Căn nhà màu tím (Hoài Linh)

Cập nhật ngày 2018-11-18: Tiếp tục tìm hiểu thông tin trên mạng internet, Dòng Nhạc Xưa xin gởi đến người yêu nhạc xưa vài chi tiết thú vị từ trang dongnhacvang.blogspot.com
1. Theo lời của vợ và con gái của nhạc sỹ Hoài Linh. Vào năm 1968, sau gần hai mươi năm sáng tác dành dụm tiền bạc thì nhạc sỹ Hoài Linh mới quyết định phá căn nhà cũ để xây dựng lại căn nhà mới hai tấm rưỡi nằm ở trong một con hẻm nhỏ đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ).
2. Và cũng để kỷ niệm căn nhà màu tím cũ có nhiều kỷ niệm của hai vợ chồng cũng như gia đình thì nhạc sỹ Hoài Linh có sáng tác ca khúc Căn Nhà Màu Tím để ghi nhớ lại những kỷ niệm đó.
3. Tiếp lời của vợ nhạc sỹ Hoài Linh thì thời đó chiều chiều ông hay đem ghế ra ngồi trước nhà nhìn ra đầu ngõ … con hẻm ngày xưa rất thơ mộng với nhiều hàng rào trồng hoa lá dây leo rất đẹp. Bây giờ mọi thứ đã được đô thị hóa hết cả rồi.

Căn nhà kỷ niệm của nhạc sỹ Hoài Linh. Ảnh: dongnhacvang.blogspot.com
Vợ và con gái nhạc sỹ Hoài Linh. Ảnh: dongnhacvang.blogspot.com
Và đây là cái hướng nhìn ra đầu ngõ huyền thoại mà ngày xưa nhạc sỹ Hoài Linh sáng tác ca khúc căn nhà màu tím …
“chiều nhìn ra đầu ngõ”. Ảnh: dongnhacvang.blogspot.com

Cập nhật ngày 2018-11-17: Dòng Nhạc Xưa rất vui khi nhận thêm phản hồi của tác giả Hữu Thạnh cho nhạc phẩm “Căn nhà màu tím” của nhạc sỹ Hoài Linh. Mời quý vị xem bên dưới

Cập nhật ngày 2014-08-19: Cách đây hơn một tháng, Dòng Nhạc Xưa có nhận được email của một người yêu nhạc xưa có tên là Lac Nguyen trao đổi về nhạc phẩm ‘Căn nhà màu tím’ của nhạc sỹ Hoài Linh. Cá nhân chúng tôi là hậu sinh, không có nhiều dữ liệu để đánh giá. Do đó chúng tôi xin mạn phép trích đăng lại email này (xem bên dưới) và mong phản hồi từ tất cả quý vị yêu nhạc xưa xa gần!

Căn nhà màu tím (Hoài Linh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Căn nhà màu tím (Hoài Linh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

can-nha-mau-tim--1--hoai-linh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

can-nha-mau-tim--2--hoai-linh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

can-nha-mau-tim--3--hoai-linh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

HỎI VỀ BÁI HÁT ‘CĂN NHÀ MÀU TÍM’
Chào Dòng Nhạc Xưa,

Tôi là một 9x, sinh sau đẻ muộn nhưng cũng trót có tình yêu với những ca khúc thuộc thế hệ nhạc vàng của Việt Nam. Tôi có một thắc mắc về bài Căn Nhà Màu Tím đã lâu nhưng vẫn không tìm ra được câu trả lời. Hy vọng Dòng Nhạc Xưa có thể giúp tôi.

Nhiều người, kể cả những người lớn tuổi mà tôi biết, đều cho rằng Căn Nhà Màu Tím là một bài hát có cái kết trọn vẹn, cuối cùng hai nhân vật trong bài hát cũng đến được với nhau. Nhưng riêng tôi thì không nghĩ vậy vì trong bài hát có rất nhiều chi tiết nói điều ngược lại:

1. “Chiều nhìn ra đầu ngõ, rưng rưng niềm thương nhớ dáng xinh xinh một người”: đã đến được với nhau thì sao phải thương nhớ.

2. “Yêu nhau vì lời nói, mến nhau qua nụ cười”: bài hát ra đời trong giai đoạn từ 55 tới 75, trong giai đoạn này, tôi nghĩ nước ta hãy còn nặng tư tưởng phong kiến, yêu thương là chuyện của người trẻ còn cưới nhau là việc của người lớn sắp xếp, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.

3. “20 chiếc xe màu chờ đám cưới cô dâu”: đây là một anh lính “quanh năm với bưng biền” thì đào đâu ra tiền mà kiếm 20 chiếc xe màu đi rước dâu.

4. “Ta nhìn nhau tia mắt trao nụ hôn ban đầu”: đây là hình ảnh đẹp nhất bài hát mà tôi nghĩ chính nó làm người ta lầm tưởng bài hát có một cái kết trọn vẹn. Nhưng nếu đã là trọn vẹn thì cần gì phải nhìn nhau mà trao nụ hôn, họ hoàn toàn có quyền hôn nhau mà. Theo tôi phải hiểu là giữa chàng trai và cô gái bây giờ đã có một khoảng cách khi em là vợ người ta, trong đám rước dâu, có vô tình thấy anh lặng lẽ đứng bên đường tiễn mình thì cũng chỉ dám dùng ánh mắt để trao nhau nụ hôn mà thôi.

Đó là tất cả những điều trong bài hát mà theo tôi, phải hiểu đây không phải là một cái kết có hậu. Khổ nổi mình sinh sau đẻ muộn nên những người lớn tuổi họ không nghe mình phân tích. Không biết Dòng Nhạc Xưa có thể giúp tôi tìm một tài liệu nào đó chứng minh điều này được không?

Thân,
Lac Nguyen

3 bình luận về “Căn nhà màu tím (Hoài Linh)”

  1. Chao Lac Quyen theo thăc mac cua Quyen ve cai kêt cua bai hat toi nghi do la “ket co hâu” 2 nguoi duoc tron ven voi mot dam cuoi de thuong .Theo toi 20 chiec xe mau cung co the la xe đap nhieu mau .Thoi mây chuc năm ve truoc đâu có dam hôn nhau giua thanh thien bach nhut. Nên chi dam nhin nhau đăm đuôi ma thôi.Do đó moi có câu tia măt trao mot nu hôn ban đâu. Xin co đôi dong thôi thiên hy vong ban vua long???

  2. Bạn Lạc Nguyên thân mến! Cũng là một tín đồ dòng nhạc xưa và cũng hay quan tâm đến nội dung, nguồn gốc các bài hát dòng này. Mặc dù mình ko có tài liệu, hiểu biết về bài Căn nhà màu tím, nhưng mình xin có nhìn nhận về bài hát như sau.
    Mình thống nhất với bạn về cái kết chưa hẳn đã là có hậu trong bài hát.
    Do:
    * Ngay như tên bài hát, đó chỉ là sự lãng mạn của tác giả về tình yêu thời loạn mà thôi.
    * Từng câu từ, ý tứ trong lời bài hát cũng nói về một câu chuyện tình chỉ có tính khát vọng và lãng mạn trong mơ của người lính trẻ trong thời chinh chiến với có thể là cô gái trong trí tưởng tượng hay có vẻ như cô hàng xóm mà họ đã có tình cảm còn rất trong trẻo mà người con trai mới lớn lên hay có tâm lý như thế…
    Chúc bạn có nhiều tình cảm đẹp và trong sáng nhé!

  3. Chào bạn! Bài hát Căn Nhà Màu Tím được sáng tác sau khi nhạc sĩ Hoài Linh xây xong căn nhà mới (1968). Để lưu lại kỷ niệm về ngôi nhà cũ – nơi chứa đựng nhiều kỷ niệm của hai vợ chồng. Nếu bạn đọc kỹ lời bài hát thì sẽ thấy đoạn sau:
    “Cho anh bông hồng còn thắm cho anh trái ngọt vườn cấm
    Còn gì cho nữa tiếng ru trẻ thơ”
    2 câu trên có nghĩa rằng họ đã là của nhau và hơn thế nữa họ rất hạnh phúc khi có thêm cả “tiếng ru trẻ thơ” nữa (sinh con)
    Còn về những lời dẫn như bạn đã trích mình có thể giải thích như này:
    (1) “Chiều nhìn ra đầu ngõ, rưng rưng niềm thương nhớ dáng xinh xinh một người” – Đây là tâm trạng của tác giả khi sáng tác ra bài hát chứ không phải tâm trạng của người lính chiến. Vì theo lời của vợ ông thì chiều chiều ông thường kê một chiếc ghế trước nhà nhìn ra đầu ngõ và bắt đầu sáng tác những ca khúc. Và lúc này ông đang nhớ lại bóng dáng người vợ thuở mới quen và sáng tác ca khúc Căn nhà mùa tím
    (2) “Yêu nhau vì lời nói, mến nhau qua nụ cười” – Nếu bạn bảo chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến thì cũng chưa chính xác lắm, thời chiến tâm hồn thế hệ trẻ khá thoải mái và yêu đời, đôi khi chỉ một câu vui đùa cũng thành duyên. Câu này ý tác giả muốn nói đến cái duyên họ gặp nhau: rất đơn giản và tự nhiên.
    (3) “20 chiếc xe màu chờ đám cưới cô dâu” – Nhạc sĩ dành dụm tiền từ sáng tác nhạc sau nhiều năm chứ không đơn giản chỉ là một người lính quanh năm với bưng bền
    (4) “Ta nhìn nhau tia mắt trao nụ hôn ban đầu” – Đây là hình ảnh đẹp nhất kết thúc ca khúc. Đây có thể là hình ảnh 2 người ngồi cùng trên xe xích lô (phương tiện thường sử dụng để đón dâu) và họ chỉ nhìn nhau bằng ánh mắt hạnh phúc chứ không thể vô tư trao nhau nụ hôn giữa thanh thiên bạch nhật được.

    Hy vọng phân tích này của mình giúp bạn hiểu hơn về ca khúc. Thực sự đây là một ca khúc có cái kết trọn vẹn nhé!

Trả lời nguyen chau Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *