Vĩnh biệt thi sỹ Cung Trầm Tưởng (1932 – 2022)

Theo một vài nguồn tin đáng tin cậy mà chúng tôi có được, thi sỹ Cung Trầm Tưởng, tác giả của một số bài thơ “Mùa thu Paris”, “Chưa bao giờ buồn thế”, “Bên ni bên nớ”, … mà sau này nhạc sỹ Phạm Duy đã biến thành những nhạc phẩm để lại dấu ấn khó phai mờ trong dòng nhạc phổ thơ, vừa qua đời tại Hoa Kỳ ở tuổi 90 (Nguồn: nguoi-viet.com)

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng. (Hình: Hạnh Tuyền/Người Việt)

Dòng Nhạc Xưa xin cầu mong cho linh hồn ông mau hưởng hạnh phúc miên viễn, nơi ‘không bao giờ buồn thế’!

ĐÔI NÉT VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG

(Nguồn: Wikipedia)

Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thức Cần, sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi (1947), ông bắt đầu làm thơ, và có tập thơ đầu tay tên là Sóng đầu dòng (chưa in).

Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup Laubat (nay là Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh).

Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học tại Trường Kỹ sư không quân ở Salon-de-Provence.

Năm 1957, ông tốt nghiệp trở về nước làm trong ngành không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong năm này, hai bài thơ của ông là “Mùa thu Paris” và “Vô đề” (thơ trường thiên) xuất hiện trong tuyển tập “Đất đứng” của nhóm Quan Điểm (gồm Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng), và đã làm người đọc chú ý.

Năm 1958, ông đứng ra chủ trương tờ Văn nghệ mới và cộng tác thường xuyên cho các tạp chí Sáng tạo, Hiện đại, Nghệ thuật, Văn, Khởi hành…

Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc một số bài thơ của ông, đó là những bài “Mùa thu Paris”, “Chưa bao giờ buồn thế” (Phạm Duy gộp lại và lấy tên là “Tiễn em”), “Bên ni bên nớ”, “Khoác kín” (Phạm Duy lấy tên “Chiều đông”), “Kiếp sau”, “Về đây”…Tổng cộng trong 13 bài thơ trong tập “Tình ca” của ông thì 6 bài Phạm Duy chọn phổ nhạc.

Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về khí tượng, đậu Tiến sĩ khí tượng học tại Đại học Saint Louis. Sau đó, ông trở về Sài Gòn tiếp tục làm trong binh chủng Không quân Việt Nam Cộng hòa với cấp bực cuối cùng là Trung tá (1975). Sau năm 1975, ông phải đi học tập cải tạo 10 năm.

Năm 1993, ông sang Hoa Kỳ định cư.

Quán Bên Đường (Trang Thế Hy – Phạm Duy)

Thi phẩm ‘Đắng và Ngọt’ của thi sỹ Trang Thế Hy viết dưới bút danh Minh Phẩm được nhà văn Bình Nguyên Lộc đổi tựa thành ‘Cuộc đời’ và đưa vào số tháng 9/1959 trên tuần báo ‘Vui sống’ ở Sài Gòn xưa. Từ đó, nhạc sỹ Phạm Duy đã lồng vào một giai điệu thật đẹp để hậu thế chúng ta có bản ‘Quán bên đường’. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết với nhiều thông tin có giá trị của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa gởi riêng cho chúng tôi để thế hệ trẻ hiểu thêm về nền thi ca, âm nhạc của một thời xa xưa.

Đắng và ngọt nơi quán bên đường.

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa gởi cho DongNhacXua.com ngày 2019-09-24)

Vào giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, thuở ấy đất nước bị chia đôi theo một hiệp định vừa được ký kết, vì thế từ ngữ “chiến tranh” hiện diện trong tin tức hàng ngày không được người dân quan tâm mà xem đó như một đe dọa không phản ảnh thực tế.

Nhưng rồi chiến tranh không còn là sự đe dọa nữa mà đã thật sự bùng nổ. Các xóm làng chưa kịp hồi sinh bởi những tàn phá của giai đoạn kháng chiến thì nay gặp nguy cơ là phải đối diện với cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Quê hương sẽ lại một phen chìm vào tang tóc.

Đọc tiếp

Ngậm ngùi (Huy Cận – Phạm Duy)

Chúng tôi rất lấy làm vinh dự khi vừa nhận được một bài viết rất có giá trị của một thân hữu yêu thơ nhạc có tên là Nguyễn Hữu Nghĩa viết về bản ‘Ngậm ngùi’ mà Phạm Duy đã phổ nhạc một cách rất tài tình từ bài thơ cùng tên của thi sỹ Huy Cận. Dòng Nhạc Xưa xin chân thành cảm ơn và giới thiệu bài viết đến những người yêu mến dòng thơ nhạc của một thời tiền chiến.

Tản mạn về ‘Ngậm ngùi’

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa gởi riêng cho DongNhacXua.com ngày 2019-09-16)

Những câu thơ buồn bã dường như không phân định được đâu là cõi mộng và đâu là thực đã thâm nhập vào văn học nước nhà từ thập niên thứ tư của thế kỷ trước, nhiều thế hệ đã thưởng thức và đến nay lời thơ đẹp như ca dao ấy vẫn mê hoặc lòng người.

Thơ hay, được nhạc sĩ tài hoa phổ nhạc. Sự phối hợp đã chắp cánh cho thơ vượt qua những sàng lọc nghiệt ngã của thời gian và ý thức hệ. Ý thơ và giai điệu quấn quýt nhau để tạo thành cuộc hôn nhân đẹp đẽ.

Giòng văn học đang trên đà phát triển nhưng cuộc đời cũng bắt đầu thấp thoáng những gập ghềnh. ‘Ngậm ngùi’ cũng không thoát khỏi, tựa đề bài thơ phải chăng cũng là sự tiên liệu cho số phận của chính nó bởi nó đã bị ai đó nhân danh một hệ văn hóa nào đó tước đoạt quyền rong chơi trên một phần đất nước trong những giai đoạn biến động đã qua.

Ngày còn nhỏ, đã bao lần tôi nghe ‘Ngậm ngùi’. Thuở ấy, nhạc phẩm này từng ngày vang vang trên đài phát thanh, nơi quán cà phê, phòng trà, tư gia… Các chương trình phát thanh tiếng Việt ở nước ngoài cũng nhiều lần trang trọng đưa ‘Ngậm ngùi’ lên làn sóng. Thanh niên các thế hệ đã hòa tiếng hát với tiếng guitare dìu dặt để thổn thức với ‘Ngậm ngùi’. Tôi cũng thế và làm lây lan ‘Ngậm ngùi’ đến bạn bè và đến cả người trong mộng. Nay nghĩ lại mà thấy lạ, ngày ấy tuổi còn vị thành niên mà sao cứ thích đóng vai một kẻ đã từng nếm trải đắng cay!

Nhưng nội dung bài thơ lại không thể hiểu cặn kẽ. Ngay câu đầu tiên “Nắng chia nửa bãi, chiều rồi…” đã là cái gì đó rất đỗi mơ hồ. Tôi thầm mong có ai đó giải thích nhưng chưa biết hỏi ai, đến lúc vừa lớn thì đất nước lại sôi sục biến động, thế là đành xếp lại mộng mơ để chuẩn bị cho một thực tế đầy khác lạ. Kể từ đấy ‘Ngậm ngùi’ bị buộc phải rời khỏi đời sống công khai, nó chỉ còn sống lặng lẽ, lây lất trong tâm hồn những ai từng biết và yêu mến nó.

Ngày tháng trôi đi, do công việc nên tôi thường xuyên qua lại trên con đường xuyên Việt vào nhiều thời khắc khác nhau. Trên đường cái quan, tôi mê mải ngắm những di tích bị bỏ mặc cho hoang tàn, xót xa trước những phế tích tan tác đang oằn oại gánh nặng nỗi buồn đau quá khứ. Nhưng núi non trùng điệp, nương đồi chập chùng, biển xanh mênh mông và những cánh đồng tuy nhỏ hẹp nhưng xanh tươi dọc duyên hải miền Trung lại gây hưng phấn, thích thú cho kẻ có tâm hồn thích ngao du. Không quá lời khi nói rằng những ai có dịp đi đó đây là những người may mắn, vì chỉ có  thực tế theo cách này mới cảm nhận được cái đẹp nhiều khi đến sững sờ do thiên nhiên ban tặng. Riêng miền Trung, ngoài sự hùng vĩ của thiên nhiên thì quanh đó vẫn còn những cảnh sắc, những phận người buồn đến nghẹn ngào.

Một lần trên đường từ Bắc về Nam, khi ngang qua vùng Hà Tĩnh vào buổi chiều, một hình ảnh không lẫn vào đâu được chợt chói lòa trong tâm thức. Theo cách diễn tả của thi nhân thì khi “Nắng đã xế về bên xứ bạn” chính là lúc mặt trời đã ngả về Tây, tức là đã vượt chếch qua bên kia dẫy Trường sơn. Lúc này phía Trường sơn Tây đang còn nắng thì mé Trường sơn Đông, tùy từng chỗ, nắng chỉ còn thoi thóp hoặc nắng đã không còn. Hoa lá sau những nỗ lực khoe sắc cuối cùng đã ảm đạm dần đi, mầu hoàng hôn đang bảng lảng.

Chiều xuống rất nhanh, hơi lạnh từ rừng sâu, từ vách đá bắt đầu lan tỏa rồi vươn mình che mờ thôn xóm, nương đồi. Nhưng điều muốn nói là trên đường cái quan và những cánh đồng ven biển; thì ơ hay, nắng chiều còn vương vấn! Thế đấy, chiều đã chia đôi không gian, nửa còn nắng và nửa đã chiều rồi. Câu lục đầu tiên thoát khỏi sự bí ẩn đã giúp những câu sau dễ hiểu hơn.

Nhà thơ quê ở Hà Tĩnh, hẳn là đã chứng kiến không biết bao lần cảnh chiều quê trong không gian đôi ngả này, thi nhân bồi hồi trước cảnh vẻ buồn bã của mầu thời gian đang dần phai, ông đã nhuốm lạnh trong không gian se sắt buổi chiều tà thưa thớt người qua lại, thi thoảng có ai thấp thoáng trên nương đồi thì bóng cũng nhòa đi trong sương nhẹ; tiếng tù và mộc mạc vang vọng không gian băng qua lũng đồi nhắc đàn bò đến giờ rồi, về thôi! Chim chóc từng bầy xôn xao quay về nơi ẩn trú. Hoa lá cũng cuộn mình vào cõi miên man.

Trinh nữ – loài hoa dân dã, cũng là một vị thuốc dân gian mọc bạt ngàn dọc đôi bờ quốc lộ, chúng đã đến giờ khép lá nghỉ ngơi để chuyển tiếp một giai đoạn của chu kỳ sinh học. Đó đây trên cành Trinh nữ; lác đác vài con nhện bắt đầu giăng tơ, rồi từng con nhện xuất hiện trong nỗi cô đơn như định mệnh của loài nhện mượn cành Trinh nữ để cộng sinh theo cách đơn giản nhất. Từng đường tơ trải ra, chúng mong manh rung ring trong gió, từng nút thắt hình thành khởi đầu cho một cuộc sinh tồn. Cuộc mưu sinh nhẫn nại đến lạ lùng diễn ra trong thinh lặng khi trần gian đã vắng bóng mặt trời, chỉ có những vệt đêm lấp lánh ánh sao trong gió rừng vi vu, trong động đậy hỗn mang của núi rừng nguyên sơ và đôi khi dưới ánh trăng sơn cước tròn đầy theo chu kỳ từ thuở hồng hoang. 

Chiều đã qua, đêm mênh mông đang xuống. Em dịu dàng xếp lá, gió nhẹ nhàng như vuốt ve, dỗ dành. Em khép mắt nhưng mở lòng đón nhận những ẩn dấu thiên nhiên, những ẩn dấu vốn chỉ mở riêng ra cho những tâm hồn biết thao thức đang từ từ hé lộ. Em biết từng đàn chim đã quay về yên lành trong tổ ấm, không gian đã tắt rồi tiếng ríu rít gọi đàn. Em mỉm cười nhủ lòng ghi nhớ những âm thanh ấy như những lời thủ thỉ bè bạn hẹn gặp nhau khi ngày mai tươi sáng, sự quyến luyến lúc chia tay đã nâng tâm hồn em lên một cung bậc mới. Em biết nơi thôn xóm xa mờ kia, những đụn khói la đà trong sương nặng phủ che đàn bò nằm lặng yên nhơi cỏ. Em biết em có bạn bè và được họ yêu thương.

Em nhìn lại và hài lòng với công việc đã làm trong một ngày vừa qua, một công việc được thiên nhiên giao phó, dù vô cùng nhỏ bé nhưng nhằm đến mục đích chung là hoàn thành những mắt xích cần thiết cho sự tồn vong của muôn loài trên trái đất này. Không ai chấm công, nhưng em vẫn làm tốt công việc mình. Em sống và hồn nhiên đón nhận nguồn sống từ đất mẹ bao dung và em trao lại cho đời thành quả đạt được cũng hồn nhiên như lúc nhận. Xa hơn nữa phía ngoài kia văng vẳng tiếng gió hòa theo sóng rì rào từ bờ đại dương băng qua đường cái quan vang lên như tiếng ru dào dạt, nâng niu. Em thiếp dần, thiếp dần vào giấc ngủ hồn nhiên bình thường, không mộng mị xa xôi.

Trước đó một thời khắc; ven sườn đồi, khói lam chiều nhè nhẹ vấn vương trên mái tranh từng nhà sàn cô quạnh, đây đó vang tiếng giục giã nhau chiều rồi như tiếng lòng hướng về nơi ấm cúng.

***

Chiều rồi! Tiếng kêu thảng thốt thổi bùng nỗi nhớ nhà thoáng đến, nó lay động da diết tâm hồn, khuấy động nỗi bùi ngùi trong tâm cảnh kẻ phiêu du. Nhà thơ hẳn phải buồn hơn, buồn đến mức đã ngậm cả nỗi bùi ngùi trong tâm tưởng để tế cáo với Trời đất nỗi buồn muôn thuở “Chiều rồi” trên quê hương bộn bề sỏi đá. Nỗi buồn ấy không dừng lại mà mỗi ngày mỗi cao, cao dần cho đến khi nỗi buồn vượt qua mọi đỉnh điểm để tan chẩy rồi kết tụ thành trái sầu như một di sản gây vấn vương tâm hồn. Khi sầu đã chín, sầu không còn cưu mang nổi chính mình thì lúc đó “ Ngậm ngùi ” cũng đến kỳ khai hoa nở nhụy!

Tiếng chuông từ ngôi chùa trơ vơ trên nền phiến đá lớn đang vang trong không gian quạnh quẽ như lời nhắc nhở “ về thôi ” bởi ngày đã sắp qua, bởi đêm đang dần đến.

Về thôi! về với gia đình để được cùng quây quần bên bữa cơm chiều ấm áp tình thân.

Về thôi! để đêm đêm, dưới mái nhà sàn, tình yêu âm thầm triển nở dẫu ai đó vẫn cứ thẹn thùng.

***

Nhà thơ không kiếm đề tài nơi xa xôi, chỉ quan sát và nhạy cảm với những thay đổi vốn có nơi thiên nhiên cạnh kề, ông đã tắm gội trong nguồn cảm hứng vô tận ấy. Một tâm hồn biết lắng nghe sẽ đón nhận nỗi xúc cảm đang dâng tràn để dệt cho đời những tác phẩm có giá trị bền lâu…

Nhìn nắng sớm ngắm sương chiều, nhà thơ đọc được những chuyển dịch của thiên nhiên, người hòa nhập tâm hồn vào đấy rồi mặc cho thiên nhiên tâm trạng con người, nhân cách hóa hoa lá cỏ cây để chúng cùng đồng hành với chúng ta trên con đường đi tìm hạnh phúc dù không là vĩnh cửu. ‘Ngậm ngùi’ không chỉ là nỗi lòng của tâm hồn trước thiên nhiên hoang sơ vào những thời khắc nhất định mà còn là tâm trạng của chúng ta khi đối diện với thiên nhiên tuyệt đẹp đang bị đe dọa bởi sự hủy diệt môi trường đang diễn ra hàng loạt.

Rồi đây các đô thị càng lúc càng phát triển, các khu công nghiệp rồi cũng thế và tất cả sẽ tập trung dọc con đường cái quan. Cuộc sống khá giả lên, lòng người không còn đơn sơ kéo theo những tính toán tất nhiên của đời sống thị dân sẽ làm diện mạo thiên nhiên thay đổi theo hướng thu hẹp lại, xấu dần đi. Đô thị mở rộng đấy, những dẫy nhà bê tông san sát nhau, vui vẻ sầm uất đấy nhưng chẳng còn mối liên hệ nào với thiên nhiên, mà nếu còn thì xin đừng là những liên hệ thảm thiết – như Formosa chẳng hạn.

Còn có thể sống hòa hợp với thiên nhiên để được giấc ngủ hồn nhiên như em với chim mộng đầu giường không? Câu trả lời tùy thuộc vào loài người có còn biết ơn Đấng Tạo Hóa đã ban cho mình một trái đất đẹp đẽ, đa dạng, phì nhiêu; có còn nhớ rằng mình có bổn phận quản lý nó như một người quản lý trung tín không ? Và kế tiếp đâu là chân dung của văn hóa, cách sống, thái độ của xã hội và của từng cá nhân trước thảm trạng sinh thái đang diễn ra hằng ngày.

Sẽ buồn lắm nếu một mai ‘Ngậm ngùi’ được thế hệ tiếp nối hát lên như oán trách mà kể lại, rằng thời cha ông chúng ta đã xảy ra một loại tội ác!

Nguyễn Hữu Nghĩa – 09/2019

Tan tác (Tu My)

Có những nhạc sỹ dạo qua vườn hoa tân nhạc chỉ với một ‘bông hoa’ nhưng đó lại là một đóa hoa ngào ngạt hương thơm và tồn tại mãi với thời gian. Nhạc sỹ Tu My là một trong số đó, với bản ‘Tac tác’ bất hủ. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của nhạc sỹ Phạm Duy để người yêu nhạc hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của Tu My.

Tan Tác và Tu My

(Nguồn: bài viết của nhạc sỹ Phạm Duy đăng trên PhamDuy2010.com)

Nhờ tôi đã quyết định trở về quê hương vào những năm đầu của thập niên 2000 và có cơ hội đi tìm lại dĩ vãng, trong đó có những ngày êm đềm của tuổi đi học hay những ngày sóng gió của tuổi vào đời; được đắm mình vào những xóm làng, đồng ruộng, đồi núi, sông biển quen thuộc hay chưa bao giờ đặt chân tới; được viếng thăm lần đầu tiên mồ mả, gia tiên; được ôm chặt vài ba người còn sống sót trong đám họ hàng, thân thích… nhờ vậy — nói một cách văn vẻ — tôi đã không đến nỗi mất tôi như tôi đã tưởng : tôi đã tìm thấy tôi.

Trong gần chín năm trời về sống bình thường ở trong nước, sau khi tôi đã quét dần được những khắc khoải trong tôi rồi, bây giờ tôi đã có thì giờ để làm những cuộc phiêu lưu khác, chẳng hạn đi tìm những cái hay cái đẹp của Việt Nam mà thời gian hay tình ngườitrong ly loạn đã phủ lên bằng một lớp bụi dầy. Tôi đã có thời gian, qua những cuốn sách nhỏ mang tên NHỚ, THỜI KỲ THÀNH LẬP CỦA TÂN NHẠC… lôi ra từ dĩ vãng ít nhiều giá trị cũ mà có thể nhiều người đã quên hay không biết.   Bởi vì tôi được sống trong một thời đại tin học nên tôi đọc được rất nhiều tài liệu về Tân Nhạc ở trên NET, nhưng tôi không thấy trong kho tàng đó có một dữ liệu nào đáng kể về một bài hát và về một nhạc sĩ mà tôi đã có ý đi tìm từ lâu : đó là ca khúc nhan đề Tan Tác và nhạc sĩ mang tên Tu My. Ngay cả hình ảnh của ông mà cũng không ai có cả !   (Dường như có một tấm hình của Tu My in trong một cuốn sách của Hội Nhạc Sĩ Việt Nam xuất bản năm 2007 ở Hà Nội, mà tôi chưa mua được).

Đọc tiếp

Hoa trong nhạc: tầm xuân

Dòng Nhạc Xưa giới thiệu hoa tầm xuân dân dã để tiếp nối chủ đề ‘hoa trong nhạc‘.

Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đôi nét về hoa tầm xuân

(Nguồn: wikipedia)

Lá và cuống. Ảnh wikipedia
Hoa tầm xuân. Ảnh: wikipedia

Tầm xuân, danh pháp khoa học Rosa canina L., là một loài hoa hồng leo có nguồn gốc châu Âu, Tây Bắc Phi và Tây Á.

Miêu tả

Tầm xuân là loài cây bụi sớm rụng lá có chiều cao từ 1–5 m, mặc dù đôi khi chúng cũng có thể leo cao hơn tới ngọn của các loài cây khác. Thân tầm xuân có nhiều gai sắc, nhọn, có móc giúp chúng leo dễ dàng. Lá kép lông chim, với 5-7 lá chét. Hoa thường có màu hồng nhạt, biến đổi từ hồng đậm tới trắng, với đường kính 4–6 cm và có nhiều cánh, lúc chính thành quả màu cam đỏ cỡ 1.5–2 cm.

Cây guitar điện và phong trào nhạc trẻ Sài Gòn

Quay về với phong trào nhạc trẻ của Sài Gòn thưở trước, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu gương mặt của nghệ nhân Lâm Hào, ông vua chế guitar điện ngày nào cùng vài thông tin thú vị về một thời nhạc trẻ của Hòn Ngọc Viễn Đông, qua một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa.

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Ông vua làm đàn guitar điện ở Chợ Lớn

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-22)

Nhóm nhạc nữ The Blue Stars

Một ban kích động nhạc đúng chuẩn phải có “bèo” lắm là 2 cây đàn guitar

điện: một lead, một bass hoặc accord.

Tìm được cây đàn điện thời ấy là trăm nghìn gian nan vì phải nhập cảng từ Mỹ với giá không chịu nổi. Rất may đã xuất hiện một nhân tài sản xuất guitar điện, đó là ông Lâm Hào.

Nhạc xưa Trung Thu

Nhân dịp Trung Thu về, Dòng Nhạc Xưa xin hân hạnh giới thiệu vài bản nhạc xưa đặc sắc viết cho ngày Tết Thiếu Nhi qua một bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv.

Đón Rằm Tháng Tám cùng các bản nhạc Trung Thu trước 1975

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-09-03)

Hằng năm, cứ vào độ những ngày cận rằm tháng Tám, khắp nơi ở Việt Nam lại thấy cảnh các em thiếu nhi nô nức đón Tết Trung Thu. Nào là lồng đèn, nào là bánh dẻo, bánh nướng…

Dù đã xa quê hương hơn 40 năm, người Việt ở hải ngoại vẫn cố gắng duy trì phong tục cổ truyền đón tết Trung Thu cho thế hệ con em sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. Và một trong những thứ không thể thiếu trong ngày Tết nhi đồng, đó là các bài hát Trung Thu sáng tác từ trước 1975. Cũng như rất nhiều bài nhạc thuộc nhiều chủ đề khác, nhạc Trung Thu của Miền Nam vẫn là một mảng văn hóa giá trị, chưa thể lãng quên trong tâm hồn của nhiều người Việt.

Kiếp nào có yêu nhau (Minh Đức Hoài Trinh – Phạm Duy)

Tiếp nối bài viết về sự ra đi của nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu một bài viết của tác giả Hiếu Dũng – Ngân Vi đăng trên ThanhNien.vn đầu năm 2013.

 

Kiếp nào có yêu nhau (Minh Đức Hoài Trinh – Phạm Duy). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Kỳ 6: Yêu nhau kiếp nào

(Nguồn: bài viết của tác giả Hiếu Dũng – Ngân Vi trên thanhnien.vn ngày 2013-01-01)

Mối duyên với nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh trải dài gần hết một kiếp người của nhạc sĩ Phạm Duy. Từ những chuyến rong ruổi thời trai trẻ, từ trong kháng chiến, đến mùa đông lạnh lẽo trên đất người… Giai đoạn nào cũng phảng phất bóng hình giai nhân.

Thuyền Viễn Xứ (Phạm Duy – Huyền Chi)

Theo quan điểm của Dòng Nhạc Xưa, “Thuyền viễn xứ” mà nhạc sỹ Phạm Duy viết theo ý thơ của Huyền Chi là một trong những nhạc phẩm tiên biểu nhất cho sự ngăn cách hai miền Bắc – Nam sau hiệp định Geneve 1954. Chúng tôi xin gởi bài viết này để người yêu nhạc xưa có thêm thông tin thú vị xung quanh bản nhạc bất hủ này.

 

Thuyền viễn xứ (Phạm Duy – Huyền Chi). Ảnh: amnhacmiennam.blogspot.com

Huyền Chi – tác giả bí ẩn của ca từ Thuyền viễn xứ

(Nguồn: bài viết của tác giả Phạm Công Luận đăng trên tuoitre.vn ngày 2017-01-08)

TTO – Trong một tập sách in những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, ông có đưa vào một câu dưới bài Thuyền viễn xứ: “Huyền Chi, cô ở đâu?”. Đó cũng là câu hỏi của tôi khi nghe lại ca khúc đầy ắp cảm xúc này.

Huyền Chi và chồng – Ảnh: tư liệu gia đình

Ngày xuân nói chuyện xe đạp xưa

Nhân dịp đầu xuân Đinh Dậu 2017, Dòng Nhạc Xưa xin quý vị xuôi về khá khứ để cùng chúng tôi tìm hiểu về những chiếc xe đạp xưa mà ngày nay đang dần dần trở thành kỷ niệm.

200 năm xe đạp: Ký ức và tương lai

(Nguồn: bài viết của tác giả Đăng Thuyên đăng trên Tuổi Trẻ Xuân Đinh Dậu 2017)

TTO – Có lẽ hiếm người Việt Nam nào không biết đến xe đạp. Nhân cột mốc 200 năm xe đạp chào đời, giai phẩm Xuân Tuổi Trẻ mời mọi người cùng quay lại với ký ức và cả hướng tới tương lai của chiếc xe đạp…

Học trò Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký ở Sài Gòn thập niên 1930 (Photo NADAL Saïgon)