagazine.com để người yêu nhạc có thêm thông tin về một trong những cây đại thụ của làng tân nhạc Việt Nam.

Ảnh: CoThomMagazine.com
Ảnh: CoThomMagazine.com

Tưởng cũng cần nói thêm đôi điều về đời tư của nhạc sỹ Hoàng Trọng: năm 1954 ông một thân một mình dẫn ba người con là nhạc sỹ Hoàng Nhạc Đô (tác giả của “Dù tình yêu đã mất”), Hoàng Cung Fa và Hoàng Bạch La và sống trong cảnh gà trống nuôi con mãi đến năm 1975. Sau đó năm 1977, tại Sài Gòn ông gặp nghệ sỹ vỹ cầm trẻ Thu Tâm và hai người đã đến với nhau và có hai người con là Hoàng Lê Kim Mi và Hoàng Lê Thiên Út.

Chiều rơi đó em (Hoàng Trọng). Ảnh: CoThomMagazine.com
Chiều rơi đó em (Hoàng Trọng). Ảnh: CoThomMagazine.com

Nhạc sỹ Hoàng Trọng: Những bản nhạc phim

Nhạc sỹ Hoàng Trọng (1922 – 1998) là một trong những nhạc sỹ thuộc thế hệ đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Đã có quá nhiều bài viết về “vua tango” Hoàng Trọng. Hôm nay [dongnhacxua.com] chỉ xin đế cập đến những sáng tác cho phim ảnh của nhà nhạc sỹ.

Nhạc sỹ Hoàng Trọng & Ban nhạc Tiếng Tơ Đồng. Ảnh: CoThomMagazine.com

Nhạc sỹ Hoàng Trọng & Ban nhạc Tiếng Tơ Đồng. Ảnh: CoThomMagazine.com

Dù Tình Yêu Đã Mất (Hoàng Nhạc Đô)

Hoàng Nhạc Đô là trưởng nam của nhạc sỹ Hoàng Trọng. Ông là tác giả của bản nhạc nổi tiếng: Dù tình yêu đã mất. Được biết hiện sức khỏe của ông không tốt, thông qua bài viết này, [dongnhacxua.com] chúc ông mau khỏe và tiếp tục cống hiến cho đời nhiều bản tình ca đẹp.

GẶP GỠ TÁC GIẢ “DÙ TÌNH YÊU ĐÃ MẤT”
(Nguồn: tác giả Mộc Quốc Khanh viết trên GiaiDieuXanh.vn ngày 2012-07-11)

(GĐX) Có thể cuộc đời này vẫn còn chứng kiến tình-yêu-đã-mất hay tình-yêu-sẽ-mất ở đâu đó. Tình yêu đã mất là câu chuyện của riêng anh, nhưng không vì thế mà cản trở trái tim anh rung động dành cho tình yêu quê hương, tình cảm bạn bè hay nói rộng hơn đó là tình người.

NS Hoàng Nhạc Đô & Mộc Quốc Khanh
NS Hoàng Nhạc Đô & Mộc Quốc Khanh

Tên khai sinh kết tinh thành nốt nhạc

Hàng tháng tôi có thói quen ghé vô nhà sách. Dù sách điện tử đã bắt đầu phổ biến, nhưng sách in vẫn thú vị hơn nhiều. Là người yêu nhạc, khi vô nhà sách tôi thường lang thang đến kệ trưng bày âm nhạc. Tại đây, ngoài những tập nhạc quốc tế mà dạo này tôi bớt sưu tập, tôi chú ý nhiều đến các tập nhạc Việt hơn.

Một hôm tình cờ thấy tuyển tập nhạc với tên gọi: “Hoàng Nhạc Đô – Tháng năm còn nhớ” (NXB Văn Nghệ, 2009). Tôi ngạc nhiên sao ai có nghệ danh hay quá, vừa có chữ “nhạc”, vừa có nốt “đô” song hành. Giở những trang đầu tiên của tập nhạc, thấy bài số 2 nằm ở trang 8 đập ngay vào mắt với tựa đề “Dù tình yêu đã mất”. Lại thêm một sự ngạc nhiên nữa, bản boston nhịp ¾ nổi tiếng này, tôi đã biết cách đây vài chục năm rồi, nhưng thú thật là chưa bao giờ được nghe giới thiệu về tác giả.

Ngàn Thu Áo Tím (Hoàng Trọng – Vĩnh Phúc)

Nối tiếp dòng nhạc về mùa thu, [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu bản “Ngàn thu áo tím” của nhạc sỹ Hoàng Trọng với phần đặt lời của nhà thơ nữ Vĩnh Phúc.

Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng - Vĩnh Phúc). Ảnh: YouTube.com
Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng – Vĩnh Phúc). Ảnh: YouTube.com

ngan-thu-ao-tim--1--hoang-trong--vinh-phuc--youtube.com--dongnhacxua.com ngan-thu-ao-tim--2--hoang-trong--vinh-phuc--youtube.com--dongnhacxua.com

VĨNH PHÚC & NGÀN THU ÁO TÍM 
(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Can đăng trên DotChuoiNon.com ngày 04.11.2012)

ngan-thu-ao-tim--dotchuoinon.com--dongnhacxua.com

“Ngàn thu áo tím” là một ca khúc rất nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Trọng, ít người để ý rằng lời bài hát rất hay này là của Vĩnh Phúc.

Không có thông tin về Vĩnh Phúc và nhạc sĩ Hoàng Trọng đã sáng tác bài hát trong hoàn cảnh nào, nếu nhạc sĩ phổ thơ thì nghiễm nhiên Vĩnh Phúc phải được xem như nhà thơ, khả năng này cao hơn vì ít ai làm nhạc rồi mới tìm cách…đặt lời (mặc dù cũng có).

Mình tìm khắp nơi có vài thông tin tạm đủ để mình cho rằng Vĩnh Phúc thuở ấy là một cô gái, họ tên đầy đủ là Lưu thị Vĩnh Phúc, sinh năm 1937, con của Mục sư Lưu văn Mão, vốn là người rất nổi tiếng về tài làm thơ. Ông từng xuất bản tập thơ “Nam sơn thi phẩm” năm 1971.

Sinh thời, nhạc sĩ Hoàng Trọng và Mục sư Lưu văn Mão như đôi bạn tri kỷ, vẫn thường đàm đạo chuyện đời.

Nữa, anh trai của Vĩnh Phúc là Mục sư Lưu văn Tường (Tường Lưu) cũng rất có tài làm thơ, sống trong một gia đình có truyền thống hay chữ như thế thì Vĩnh Phúc có làm thơ hay viết lời nhạc cho nhạc sĩ Hoàng Trọng cũng là chuyện rất bình thường.

Tường Lưu thi sĩ trước đó còn có làm thơ tình nữa (tập thơ “Mộng ban đầu”), thi sĩ cũng là một dịch giả uy tín với tập “Tìm lại hương xưa”, dịch 148 bài cổ thi của các thi nhân danh tiếng Trung Hoa xưa. Và, Tường Lưu cũng rất thông thạo ngoại ngữ Anh và Pháp.

Mình mạn phép trích vài đoạn thơ của Mục sư thi sĩ Tường Lưu cho các bạn thưởng lãm:

Nếu Chúa hỏi: Tiệm ăn nào…ăn được?/ Con xin thưa, con biết mấy tiệm quen/ Thức ăn ngon đặc biệt, lại vừa tiền/ Tuy đông khách không phải lâu …chờ đợi/ Nếu Chúa hỏi: Đi chợ nào…có lợi?/ Con xin thưa, con biết mấy chợ gần/ Thịt cá tươi, rau trái mới, đủ hàng/ Mua ở đó rẻ hơn nhiều chợ khác/ …Nếu Chúa hỏi: Đi nhà thờ nào… phước?/ Con xin thưa, con không biết, Chúa ơi/ Con đã đi ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín…nơi rồi/ Con không biết đi nhà thờ nào phước/ Nếu Chúa hỏi: Tại sao không thấy phước? Con xin thưa, tại con hết… mà thôi/ Đi nhà thờ con cứ chỉ nhìn người/ Không nhìn Chúa nên con không thấy phước!

Nhạc sỹ Hoàng Trọng. Ảnh: DotChuoiNon.com
Nhạc sỹ Hoàng Trọng. Ảnh: DotChuoiNon.com

Nhạc sĩ Hoàng Trọng mất vợ sớm, ông ở vậy nuôi con khá lâu trước khi kết duyên với bà vợ thứ hai. Sau này, Bạch La, con gái ông thú nhận đã quyết liệt ngăn cản không cho cha “đi bước nữa”, khiến ông trở nên cô độc và gần như khắc khổ suốt thời…trung niên, mãi đến lúc tuổi già, một mình đơn độc ở quê nhà ông mới tái hôn.

Cô Thu Tâm (vợ sau của Nhạc sĩ Hoàng Trọng) cũng nhắc đến Vĩnh Phúc, cô kể: ” Hoàng Trọng thường hay đến nhà Mục Sư Lưu Văn Mão (thân phụ chị Vĩnh Phúc) để hàn huyên, tâm sự và rất khâm phục đức tính vị mục sư nầy.”

Trong khoảng 200 nhạc phẩm của Hoàng Trọng, ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài. Số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Đàm, Vĩnh Phúc… Trong giới nhạc sĩ Việt Nam, Hoàng Trọng viết tango rất nhiều và được xem như người thành công nhất với danh hiệu Vua Tango.

Ông Vua Tango của Việt Nam có một bài hát điệu Valse cũng thuộc loại kinh điển trong dòng nhạc Việt, đó chính là bài “Ngàn thu áo tím” do Vĩnh Phúc viết lời.

Vĩnh Phúc không viết nhiều, cô chỉ viết lời cho ba nhạc phẩm của Hoàng Trọng là “Cánh hoa yêu”, “Tìm một ánh sao” và “Ngàn thu áo tím”.

Vài thông tin về một người tài hoa vô danh, cũng có thể thông tin mình tìm được chưa chính xác. Nếu sai, xin các bạn lượng thứ.

[footer]