Vĩnh biệt Phan Huỳnh Điểu (1924 – 2015)

Sáng nay, 29.06.2015, làng nhạc Việt lại đón nhận một tin buồn: nhạc sỹ lão thành Phan Huỳnnh Điểu vừa ra đi mãi mãi. [dongnhacxua.com] xin gởi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến và mong linh hồn ông sẽ mau chóng về an nghỉ miền cực lạc.

Nhân dịp này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bản “Trầu cau”, nhạc phẩm đầu tay của chàng trai Phan Huỳnh Điểu viết năm 1945-1946, thuở mới chập chững bước vào con đường âm nhạc, cái thưở mà nhà  bao đau thương của thời cuộc chưa ảnh hưởng đến những sáng tác của ông.

Trầu cau (Phan Huỳnh Điểu). Ảnh: HopAmViet.com
Trầu cau (Phan Huỳnh Điểu). Ảnh: HopAmViet.com

trau-cau--2--phan-huynh-dieu--hopamviet.com--dongnhacxua.com

CA KHÚC “TRẦU CAU” 
(Nguồn: bài viết trên DacTrung.com, [dongnhacxua.com] chưa kiểm chứng có phải của Phan Huỳnh Điểu)

Nhân dịp tôi được đi xem nhạc kịch Tụy Lụy; nhạc của Lưu Hữu Phước, thơ của Châu Vinh và Thế Lữ biểu diễn tại thành phố Ðà Nẵng lúc bấy giờ… tôi thấy hay. Từ xưa đến giờ mình chưa được xem một cái kịch có hát, mà tôi rất là mê âm nhạc, cho nên tôi về nghiên cứu…

Nghĩ mình học nhạc chưa đến đâu, nhưng mà mình mê cái nhạc kịch Tụy Lụy, thấy các cảnh trong Tụy Lụy đóng rất hay, ước là làm thế nào mình kể một câu chuyện cổ tích, nó cũng có những cái tình tiết, tình cảm như Tụy Lụy.

Lấy chuyện cổ tích ra đọc, thì tôi thích nhất là chuyện Trầu Cau. Nó là cái truyện tình giữa hai anh em ruột và một cô gái hàng xóm. Trong đó nói cái tình vợ chồng chung thủy và cái tình gắn bó yêu thương của hai anh em…

Tôi mượn cái mandoline về, vội vào trong buồng, giấu không cho ai biết, vì mình không là nhạc sĩ, nên cũng hơi xấu hổ, mình mà nói nhạc sĩ, thì người ta cười cho vì mình đã học trường lớp nào đâu mà nói nhạc sĩ. Cho nên cố mày mò viết, viết thử thử. Lúc bấy giờ tôi viết theo cái lối những bài hát hướng đạo. Tức là một điệp khúc mà có 3 lời khác nhau. Lời người em, lời người anh, lời người vợ….Ba lời, tức là ba người cùng hát một giai điệu nhưng chỉ khác nội dung thôi.

Lúc bây giờ tôi viết xong, thực tế chỉ cho đoàn Sói Con (Lúc bây giờ chúng tôi có tổ chức Sói Con) hát, để diễn kịch trong những đêm lửa trại… Nói chung anh em hướng đạo chúng tôi rất thích cái loại nhạc như vậy. Những bài hát kể chuyện có tình, có nhạc. Thật ra, cái bài “Trầu Cau”, tôi viết, không nghĩ để cho người lớn hát, mà cho trẻ em hát, các cháu Sói Con hát. Và cũng không ngờ cái bài hát đó đi vào lòng quần chúng. Khi được đưa lên sân khấu có rất nhiều người thích. Cho đến nỗi có một kỷ niệm rất vui.

Năm 1991, khi tôi được những người Việt kiều bên Pháp mời sang. Trong cái đêm ca nhạc của tôi, tôi không để cái bài Trầu Cau, bởi vì tôi cho bài hát đó lâu quá rồi, cũ quá rồi, mình không nên đưa vào chương trình. Khi đêm diễn xong, có mấy cụ già 60, 70 gặp tôi hỏi:
– Nhạc sĩ Phan Huỳnh Ðiểu đây là nhạc sĩ từ năm 45 đến giờ, hay là nhạc sĩ Phan Huỳnh Ðiểu mới đây ?
Tôi nói: tôi là… tôi, từ trước đến nay Việt Nam chỉ có một Phan Huỳnh Ðiểu, chứ làm gì có hai nhạc sĩ Phan Huỳnh Ðiểu. Mấy ông bà ấy bảo:
– Trời ơi, có một nhạc sĩ… tại sao cái đêm nhạc này không có cái bài Trầu Cau ? Tôi bảo:
– Dạ cái bài đó lâu quá.
– Khi chúng tôi qua Pháp, chúng tôi hát cái bài Trầu Cau rất say sưa, và bây giờ khi nhắc đến Phan Huỳnh Ðiểu, chúng tôi vẫn nhớ đến Trầu Cau. Mà đêm nay, không có “Trầu Cau” tức là một thiếu sót rất lớn của nhạc sĩ.

Ðêm sau, tôi bổ sung ngay bài “Trầu Cau” vào và nhờ các anh chị em ở bên Pháp, nhất là các bác sĩ, kỹ sư đóng vai Tân Sinh, Lang Sinh và cô vợ. Sau cái đêm thứ hai, các bạn đến xem, vỗ vai tôi nói:
– Ðã có Phan Huỳnh Ðiểu là phải có “Trầu Cau” không có “Trầu Cau” là không phải Phan Huỳnh Ðiểu..
Ðối với tôi, rất là vui và tôi nghĩ cũng là một vinh dự đối với một nhạc sĩ.

Từ cái bài “Trầu Cau” khai sinh ra cái tên Phan Huỳnh Ðiểu cho đến bây giờ, điều đó tôi rất mừng.

Phan Huỳnh Ðiểu

[footer]

Đi Chùa Hương (Trần Văn Khê)

Hầu hết chúng ta biết đến nhạc sỹ Trần Văn Khê qua âm nhạc dân tộc. Trong bài viết này, để người yêu nhạc xưa có cái nhìn đa diện hơn về nhà nhạc sỹ tài hoa , [dongnhacxua.com] xin giới thiệu một trong những bản tân nhạc hiếm hoi (có lẽ là sáng tác đầu tay) của nhà nhạc sỹ tài hoa: bản “Em đi chùa Hương” theo ý thơ Nguyễn Nhược Pháp.

Đi chùa Hương. Ảnh: asobi.vn
Đi chùa Hương. Ảnh: asobi.vn

‘ĐI CHÙA HƯƠNG’ CỦA TRẦN VĂN KHÊ
(Nguồn: website của nhạc sỹ Trần Quqng Hải, con trai của nhạc sỹ Trần Văn Khê)

Nhật Hoa Khanh phỏng vấn, Úc Châu, trang Thơ Nhạc đầu tháng 1-3-2011

(17/2/2011)
Suốt gần 60 năm nay, bài thơ Chùa Hương (tác giả Nguyễn Nhược Pháp) sau khi được nhạc sĩ Trần Văn Khê phổ nhạc toàn bài, ngày càng nổi lên trên văn đàn và trên sân khấu. Bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp được Trần Văn Khê phổ nhạc toàn bài và lấy tên là Đi Chùa Hương.

** Thưa GS nhạc sĩ, ông đã từng gặp nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp lần nào chưa?

– Tôi chưa bao giờ gặp nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Nhược Pháp mà chỉ đọc những bài thơ của ông trong cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân mà thôi.

** Vì sao ông lại phổ nhạc toàn bộ bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp?

– Đó là năm 1946, khi đang lánh nạn ở Lộc Ninh, ban đầu tôi chưa hề có ý định, nhưng vì rất thích nên tôi đã đọc bài thơ đó nhiều lần. Tôi thường hay ngâm thơ nên ban đầu có ý ngâm bài thơ, nhưng vì là thể thơ ngũ ngôn, có rất nhiều đoạn khó. Vì thế tôi thấy rằng làm như vậy không hấp dẫn bằng có nhiều đoạn mình ngâm “theo kiểu mới”. Một hôm, khi chuyển qua ngâm thơ theo điệu mới, một vài nét nhạc thoáng qua đầu, trong 10 ngày, tôi ghi lại những đoạn tâm đắc, lúc đó mới nghĩ đến việc ký âm lại cho dễ nhớ và từ đó bắt đầu phổ nhạc.

** Xin GS kể chi tiết một số đoạn xử lý với bài thơ độc đáo này?

– Tôi không phải là nhạc sĩ sáng tác, nhưng lúc đàn piano phụ họa theo tiếng ngâm của mình, tôi bắt đầu bằng gam Pha trưởng, rồi nhiều đoạn chuyển sang gam Rê thứ, chỉ có lúc cuối cùng, do tình cảm nhớ thương da diết nên tôi chuyển sang ngâm theo phong cách Sa mạc, nhưng cũng dựa theo gam Rê thứ. Lúc đó, tôi cũng định ghi nhạc để hát chơi cho các bạn nghe chớ không định phổ nhạc một bài thơ.

** Hành trình tiếp theo của cuộc đời bài hát, thưa GS?

– Người đầu tiên tôi đưa bài phổ nhạc là nhạc sĩ Lê Thương, bạn rất thích. Khi tôi chuẩn bị sang Pháp thì Lê Thương gởi thư nói rằng nến không giới thiệu với công chúng thì rất uổng. Lê Thương đã nhờ ca sĩ Mộc Lan học thuộc lời và giới thiệu trong một buổi hoà nhạc có nhiều bạn bè của ông, lúc đó tôi đang ở Pháp.

Sau đó, NXB Tinh Hoa, qua giới thiệu của Lê Thương, đã viết thư yêu cầu tôi cho phép xuất bản bài Đi Chùa Hương. Lúc đó tôi đang bịnh, đang nhập viện nên rất cần tiền. NXB bằng lòng trả tiền tác giả để in lần đầu khoảng 2000 bản và không lâu sau, báo tin đã bán hết và xin tái bản lần hai, đồng thời gửi đầy đủ tiền tác quyền sang Pháp cho tôi. Lúc đó, đồng VN bằng 17 franc cũ. Nhờ tiền tác quyền, tôi sống bình yên 4 tháng trời tại Paris! Lê Thương còn cho biết, Mộc Lan cũng trình bày bài đó trên Đài phát thanh Pháp á. Rồi bên nhà báo sang là Thái Thanh cũng hát. Nhưng tôi không nhận được bản ghi âm nào. Sau này, tôi biết bên Mỹ cũng có vài ca sĩ giới thiệu bài Đi Chùa Hương, trong đó có ý Lan – con gái Thái Thanh – đã thu được nhiều kết quả. Khi về nước làm việc, tôi được Thanh Lan tặng một cuốn băng video ghi lại bản nhạc Đi Chùa Hương rất đầy đủ. Trong các nghệ sĩ hát bài này, có Hồng Vân là thuộc hết bản nhưng chỉ thường giới thiệu trích đoạn chứ không hát cả bài.

** Những năm 50, 60 ở VN, những năm 90 ở hải ngoại, nhiều nữ danh ca đã thể hiện Đi Chùa Hương với những giọng truyền cảm sâu sắc. GS thích nhất giọng nào?

– Tiếc rằng tôi không được diễm phúc nghe tận tai tất cả các ca sĩ hát bài này. Đến nay tôi chỉ còn nhớ giọng của ý Lan mà tôi được một người bạn bên Mỹ cho nghe qua điện thoại. Giọng của Thanh Lan, tôi cũng còn nhớ rõ vì có cuộn băng. Hồng Vân thì đã rất nhiều lần hát tặng tôi ở những buổi họp mà tôi có mặt…

* Nhạc sĩ Lê Thương, tại TpHCM, đã nói với tôi: Chùa Hương là bai thơ dài thấm đẫm hồn dân tộc trong thể thơ và nội dung, trong lời thơ. Nhạc sĩ Trần Văn Khê đã phổ nhạc thành công bài thơ dài và độc đáo đó. GS suy nghĩ thế nào về nhận định này?

– Bạn tôi vì quá ưu ái mà có lời khen tặng như vậy. Về mặt nhạc học, lẽ tất nhiên là Lê Thương rất sành sỏi nên lời nhận xét đó không xa với thực tế. Nhưng tôi vẫn không dám nhận tất cả những lời khen của bạn, vì tôi không phải là nhạc sĩ sáng tác chuyên môn để có được những quan điểm sâu sắc về cách phổ nhạc.

** GS có nhớ lần đầu tiên ra Hà Nội và lần đầu tiên thăm chùa Hương?

– Tôi đi chùa Hương lần đầu lúc đang học trường Y tại Hà Nội năm 1942. Về sau được đọc bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp thì bao nhiêu cảnh đẹp chùa Hương mà tôi đã được thấy, như hiện rõ trong câu thơ và nhờ đó mà bản phổ nhạc được nhiều bạn yêu thích

Năm 1976, nhạc sĩ Đỗ Nhuận tổ chức cho tôi đi viếng chùa Hương cùng GS Nguyễn Hoán và phu nhân, Võ Thị Tri Túc, và con trai của hai bạn là cháu Cảnh. Tôi thật bồi hồi! Không gian cũ hiện lên, cùng với những cảm xúc vẫn nguyên vẹn trong lòng, tất cả như còn tươi mới!

** Chân thành cảm ơn GS nhạc sĩ Trần Văn Khê

[footer]

Vĩnh biệt Giáo sư – Nhạc sỹ Trần Văn Khê

Rạng sáng hôm nay, ngày 24.06.2015, nền tân nhạc Việt Nam chứng kiến một mất mác to lớn khi vĩnh biệt Giáo sư – Nhạc sỹ Trần Văn Khê, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc. [dongnhacxua.com] xin mượn bài viết này để tri ân những đóng góp to lớn, những nỗ lực không mệt mỏi cho âm nhạc dân tộc và cầu chúc linh hồn ông mau an nghỉ chốn vĩnh hằng.

GS.TS. Trần Văn Khê diện Âu phục, sử dụng đàn cò - Ảnh chụp năm 1952 mà Trần Văn Khê rất trân quý vì là kỷ niệm của ông với người bạn tại Viện dưỡng lao sinh viên Aire sur l'Adour tại Pháp. Ảnh: PhuNuOnline.com.vn
GS.TS. Trần Văn Khê diện Âu phục, sử dụng đàn cò – Ảnh chụp năm 1952 mà Trần Văn Khê
rất trân quý vì là kỷ niệm của ông với người bạn tại Viện dưỡng lao sinh viên Aire sur l’Adour tại Pháp. Ảnh: PhuNuOnline.com.vn

GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ QUA ĐỜI 
(Nguồn: Thanh Niên ngày 24.06.2015)

(TNO) Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng GS-TS Trần Văn Khê đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 2 giờ 55 phút hôm nay 24.6. Ông thọ 94 tuổi.

GS-TS Trần Văn Khê xuất hiện tại một triển lãm ảnh năm 2013 - Ảnh: Độc Lập
GS-TS Trần Văn Khê xuất hiện tại một triển lãm ảnh năm 2013 – Ảnh: Độc Lập

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), GS-TS Trần Văn Khê đã qua đời vào rạng sáng nay. Trước đó, ông nhập viện điều trị tại đây từ ngày 27.5.

Chia sẻ với Thanh Niên Online, bác sĩ Hồ Văn Hân – Phó phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viên Nhân dân Gia Định cho biết GS-TS Trần Văn Khê tuổi cao lại mang trong người nhiều chứng bệnh nội khoa phối hợp về tim, phổi, thận trong đó nặng nhất là viêm phổi. Trước đây, ông từng nhiều lần ra vào bệnh viện để điều trị nhưng đây là lần nặng nhất.

Trong những ngày nằm viện, giáo sư nằm tại khoa Hồi sức đặc biệt, điều trị cách ly. Người trực tiếp chỉ đạo điều trị cho GS-TS Trần Văn Khê là PGS-TS Hoàng Quốc Hòa – Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, những ngày trước, GS-TS Trần Văn Khê vẫn nhận biết được khi con cháu vào thăm. Thậm chí, ông chảy nước mắt xúc động khi có một người cháu nắm tay và hôn lên trán ông.

Túc trực tại bệnh viện để chăm sóc giáo sư là người giúp việc Nguyễn Thị Na, người đã tận tình chăm sóc ông suốt 10 năm nay. Bên cạnh đó, các con của ông (hiện sống ở nước ngoài) cũng đã về VN để gần gũi, chăm sóc ông những ngày qua.

GS-TS Trần Văn Khê - Ảnh: Độc Lập
GS-TS Trần Văn Khê – Ảnh: Độc Lập

Người thân cho biết trước khi ra đi, ông đã sắp đặt mọi chuyện hậu sự của chính mình. Theo bản di nguyện của giáo sư (được người nhà cung cấp cho Thanh Niên), chủ tang sẽ là con trai trưởng của ông, GS-TS Trần Quang Hải. Bên cạnh đó còn có một tiểu ban tang lễ gồm: nhà văn – nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Bá Thùy và bà Lý Thị Lý.

Dù không theo một tôn giáo nào nhưng Giáo sư Trần Văn Khê mong muốn được an táng theo nghi thức Phật giáo. Ban nhạc lễ do nhạc sĩ Nhất Dũng phụ trách. Ngoài ra còn có một dàn nhạc đờn ca tài tử gồm những bạn thân đồng điệu và môn sinh của GS-TS Trần Văn Khê, sẽ hòa tấu một buổi đặc biệt trong tang lễ.

Cũng theo ước nguyện của GS-TS Trần Văn Khê, linh cữu của ông sẽ được quàn tại tư gia (số 32 Huỳnh Đình Hai, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) trong thời gian từ 1 tuần lễ cho đến 10 ngày để các con, các cháu, bạn bè thân thuộc ở xa có thời gian về kịp dự tang lễ.

Thủ bút của GS-TS Trần Quang Hải cho phép PV Thanh Niên sử dụng Bản di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê làm tư liệu cho bài viết. Ảnh: ThanhNien.com.vn
Thủ bút của GS-TS Trần Quang Hải cho phép PV Thanh Niên sử dụng Bản di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê làm tư liệu cho bài viết. Ảnh: ThanhNien.com.vn

Chi phí tang lễ sẽ được sử dụng từ tiền mặt của giáo sư và trích từ sổ tiết kiệm của ông tại VN. Ngoài ra, ông mong muốn tiền phúng điếu có thể dùng để lập một quỹ học bổng hoặc giải thưởng Trần Văn Khê để hằng năm phát cho người được giải thưởng nghiên cứu về âm nhạc truyền thống VN.

Bên cạnh đó, ngôi nhà mà ông ở khi còn sống tại VN sẽ được sử dụng để làm Nhà lưu niệm Trần Văn Khê. Trong bản di nguyện, ông bày tỏ mong muốn những thủ tục vào đọc sách, tham khảo tư liệu tại Thư viện Trần Văn Khê được dễ dàng cho những người đến thư viện đọc và nghiên cứu.

Ngoài ra, ông cũng không quên người đã tận tình giúp việc cho ông trên 10 năm là bà Nguyễn Thị Na. Theo ông, bà Na đã tự tay chăm sóc ngôi nhà này và biết rất rõ những sinh hoạt của ông trong căn nhà này. Vì thế, ông mong muốn bà Na sẽ được tiếp tục ở lại giúp cho người quản lý Nhà lưu niệm Trần Văn Khê sau này.

Những di nguyện đầy tính nhân văn, thấm đẵm nghĩa tình với những người xung quanh của GS-TS Trần Văn Khê đã khiến nhiều người không khỏi xúc động…

GS-TS Trần Văn Khê là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam và thế giới. Ông sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). 6 tuổi ông đã biết chơi đàn kìm, 8 tuổi biết chơi đàn cò, 12 tuổi biết đàn tranh, đánh trống nhạc.

Sau khi sang Pháp du học (năm 1949), ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ khoa Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án Âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ông nguyên là giáo sư Trường đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc – UNESCO.

Trở về nước vào năm 2006, GS-TS Trần Văn Khê được cấp cho căn nhà tại số 32 Huỳnh Đình Hai (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Đây cũng trở thành nơi để giáo sư tổ chức các buổi sinh hoạt về âm nhạc dân tộc.

Những năm gần đây, mặc dù đã bước vào tuổi “xưa nay hiếm”, phải di chuyển bằng xe lăn nhưng tâm huyết mà GS-TS Trần Văn Khê dành cho âm nhạc dân tộc vẫn không thay đổi. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong những chương trình hay những buổi nói chuyện về âm nhạc dân tộc. Buổi chia sẻ gần nhất của ông là vào ngày 25.5, trước khi giáo sư ngã bệnh.

Theo chia sẻ từ một số người thân thiết, mặc dù ở tuổi 94, mắt kém nhưng ông vẫn không ngừng làm việc với tâm niệm hệ thống hóa lại kho tư liệu về âm nhạc dân tộc cho thế hệ sau.

Giáo sư cũng là người sống nghĩa tình. Ông sống gần gũi với những người chăm sóc ông suốt nhiều năm qua. Ông còn là người thầy đáng kính của nhiều thế hệ học trò. Khi ông ngã bệnh, nhìn cách săn sóc hết lòng của những người thân thiết, sự lo lắng của các người học trò cũ hay những cuộc hỏi thăm liên tục về bệnh tình giáo sư cũng nói lên được phần nào tình cảm của mọi người dành cho cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc.

[footer]

Xóa Tên Người Tình (Vinh Sử)

Lang thang trên mạng, [dongnhacxua.com] gặp được một bộ ảnh đẹp về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, ngôi giáo đường với tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Xuôi theo dòng nhạc xưa, chúng tôi tìm được bản nhạc lấy bối cảnh một Vương cung thánh đường mà theo thiển ý của chúng tôi là nhà thờ Đức Bà, một biểu tượng của Sài Gòn ‘Hòn Ngọc Viễn Đông’. [dongnhacxua.com] xin hân hạnh giới thiệu bản “Xóa Tên Người Tình” của nhạc sỹ Vinh Sử, một chuyện tình buồn của chàng trai ngoại đạo với một người con gái có đạo.   

LỜI NHẠC ‘XÓA TÊN NGƯỜI TÌNH’ (VINH SỬ)

Em còn nhớ không em Chúa nhật của hôm nào
Ngang nhà Thánh Vương Cung vô tình biết quen nhau
Em ngày đó thơ ngây hay mặc áo hoa hòe
Đi dự lễ Misa trong buổi sáng tinh sương.

Anh ngày mới yêu em tuy đời sống không đạo
Nhưng thường thích theo em đi nhà thánh xem kinh.
Trong buổi lễ Misa anh nào biết kinh cầu
Anh chỉ biết theo em khi làm dấu Amen.

        Ân tình mới hôm qua bây giờ bỗng chia xa
        Em tự muốn phong ba cho tình anh gục chết
        Khăn hồng với thư xanh bây giờ xóa tên anh
        Em làm sóng vây quanh xô lầu cát tim anh.

Đông về sáng hôm nay chúa nhật phố mưa buồn
Anh từng bước lang thang qua nhà thánh vương cung.
Vô tình biết tin vui em làm lễ tơ hồng
Anh hàng ghế sau lưng nghe mặn ướt trên môi.

Đưa người bước sang sông nghe ngập sóng trong lòng
Con nguyện Chúa thương con cho họ sống trăm năm.
Con tự thú ngôi cao yêu nàng mới tin đạo
Nay nàng đã quên con, con còn thiết tha chi.

BỐN VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM 
(Nguồn: vnExpress.net)

Trong khoảng 6.000 nhà thờ trên cả nước, Việt Nam vinh dự sở hữu 4 vương cung tháng đường thuộc 4 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Quảng Trị và TP HCM.

Nhà thờ Thiên chúa giáo luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với bất kỳ ai. Bởi vậy mà không ít tour du lịch, nhà thờ là điểm dừng chân không thể bỏ qua trong hành trình khám phá điểm đến. Trong đó phải kể đến các vương cung thánh đường, danh hiệu được Giáo hoàng tôn vinh đặc biệt dành cho những nhà thờ có kiến trúc to lớn, cổ kính, mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh quan trọng.

1. Nhà thờ Kẻ Sở

Vương cung thánh đường Sở Kiện hay nhà thờ Kẻ Sở tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Dù là một tiểu vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010, nhưng nhà thờ Kẻ Sở thật sự là điểm đến thú vị với kiến trúc đồ sộ và phong cách Đông – Tây hội tụ.

Ảnh: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Ảnh: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc vòm cao vút cổ điển phương Tây từ trần đến cửa. Trên tường có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, khu vực cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách truyền thống Việt Nam. Do xây dựng trên một cái đầm nên toàn bộ nền cũng được lót gỗ lim chống sụt lún.

Nhiều du khách đến đây tỏ ra thích thú với ngọn tháp cao treo 4 quả chuông mang các sắc âm đố – mi – son – đồ. Quả nặng nhất gần 2,5 tấn được người dân ở đây gọi là chuông “Bồng”. Vào ngày lễ, nơi đây phải huy động đến cả chục thanh niên trai tráng đến kéo chuông. Tiếng chuông vang lên như một bản đàn vang vọng từng thôn làng, ngõ xóm nơi đây.

2. Nhà thờ Phú Nhai

Nhà thờ Phú Nhai là vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Phú Nhai thuộc Giáo phận Bùi Chu, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, Nam Định.

Đây được mệnh danh là nhà thờ lớn nhất Đông Dương. Ảnh: chudu
Đây được mệnh danh là nhà thờ lớn nhất Đông Dương. Ảnh: chudu

Khi mới xây dựng nhà thờ có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha. Đến nay nhà thờ được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic Pháp. Điều đặc biệt là nhà thờ Phú Nhai có hai tháp chuông. Bốn quả chuông đặt ở đây đều được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng từ 100 kg đến 2 tấn. Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá.

Sau khi tham quan nhà thờ được mệnh danh lớn nhất Đông Dương, du khách chiêm ngưỡng được toàn cảnh của huyện Xuân Trường khi đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai.

3. Nhà thờ La Vang

Nhà thờ La Vang nằm ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1961, nhà thờ được tôn phong là vương cung thánh đường. Ban đầu đây là một ngôi nhà thờ bằng ngói, được thiết kế theo kiến trúc cổ Việt Nam nhưng mặt tiền vẫn mang hơi thở châu Âu hiện đại với hai tầng mái và hai cánh thánh giá. Tháp chuông hình vuông hai tầng nổi bật lên giữa cảnh đồi.

Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ La Vang. Ảnh: wiki
Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ La Vang. Ảnh: wiki

Nhà thờ La Vang đã được nhiều lần trùng tu và xây mới, nhưng khi đến đây du khách vẫn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của phong cách kiến trúc Việt qua hình dáng những mái ngói thân quen, kiểu dáng ngôi nhà ở, ngôi đình Việt. Thêm vào đó, du khách cũng sẽ bị lôi cuốn bởi quần thể tượng gồm 15 pho tượng diễn tả 15 điều màu nhiệm.

4. Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn đã không còn xa lạ với mỗi người dân TP HCM và khách du lịch trên cả nước. Nhưng ít ai biết rằng, đây là một trong 4 vương cung thánh đường của cả nước.

Nhà thờ Đức Bà là điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Ảnh: hochiminhcity.gov.vn
Nhà thờ Đức Bà là điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Ảnh: hochiminhcity.gov.vn

Điểm nhấn của nhà thờ là bức tường được xây bằng gạch xuất xứ từ Marseille (Pháp) từ cuối thế kỷ 19 nhưng đến nay vẫn giữ nguyên màu sắc hồng tươi, không bám bụi rêu. Bởi vậy dù không hiểu hết ý nghĩa văn hóa và lịch sử của nhà thờ Đức Bà nhưng khi đến Sài Gòn, ai cũng muốn có một bức hình với công trình độc đáo ấy.

Ngay trước mái vòm nhà thờ là chiếc đồng hồ Thụy Sĩ. Trải qua hơn 130 năm nhưng chiếc đồng hồ vẫn hoạt động khá chính xác và được lên giây mỗi tuần. Trong 6 quả chuông mang âm đô – rê – mi – son – la – si, chuông Son nặng gần 8,8 tấn là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới. Nằm giữa trung tâm thành phố năng động nhất cả nước, nhà thờ Đức Bà mang đến một nốt trầm xao xuyến níu chân du khách bốn phương.

Kim Anh

DẤU ẤN 138 NĂM NHÀ THỜ ĐỨC BÀ VỚI SÀI GÒN 
(Nguồn: vnExpress.net)

Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn, người dân còn gọi là Nhà thờ Đức Bà, được xây dựng vào ngày 7/10/1877. Giám mục Isodore Comlombert là người đặt viên gạch đầu tiên xây nhà thờ tại khu đất cao nhất của Sài Gòn khi ấy. Phương án thiết kế của KTS Bourard, chuyên gia về công trình tôn giáo, được chọn để thi công và hoàn thành sau 3 năm xây dựng. Hầu hết nguyên vật liệu từ gạch, ngói, sắt, thép đến ốc vít, kính màu trang trí đều được chuyển từ Pháp sang nhằm đảm bảo mô phỏng đúng nguyên tác nhà thờ Notre Dame của Paris.  Đây là ảnh nhà thờ Đức Bà lúc mới hoàn thành, năm 1882 chưa có tháp chuông. Hai tháp chuông nhọn cao hơn 57 m được bổ sung vào năm 1895, trong một thời gian dài trở thành điểm cao nhất thành phố. Những du khách đến Sài Gòn bằng đường biển, từ xa đều trông thấy nóc nhà thờ trước tiên.
Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn, người dân còn gọi là Nhà thờ Đức Bà, được xây dựng vào ngày 7/10/1877. Giám mục Isodore Comlombert là người đặt viên gạch đầu tiên xây nhà thờ tại khu đất cao nhất của Sài Gòn khi ấy. Phương án thiết kế của KTS Bourard, chuyên gia về công trình tôn giáo, được chọn để thi công và hoàn thành sau 3 năm xây dựng. Hầu hết nguyên vật liệu từ gạch, ngói, sắt, thép đến ốc vít, kính màu trang trí đều được chuyển từ Pháp sang nhằm đảm bảo mô phỏng đúng nguyên tác nhà thờ Notre Dame của Paris.
Đây là ảnh nhà thờ Đức Bà lúc mới hoàn thành, năm 1882 chưa có tháp chuông. Hai tháp chuông nhọn cao hơn 57 m được bổ sung vào năm 1895, trong một thời gian dài trở thành điểm cao nhất thành phố. Những du khách đến Sài Gòn bằng đường biển, từ xa đều trông thấy nóc nhà thờ trước tiên.
Nhà thờ dài 93 m, rộng 35 m và cao 75 m được xây dựng trên vùng đất rộng. Ludovic Crespin chụp mặt sau nhà thờ Đức Bà những năm 1920 với những phương tiện đặc trưng thời bấy giờ như xe ngựa kéo, xe kéo và ôtô của người Pháp có mặt ở Sài Gòn.
Nhà thờ dài 93 m, rộng 35 m và cao 75 m được xây dựng trên vùng đất rộng. Ludovic Crespin chụp mặt sau nhà thờ Đức Bà những năm 1920 với những phương tiện đặc trưng thời bấy giờ như xe ngựa kéo, xe kéo và ôtô của người Pháp có mặt ở Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà năm 1922, tọa lạc giữa quảng trường rộng lớn, rợp bóng cây, là nơi diễn ra những hoạt động lớn như diễu binh, mít tinh thời bấy giờ. Ảnh: L' Indochine Coloniale Sommaire.
Nhà thờ Đức Bà năm 1922, tọa lạc giữa quảng trường rộng lớn, rợp bóng cây, là nơi diễn ra những hoạt động lớn như diễu binh, mít tinh thời bấy giờ. Ảnh: L’ Indochine Coloniale Sommaire.
Bức ảnh nhà thờ nhìn từ đường Tự Do, nay là Đồng Khởi, năm 1956. Lúc này mặt đồng hồ nhà thờ còn mang số La Mã. Đến những năm 60 đồng hồ được thay mới, mấy con số là những nét gạch giống hiện tại. Năm 1959, trung tâm của công viên trước nhà thờ được xây dựng thêm bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình hay còn gọi là Nữ vương Hòa Bình do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện. Ảnh: Life.
Bức ảnh nhà thờ nhìn từ đường Tự Do, nay là Đồng Khởi, năm 1956. Lúc này mặt đồng hồ nhà thờ còn mang số La Mã. Đến những năm 60 đồng hồ được thay mới, mấy con số là những nét gạch giống hiện tại. Năm 1959, trung tâm của công viên trước nhà thờ được xây dựng thêm bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình hay còn gọi là Nữ vương Hòa Bình do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện. Ảnh: Life.
Nhà thờ Đức Bà bị sét đánh gãy một cây thánh giá vào mùa mưa năm 1964. Kích thước của cây thánh giá trên hai tháp chuông cao 3,5 m, chiều ngang 2 m, nặng 600 kg. Do đó việc gắn hai cây thánh giá lên tháp chuông là rất kỳ công. Tháp chuông bị sét đánh được sửa chữa vào năm 1965.
Nhà thờ Đức Bà bị sét đánh gãy một cây thánh giá vào mùa mưa năm 1964. Kích thước của cây thánh giá trên hai tháp chuông cao 3,5 m, chiều ngang 2 m, nặng 600 kg. Do đó việc gắn hai cây thánh giá lên tháp chuông là rất kỳ công. Tháp chuông bị sét đánh được sửa chữa vào năm 1965.
Sài Gòn năm 1967, góc đường Tự Do nay là Đồng Khởi rợp bóng cây xanh. Người Sài Gòn xưa luôn hoài niệm hình ảnh những tà áo dài tỏa xuống phố sau giờ đi lễ nhà thờ.
Sài Gòn năm 1967, góc đường Tự Do nay là Đồng Khởi rợp bóng cây xanh. Người Sài Gòn xưa luôn hoài niệm hình ảnh những tà áo dài tỏa xuống phố sau giờ đi lễ nhà thờ.
Wayne Trucke chụp cảnh taxi, ôtô đa dạng chủng loại, mẫu mã đậu san sát trước nhà thờ năm 1969. Thời điểm này Sài Gòn được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn đông với hệ thống đường sá, nhà cao tầng, nơi vui chơi giải trí phong phú, mở rộng. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc nhà thờ bên trên nên vẫn đứng vững chãi dù chịu áp lực lưu lượng xe cộ lưu thông nườm nượp xung quanh.
Wayne Trucke chụp cảnh taxi, ôtô đa dạng chủng loại, mẫu mã đậu san sát trước nhà thờ năm 1969. Thời điểm này Sài Gòn được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn đông với hệ thống đường sá, nhà cao tầng, nơi vui chơi giải trí phong phú, mở rộng. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc nhà thờ bên trên nên vẫn đứng vững chãi dù chịu áp lực lưu lượng xe cộ lưu thông nườm nượp xung quanh.
Những người lớn tuổi ở Sài Gòn còn nhớ hình ảnh nhà thờ gắn với bức tượng Trương Vĩnh Ký, tức Petrus Ký, học giả người Việt thời Pháp thuộc. Ông có nhiều công lao trong việc phát triển chữ quốc ngữ trên sách báo vào giai đoạn chữ quốc ngữ mới thịnh hành. Bức tượng nằm ở góc phải phía sau Nhà thờ Đức Bà, được chụp năm 1969.
Những người lớn tuổi ở Sài Gòn còn nhớ hình ảnh nhà thờ gắn với bức tượng Trương Vĩnh Ký, tức Petrus Ký, học giả người Việt thời Pháp thuộc. Ông có nhiều công lao trong việc phát triển chữ quốc ngữ trên sách báo vào giai đoạn chữ quốc ngữ mới thịnh hành. Bức tượng nằm ở góc phải phía sau Nhà thờ Đức Bà, được chụp năm 1969.
Công trình nhìn từ xa, hài hòa với không gian cây xanh xung quanh và đẹp từ mọi góc nhìn. Nhà thờ là một công trình đặc biệt về quy hoạch ở trung tâm thành phố, không có hàng rào hay khuôn viên bao quanh, tạo một không gian mở nên dễ dàng cho mọi người dân tiếp cận. Từ xa, màu gạch sáng của nhà thờ nổi bật giữa nền trời. Màu sắc ấy đến từ loại gạch đặc biệt được đặt riêng, chuyển từ Pháp sang, có màu sắc hồng tươi để trần, không tô trát, không bám bụi rêu theo thời gian.
Công trình nhìn từ xa, hài hòa với không gian cây xanh xung quanh và đẹp từ mọi góc nhìn. Nhà thờ là một công trình đặc biệt về quy hoạch ở trung tâm thành phố, không có hàng rào hay khuôn viên bao quanh, tạo một không gian mở nên dễ dàng cho mọi người dân tiếp cận. Từ xa, màu gạch sáng của nhà thờ nổi bật giữa nền trời. Màu sắc ấy đến từ loại gạch đặc biệt được đặt riêng, chuyển từ Pháp sang, có màu sắc hồng tươi để trần, không tô trát, không bám bụi rêu theo thời gian.
Sài Gòn năm 1971 được chụp bởi Richard E. Wood. Công trình kiến trúc tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố ở số 1 Quảng trường Công xã Paris, đứng sừng sững qua bão táp lịch sử, chính trị hơn một thế kỷ qua.
Sài Gòn năm 1971 được chụp bởi Richard E. Wood. Công trình kiến trúc tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố ở số 1 Quảng trường Công xã Paris, đứng sừng sững qua bão táp lịch sử, chính trị hơn một thế kỷ qua.
Hai anh bộ đội những ngày đầu thống nhất đất nước, trước Nhà thờ Đức Bà tháng 5/1975.
Hai anh bộ đội những ngày đầu thống nhất đất nước, trước Nhà thờ Đức Bà tháng 5/1975.
Hơn 40 năm sau ngày thống nhất, nhà thờ trở thành công trình biểu tượng, điểm đến ưa thích của khách du lịch và người dân, những cặp đôi chụp ảnh cưới. Sau gần 140 năm tồn tại cùng những biến động lịch sử, chính trị, nhà thờ vẫn chứng tỏ vị trí là một tuyệt tác không thể thay thế trong kiến trúc đô thị Sài Gòn. Sắp tới công trình sẽ được trùng tu một số hạng mục như 2 ngọn tháp, kính, cột và xóa sạch vết bẩn ở các bức tường bị viết lên bằng bút xóa. Ảnh: Diego Delso.
Hơn 40 năm sau ngày thống nhất, nhà thờ trở thành công trình biểu tượng, điểm đến ưa thích của khách du lịch và người dân, những cặp đôi chụp ảnh cưới. Sau gần 140 năm tồn tại cùng những biến động lịch sử, chính trị, nhà thờ vẫn chứng tỏ vị trí là một tuyệt tác không thể thay thế trong kiến trúc đô thị Sài Gòn. Sắp tới công trình sẽ được trùng tu một số hạng mục như 2 ngọn tháp, kính, cột và xóa sạch vết bẩn ở các bức tường bị viết lên bằng bút xóa. Ảnh: Diego Delso.

[footer]

Ơi em, bắt hồn tôi về đâu… (Lê Văn Nghĩa)

Tiếp nối chủ đề về một thời áo trắng, xin mạn phép đăng lại bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa để qua đó thế hệ trẻ có thể hình dung phần nào về một thời cắp sách trước 1975.

ƠI EM, BẮT HỒN TÔI VỀ ĐÂU
(Nguồn: tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên TuoiTreCuoiTuan ngày  22/05/2015)

Thoạt đầu, tôi định đặt tựa bài này là “Thiên đàng mơ mộng”, vì thấy thật đúng tâm trạng của những thằng học sinh Petrus Ký chúng tôi thời đó. Thời chúng tôi có rất nhiều thiên đàng mơ mộng: “Em theo trường về… áo dài tà áo vờn bay” (1).

Một trận đấu bóng bàn giữa các nữ sinh - Ảnh: Trích Sài Gòn - chuyện đời của phố
Một trận đấu bóng bàn giữa các nữ sinh – Ảnh: Trích Sài Gòn – chuyện đời của phố

1. “Thiên đàng” của những thằng tóc hớt ngắn, quần xanh áo trắng là nơi các nữ thiên thần áo dài trắng túa ra như lũ chim bồ câu sau giờ tan học của Trường Gia Long. Thằng học sinh Petrus Ký nào chẳng mơ được “mần quen” cùng một em áo dài.

Phía bên hông cổng Trường Gia Long, trước cổng chùa Xá Lợi, “cạnh tranh” với những chiếc xe bán bò bía, gỏi đu đủ là những chàng áo trắng Petrus Ký đang gửi hồn qua cánh cổng thâm nghiêm có từ năm 1915 với cái tên thơ mộng “Trường nữ sinh Áo Tím”.

Nghe kể lại, trường được thành lập do đề nghị của nghị viên Hội đồng quản hạt Nam kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của tổng đốc Phương và một số trí thức người Việt. Khóa đầu tiên (1915) trường tuyển 45 nữ sinh với đồng phục là áo dài tím. Những đời hiệu trưởng đầu toàn là người Pháp.

Năm 1949, nữ sinh Trường Áo Tím cùng nam sinh Trường Petrus Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam kỳ khởi nghĩa nên chính quyền đã đóng cửa trường. Năm 1950, sau một cuộc đấu tranh, biểu tình dài ngày với sự ủng hộ của phong trào học sinh lúc ấy, trường được mở cửa lại.

Đánh dấu sự kiện quan trọng này, sau bảy đời hiệu trưởng trường là người Pháp, lần đầu tiên trường có nữ hiệu trưởng là người Việt: bà Nguyễn Thị Châu. Năm 1953, Trường Áo Tím đổi tên thành Trường nữ trung học Gia Long. Áo dài tím được thay bằng áo dài trắng với phù hiệu là bông mai vàng. Chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp được chuyển sang quốc ngữ.

Biết đâu chính “mối tình” gắn kết tranh đấu của Áo Tím và sau đó Gia Long trong những năm về sau đã gắn kết “trai Petrus Ký, gái Gia Long” trong những mối tình thật và ảo của lứa tuổi học trò. Hãy mơ đi những chàng trai Petrus về “thiên đường” tuổi nhỏ dại của mình!

phieu-thi-sinh-trung-vuong--le-van-nghia--tuoitre.vn--dongnhacxua.com

2. Khoảng giữa thập niên 1970, bài hát Con đường tình ta đi của nhạc sĩ Phạm Duy làm xáo động những trái tim mới lớn với những lời ca mộng mị: “…Lá đổ để đưa đường/Hỡi người tình Trưng Vương”.

Tôi không biết đó là lời cảm thán của chàng trai nào. Nhưng có lẽ thích hợp hơn xin hãy cho chàng trai ấy là người của Trường Chu Văn An. Như một mặc định, “trai Petrus Ký, gái Gia Long” thì nữ sinh Trường Trưng Vương lại là “của riêng” của những học sinh Chu Văn An mặc dầu hai trường cách trở về mặt địa lý một quãng đường khá dài.

Trường chàng thì ở tận nhà thờ ngã sáu, đường Minh Mạng, còn “thiên đường” của nàng thì ở đối diện Sở thú – Thảo cầm viên, số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tội nghiệp cho nam sinh Trường Võ Trường Toản cùng ăn chung xe gỏi bò với các nàng nhưng chỉ đứng xa ngắm những chàng trường Chu đón nàng mà hát câu cảm thán: “Trưng Vương hôm nay mưa vẫn giăng đầy trời/ Bóng người thì mịt mùng/ Từng hàng me rung rung” (2).

Có lẽ “nhân duyên tiền định” của hai trường này đều xuất phát từ “người phương Bắc”. Học sinh Chu Văn An đa số là người miền Bắc và Trường Trưng Vương cũng vậy. Điều này cũng dễ hiểu vì Trường Trưng Vương là ngôi trường có gốc gác từ Hà Nội.

Theo “gia phả”, trường được thành lập từ năm 1925, trên con đường Đồng Khánh, phía nam hồ Gươm mang tên Trường Nữ trung học (College de Jeunes Filles), ngôi trường nữ trung học đầu tiên và duy nhất của nữ giới miền Bắc. Vì nằm ở đường Đồng Khánh nên còn được gọi là Trường Đồng Khánh. Đến năm 1948 trường được chuyển đến đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) và đổi tên là Trường Trưng Vương. Năm 1954, một số giáo sư và học sinh di cư vào Sài Gòn và thành lập lại Trường Trưng Vương.

Năm học đầu tiên phải học nhờ cơ sở của Trường nữ trung học Gia Long. Mãi cho đến năm 1957, Trường Trưng Vương dời về số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm (nguyên trước đó là Quân y viện Coste của quân đội Pháp).

Bởi vậy ta không lấy làm lạ khi đây là một trong những ngôi trường mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp và được bình chọn là ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Sài Gòn. Nhờ là học sinh Trưng Vương nên mỗi lần làm lễ kỷ niệm Hai Bà, nữ sinh Trưng Vương được ưu tiên tuyển chọn làm Trưng Trắc, Trưng Nhị cưỡi voi trong lễ diễu hành.

Có lần đi xem lễ diễu hành trên đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn), khi hai nàng học trò Trưng Vương ngồi trên voi “phất ngọn cờ vàng” đi ngang, tôi thấy thằng bạn có vẻ phấn khích. Tôi hỏi: “Mầy thích “ghệ” áo vàng hả?”. Nó trả lời buồn xo: “Không, tao thích con voi. Bây giờ tao ước gì mình được làm con voi”.

Rồi nó cảm thán nhại theo thơ của Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người/ làm voi nàng cưỡi, cái vòi đung đưa”. Sau này tôi mới biết cô gái đóng vai Trưng Trắc – áo vàng đó đã cho chàng leo cây, “Trưng Vương vắng xa anh dần. Mùa thu đã qua một lần. Còn đây bâng khuâng”. Ôi, tội nghiệp một thời mê gái!

bang-danh-du-gia-long--le-van-nghia--tuoitre.vn--dongnhacxua.com

3. “Áo dài trắng em mang mà anh nhớ…” đâu chỉ ở Sài Gòn. Ở một vùng trời tỉnh Gia Định, những chiếc tà áo của nữ sinh Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt vờn bay thật nhẹ nhàng, thanh khiết. Tôi khoái chữ “vờn bay” của nhà thơ Phạm Thiên Thư hơn chữ “tung bay” của nhạc sĩ Từ Huy khi nói về chiếc áo dài của nữ sinh trung học. Chữ “tung” có vẻ gì đó mạnh bạo quá khi nói về chiếc áo dài vốn dĩ đằm thắm.

Thật thiệt thòi khi ngôi trường này không được nhắc đến trong âm nhạc hoặc thơ ca, có lẽ những chàng thi sĩ, nhạc sĩ chỉ thích tụ tập ở Sài Gòn mà bỏ quên một ngôi trường nữ làm đẹp và trắng khung trời Gia Định.

Từ Sài Gòn, xuôi theo đường ĐinhTiên Hoàng, quẹo tay mặt, qua cầu Bông một đoạn, nhìn sang tay trái là một ngôi trường kiến trúc kiểu hiện đại hơn trường Gia Long và Trưng Vương. Chuyện cũng dễ hiểu vì năm 1960, tòa tỉnh trưởng Gia Định đã dùng một khu đất trước kia là ao rau muống để xây dựng trường trên đường Lê Văn, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa (tỉnh Gia Định). Trước kia trường mang tên Trương Tấn Bửu, thành lập năm 1957, có hai lớp đệ thất một nam và một nữ, học nhờ tại trường nam tỉnh lỵ (nay là Trường THCS Lê Văn Tám).

Năm 1959, lớp nam sinh chuyển về Trường Hồ Ngọc Cẩn (nay là Trường Nguyễn Đình Chiểu). Khi xây dựng xong, trường được đặt tên là Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt và chương trình học bắt đầu từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhị. Học sinh nào đậu tú tài I sẽ chuyển sang học Trường Trưng Vương. Khoảng năm 1965-1966 trường mới có lớp đệ nhất. So với hai trường nữ đàn chị thì nữ sinh Lê Văn Duyệt nào có kém cạnh chi, cũng làm những chàng trai thốt lên: “Ơi em, bắt hồn tôi về đâu?”…

Có những chàng trai lãng mạn thì cũng có những chàng trai rất thực tế. Hiệp mập, thằng bạn của tôi, phát biểu: “Tao không lấy vợ là “ghệ” Gia Long, yểu điệu thục nữ quá cỡ, tao chỉ muốn vợ tao là nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh”. Tôi sửng sốt vì Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh mới vừa thành lập năm 1971.

Sau Mậu Thân 1968, một góc đường Minh Mạng, Sư Vạn Hạnh gần chùa Ấn Quang bị cháy rụi. Vài năm sau đó, chung cư Minh Mạng ra đời, phía bắc của chung cư, ngay góc đường Hòa Hảo, Minh Mạng (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh cùng được xây dựng.

Không phải thằng Hiệp mập không có lý của nó, vì nữ sinh trường này được học một chương trình giáo dục hoàn toàn mới. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên tại VN với lối giáo dục theo phương pháp tổng hợp theo mô hình của các nước tiên tiến thời ấy. Song song với việc giảng dạy như các trường công lập khác, trường còn dạy thêm kinh tế gia đình (tức nữ công gia chánh, may vá nấu ăn), môn doanh thương (tức kế toán đánh máy), âm nhạc (đàn tranh, piano), hội họa, nghệ thuật cắm hoa, và cả môn võ aikido, vovinam.

Ngay từ năm lớp 6, nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh đã được học cả hai sinh ngữ Anh và Pháp khi mà học sinh công lập các trường khác chỉ được học một sinh ngữ. Trường được trang bị một phòng thính thị máy móc rất tối tân để luyện giọng chính xác với giáo sư ngoại quốc, một phòng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ.

Với lối giáo dục mới mẻ này, sau bảy năm trung học, nữ sinh trường có cơ hội thành một thiếu nữ VN văn võ song toàn. Còn theo thằng bạn tôi, giúp ích xã hội được hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn là một bà xã biết dạy chồng bằng võ vovinam và tài nội trợ.

Sài Gòn, cùng với những trường nữ trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Sương Nguyệt Anh cũng còn trắng trời áo dài với những trường nữ trung học tư khác như Thánh Linh, Hồng Đức… đã nhốt hồn những chàng trai mặt bắt đầu nổi mụn trứng cá và vỡ giọng với những thổn thức “áo ai trắng quá nhìn không ra”…

Những cô nữ sinh với những ngôi trường ấy đã là một phần hồn của chúng tôi, một phần hồn của Sài Gòn đã đào tạo những nữ lưu anh kiệt về các mặt chính trị, văn hóa, khoa học, và tiếp tục những nữ lưu anh kiệt lại là những anh kiệt nữ lưu khác.

Cảm ơn Sài Gòn đã có những ngôi trường ấy cho tôi nhớ. Cảm ơn Sài Gòn có những ngôi trường thiên đàng tuổi nhỏ dành riêng cho chàng trai mơ về những mái tóc, những chiếc áo dài trắng vờn bay… vờn bay!  

(1): Ngày xưa Hoàng Thị – thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy. Ngày ấy, trên toàn miền Nam, đồng phục cho nữ học sinh là áo dài trắng, quần trắng (hoặc đen), nam học sinh là quần xanh, áo trắng và đeo phù hiệu mang tên trường trên áo. Không có đồng phục cho riêng từng trường như bây giờ. Lúc ấy chỉ có Trường trung học công lập Mạc Đĩnh Chi nam sinh và nữ sinh học chung.

(2): Trưng Vương khung cửa mùa thu – nhạc và lời Nam Lộc.

(*): Trường Gia Long nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Trường Petrus Trương Vĩnh Ký nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Trường Lê Văn Duyệt nay là Trường THPT Võ Thị Sáu. Trường Sương Nguyệt Anh nay là Trường THPT Sương Nguyệt Anh.

LÊ VĂN NGHĨA

[footer]

Vĩnh biệt nhạc sỹ Nguyễn Đức (1929-2015)

Được tin nhạc sỹ Nguyễn Đức vừa ra đi mãi mãi ở tuổi 86, [dongnhacxua.com] xin mượn bài viết này để tri ân một người thầy, một nhạc sỹ lão thành đã âm thầm đào tạo nhiều thế hệ ca sỹ trẻ cho nền tân nhạc Việt Nam một thời. Cầu mong linh hồn ông mau về an nghỉ chốn cực lạc!

Ảnh: https://www.facebook.com/dongnhacvang
Ảnh: https://www.facebook.com/dongnhacvang

VĨNH BIỆT ANH HAI NGUYỄN ĐỨC
(Nguồn: CafeVanNghe)

phan-uu--cafevannghe--dongnhacxua.comSáng 27/5 một tin từ hải ngoại gọi đến, báo tin “mày có biết tin nhạc sĩ Nguyễn Đức vừa qua đời ở Sài Gòn ?”, tôi thật bàng hoàng, vì mỗi lần về nước NS Nguyễn Đức đều gọi cho tôi, và 2 anh em chở nhau đi đây đi đó. Nhưng lần này thì không nghe tin – cũng đã hơn 2 năm !!

Tôi xem anh như người anh văn nghệ, dù không phải là học trò trong lò đào tạo ca sĩ Nguyễn Đức, nhưng tôi vẫn gọi nhạc sĩ Nguyễn Đức là Anh Hai như các cô học trò từ Hoàng Oanh cho đến Cẩm Hồng, tức những cô ca sĩ họ Phương.

Tôi nhớ, tôi biết anh khi tôi làm tờ Sân Khấu của ông Lê Văn Vũ Bắc Tiến, lúc đó 2 ông thầy dẫn dắt tôi vào nghề báo là Hoàng Sơn và Ký Ninh chủ trương biên tập, mà NS Nguyễn Đức là người thân quen với ký giả Hoàng Sơn từ thời Pháp, khi anh còn là Hiến Binh cho Tây.

nguyen-duc--cafevannghe--dongnhacxua.comTình cảm anh em giữa tôi và NS Nguyễn Đức càng thêm sâu, khi tôi phụ trách trang trong tờ Hòa Bình của Linh mục Trần Du, tôi dành 1/3 trang báo cho trang Họa Mi với tên người phụ trách là nữ ca sĩ Phương Hồng Hạnh, rồi mục thiếu nhi bên báo Chuông Mai của ông Huỳnh Hoài Lạc với tên người phụ trách là Cẩm Hồng (tức Phương Hồng Ngọc). Khi tôi qua tờ Trắng Đen mục thiếu nhi mang tên Vườn Hồng là tên của Phương Hồng Quế. Chuyện này đều được NS Nguyễn Đức gợi ý, nhằm “lăng xê” học trò của anh trong lò đào tạo ca sĩ Nguyễn Đức. nằm trên đường Vĩnh Viễn Q10 thời đó.

Ảnh: CafeVanNghe
Ảnh: CafeVanNghe

Nay anh đã qua đời từ ngày 25/5/2015, người Sài Gòn ít ai hay, chỉ sáng 27/5 khi tôi nghe xong cú điện thoại trên và vội vàng đi xác minh, sau đó lên tiếng báo tin cho mọi ngườii, một nhạc sĩ có tiếng tăm trước 1975 nay đã qua đời !!! 

Xin vĩnh biệt Anh hai Nguyễn Đức, cầu chúc hương linh anh mau về cõi Niết Bàn.

VĨNH BIỆT NHẠC SỸ NGUYỄN ĐỨC
(Nguồn: Người Lao Động đăng ngày 28.05.2015)

(NLĐO) – Sáng 28-5, linh cữu của nhạc sĩ Nguyễn Đức đã được đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, TP HCM. Ông mất ngày 25-5 do bệnh già, hưởng thọ 86 tuổi.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức là thầy của nhiều ca sĩ hiện đang định cư tại Mỹ. Họ được ông đào tạo từ khi còn rất trẻ. Ông cũng là người đứng ra thành lập Ban Việt Nhi và Rạng Đông, chuyên sáng tác những ca khúc tuổi cắp sách đến trường để các học trò trình diễn.

Các học trò của nhạc sĩ Nguyễn Đức trong chương trình Nhớ ơn thầy. Ảnh: nld.com.vn
Các học trò của nhạc sĩ Nguyễn Đức trong chương trình Nhớ ơn thầy. Ảnh: nld.com.vn

Nghệ sĩ Tú Trinh, người đến viếng đám tang của nhạc sĩ Nguyễn Đức đã cho biết các ca sĩ là học trò của ông gồm: Hoàng Oanh, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh, Thanh Lan, Kim Loan, Thanh Phong, Bích Thủy, Hồng Điệp, Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc, Quốc Dũng, Xuân Kiều,… Cho đến ngày nay, một số học trò của ông vẫn còn được khán giả yêu mến. 

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và các học trò. Ảnh: nld.com.vn
Nhạc sĩ Nguyễn Đức và các học trò. Ảnh: nld.com.vn

Tang lễ của nhạc sĩ Nguyễn Đức tổ chức tại chùa Long Hoa (số 44 đường Trần Minh Quyền, Quận 10, TP HCM). Trong những ngày qua, đông đảo khán giả mộ điệu và các đồng nghiệp, học trò, đến thắp hương tiễn biệt người nhạc sĩ tài hoa có công góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho làng nhạc Việt và nhiều người trong số họ không phụ lòng thầy, tỏa sáng trên con đường nghệ thuật.

Ca sĩ Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm trong chương trình Nhớ ơn thầy. Ảnh: nld.com.vn
Ca sĩ Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm trong chương trình Nhớ ơn thầy. Ảnh: nld.com.vn

[footer]

Lưu Bút Ngày Xanh

Trong hoài niệm của Dòng Nhạc Xưa, những ngày cuối tháng năm là thời khắc vui nhất và cũng là buồn nhất trong cả một niên học. Vui vì vừa hoàn tất các bài thi của học kỳ 2 và buồn là vì sắp phải chia tay các bạn trong 3 tháng hè. Ngày đó, chúng tôi còn nhớ các cô cậu học trò, dù khô khan hay lãng mạn, dù chuyên tự nhiên hay xã hội, đều cố làm cho mình một cuốn lưu bút và đưa cho các bạn chuyền tay nhau ghi vào những dòng hoài niệm.

Người giỏi văn thì viết những lời bay bổng, ai có hoa tay thì để lại những nét vẽ lã lướt, còn ai không có năng khiếu gì thì chỉ cần dán một tấm hình mà mình ưng ý nhất và ký tên. Thế thôi! Theo thời gian, những cuốn lưu bút này sẽ là hành trang quý báu cho các thế hệ học sinh làm hành trang vào đời.

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, không biết tuổi học trò có còn viết lưu bút như thế hệ của chúng  tôi ngày xưa?

Nhân dịp này, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản “Lưu bút ngày xanh” của nhạc sỹ Thanh Sơn và vài hình ảnh về những trang lưu bút cũ mà chúng tôi sưu tầm được trên internet. Xin chủ nhân ở nơi xa nào đó vui lòng cho phép chúng tôi đăng lại để thế hệ sau nhớ về một thời “lưu bút ngày xanh”!

Lưu bút ngày xanh (Thanh Sơn). Ảnh: HopAmViet.com
Lưu bút ngày xanh (Thanh Sơn). Ảnh: HopAmViet.com
luu-but-ngay-xanh--1--thanh-son--hopamviet.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--2--thanh-son--hopamviet.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--3--thanh-son--hopamviet.com--dongnhacxua.com

VÀI HÌNH ẢNH SƯU TẦM
(Nguồn: Lưu Bút Ngày Xanh của Trần Thị Tươi, cựu học sinh Trường Trung Học Thủ Đức)

luu-but-ngay-xanh--0--tran-thi-tuoi--trunghocthuduc.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--1--tran-thi-tuoi--trunghocthuduc.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--2--tran-thi-tuoi--trunghocthuduc.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--4--tran-thi-tuoi--trunghocthuduc.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--5--tran-thi-tuoi--trunghocthuduc.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--6--tran-thi-tuoi--trunghocthuduc.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--7--tran-thi-tuoi--trunghocthuduc.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--8--tran-thi-tuoi--trunghocthuduc.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--9--tran-thi-tuoi--trunghocthuduc.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--10--tran-thi-tuoi--trunghocthuduc.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--11--tran-thi-tuoi--trunghocthuduc.com--dongnhacxua.com
luu-but-ngay-xanh--12--tran-thi-tuoi--trunghocthuduc.com--dongnhacxua.com

Phượng Hồng (Đỗ Trung Quân – Vũ Hoàng)

Nếu như ‘Nỗi buồn hoa phượng’ (Thanh Sơn) là bản nhạc nổi tiếng nhất về tuổi hoa niên viết trước 1975 thì có thể nói ‘Phượng hồng’ (một sáng tác của nhạc sỹ Vũ Hoàng, phổ từ thơ Đỗ Trung Quân) là bài hát sáng tác sau 1975 mà không một ai đã qua tuổi học trò không biết đến. Nhân dịp mùa hè về, Dòng Nhạc Xưa trân trọng giới thiệu  bản ‘Phượng hồng’  đến quý vị yêu nhạc xa gần.

Phượng Hồng (Vũ Hoàng - Đỗ Trung Quân). Ảnh: TaiNhacCho.vn
Phượng Hồng (Vũ Hoàng – Đỗ Trung Quân). Ảnh: TaiNhacCho.vn

BÀI THƠ “CHÚT TÌNH ĐẦU” CỦA ĐỖ TRUNG QUÂN
(Nguồn: thivien.net)

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu

Mối tình đầu của tôi có gì ?
Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại…. mang về.

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây
Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay…
Mối tình đầu của tôi có gì ?
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng cũng hiểu – chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi… thành câm.

Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng
Em hái mùa hè trên cây
Chở kỷ niệm về nhà
Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa.
(1984)

MỐI TÌNH ĐẦU VỚI “PHƯỢNG HỒNG”
(Nguồn: tác giả Yến Lan viết trên vtv.vn ngày 29/06/2014)

Bài thơ Chút tình đầu của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc và trở thành bức thư tỏ tình của nhiều chàng nam sinh bao thế hệ. Ca khúc Phượng hồng cũng khiến hình ảnh hoa phượng trở nên gắn liền với những mối tình tuổi học trò.

hoa-phuong--vtv.vn--dongnhacxua.com

Lời ca là những day dứt, luyến tiếc vì mối tình đầu thầm kín của chàng trai- mối tính tuổi học trò gắn liền với hình ảnh phượng hồng rực cháy. Màu hoa đỏ thắm như máu trong tim, như khát khao của tuổi trẻ:
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,
Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.

Mỗi năm, khi vào hạ, phượng vẫn lặng lẽ và bừng thắp nỗi nhớ học trò. Lại cũng đều đặn mỗi năm có biết bao mối tình đầu lặng thầm của tuổi học trò đã đi qua bên những cánh phượng hồng đầy lưu luyến. Rời xa ghế nhà trường với biết bao những niềm luyến tiếc chưa thực hiện được càng khiến mỗi người thêm bâng khuâng khi nhìn những hàng phượng vĩ nở rộ.

Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Tà áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.

Ai đã đi qua tuổi học trò đầy mộng mơ, sôi nổi hẳn sẽ dưng dưng trong lòng khi được trở về kí ức với Phượng hồng. Những hình ảnh thật trong sáng, đẹp đẽ về mối tình đầu câm nín của chàng trai 18 tuổi. Đâu rồi những cơn mưa giăng ngoài cửa lớp, tà áo trắng ai bay trắng cả giấc mơ và bài thơ tỏ tình nằm im trong vở… Những cảm xúc rung động đầu đời bao giờ cũng là kỉ niệm đẹp nhất của mỗi con người. Chính vì thế, tình yêu tuổi học trò sẽ mãi không phai mờ trong kí ức của chúng ta. Cái cảm giác chia xa thầy cô, bạn bè và bóng hình người thương mỗi khi hè về sao mà day dứt:

Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,
Và mùa sau biết có còn gặp lại,
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.

Cánh phượng hồng ngẩn ngơ hay lòng người đang rối bời nỗi tiếc nuối, chia xa để rồi dẫu có nghỉ hè thì cũng lén đến trường khắc nỗi nhớ lên cây. Trường vẫn còn đây mà người thương đang ở nơi đâu? Mùa khai giảng mới liệu có còn gặp lại tà áo lụa vẫn bay trong gió thu ngày nào? Những hoài niệm, tự sự cứ mãi khắc khoải chìm trong nỗi nhớ:

Mối tình đầu của tôi
Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi,
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,
Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.

Ở cái tuổi còn vụng về, thơ ngây, bài thơ tình giấu trong cặp sách, nỗi nhớ được khắc lên cây thì hình ảnh các chàng nam sinh ôm cây đàn ghi ta gửi tiếng lòng mình vào lời ca, tiếng hát cũng đã trở thành kinh điển trong thơ ca. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, những chàng trai 17-18 bẻ gãy sừng trâu với bao trò đùa nghịch ngợm, quậy phá, vậy mà đứng trước bạn gái lại ấp úng chẳng nói nên lời. Mối tình đầu nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi để có người không hiểu:

Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại
Nắng ngập đường một vạt tóc nào xa

Nàng thiếu nữ dịu dàng trong tà áo dài trắng với chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng như chở mùa hè đi qua và đi rất xa. Bóng nắng ngập đường cũng như vô tình đồng lõa, xóa nhòa đi bóng dáng thân thương.

Ca từ trong sáng, ý nghĩa cùng những giai điệu đẹp đẽ và rất dễ nghe, dễ nhớ đã giúp Phượng hồng ghi điểm trong lòng khán giả. Tuy Phượng hồng không hề dễ hát, nhưng lúc nào ca khúc này cũng là lựa chọn của rất nhiều ca sĩ. Nếu qua tiếng hát của Tấn Minh, Bằng Kiều, bạn có thể cảm nhận những cung bậc da diết, nồng nàn hoàn toàn khác nhau thì với Đàm Vĩnh Hưng, nhiều người lại tìm thấy một chút mạnh mẽ, cá tính. Từ những giọng ca như Đan Trường, Quang Linh tới những ca sĩ hải ngoại như Elvis Phương, Thanh Tuyền và trẻ trung hơn là Dương Triệu Vũ… đều hơn một lần thử giọng cùng ca khúc Phượng hồng.

Nỗi Buồn Hoa Phượng (Thanh Sơn – Lê Dinh)

Trong dòng nhạc xưa về tuổi học trò, ca khúc để lại ấn tượng sâu đậm nhất có lẽ là bản “Nỗi buồn hoa phượng” của nhạc sỹ Thanh Sơn & Lê Dinh. Với giai điệu mượt mà và ca từ lãng mạn, “Nỗi buồn hoa phượng” đã làm lay động hàng triệu con tim tuổi hoa niên qua nhiều thế hệ. Hôm nay , nhân dịp một mùa hè sắp về, Dòng Nhạc Xưa trân trọng giới thiệu nhạc phẩm bất hủ này.

Cũng xin mạn phép nói thêm, hầu hết chúng ta biết tác giả của bài nhạc này là nhạc sỹ Thanh Sơn. Tuy nhiên trong tờ nhạc xuất bản trước năm 1975, nhạc sỹ Thanh Sơn lại ghi thêm tên nhạc sỹ Lê Dinh vào phần tác giả. Chúng tôi không có đủ tư liệu để biết được nhạc sỹ Lê Dinh đã đóng góp như thế nào vào “nỗi buồn man mác” . Mong quý vị xa gần có cao kiến xin cung cấp thông tin cho Dòng Nhạc Xưa

Nỗi buồn hoa phượng (Thanh Sơn - Lê Dinh). Ảnh: HopAmViet.com
Nỗi buồn hoa phượng (Thanh Sơn – Lê Dinh). Ảnh: HopAmViet.com
noi-buon-hoa-phuong--1--thanh-son--hopamviet.com--dongnhacxua.com
noi-buon-hoa-phuong--2--thanh-son--hopamviet.com--dongnhacxua.com
noi-buon-hoa-phuong--3--thanh-son--hopamviet.com--dongnhacxua.com

NỖI BUỒN MANG TÊN “HOA PHƯỢNG”
(Nguồn: bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên ngày 30.06.2011)

“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn. Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương. Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi, phút gần gũi nhau mất rồi, tạ từ là hết người ơi…”, những ca từ này đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người.

Vâng, quen lắm! Bởi tiếng hát Thanh Tuyền đã song hành cùng với ca khúc Nỗi buồn hoa phượng suốt gần nửa thế kỷ. Đây là một trong rất nhiều ca khúc của nhạc sĩ Thanh Sơn viết về đề tài tuổi học trò. Nhạc sĩ đã từng tâm sự với người viết: “Thời niên thiếu, nhà tôi nghèo lại đông con nên tôi phải bỏ học giữa chừng để mưu sinh. Phải bỏ học, tôi tiếc lắm, cho nên quãng đời rất đẹp của tuổi học trò cứ lưu trong ký ức của tôi với những kỷ niệm xao xuyến. Tôi trang trải những kỷ niệm ấy vào ca khúc…”. Thế nên, ai cũng ngỡ rằng Nỗi buồn hoa phượng cũng chỉ là một ca khúc nằm trong mảng đề tài này và chẳng có gì đặc biệt…

Nhạc sĩ nhớ lại: Năm 1951, cậu học trò Lê Văn Thiện (tên thật của nhạc sĩ Thanh Sơn) học trường Trung học Hoàng Diệu (Sóc Trăng) đã “hết sức quan tâm” đến cô bạn cùng lớp. Cô ấy khá nhí nhảnh, dễ thương, có cái tên ngồ ngộ: Nguyễn Thị Hoa Phượng. Vì thế các thầy cô và bạn bè trong trường không bao giờ gọi tên cô “gọn lỏn” bằng một chữ “Phượng”, mà lúc nào cũng là “Hoa Phượng” một cách vừa thân thương vừa trân trọng. Hoa Phượng là con của một gia đình công chức từ Sài Gòn về làm việc tại Sóc Trăng.

Nhạc sĩ Thanh Sơn hồi tưởng: “Hai đứa học chung được hơn một năm (hai niên khóa), tình cảm đang dần trở nên thắm thiết thì bất ngờ mùa hè năm sau Hoa Phượng cho biết gia đình cô đã được điều chuyển về lại Sài Gòn. Trước ngày chia tay, Hoa Phượng có tìm gặp tôi nơi sân trường để nói lời từ biệt. Hai đứa buồn xo, chẳng nói gì nhiều, chỉ lặng nhìn nhau… Khi tôi hỏi xin địa chỉ để sau này liên lạc thì nàng cúi xuống nhặt một cánh phượng trao cho tôi, nói: “Em tên là Hoa Phượng, mỗi năm đến hè nhìn hoa phượng nở thì hãy nhớ đến em…”. Từ đó chúng tôi bặt tin nhau!

NS Thanh Sơn và vợ ông Lê Thị Hương lúc trẻ. Ảnh: ThanhNien.com.vn
NS Thanh Sơn và vợ ông Lê Thị Hương lúc trẻ. Ảnh: ThanhNien.com.vn

Ba năm sau (1955), Lê Văn Thiện phải bỏ học giữa chừng để chen chân vào cuộc mưu sinh. Anh quyết định lên Sài Gòn, trước là tìm kiếm việc làm, sau nữa nhen nhóm cơ hội tìm lại “người xưa”. Phiêu dạt giữa chốn phồn hoa đô hội, với không ít bầm dập, tủi hờn nhưng rồi nhờ tính tình hiền lành, siêng năng, anh thanh niên tên Thiện cũng may mắn lọt vô cánh cổng của một nhà trọc phú, dù chỉ làm gia nhân với mức lương khá hậu hĩnh so với thời giá lúc đó: 150 đồng/tháng. Mê nhạc, lại được lòng ông chủ cho nên anh được phép tranh thủ những giờ rảnh để theo học lớp nhạc của nhạc sĩ Lê Thương.

Dạo ấy, mỗi năm Đài phát thanh Sài Gòn đều có tổ chức cuộc thi “Tuyển lựa ca sĩ”, điều đó đã nhen nhóm vào lòng chàng trai “ở đợ” một khát vọng đổi đời. Năm 1959, Lê Văn Thiện “liều mạng” đăng ký dự thi tuyển lựa ca sĩ với nghệ danh Thanh Sơn qua bài hát “Chiều tàn” của Lam Phương. Đến bây giờ anh vẫn còn nhớ từng thành viên giám khảo, đó là những nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Võ Đức Thu, Nghiêm Phú Phi. Ngồi ghế chánh chủ khảo là nhạc sĩ Thẩm Oánh. Cái sự “liều mạng” đã được sao hộ mệnh chiếu mạng: thí sinh Thanh Sơn đoạt giải nhất! Phần thưởng là chiếc máy radio và cây đàn guitar. So với phần thưởng của các giải âm nhạc bây giờ thì quá “hẻo”, nhưng chừng đó cũng đủ đưa Thanh Sơn lên tận… núi xanh! Quan trọng hơn, giải thưởng này chính là đòn bẩy đưa anh vào thế giới ca nhạc. Anh từ giã “nghề” gia nhân để đến với “Ông hoàng Tango” (tức nhạc sĩ Hoàng Trọng). Chính xác là giờ đây ca sĩ Thanh Sơn đã được ban nhạc Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng mời về cộng tác. Không chỉ có thế, giọng hát của anh còn được nhiều nơi chào mời (bây giờ gọi là “chạy sô”)…

Thời gian này Thanh Sơn bắt đầu tập tành sáng tác. Ca khúc đầu tay của anh là bài Tình học sinh (1962), nhưng bài hát này chẳng tạo được chút dư âm. Thế rồi một buổi trưa đi ngang qua một ngôi trường đang mùa phượng nở, những kỷ niệm của thuở học trò có thấp thoáng bóng dáng của Nguyễn Thị Hoa Phượng ùa về… và ca khúc Nỗi buồn hoa phượng ra đời năm 1963. Nhạc sĩ tâm sự: “Tôi tìm thấy cảm xúc bởi sắc màu đỏ thắm của hoa phượng mỗi khi hè về. Bài hát này tôi viết về một cuộc tình học trò rất đẹp. Lời chia tay của cô bạn gái cùng trường đã khiến tôi xao xuyến, bâng khuâng. Màu hoa phượng như những giọt máu đỏ tươi minh chứng một cuộc tình chung thủy… Bài hát lập tức được chấp nhận và mọi người yêu thích, làm động lực cho tôi chuyên tâm vào sáng tác. Có thể nói đó là “thời hoàng kim” của tôi, bởi tiền tác quyền lúc đó tôi nhận khoảng 6.000 đồng mỗi tháng. Nó không chỉ giúp gia đình tôi vượt qua nghèo khó mà sau đó tôi còn mua được nhà, xe, cưới vợ… Nói một cách nào đó, “hoa phượng” là ân nhân của gia đình tôi”.

Khi Nỗi buồn hoa phượng được tiếng hát cao vút của nữ ca sĩ Thanh Tuyền tải lên sóng phát thanh, ngay lập tức nó tạo được hiệu ứng, đi đâu cũng nghe người ta hát… Từ đó, Thanh Sơn bỏ hẳn nghiệp ca hát để chuyên tâm sáng tác. Từ thành công của Nỗi buồn hoa phượng, có “đà” ông sáng tác một loạt ca khúc cũng lấy đề tài từ mảng tình cảm học trò: Ba tháng tạ từ, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Thương ca mùa hạ, …

Hà Đình Nguyên

Diệt Phát Xít (Nguyễn Đình Thi)

Trong những ngày đầu tháng năm này (08-09/05/2015), thế giới đang kỷ niệm Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, cuộc chiến được cho là khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.  Chiến Tranh Thế Giới II gắn liền với một chủ nghĩa Phát Xít cực đoan, phi nhân tính mà đứng đầu là nước Đức Quốc Xã.

Cùng với hàng tỷ con tim yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới [dongnhacxua.com] xin giới thiệu bản “Diệt Phát Xít” của cố nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi để qua đó thế hệ trẻ hình dung phần nào về lịch sử của dân tộc, qua đó có nhận định đúng hơn về giá trị của hòa bình, dân chủ và tự do.

Diệt Phát Xít (Nguyễn Đình Thi). Ảnh: BaiCaDiCungNamThang.net
Diệt Phát Xít (Nguyễn Đình Thi). Ảnh: BaiCaDiCungNamThang.net

CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ BÀI HÁT ‘DIỆT PHÁT XÍT’ CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
(Nguồn: vov.vn)

Mỗi lần xa quê hương, xa đất nước mà nghe nhạc hiệu “Diệt phát xít” trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) thì lòng tôi cứ xốn xang, bồi hồi. Tôi đã đôi lần trải qua những thời khắc đáng nhớ ấy, nên càng yêu mến tiếng nói quê hương, tự hào về nó.

Trong thời gian công tác ở Đài TNVN, tôi được vài lần gặp gỡ với ông Nguyễn Đình Thi – Tác giả của bài hát “Diệt phát xít” khi đến trò chuyện với anh chị em biên tập văn nghệ. Vốn là người “nhà Đài” từ những ngày đầu mới thành lập, như lời Tổng biên tập Trần Lâm giới thiệu, nên buổi gặp gỡ nào cũng thân mật, chân tình. Có lẽ vì vậy mà ông đã trải lòng mình, kể nhiều chuyện vui buồn, những lo âu của nghề biên tập cũng như trên bước đường nghệ thuật của một nhà văn hóa lớn đầy tài hoa về văn, thơ, họa, nhạc, kịch…

Nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi (Ảnh: Văn Nghệ Quân Đội)
Nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi (Ảnh: Văn Nghệ Quân Đội)

Tôi đã hỏi ông về sự ra đời của bài hát “Diệt phát xít”. Nguyễn Đình Thi như nhớ lại rồi chậm rãi kể: “Khoảng năm 10 tuổi, bố tôi bắt tập đàn Nguyệt, dần dà đánh thạo được mấy bài Cổ Bản, Tứ Đại Cảnh, Lưu Thủy… Thấy hay hay, tôi học thêm đàn Mandolin và đánh được mấy bản nhạc Tây. Tôi học lý thuyết từ sách dạy nhạc của trường Tiểu hoc Pháp do bố mẹ mua. Tôi tự học nhạc bằng nghe nhiều hơn, có lẽ vì vậy mà tôi viết nhạc không nhiều.

Vào đầu năm 1945, đời sống của Hà Nội rất thê thảm. Cả nội ngoại thành người chết đói la liệt. Tôi chưa nhìn thấy cảnh đó bao giờ. Chúng tôi chưa đến nỗi chết, nhưng cũng đói vàng mắt, mềm người.

Hồi đó, tôi và một số anh em hoạt động trong hội Văn hóa Cứu Quốc nhận được chỉ thị của Trung ương về Nhật, Pháp bắn nhau. Chỉ thị đó như kêu gọi, như thúc giục. Truyền đơn của Việt Minh và các tờ báo như Cờ Giải Phóng, Cứu Quốc được truyền tay nhau đọc. Phong trào cướp kho thóc, phá nhà giam, cướp vũ khí của địch từ ngoại thành và các vùng phụ cận dội đến. Tin về khu giải phóng Việt Bắc, tin về quân đội Liên Xô đánh quân Phát xít ở châu Âu thua tơi bời, đang dồn vào tận hang địch.

Chúng tôi thấy rõ bọn Phát xít sắp bị tiêu diệt. Ở ta thì quân phiệt Nhật sắp ngã gục. Thời cơ nổi dậy của các dân tộc đang đến. Những cái tôi viết hồi bấy giờ là trong không khí như vậy. Hai chữ Phát xít hầu như ai cũng nghĩ đến, cũng nói đến. Anh Văn Cao, anh Đỗ Nhuận là hai bạn học và cùng hoạt động ở Hải Phòng, nay cùng tham gia viết và in báo Độc Lập.

Một hôm, chúng tôi bàn nhau mỗi người viết một bài hát cách mạng để đáp ứng yêu cầu của phong trào. Ít hôm sau, chúng tôi đã có ‘Tiến quân ca’ (Văn Cao), ‘Du kích ca’ (Đỗ Nhuận). Tôi nghe nói ở trong Nam, anh Lưu Hữu Phước vừa viết xong ‘Lên đàng’. Riêng tôi hơi vất vả mới hoàn thành xong ‘Diệt Phát xít’. Bài hát của tôi không in trên báo Độc Lập như hai bài của Văn Cao và Đỗ Nhuận, tôi chỉ chép tay mấy bản đưa đến mấy nơi tập cho các bạn trẻ.

Có lẽ do nội dung bài hát là lời kêu gọi khởi nghĩa, phù hợp với chương trình hành động của Việt Minh, nên được nhiều người hát trong các cuộc sinh hoạt. Giữa tháng 8, tôi đi Tân Trào để dự họp nên không được chứng kiến cuộc mít-tinh ngày 17. Anh em kể lại rằng, chiều hôm đó, không khí sôi sục của quần chúng tiến đến tổng khởi nghĩa, trong cuộc diễn thuyết ở Nhà hát Lớn, một lá cờ đỏ sao vàng rất to được buông từ trên nóc xuống.

Sau bài hát tập thể ‘Tiến quân ca’, một anh thanh niên bước ra trước máy phóng thanh hát luôn bài ‘Diệt Phát xít’. Nghe kể lại mà tôi vui quá, nước mắt cứ chạy vòng quanh. Sau cuộc mit-tinh, Hội khuyến nhạc ở Hà Nội in thêm nhiều bản, dàn nhạc Bảo An Binh (đã về theo cách mạng) hay diễn tấu ở những nơi đông người, dưới sự chỉ huy của nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên. Bài này cũng đã biểu diễn mở đầu cho Tuần Lễ Vàng ở Hà Nội. Cũng từ đó, tôi vinh dự được anh Trần Lâm lấy bản nhạc ‘Diệt Phát xít’ làm nhạc hiệu cho Đài TNVN…”.

Chất hành khúc kêu gọi của bài hát “Diệt Phát xít” đã thể hiện nét nhạc nhảy quãng 4 (sol đô) theo tiếng kèn đồng giục giã và nhấn mạnh: “Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than” (Si la sol la si sol la ). Trên cơ sở đó tác giả đã phát triển các đoạn nhạc rất khéo léo xen lẫn giữa trữ tình và bi tráng: “Đã đến ngày trả mối thù chung… Dưới bóng cờ đỏ ánh vàng sao”. Kể cả nét nhạc thúc bách mau mau hành động: “Đồng bào tuốt gươm vùng lên…Giành lại áo cơm tự do”.

Chủ đề âm nhạc mở đầu là “Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than”. Chủ đề này còn được nhắc lại ở đoạn kết “Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam! Ôi đất Việt yêu dấu ngàn năm. Việt Nam, Việt Nam muôn năm”.

Giữa những ngày tháng 9 lịch sử này, mỗi khi nghe bài hát “Diệt phát xít” càng nhớ một người con của Hà Nội, một sĩ quan quân đội nhân dân và là đồng nghiệp của chúng tôi, đó là nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003). 11 năm trước, ông đã bay về phía “Mặt trận trên cao”, về với tổ tiên và thế giới người hiền, nơi có nhiều “Tia nắng”…/.

Nhạc sĩ Dân Huyền

[footer]