Nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông: tình yêu còn mãi

Nhân kỷ niệm một năm ngày nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông ra đi mãi mãi, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng gởi đến quý đọc giả xa gần một bài viết của tác giả Trần Thị Vĩnh Tường vừa gởi cho chúng tôi. Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tác giả và mong nhận được sự đóng góp cho những bài viết tiếp theo.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông: Tình Không Biên Giới

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Thị Vĩnh Tường gởi cho DongNhacXua.com. Trước đó bài này đã được đăng trên VienDongDaily.com)

Nhạc sĩ Franz Liszt tiên tri “Trời ban người nghệ sĩ một số phần rực rỡ thê lương” (Mournful and yet grand is the destiny of the artist) có thể là định mạng của nghệ sĩ Nguyễn Văn Đông. Ngày này năm ngoái 26/2/2018 (Mười Một Tết năm Mậu Tuất 2018) Nguyễn Văn Đông ra đi vĩnh viễn. Miền biên giới theo ông suốt 86 năm thê lương rực rỡ không còn lằn ranh khi bông hoa ông tặng lại đời dội vào trái tim và nở bung những lúc thê lương nhất.

Nguyễn Văn Đông sanh ngày 15/3/1932 tại quận Nhứt, Sài Gòn, nguyên quán ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; đang theo học trường Huỳnh Khương Ninh ở Đa Kao, Saigon tới 1945 thì trường đóng cửa vì thời cuộc. Theo Jason Gibbs, đại úy Vieux nhận Nguyễn Văn Đông làm con nuôi gửi vô học trường École d’enfants de Troupe (Trường Thiếu Sinh Quân Đông Dương) ở Vũng Tàu dạy văn hóa và quân sự. Nguyễn Văn Đông học với giáo sư âm nhạc Charles Martin, từng dạy hòa âm những năm 1920 ở Sài Gòn. Ông học kèn trompette, tham gia dàn quân nhạc trong trường, viết nhạc từ năm 16 tuổi để lại cho đời những bông hoa hiếm. Chiều Mưa Biên Giới là một bông hoa ấy.

Ảnh: https://hopamviet.vn/sheet/song/chieu-mua-bien-gioi/W8IU0FDI.html
Đọc tiếp

Sắc Hoa Màu Nhớ (Nguyễn Văn Đông)

Tiếp nối dòng nhạc Nguyễn Văn Đông, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một sáng tác gắn liền với tên tuổi của nhà nhạc sỹ: bản “Sắc hoa màu nhớ”.

Sắc hoa màu nhớ (Nguyễn Văn Đông). Ảnh: http://vnchord.com
Sắc hoa màu nhớ (Nguyễn Văn Đông). Ảnh: http://vnchord.com
sac-hoa-mau-nho--1--nguyen-van-dong--vnchord.com--dongnhacxua.com
sac-hoa-mau-nho--2--nguyen-van-dong--vnchord.com--dongnhacxua.com

ĐÔI ĐIỀU VỀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA “SẮC HOA MÀU NHỚ”
(Nguồn: lời kể của chính nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông trong bài phỏng vấn của nhà báo Hoàng Lan Chi)

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông thời trẻ. Ảnh: CoThomMagazine.com
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông thời trẻ. Ảnh: CoThomMagazine.com

Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.

Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay. Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường. Đơn vị cũa tôi đã có những cuộc giao tranh đẫm máu vào những ngày giáp tết trên những địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái, Tân Thành. Dù vậy, mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. Cứ mỗi độ xuân về, sông Vàm Cỏ lại mang về từng đàn tôm cá từ biển hồ Tông Lê Sáp, vượt vũ môn theo đám lục bình trôi về vùng Tam Giác Sắt, như nhắc nhở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Đồng Tháp Mười lập danh sách cho những người được về quê ăn Tết. Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phãi được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh cũa người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca Sắc Hoa Màu Nhớ.

[footer]

Phiên Gác Đêm Xuân (Nguyễn Văn Đông)

Trong không khí Xuân Bính Thân 2016, [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu một nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sỹ lão thành Nguyễn Văn Đông: “Phiên Gác Đêm Xuân”. Ra đời trong bối cảnh chiến trang nên chắc chắn “Phiên Gác Đêm Xuân” có vương màu khói lửa. Thế nhưng nếu nghe kỹ, người yêu nhạc dễ nhận ra tâm sự của người lính thời chiến cũng không khác gì mấy so với tâm trạng của những đứa con xa nhà thời bình vào mỗi dịp xuân về. Nhân dịp đầu xuân, [dongnhacxua.com] xin kính chúc nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông dồi dào sức khỏe và vui hưởng tuổi già cùng con cháu và hàng triệu người mến mộ các sáng tác của ông qua nhiều thế hệ!

Phiên gác đêm xuân (Nguyễn Văn Đông). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Phiên gác đêm xuân (Nguyễn Văn Đông). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

phien-gac-dem-xuan--1--nguyen-van-dong--amnhacmiennam--dongnhacxua.com phien-gac-dem-xuan--2--nguyen-van-dong--amnhacmiennam--dongnhacxua.com

ĐÔI ĐIỀU VỀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA “PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN”
(Nguồn: lời kể của chính nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông trong bài phỏng vấn của nhà báo Hoàng Lan Chi)

Nguyễn Văn Đông (1974).
Nguyễn Văn Đông (1974).

Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.

Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay. Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường. Đơn vị cũa tôi đã có những cuộc giao tranh đẫm máu vào những ngày giáp tết trên những địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái, Tân Thành. Dù vậy, mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. Cứ mỗi độ xuân về, sông Vàm Cỏ lại mang về từng đàn tôm cá từ biển hồ Tông Lê Sáp, vượt vũ môn theo đám lục bình trôi về vùng Tam Giác Sắt, như nhắc nhở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Đồng Tháp Mười lập danh sách cho những người được về quê ăn Tết. Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phãi được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh cũa người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca Sắc Hoa Màu Nhớ.

Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh  lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác. Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân:

“Đón giao thừa một phiên gác đêm
      chào Xuân đến súng xa vang rền.
      Xác hoa tàn rơi trên báng súng
      ngỡ rằng pháo tung bay
      ngờ đâu hoa lá rơi…”

Rồi mơ ước rất đời thường:

“Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
mơ rằng đây máinhà tranh
mà ước chiếc bánh ngày xuân
cùng hương khói vương niềm thương…”

Bài Phiên Gác Đêm Xuân được ra đời trong hoàn cảnh như thế, cách đây nửa thế kỷ, đánh dấu một chuỗi sáng tác của tôi về đời lính như Chiều Mưa Biên Giới, Mấy Dặm Sơn Khê, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Xin Đừng Trách Anh, Lá Thư Người Lính Chiến, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giã Biệt… vân vân. Sau ngày 30 tháng Tư năm 75, các bản nhạc này cùng chung số phận tan tác như cuộc đời chìm nổi của tôi.

[footer]

Mùa Sao Sáng (Nguyễn Văn Đông)

Trong không khí Giáng Sinh vẫn còn đây đó, [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu bản “Mùa Sao Sáng” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông, cũng chính là tác giả Phượng Linh của “Bóng nhỏ giáo đường” nổi tiếng mà chúng tôi đã có lần đề cập.

Mùa sao sáng (Nguyễn Văn Đông). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Mùa sao sáng (Nguyễn Văn Đông). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

mua-sao-sang--1--nguyen-van-dong--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com mua-sao-sang--2--nguyen-van-dong--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com mua-sao-sang--3--nguyen-van-dong--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

MÙA GIÁNG SINH TRONG TÂN NHẠC VÀ TÂN CỔ GIAO DUYÊN CỦA NGUYỄN VĂN ĐÔNG
(Nguồn: tác giả Phan Anh Dũng sưu tầm và đăng trên CoThomMagazine.com)

Mùa sao sáng (phiên bản tân cổ giao duyên). Ảnh: CoThomMagazine.com
Mùa sao sáng (phiên bản tân cổ giao duyên). Ảnh: CoThomMagazine.com

mua-sao-sang--tan-co--1--dong-phuong-tu--cothommagazine.com--dongnhacxua.com

“ Lạy Chúa! Con là người ngoại đạo nhưng tin có Chúa ngự trên cao.
                     Mùa sao sáng năm xưa lại về đêm sinh nhật Chúa,
                     Sao người năm xưa quên lời hứa chưa về (hò 1).
                    Chạnh nhớ ngày xưa đôi bóng giao kề (hò 2). “

      Nghệ sĩ Mộng Tuyền xuống câu hò 1 vọng cổ trong tiếng chuông nhà thờ đổ ngân vang, cô chắp tay ngước nhìn về hang đá có tượng Đức Mẹ và Chúa hài đồng nằm trên máng cỏ, rồi cô ém hơi bỏ nhỏ hát tiếp câu hò 2 trong tiếng đàn ghi-ta-phím-lõm hào hoa của Văn Vĩ, hòa với đàn kìm của Năm Cơ, và tiếng vĩ cầm của Hai Thơm cùng “quyện” với nhau trong bài ca Tân Cổ giao duyên “Mùa Sao Sáng”. Sân khấu rạp hát Quốc Thanh, Sài Gòn trước 1975 như bùng nổ trong tiếng vỗ tay tán thưởng, nhưng tim mọi người thì chùng xuống như lịm đi, khi cô đào đẹp nhứt nhì sân khấu cải lương có nghệ danh là Mộng Tuyền, huy chương vàng giải Thanh Tâm 1963, quỳ trước tượng đài Đức Mẹ, nước mắt cô ràn rụa chảy dài trên đôi má trong ánh sáng lung linh của hai hàng bạch lạp trên ngôi cao Thánh mẫu. Trong tiếng nhạc dập dìu trầm bổng của 6 câu vọng cổ, nàng kể chuyện thời chinh chiến, có hai người yêu nhau cùng trao lời hẹn ước trong đêm Giáng Sinh. Bên hang đá Bê Lem, nụ hôn vội vã chia tay người yêu trong thời binh lửa, chàng trai trẻ khoác chiến y ra đi biền biệt từ đêm Giáng Sinh năm xưa, đã mấy mùa sao rồi chưa quay trở lại! Mùa Giáng Sinh năm nay, nàng vẫn đứng chờ bên gác chuông xưa nghe điểm hồi chuông nửa đêm, mỏi mòn trông đợi người yêu qua mấy lần sinh nhật Chúa. Tiếng đàn cò Năm Cơ cầm chịch dẫn dắt Ban cổ nhạc khi nhặt khi khoan, quăng bắt đẩy đưa nhau từ câu 1 sang qua câu 2 vọng cổ, tiếng vĩ cầm Hai Thơm lộng lẫy, khi hơi Nam khi hơi Oán, trên nền nhạc ngũ cung. Lúc danh cầm ghi-ta Văn Vĩ nhấn nhá chuyển sang cung thương thì Năm Cơ chân đạp “song lang”, tiếng mõ vang lanh lảnh báo tin sắp chuyển giao cho Ban tân nhạc Lê văn Thiện sẵn sàng bắt nhịp khi ca sĩ xuống “xề”. Khi đó, ca nữ Mộng Tuyền tiến sát lại gần hang Bê Lem, đèn sân khấu quét ngang người, nàng nức nở hát từ dây Đào cổ nhạc hò 5 chuyển sang qua ca tân nhạc với Ban Lê văn Thiện:
                                     Đêm nay tôi nhớ người chưa trở lại.
                                        Chênh chếch mùa sao lạc loài. 
                                        Ôi! Những mùa sao lẻ đôi.
                                        Cho tôi thương nhớ mùa sao ngày nào,
                                        Thương những mùa sao hồng đào.
                                        Ôi! Những mùa sao cách xa.”

       Sân khấu bềnh bồng như trôi dạt trong ánh sáng nhiệm mầu đêm Thánh lễ, khán giả đắm chìm trong tiếng đàn Tam tấu cổ nhạc Văn Vĩ, Năm Cơ và Hai Thơm là những đệ nhất danh cầm cổ nhạc cải lương miền Nam thời đó, cùng quăng bắt nhau, tung hứng cho nhau thật điệu nghệ, trong khi Ban tân nhạc Lê văn Thiện chờ lúc cao trào, chụp bắt, rượt đuổi Ban cổ nhạc, khi trao qua khi nhận lại, hình thành một cấu trúc nghệ thuật mới của thời đại 1960-1970, định danh là Tân cổ giao duyên. Theo mạch nhạc hết câu 5 rồi chuyền sang qua câu 6 vọng cổ, ca sĩ và hai ban Tân và Cổ nhạc như quyện vào nhau, mắt không rời nhau, khi vào Tân khi ra Cổ, nghệ sĩ Mộng Tuyền lúc thì song hành, khi thì bứt phá, rồi đợi khi Ban cổ nhạc xuống xề 24, và Ban tân nhạc “chầu” thêm nhịp 25, ca sĩ vào nhịp 26 với lời thơ áo não trong đêm Giáng Sinh thời chinh chiến:
                                      “ Người đi từ Giáng sinh xưa
                                        Mong về tương ngộ giữa mùa hội sao.
                                        Niềm tin xóa hết thương đau,
                                        Mùa sao đất Việt, mùa sao thanh bình.”

       Bài Tân cổ giao duyên Mùa Sao Sáng của soạn giả Đông Phương Tử đã ra đời trong thời binh lửa như thế, khi khắp miền Nam đã có mất mát, tang thương. Thuở đó, không khí chiến tranh lan tràn đến từng nhà, gia đình nào cũng có người thân vào quân đội. Những buổi chia tay, những giờ hò hẹn ngắn ngủi trên sân ga, trên bến tàu đưa tiễn người vào quân trường hay đi ra mặt trận, đã thấm đẩm vào thơ ca và âm nhạc. Bản Tân cổ giao duyên Mùa Sao Sáng nhanh chóng lan truyền từ sân khấu đến các Đài Phát Thanh và Truyền Hình rồi thâu vào băng và đĩa nhạc 45 tours. Miền Nam thời đó, nhứt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở các tỉnh Cần Thơ – Bạc Liêu vốn là cái nôi của bài ca Vọng cổ hoài lang của Cao văn Lầu, các ban đờn ca tài tử miền sông nước này bị mê hoặc cuốn hút trước một làn điệu canh tân mới mẻ, đã chung tay tiếp sức cho bài Tân cổ giao duyên bay xa. Mộng Tuyền, nghệ sĩ cải lương sân khấu vừa là minh tinh màn bạc, nổi tiếng tài sắc trong vở tuồng cải lương Dương Quí Phi và An Lộc Sơn, bạn diễn với Thanh Nga, Ngọc Giàu của đoàn Thanh Minh, đặc biệt với vai diễn để đời là sơn nữ Klai trong vở tuồng Mưa Rừng, Mộng Tuyền đã mang lại cho khán giả niềm say mê qua các bài tân cổ giao duyên Thầm Kín, Ngày Xưa Anh Nói, Thương Về Mùa Đông Biên Giới, Mùa Sao Sáng v v của soạn giả Đông Phương Tử, một bút danh của Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông. Rất tiếc, chất lượng âm thanh của đĩa 45 tours sau thời gian 45 năm không còn được như xưa (tuy nhiên, một số bản nhạc sẽ được đăng trong trang này để làm tài liệu).

[footer]

Bóng Nhỏ Giáo Đường (Phượng Linh – Nguyễn Văn Đông)

Trong dòng tân nhạc Việt Nam, nhạc phẩm “Bóng Nhỏ Giáo Đường” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông được ký dưới bút danh Phượng Linh là một trong những bản bất hủ về mùa Noel nói riêng và về tình yêu Thiên Chúa nói chung. Hôm nay nhân dịp Giáng Sinh về, Dòng Nhạc Xưa xin gởi đến bạn yêu nhạc tác phẩm này.

BÓNG NHỎ GIÁO ĐƯỜNG
(Nguồn: bài viết của tác giả Van Phuoc Phan đăng trên GiaoPhanNhaTrang.org)

Mỗi dịp Giáng Sinh về, từ khoảng nửa thế kỷ qua, người ta đã khá “quen” với ca khúc “Bóng Nhỏ Giáo Đường” của NS Nguyễn Văn Đông, nhưng bài này được ông ký với bút danh Phượng Linh. “Bóng Nhỏ Giáo Đường” có thể là một ngôi thánh đường nhỏ bé và đơn nghèo, cũng có thể là bóng dáng người yêu bé nhỏ, một cô nàng nào đó…

Không biết tôi có “duyên nợ” gì với NS Nguyễn Văn Đông hay không mà ngay từ hồi đó, tôi đã cảm thấy “hợp” với nhạc của ông, nhất là bài “Mùa Sao Sáng”. Từ thuở còn là thiếu nhi, tôi thường nghe nhạc nhiều qua làn sóng phát thanh ngày xưa, hầu như nghe cả ngày lẫn đêm, cứ rảnh là nghe, có lẽ nhờ vậy mà tôi biết được nhiều “tên tuổi” thời đó.

Khoảng 20 năm trước, có người muốn biết tông tích NS Nguyễn Văn Đông, người này không biết tìm ông ở đâu nên mới hỏi Hội Âm Nhạc, không hiểu sao người ta lại cho số điện thoại của tôi, dù tuổi tôi và tuổi NS Đông chênh lệch nhau nhiều. Lạ thật!

Vả lại, ngày xưa người ta in những tờ nhạc nhiều lắm, trên các làn sóng giới thiệu rõ ràng tên tuổi tác giả chứ không như ngày nay, người ta thường giới thiệu tên ca sĩ chứ tác giả chẳng được coi ra gì, dù tác giả là người “thai nghén” và “sinh ra” tác phẩm. Chính “cha đẻ” lại bị lãng quên! Ngược lại, trên đài phát thanh hoặc truyền hình, ngày nay người ta “vô tư” giới thiệu bài hát nào đó “của” ca sĩ này, ca sĩ nọ, chứ không phải của nhạc sĩ. Ngôn ngữ sai bét nhè như thế mà người ta không chịu sửa. Tệ thật! Làm văn hóa mà xem chừng lại phi văn hóa quá đỗi!

“Bóng Nhỏ Giáo Đường” là ca khúc được NS Nguyễn Văn Đông viết trong thời chiến, với tâm trạng một binh sĩ tác chiến nơi chiến trường xa. Giáng Sinh đang đến gần, nỗi nhớ nhà và nhớ người yêu da diết, người lính “thăm dò” thế này: “Có ai về miền quê lửa khói cho tôi nhắn vài câu, cách xa lâu rồi không biết em còn giận hờn anh nữa thôi. Chuyện ngày xưa hai đứa thương nhau trong đêm nhiều sao sáng, dưới lầu chuông anh khắc tên nhau chung trong lời khấn xin chan chứa niềm tin”. NS Đông rất thích sao sáng, chắc hẳn sao sáng có gì đó đặc biệt lắm. Đúng vậy, không đặc biệt sao được, vì đó là đêm Con Chúa giáng sinh, và lại là “mốc” kỷ niệm lúc hai người chính thức “là của nhau”.

Tình yêu đã lên ngôi, hạnh phúc tràn trề, kỷ niệm đẹp lắm. Thế nhưng niềm vui lại không trọn vẹn: “Có ai ngờ tình yêu ngày đó gieo ngang trái sầu lo, lửa binh lan tràn hai đứa đôi đàng mộng đẹp kia vỡ tan”. Không phải tại chàng hay nàng, mà tại chiến cuộc. Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ! Vì thế, từng hồi chuông giáng sinh ngân vang niềm vui thì lại hóa sầu bi: “Từng hồi chuông tha thiết bi ai vang trong mùa quan tái, tiếng cầu kinh khe khẽ thôi vang khi quân giặc giẫm tan ngôi thánh lầu chuông”. Lòng buồn nhưng anh lính vẫn tin tưởng mà cầu nguyện. Có lẽ ít người dùng từ “quan tái”, nhất là ngày nay. Quan tái là quan ải, chỉ nơi biên cương, bờ cõi. NS Đông “chơi chữ” khi sử dụng cụm từ “mùa quan tái”, ý nói người lính đang phải làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc nơi biên giới xa.

Kỷ niệm ùa về khi Giáng Sinh về, không chỉ kỷ niệm vui mà còn cả kỷ niệm buồn: “Nhớ mãi ngày ấy quân cướp xô bừa hạ gác chuông, nước mắt em tuôn xót xa quỳ trên đống tro tàn”. Con gái mau nước mắt là chuyện bình thường, nhưng cô người yêu của anh lính đã khóc vì gác chuông bị quân địch phá đổ. Chính gác lầu chuông đó là nơi anh lính đã chính thức tỏ tình với nàng.

Và rồi chính anh lính cũng đã góp công sức làm lại gác chuông nhà thờ ngày ấy. Kỷ niệm như còn mới nguyên: “Nhớ mãi ngày ấy anh góp tre dựng lại gác chuông, với trí ngây thơ vững tin tầm vông giữ Nhà thờ, kỷ niệm của chúng ta!”. Gác chuông ngày xưa đơn giản thôi, nhất là lại ở vùng quê, tre hoặc tầm vông là vật liệu chính khi xây dựng nhà cửa, tất nhiên với nhà thờ thì cũng vậy thôi. Gác chuông là phần không thể thiếu ở các nhà thờ, và nó cũng không thể thiếu trong ký ức yêu của hai người. Thế mà chiến tranh đã nhẫn tâm phá vỡ! Đúng ra thì không phải lỗi của chiến tranh mà là tội của những người gây ra chiến tranh.

Thời gian cứ vô tình trôi, kỷ niệm vui buồn cũng theo anh lính trên mọi chiến tuyến:“Mấy năm rồi buồn vui ngày đó theo anh giữa trời sông, dẫu xa phương trời nhưng sống muôn đời chuyện lầu chuông thuở xưa. Và từng đêm anh chắp hai tay xin cho tình yêu đó thấm nhuần trong tay Chúa ban ơn anh xây lại gác chuông trên kỷ niệm xưa”. Cái hay của người lính là “chất đạo đức” không vì khổ cực mà phai nhòa, ngược lại còn tăng thêm, anh chứng minh qua việc cầu nguyện hàng đêm, khi không gian và thời gian trở vào tĩnh lặng, dù có thể tiếng bom đạn vẫn không ngừng kêu xé không trung…

Niềm tin vẫn còn thì tất cả vẫn còn. Bóng nhỏ giáo đường nằm sâu là lẩn khuất ở miền quê, nhưng bóng đức tin lại to lớn, có thể che rợp cả bầu trời rộng và lòng người.

Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con!

Xin ghi chú nguồn Dòng Nhạc Xưa và các nguồn có liên quan khi trích dẫn!