Hà Nội & niềm đam mê đĩa than

Đĩa than (tiếng Anh gọi là vinyl) ra đời đầu thế kỷ 20 và là phương tiện lưu trữ chính của ngành công nghiệp ghi âm trong vòng hơn 50 năm cho đến khi công nghệ băng từ (băng cối, băng cassette) ra đời. Với lịch sử lâu đời như vậy, điều dễ hiểu là số lượng máy nghe đĩa nhựa ngày càng hiếm. Tuy nhiên, đâu đó trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, chúng ta vẫn còn tìm thấy một số ít người yêu nhạc có đam mê bất tận với đĩa than. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Nguyễn Ngọc Trâm đăng trên An Ninh Thủ Đô về thú chơi đĩa than đất Hà Thành.

Người ở lại nặng lòng với đĩa than

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Trâm đăng trên anninhthudo.vn ngày 2017-10-10)

ANTD.VN – Đĩa than phổ biến ở Việt Nam vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước rồi rơi vào quãng thăng trầm bởi sự phát triển của băng cối, băng cassette, đĩa CD rồi nhạc số… Vậy mà vẫn có người bao năm “nặng lòng” với đĩa than, âm thầm nghe, không bỏ được; có người lại thành cái thú sưu tầm tao nhã. Một vài năm trở lại đây, thêm nhiều người nghe đĩa than, như một sự tìm về những giá trị xưa cũ vì nhịp chảy thành phố quá hối hả, bộn bề.

Nhiều người chọn nghe đĩa than bởi chất lượng âm thanh và tìm về kỷ niệm

Hà Nội trong dòng nhạc Phú Quang

Dù không sinh ra ở Hà Nội nhưng trải qua thời niên thiếu và cả một quãng đời tuổi trẻ ở đất Hà Thành, Phú Quang yêu và hiểu dải đất dọc sông Hồng như một đứa con tinh thần. Và vì thế, Hà Nội cũng là một chủ đề chiếm tỷ trọng đáng kể trong gia tài sáng tác đồ sộ của nhà nhạc sỹ. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org để người yêu nhạc có cái nhìn thêm về “Hà Nội trong dòng nhạc Phú Quang”.

Phú Quang: ‘Hà Nội là quê hương’

(Nguồn: bài viết của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org ngày 2015-10-11)

Nhạc sĩ Phú Quang

Chương trình âm nhạc tuần trước, Cát Linh đã giới thiệu các bài hát về mùa thu Hà Nội, cảm nhận thời khắc đẹp nhất của mùa thu Hà Nội qua những bản nhạc được sáng tác bởi nhiều nhạc sĩ. Trong đó, có Phú Quang, người nhạc sĩ đã thốt lên rằng ở Việt Nam, không có nơi nào có mùa thu đẹp như ở Hà Nội. Hôm nay, xin mời quí vị theo dõi những chia sẽ của Phú Quang về triết lý sáng tác của mình, và hiểu vì sao Hà Nội là người tình muôn thưở trong nhạc phẩm của ông.

Hà Nội là quê hương

“Chiều đông sương giăng phố vắng Hàng cây lặng câm, hát câu mặc trầm Ta còn chờ ai, nhạt phai sắc nắng Heo mây tan nhoà, bao giấc mơ xưa….” (Lãng đãng chiều đông Hà Nội)

Những giọng ca vàng: Ca nữ lừng danh Minh Mẫn

Ca Huế là một nét sinh hoạt văn nghệ độc đáo và cũng là di sản văn hóa đáng trân trọng của Việt Nam chúng ta. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Trần Nguyễn Anh đăng trên Tiền Phong về một trong những nghệ nhân ca Huế gạo cội: Minh Mẫn.

Những giọng ca vàng: Ca nữ lừng danh Minh Mẫn

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Nguyễn Anh đăng trên TienPhong.vn ngày 2018-04-01)

TP – Nghệ nhân Minh Mẫn, người ca Huế gần trăm năm hát trên sông Hương vừa qua đời tựa như trang sách cuối cùng đã khép lại một ký ức ca Huế của thời xa xưa, thời mà ca Huế trên sông là nơi tao ngộ của tri âm tri kỷ, kiểu Bá Nha – Tử Kỳ.

Tranh: Nguyễn Văn Hổ.

Nghệ sĩ Minh Mẫn đã để lại cho đời những phút giây lắng đọng, lãng mạn đầy chất thơ, giấu kín một cuộc đời cơ cực nơi chốn kinh thành.

Những địa danh đã đi vào nhạc: Paris & những bản tình ca

Dòng Nhạc Xưa vừa có chuyến thăm Paris và gặp gỡ một vài thân hữu để trao đổi về tình cảm cũng như sinh hoạt âm nhạc nơi xứ người. Kinh Đô Ánh Sáng, với tháp Eiffel soi bóng xuống dòng sông Sein thơ mộng, với những tòa lâu đài cổ kính tồn tại từ hàng trăm năm, xứng đáng là cái nôi của những bản tình ca.

Paris và những bản tình ca

(Nguồn: bài viết của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org ngày 2015-11-22)

Tháp Eiffel ở giữa thủ đô Paris được chiếu sáng bằng ba màu theo cờ của nước Pháp ngày 15 tháng 11, 2015

Có rất nhiều loại tình cảm mà chỉ cần một cái lần chạm nhẹ vào, là nó sẽ hiện diện ngay trong tâm tưởng. Và cũng có nhiều nỗi đau mà khi nghe qua, chúng ta cảm thấy như đó là sự mất mát của chính mình. Đó là tình nhân loại, tình dân tộc, tình quê hương. Với không ít người,Paris chính là tình yêu như thế. Cát Linh xin dành chương trình âm nhạc cuối tuần kỳ này cho những bản tình ca về Paris, như một chia sẻ nhỏ nhoi với những gì đã xảy đến với nước Pháp trong ngày Thứ Sáu, 13 tháng 11 vừa qua.

Nắng Paris, nắng Sài Gòn

Trong suy nghĩ của nhiều người chúng ta, Paris là một thành phố của tình yêu, là thiên đường của thời trang, là cái nôi của hội hoạ và kiến trúc. Không chỉ thế, mà nước Pháp còn được nhắc đến câu nói ngắn gọn nhưng thể hiện cả một tinh hoa của nền văn hoá, đó là “lịch sự như người Pháp”. Nước Pháp, với Paris, với sông Seine, với nhà thờ Notre Dame de Paris nổi tiếng.

Ai đã từng một lần mơ về Paris? Mơ về một buổi sáng thức dậy trong tiếng chuông vang xa từ ngôi nhà thờ Notre dame de Paris, trong ánh bình minh lấp lánh từ con sông Seine chạy giữa lòng thủ đô?

Hoa trong nhạc: Mimosa

Nhắc đến Đà Lạt, người yêu nhạc thường hay nhớ đến hoa đào qua tuyệt tác “Ai lên xứ hoa đào” của Hoàng Nguyên. Tuy nhiên lẫn trong số những loài hoa góp vào vườn âm nhạc đủ màu sắc, chúng ta còn bắt gặp Mimosa. Dòng Nhạc Xưa xin tiếp tục chủ đề “Hoa trong nhạc” với bài viết giới thiệu loài hoa đặc trưng cho xứ “Ngàn hoa”.

Hoa “Mimosa” Đà Lạt – lại thêm một “ngộ sự văn hóa”

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Đình Hòa đăng trên vacne.org.vn ngày 2012-01-26)

Có đến 2 loài hoa được gọi chung tên là Mimosa ở Đà Lạt nhưng đều thuộc chi Keo Acacia, không thuộc chi Trinh nữ Mimosa.

Ảnh: http://vacne.org.vn


1.Chi Trinh nữ
(danh pháp khoa học: Mimosa – có nghĩa là Trinh nữ) là một chi khoảng 400 loài cây thân thảo và cây bụi, thuộc phụ họ Trinh nữ (Mimosoideae) trong họ Đậu (Fabaceae), lá kép hình lông chim với các tên gọi dân dã như xấu hổ, trinh nữ, mai dương v.v. (1). Loài được biết nhiều nhất là Mimosa pudica với tên gọi dân dã là cây xấu hổ hay cây trinh nữ bò lan do các lá của chúng khép lại khi bị chạm vào. Nhiều loài khác cũng khép lá lại vào buổi chiều. Trinh nữ có nguồn gốc ở miền nam Mexico và khu vực Trung Mỹ nhưng đã phổ biến rộng khắp như là một

loài cây cảnh được trồng trong nhà trong các khu vực ôn đới và ngoài vườn trong các khu vực nhiệt đới. Năm 1947 Thailand còn mắc sai lầm khi nhập cây mai dương về để cải tạo đất vì chúng là cây họ đậu. Việc trồng ngoài vườn đã làm cho Mimosa nhanh chóng trở thành một loại cỏ dại và một số loài trong đó trở thành loài xâm hại nguy hiểm ở nhiều nơi (1) .

Những bài hát về mùa thu Hà Nội

Dòng Nhạc Xưa đã có nhiều bài viết về Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến. Hôm nay chúng tôi mời người yêu nhạc thư thả về lại với mùa thu Hà Nội, qua một bài viết của tác giả Cát Lynh.

Những bài hát về mùa thu Hà Nội

(Nguồn: bài viết của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org ngày 2015-10-04)

Mùa thu Hà Nội hiện lên với nét thâm trầm, cổ kính

“Tháng tám mùa thu lá rơi vàng chưa nhỉ?
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm…” (Có phải em là mùa thu Hà Nội)

Vũ Thành An & Tình Xưa Gái Huế

Huế luôn là niềm rung động cho nhiều văn nghệ sỹ. Nhạc sỹ Vũ Thành An cũng là một trong số đó. Trong lần về Việt Nam năm 2017 vừa rồi, đi xuôi theo “con đường cái quan” từ Bắc chí Nam, nhà nhạc sỹ có dịp dừng chân ở vùng đất “Sông Hương Núi Ngụ” để ôn lại nhiều kỷ niệm thời tuổi trẻ mà qua đó ông cảm tác nên ca khúc “Tình Xưa Gái Huế”, tức bài Không Tên Số 13. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu với quý vị đôi nét về nhạc phẩm này.

Nhạc sĩ Vũ Thành An cùng ‘nữ hoàng phòng trà’ HN trở lại Huế ôn kỷ niệm

(Nguồn: bài viết của tác giả Duy Nam đăng trên tienphong.vn ngày 2017-08-06)

TPO – Nữ ca sĩ Hiền Anh mặc áo dài tím hoá thành nhân vật chính trong bài hát “Chuyện tình không tên thứ 13 – Tình xưa gái Huế” của nhạc sĩ Vũ Thành An.

Nhạc sĩ Vũ Thành An và nữ ca sĩ Hiền Anh trên cầu Tràng Tiền. Ảnh: tienphong.vn

Trong dịp về Việt Nam lần này, ngoài các chương trình quan trọng của hành trình, nhạc sĩ Vũ Thành An đã nhất định trở về xứ Huế, với mong muốn được ôn lại một chút kỷ niệm xưa với ca khúc “Chuyện tình không tên thứ 13 – Tình xưa gái Huế” của ông.

Bệ phóng học đường và phong trào nhạc trẻ Sài Gòn

Có thể nói không ngoa rằng dòng nhạc trẻ Việt Nam được hình thành từ các ban nhạc học đường trước năm 1975, mà ngày đó gọi là các ban “kích động nhạc”. Để thế hệ trẻ sau này có thêm tư liệu về các ban nhạc học trò, Dòng Nhạc Xưa xin tiếp tục chủ đề nhạc trẻ Sài Gòn qua một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa.

Elvis Phuong và ban Rockin’ Stars. Ảnh: tapchinghesi.com

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Học trò và ‘kích động nhạc’

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-20)

Ban nhạc The Black Caps. Từ trái sang: Minh Phúc, Ngọc Tùng, Billy Hùng, Quốc Huy. ẢNH: TƯ LIỆU

Vào thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, cùng sống chung ở Sài Gòn với cổ nhạc và tân nhạc trữ tình là… kích động nhạc. Nói đến các ban kích động nhạc là nói đến “tập hợp” những chàng trai, cô gái yêu thích nhạc nước ngoài, có giai điệu mạnh, giậm giựt, kích động của nhạc rock & roll.

Đây là một ban nhạc trẻ tiêu biểu thời ấy: 4 người, tóc dài, ăn mặc theo trào lưu hippie, chơi trống, organ và đàn. Họ vừa đàn, vừa hát những bản nhạc nước ngoài thịnh hành. Hình ảnh những chàng trai cầm ghi ta điện “te” – hai chân quỳ trên sàn sân khấu, người ngả ra phía sau – thường thấy trên các sân khấu với những điệu twist, bebop, mashed… là hình ảnh có tính biểu tượng cho các ban kích động nhạc.

Cây guitar điện và phong trào nhạc trẻ Sài Gòn

Quay về với phong trào nhạc trẻ của Sài Gòn thưở trước, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu gương mặt của nghệ nhân Lâm Hào, ông vua chế guitar điện ngày nào cùng vài thông tin thú vị về một thời nhạc trẻ của Hòn Ngọc Viễn Đông, qua một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa.

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Ông vua làm đàn guitar điện ở Chợ Lớn

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-22)

Nhóm nhạc nữ The Blue Stars

Một ban kích động nhạc đúng chuẩn phải có “bèo” lắm là 2 cây đàn guitar

điện: một lead, một bass hoặc accord.

Tìm được cây đàn điện thời ấy là trăm nghìn gian nan vì phải nhập cảng từ Mỹ với giá không chịu nổi. Rất may đã xuất hiện một nhân tài sản xuất guitar điện, đó là ông Lâm Hào.

Đĩa nhựa: Một quá khứ huy hoàng

Những năm gần đây, người yêu nhạc thấy lác đác đĩa nhựa (vinyl) tham gia trở lại với đời sống âm nhạc thời đại kỹ thuật số. Thế nhưng trước đó gần cả trăm năm, đĩa nhựa đã hình thành và có một quá khứ phát triển đáng tự hào, đặc biệt là ở mảnh đất Sài Gòn. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa để chúng ta hiểu thêm về thú chơi đĩa nhựa của tiền nhân.

Chuyện xưa, chuyện nay: Sài Gòn và thú chơi đĩa nhựa

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên tuoitre.vn ngày 2017-06-25)

TTO – Giữa lúc nhạc số đang thắng thế, đi ngang cửa hàng chuyên bán đĩa nhựa dành cho người sưu tầm, vẫn thấy những chiếc đĩa nhựa 45 tua (tour – vòng) của Hãng đĩa Hồng Hoa và 33 tua của Hãng RCA nằm trong tủ kính…

Từ trái qua: nghệ sĩ Bạch Tuyết, ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ Mỹ Linh và ca sĩ Phạm Thu Hà trên bìa đĩa than xưa và nay – Ảnh: diathan.com, YouTube

Rõ ràng, đĩa nhựa (còn gọi là đĩa than, vinyl, LP) không cáo chung vì sự xuất hiện

của CD như người ta tưởng, khi bây giờ nhiều tay chơi đĩa chuyên nghiệp vẫn trung thành với đĩa than vì họ cho rằng âm thanh trung thực, hay hơn CD.