Mùa thu không trở lại (Phạm Trọng Cầu)

Trong dòng nhạc xưa, “Mùa thu không trở lại” của nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu (1935-1998) chắc chắn sẽ được xưng tụng là một trong những bản nhạc hay nhất về mùa thu.  [dongnhacxua.com] xin giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của nhạc phẩm này đến quý vị yêu nhạc.

Nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu (1935 - 1998).
Nhạc sỹ Phạm Trọng Cầu (1935 – 1998).

TỪ ‘TRƯỜNG LÀNG TÔI’ ĐẾN ‘MÙA THU KHÔNG TRỞ LẠI’
(Nguồn: nhà báo Hà Đình Nguyên viết trên Thanh Niên ngày 01/07/2011)

Hẳn trong ký ức nhiều người vẫn còn nhớ nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu – “Quả chôm chôm biết hát” ngoại hình râu tóc lởm chởm của ông, và nhất là yêu thích những bài hát của ông: Trường làng tôi, Mùa thu không trở lại…

Từ Trường làng tôi…

Năm 1998, người viết được tháp tùng một đoàn gồm: các cô chú trong Ban Liên lạc cựu tù chính trị Côn Đảo, nhà thơ Kiên Giang, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, nhà văn Đoàn Thạch Biền, nhà thơ Nguyễn Bạch Dương, nghệ sĩ Ngô Đình Long… đi thăm gia đình nhà thơ Truy Phong (tác giả trường ca Một thế kỷ, mấy vần thơ) đang sống ở cù lao Quới Thiện (Vĩnh Long).

Từ TP.HCM đi xe về đến Bến đò Vũng Liêm rồi bỏ xe lại, xuống ghe bầu vượt sông Cổ Chiên vào cù lao. Lượt về, vừa bước chân lên bến đò, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã kéo tay tôi và anh Đoàn Thạch Biền: “Đến coi chỗ này, chính là ngôi trường trong bài hát Trường làng tôi của tao!”. Đó là trường Tiểu học Vũng Liêm nằm cách bến đò khoảng trăm mét. Chỉ xa có chừng đó nhưng nhìn anh Phạm Trọng Cầu chống gậy đi khá khó khăn (anh có một chân giả), chúng tôi thật ái ngại… Đến cổng trường, anh đứng làm mẫu để chúng tôi chụp vài tấm hình. Ngôi trường trước mắt chúng tôi trông khang trang, bề thế chứ không như trong bài hát của anh Cầu, nhưng chúng tôi vẫn đồng thanh hát vang: “Trường làng tôi cây xanh lá vây quanh, muôn chim hót vang lên êm đềm. Trường làng tôi con đê bé xinh xinh, len qua đám cây xanh nhẹ lướt… Trường làng tôi hai gian lá đơn sơ, che trên miếng sân vuông mơ màng. Trường làng tôi không giây phút tôi quên nơi sống bao kỷ niệm ngày xanh…”.

Trong nhạc Việt, có khá nhiều bài ca nhắc đến ngôi trường cũ nhưng hầu như chỉ duy nhất bài hát này, nhạc sĩ đã dùng trọn tác phẩm để nói về ngôi trường thời thơ ấu của mình. Một bài hát tuyệt vời.

đến Mùa thu không trở lại

Dịp ấy, Phạm Trọng Cầu còn tiết lộ anh là tác giả ca khúc Mùa thu không trở lại. Tôi cãi, bởi vì trước năm 1975, tôi có tập nhạc 12 bài ca quen thuộc trên đất Pháp (trong đó có ca khúc Mùa thu không trở lại) của tác giả Phạm Trọng. Anh cười xác nhận, sau ngày giải phóng miền Nam, anh mới thêm vào chữ “Cầu” cho tên anh được đầy đủ như trong giấy khai sinh.

Ảnh bìa minh họa cho bản 'Mùa thu không trở lại'.
Ảnh bìa minh họa cho bản ‘Mùa thu không trở lại’.

Nhạc sĩ cho biết: anh sinh đúng vào ngày Noel (25.12.1935) tại Phnom Penh (Campuchia). Cha anh là trắc địa sư Phạm Văn Lạng, vốn gốc Hà Nội, nhưng đang làm việc tại đây (thời Pháp thuộc, những công chức có thể được điều chuyển khắp Đông Dương: Việt Nam, Campuchia, Lào) nên năm 1943, đã đưa gia đình về Sài Gòn và mẹ của anh (bà Đào Thị Ngọc Thư) mở một nhà hàng ca nhạc mang tên Aristo. Tại đây, Phạm Trọng Cầu được tiếp xúc với những ban nhạc Philippines và một số nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong nước. Anh cũng bắt đầu học chơi đàn mandoline… Tuy nhiên, thời gian này khá ngắn ngủi – chưa tới 2 năm thì chiến cuộc lan tràn, gia đình anh phải tản cư lên Biên Hòa. Sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, gia đình anh trở về Sài Gòn, rồi chuyển dần xuống miền Tây Nam Bộ.

Ở Vĩnh Long, anh theo học trường Tiểu học Vũng Liêm và tham gia vào Đội tuyên truyền xung phong huyện. Năm 1948, Phạm Trọng Cầu trở lại Sài Gòn, tham gia phong trào xuống đường đấu tranh của sinh viên, học sinh. Một thời gian sau, ông thoát ly và vào bộ đội Tiểu đoàn 308, rồi Trung đoàn Cửu Long. Sau đó, ông bị thương phải cưa chân, mẹ ông đã tìm cách đưa ông vào Sài Gòn cứu chữa. Năm 1953, Phạm Trọng Cầu thi vào trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, và chàng trai 18 tuổi, nhớ về thời thơ ấu cắp sách đã sáng tác ca khúc Trường làng tôi… Tốt nghiệp xong, đến năm 1962 Phạm Trọng Cầu lại thi vào Nhạc viện Paris (Pháp).

Tại Paris, anh đã viết 12 bài ca quen thuộc trên đất Pháp, trong đó có Mùa thu không trở lại… Với ca khúc này, Phạm Trọng Cầu tâm sự: “Dạo ở Paris, mình gặp và yêu một cô gái Việt Nam có mái tóc đen dài, đôi mắt buồn vời vợi. Tình yêu đang độ trăng rằm thì nàng phải về nước và không bao giờ trở lại Paris nữa. Chúng tôi chia tay vào mùa thu – khung cảnh mùa thu ở châu u rất đẹp, nhưng nếu phải chia ly trong một cái nền như vậy thì nó lại trở nên thật tê tái:Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại. Em ra đi mùa thu, sương mờ giăng âm u. Ngày em đi, nghe chơi vơi não nề. Qua vườn Luxembourg. Sương rơi che phố mờ, buồn này ai có mua? Từ chia ly, nghe rơi bao lá vàng, ngập dòng nước sông Seine. Mưa rơi trên phím đàn, chừng nào cho tôi quên?… Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn nữa. Đếm lá úa mùa thu, đo sầu ngập tim tôi’ …”.

Tôi hỏi anh có phải cô ấy tên Thu không mà anh cứ lặp lại câu điệp khúc “Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại”? Anh trầm ngâm: “Đối với tôi… là một mối tình xa xưa thời còn trai trẻ. Gặp nàng vào mùa xuân, mùa hạ tình nồng cháy và mùa thu nàng ra đi. Hôm tiễn nàng ra sân bay, tôi trở về nhà phải đi ngang qua khu vườn Luxembourg. Khu vườn đó, khi đi ngang, tôi chợt nhận ra mùa thu, vì chân mình đá rất nhiều lá vàng, trong tôi tự nhiên vang một giai điệu ‘Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại…’ Dù là mùa thu ở Paris rất đẹp, nhưng mà từ mùa thu đó, với tôi, mùa thu không bao giờ trở lại nữa, chỉ có thế thôi”.

Sau chuyến đi cù lao Quới Thiện về được khoảng 2 tháng thì anh Phạm Trọng Cầu đột ngột qua đời… 

Hà Đình Nguyên

[footer]

Đặng Thế Phong: ‘Dương thế bao la sầu …’

Tiếp nối dòng nhạc Đặng Thế Phong, mà cũng là dòng nhạc về mùa thu, [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên tờ Thanh Niên về nhà nhạc sỹ tài hoa của những ngày đầu hình thành nền tân nhạc.

Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

cong-thuyen-khong-ben--1--dang-the-phong--amnhacmiennam.bblogspot.com--dongnhacxua.com cong-thuyen-khong-ben--2--dang-the-phong--amnhacmiennam.bblogspot.com--dongnhacxua.com

NHỮNG BÓNG HỒNG TRONG THƠ NHẠC: ĐẶNG THẾ PHONG – ‘DƯƠNG THẾ BAO LA SẦU …’
(Nguồn: Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên ngày 09.11.2011)

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, Đặng Thế Phong là một trường hợp đặc biệt. Ông là một trong rất ít nhạc sĩ tiên phong của thời kỳ tân nhạc còn phôi thai, chết rất trẻ nhưng kịp để lại cho đời 3 ca khúc bất hủ.

Người viết có may mắn được gặp gỡ hai người biết khá rõ về cuộc đời Đặng Thế Phong. Đó là nhạc sĩ Lê Hoàng Long, tác giả ca khúc Gợi giấc mơ xưa (hiện sống tại TP.HCM) và nhà văn Phạm Cao Củng (gặp cách đây khoảng 10 năm, khi ông từ Mỹ về thăm quê hương, qua sự giới thiệu của họa sĩ Mạc Chánh Hòa). Theo nhà văn Phạm Cao Củng thì Đặng Thế Phong là một chàng trai rất đẹp, đàn hay hát giỏi, thích hóa trang thành thiếu nữ trong những vở kịch ngắn. Anh diễn rất đạt nên ai cũng yêu thích, nhất là phái nữ.

Nhạc sĩ Lê Hoàng Long thì khẳng định người yêu của Đặng Thế Phong tên Tuyết. Tuyết không đẹp nhưng có duyên. Cô là con gái một chủ tiệm buôn bán “gối màn chăn drap” ở chợ Sắt (Nam Định). Vốn tính nhút nhát, Đặng Thế Phong nghĩ mãi cũng không biết làm cách nào để “tiếp cận” người đẹp. Cuối cùng, anh vờ làm khách hàng vô hỏi giá rồi… nhét vội vào tay nàng một lá thư. Chẳng biết nội dung bức thư đầu tiên này mùi mẫn như thế nào mà sau đó cô Tuyết đã cự tuyệt một anh thông phán trẻ làm việc ở Tòa Đốc lý Nam Định, khi anh này dạm hỏi.

Thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng

Trước khi quen và yêu Tuyết, Đặng Thế Phong đã sáng tác ca khúc đầu tay Đêm thu trong một đêm cắm trại của Hướng đạo sinh (1940). Ca từ của bản nhạc rất trong trẻo, lạc quan… Còn bản Con thuyền không bến thì được sáng tác ở Phủ Lạng Thương (Bắc Giang) khi tình yêu giữa nhạc sĩ và cô Tuyết đang độ chín mùi.

Nhạc sỹ Đặng Thế Phong. Ảnh: CafeVanNghe
Nhạc sỹ Đặng Thế Phong. Ảnh: CafeVanNghe

Một hôm, ông cùng một nhóm bạn văn nghệ sĩ lên Bắc Giang chơi, nhân đó họ tổ chức một đêm đi thuyền trên sông Thương. Cùng lúc đó, chàng nhận được tin Tuyết ngã bệnh nơi quê nhà. Lòng dạ bồn chồn, xót xa, Đặng Thế Phong ôm đàn bước vào khoang thuyền, bỏ mặc các bạn đang đùa vui. Khi đêm sắp tàn thì bản nhạc hoàn tất với những lời ai oán não nùng gửi về… chân mây: “Đêm nay thu sang cùng heo may. Đêm nay sương lam mờ chân mây… như nhớ thương ai chùng tơ lòng…”, rồi “… Nhớ khi chiều sương cùng ai trắc ẩn tấm lòng. Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng…”.

Sớm hôm sau, Đặng Thế Phong tức tốc trở về Hà Nội, người đầu tiên được nghe chính tác giả hát ca khúc này là người yêu của ông. Cô Tuyết hết sức cảm động. Chưa hết, chỉ ít lâu sau, Con thuyền không bến ra mắt khán giả thủ đô tại Nhà hát Lớn Hà Nội qua tiếng hát của nữ ca sĩ Vũ Thị Hiển. Từ Nam Định, cô Tuyết đã bỏ hẳn một ngày chợ để lên Hà Nội, ngồi cạnh Đặng Thế Phong, ngay ở hàng ghế đầu để nghe bài hát “người ấy làm riêng cho mình”. Hạnh phúc còn nhân đôi bởi chỉ khoảng một tuần sau, tại rạp Olympia (phố Hàng Da, Hà Nội), cô Tuyết còn được chứng kiến người mình yêu tự đệm đàn, tự hát ca khúc này mà ánh mắt luôn trìu mến hướng về chỗ cô ngồi, trong tiếng hoan hô nhiệt liệt của khán giả.

Trời thu gieo buồn lây

Sau khi từ Bắc Giang về, Đặng Thế Phong đã nhuốm bệnh. Thời đó, bệnh lao là một bệnh nan y và luôn bị những người chung quanh xa lánh.

Bệnh tình ngày càng trầm trọng, ở tỉnh không đủ điều kiện chữa trị, Đặng Thế Phong phải chuyển lên Hà Nội, sống chung với ông chú họ Nguyễn Trường Thọ trong một căn gác ở làng hoa Ngọc Hà (ngoại ô Hà Nội). Tuy vậy, tình trạng vẫn không khá hơn chút nào. Gia cảnh nghèo nàn, tiền bạc phải vay mượn để chữa trị, cuộc sống kham khổ làm cho tình cảnh của nhạc sĩ càng thêm nghiệt ngã… Cô Tuyết vì phải phụ giúp gia đình chuyện buôn bán ở thành Nam nên vài hôm mới lên Hà Nội chăm sóc người yêu rồi lại tất tả quay về.

Tháng 7 mưa ngâu. Cảnh buồn tê tái. Đặng Thế Phong nhớ Tuyết quay quắt… Nhạc hứng tuôn trào, chàng gượng ngồi dậy, ôm đàn và viết nên khúc nhạc buồn da diết: “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong hơi thu, ai khóc ai than hờ… Trời thu đến nơi đây gieo buồn lây. Lộng vắng bốn bề không liếp che gió về. Ai nức nở quên đời châu buông mau, dương thế bao la sầu…”. Bản nhạc được chàng đặt tên là Vạn cổ sầu. Bạn bè góp ý nhạc thì hay nhưng cái tựa bi thảm quá. Cuối cùng, tên bản nhạc được đổi thành Giọt mưa thu.

Cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi, Đặng Thế Phong nhờ ông Thọ đưa về Nam Định. Từ đấy cho đến lúc Đặng Thế Phong lìa đời, cô Tuyết lúc nào cũng túc trực bên giường bệnh để chăm sóc ông, khiến những người quen biết đều xót xa thương cảm cho một mối tình vô vọng lẫn nể phục tính cách cao thượng chung thủy của Tuyết.

Tang lễ của chàng nhạc sĩ 24 tuổi ấy được rất nhiều thanh niên nam nữ của thành Nam tham dự. Ngoài việc đưa tiễn một người con tài hoa nổi tiếng của quê hương, họ còn muốn chia sẻ và tỏ lòng trân trọng đến với cô thiếu nữ mặc áo đại tang đi sau linh cữu của chàng (việc này được phép của cả hai gia đình).

Đặng Thế Phong sinh năm 1918 tại TP.Nam Định. Cha là Đặng Hiển Thế – thông phán Sở Trước bạ Nam Định. Thân phụ Đặng Thế Phong mất sớm, hoàn cảnh gia đình quá túng thiếu, Đặng Thế Phong phải bỏ dở việc học (đang học năm thứ hai bậc thành chung – tương đương lớp 7 bây giờ) để lên Hà Nội tìm kế sinh nhai.

Với chất nghệ sĩ thiên phú và tư chất cực kỳ thông minh, Đặng Thế Phong đã “len” vào được Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (học dự thính). Ở Hà Nội, Đặng Thế Phong vừa học vẽ vừa thực hành để nuôi thân. Ông chuyên vẽ minh họa cho tờ báo Học sinh do nhà văn chuyên viết truyện trinh thám Phạm Cao Củng làm chủ nhiệm.

Hà Đình Nguyên

[footer]

Đoàn Quân Việt Nam (Phan Huỳnh Điểu)

Sau sáng tác đầu tay ‘Trầu cau’, bản nhạc kế tiếp gây tiếng vang của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu là ‘Đoàn quân Việt Nam’. [dongnhacxua.com] xin lấy đúng tên gốc là ‘Đoàn quân Việt Nam’ do nhà xuất bản Tinh Hoa (Huế) đã phát hành mà chúng tôi sưu tầm được. Trong một bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên mà chúng tôi mạn phép trích đăng thì tên ban đầu là ‘Đoàn vệ quốc quân’ rồi theo nhiều biến động của thời cuộc, bản này giờ đây được đổi thành ‘Đoàn giải phóng quân’.

Dù với tên gọi nào, dù với vài thay đổi trong ca từ cho phù hợp với “thời cuộc, chế độ”, theo thiển ý của [dongnhacxua.com], đây là một trong những sáng tác có giá trị nhất của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu, thể hiện tinh thần dân tộc cao độ của một người con mang dòng máu Lạc Hồng, cùng sự dấn thân hy sinh vì tổ quốc Việt Nam.

Qua bài viết này, chúng tôi xin được phép nghiêng mình và thắp một nén nhang cho những linh hồn đã khuất vì đất Mẹ thân yêu!

Đoàn quân Việt Nam (Phan Huỳnh Điểu). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Đoàn quân Việt Nam (Phan Huỳnh Điểu). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

doan-quan-viet-nam--1--phan-huynh-dieu--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com doan-quan-viet-nam--2--phan-huynh-dieu--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com doan-quan-viet-nam--3--phan-huynh-dieu--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

PHAN HUỲNH ĐIỂU – COM ‘CHIM VÀNG’ CỦA TÂN NHẠC: ĐOÀN VỆ QUỐC QUÂN VÀ SỐ TIỀN TÁC QUYỀN KỶ LỤC
(Nguồn: bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên trên ThanhNien.com.vn)

Nhiều người gọi nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là “con chim vàng của tân nhạc Việt”. Ông cũng tỏ ra thú vị với biệt danh này, bởi theo cách giải thích của ông, “huỳnh” không phải là một cái họ, mà là biến âm của chữ “hoàng” (nghĩa là màu vàng), còn “điểu” là con chim. “Ừ thì mình sáng tác nhạc nên người ta gọi như thế cũng… oách, mà lại không sai nghĩa!”.

Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu - Ảnh: Độc Lập
Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu – Ảnh: Độc Lập

Chiều 30.6, tại Nhà tang lễ TP.HCM, lãnh đạo TP.HCM cùng đông đảo văn nghệ sĩ, bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ đã đến viếng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Bà Phạm Thị Vân, vợ ông không có mặt vì bị tai biến. Con trưởng ông là nhạc sĩ Phan Hồng Minh đang ở Đức chưa về kịp.
Mọi người vẫn còn nhớ, mới đầu tháng 6 này, “đại gia đình” Hội Âm nhạc TP.HCM còn chứng kiến lão nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu ngồi an nhiên trên băng ghế “chủ tọa đoàn” trong Đại hội Hội Âm nhạc TP.HCM nhiệm kỳ 7 (2015 – 2020) tại Nhà hát Thành phố. Ở đại hội này, ông tham dự với tư cách cố vấn. Là nhạc sĩ cao tuổi nhất nhưng ông không hề tỏ ra mệt mỏi khi tham dự các buổi đọc tham luận và tranh luận. Ông lúc nào cũng tươi cười. Khi các đại biểu bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, ông chụp hình lia lịa những khuôn mặt em út, học trò thân quen… Anh chị em trong Hội Âm nhạc TP.HCM chắc sẽ khó quên được những kỷ niệm với bác Bảy (tên gọi thân mật của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu), nhất là những mẩu chuyện tiếu lâm mà bác Bảy kể bằng giọng xứ Quảng rất duyên trên những chuyến xe, chuyến tàu đi thực tế sáng tác hoặc đi dự hội nghị, khiến mọi người cười rần rần suốt buổi…

Những nhạc phẩm đầu tay

Phan Huỳnh Điểu thuộc lớp nhạc sĩ tiên phong của nền âm nhạc cải cách (thường gọi là “tân nhạc”, để phân biệt với cổ nhạc dân tộc). Nên nhớ, nếu như nhạc phẩm Kiếp hoa của Nguyễn Văn Tuyên (phổ thơ Nguyễn Văn Cổn) ra đời năm 1938 và được coi là bản tân nhạc đầu tiên của VN (dù trước đó, đã có nhiều bản nhạc và nhóm nhạc theo nhạc lý Tây phương), thì chỉ 2 năm sau, chàng thiếu niên 16 tuổi Phan Huỳnh Điểu đã cho ra đời bài hát Trầu cau (1940), dù lúc đó trình độ nhạc lý của chàng chỉ “a-bê-xê” nhưng vẫn… liều sáng tác. Bản nhạc đầu tay ấy, đến mãi 75 năm sau (lúc tác giả qua đời, 2015) nhiều người vẫn còn nhắc và chắc chắn chừng nào còn nói đến nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, sẽ còn phải nhắc đến Trầu cau.

Một giai thoại gắn liền với ca khúc thứ hai của Phan Huỳnh Điểu là bài Đoàn Vệ quốc quân (sáng tác cuối năm 1945, sau sửa lại là Đoàn Giải phóng quân). Ca khúc được sáng tác khi VN vừa giành được độc lập và đang hừng hực khí thế trước âm mưu quân Pháp tái chiếm, nhất là ở miền Nam. Lúc đó, Phan Huỳnh Điểu mới 21 tuổi. Hằng ngày, khi các đoàn tàu chở các chiến sĩ trên đường Nam tiến dừng chân ở ga Đà Nẵng, thì Đội Tuyên truyền Việt Minh (trong đó có Phan Huỳnh Điểu) đến từng toa tàu, hát vang ca khúc này, động viên tinh thần chiến sĩ… Lúc đó ở Huế có ông Tăng Duyệt (cha người Hoa, mẹ Việt) mở nhà in Tân Hoa ở đường Gia Long (sau đó chuyển thành NXB Tinh Hoa ở số 121 Trần Hưng Đạo, Huế). Ông Duyệt rất thích ca khúc này nên đã ký hợp đồng xuất bản, tiền tác quyền là… 800 đồng. Phan Huỳnh Điểu hết hồn, vì số tiền quá lớn. Sau này, ông vẫn kể: “Đấy là số tiền tác quyền kỷ lục mà tôi được trả cho một ca khúc”. Với số tiền ấy, ông hoan hỉ mua được cây đàn guitar “đã qua sử dụng” của… vua Bảo Đại từ một người quen (ông này được một chính khách ngoại quốc nhượng lại) hết 80 đồng. Còn lại 720 đồng đủ cho ông “ăn cơm bụi” suốt 5 năm!

Nhưng nói vậy thôi, chứ ông đâu thể “ăn cơm bụi” suốt 5 năm vào cái thời chiến tranh loạn lạc ấy. Ông dành 700 đồng về trao cho mẹ và nói rõ: “Đây là tiền ông Tăng Duyệt ngoài Huế mua bài hát Đoàn Vệ quốc quân của con”. Mẹ ông cũng bất ngờ, cứ hỏi đi hỏi lại: “Có đúng như vậy không? Hay là con phỉnh má?”… Đến 30 năm sau (1975), đất nước thống nhất, sau một giai đoạn dài lửa khói đạn bom, ông mới có dịp gặp lại người mẹ thân yêu. Mẹ hỏi: “Biết là con đi theo cách mạng, nhưng con làm nghề gì?”. “Thì con vẫn làm… bài hát mà má!”. Số tiền nhuận bút của ông Tăng Duyệt ngày nào làm ấm lại buổi hàn huyên… Ngày mẹ ông mất (năm 1982, thọ 95 tuổi), ông rất xúc động, bảo rằng: “Tôi rất biết ơn giọng hát ru con ngọt ngào của mẹ (nhà ông có đến 11 anh em). Giọng hát ru ấy đã thấm đẫm vào tâm hồn non nớt của thằng bé mới 6 – 7 tuổi là tôi. Mẹ tôi xứng đáng là nghệ sĩ nhân dân vô danh”.

Hà Đình Nguyên

[footer]

Nỗi Buồn Hoa Phượng (Thanh Sơn – Lê Dinh)

Trong dòng nhạc xưa về tuổi học trò, ca khúc để lại ấn tượng sâu đậm nhất có lẽ là bản “Nỗi buồn hoa phượng” của nhạc sỹ Thanh Sơn & Lê Dinh. Với giai điệu mượt mà và ca từ lãng mạn, “Nỗi buồn hoa phượng” đã làm lay động hàng triệu con tim tuổi hoa niên qua nhiều thế hệ. Hôm nay , nhân dịp một mùa hè sắp về, Dòng Nhạc Xưa trân trọng giới thiệu nhạc phẩm bất hủ này.

Cũng xin mạn phép nói thêm, hầu hết chúng ta biết tác giả của bài nhạc này là nhạc sỹ Thanh Sơn. Tuy nhiên trong tờ nhạc xuất bản trước năm 1975, nhạc sỹ Thanh Sơn lại ghi thêm tên nhạc sỹ Lê Dinh vào phần tác giả. Chúng tôi không có đủ tư liệu để biết được nhạc sỹ Lê Dinh đã đóng góp như thế nào vào “nỗi buồn man mác” . Mong quý vị xa gần có cao kiến xin cung cấp thông tin cho Dòng Nhạc Xưa

Nỗi buồn hoa phượng (Thanh Sơn - Lê Dinh). Ảnh: HopAmViet.com
Nỗi buồn hoa phượng (Thanh Sơn – Lê Dinh). Ảnh: HopAmViet.com
noi-buon-hoa-phuong--1--thanh-son--hopamviet.com--dongnhacxua.com
noi-buon-hoa-phuong--2--thanh-son--hopamviet.com--dongnhacxua.com
noi-buon-hoa-phuong--3--thanh-son--hopamviet.com--dongnhacxua.com

NỖI BUỒN MANG TÊN “HOA PHƯỢNG”
(Nguồn: bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên ngày 30.06.2011)

“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn. Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương. Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi, phút gần gũi nhau mất rồi, tạ từ là hết người ơi…”, những ca từ này đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người.

Vâng, quen lắm! Bởi tiếng hát Thanh Tuyền đã song hành cùng với ca khúc Nỗi buồn hoa phượng suốt gần nửa thế kỷ. Đây là một trong rất nhiều ca khúc của nhạc sĩ Thanh Sơn viết về đề tài tuổi học trò. Nhạc sĩ đã từng tâm sự với người viết: “Thời niên thiếu, nhà tôi nghèo lại đông con nên tôi phải bỏ học giữa chừng để mưu sinh. Phải bỏ học, tôi tiếc lắm, cho nên quãng đời rất đẹp của tuổi học trò cứ lưu trong ký ức của tôi với những kỷ niệm xao xuyến. Tôi trang trải những kỷ niệm ấy vào ca khúc…”. Thế nên, ai cũng ngỡ rằng Nỗi buồn hoa phượng cũng chỉ là một ca khúc nằm trong mảng đề tài này và chẳng có gì đặc biệt…

Nhạc sĩ nhớ lại: Năm 1951, cậu học trò Lê Văn Thiện (tên thật của nhạc sĩ Thanh Sơn) học trường Trung học Hoàng Diệu (Sóc Trăng) đã “hết sức quan tâm” đến cô bạn cùng lớp. Cô ấy khá nhí nhảnh, dễ thương, có cái tên ngồ ngộ: Nguyễn Thị Hoa Phượng. Vì thế các thầy cô và bạn bè trong trường không bao giờ gọi tên cô “gọn lỏn” bằng một chữ “Phượng”, mà lúc nào cũng là “Hoa Phượng” một cách vừa thân thương vừa trân trọng. Hoa Phượng là con của một gia đình công chức từ Sài Gòn về làm việc tại Sóc Trăng.

Nhạc sĩ Thanh Sơn hồi tưởng: “Hai đứa học chung được hơn một năm (hai niên khóa), tình cảm đang dần trở nên thắm thiết thì bất ngờ mùa hè năm sau Hoa Phượng cho biết gia đình cô đã được điều chuyển về lại Sài Gòn. Trước ngày chia tay, Hoa Phượng có tìm gặp tôi nơi sân trường để nói lời từ biệt. Hai đứa buồn xo, chẳng nói gì nhiều, chỉ lặng nhìn nhau… Khi tôi hỏi xin địa chỉ để sau này liên lạc thì nàng cúi xuống nhặt một cánh phượng trao cho tôi, nói: “Em tên là Hoa Phượng, mỗi năm đến hè nhìn hoa phượng nở thì hãy nhớ đến em…”. Từ đó chúng tôi bặt tin nhau!

NS Thanh Sơn và vợ ông Lê Thị Hương lúc trẻ. Ảnh: ThanhNien.com.vn
NS Thanh Sơn và vợ ông Lê Thị Hương lúc trẻ. Ảnh: ThanhNien.com.vn

Ba năm sau (1955), Lê Văn Thiện phải bỏ học giữa chừng để chen chân vào cuộc mưu sinh. Anh quyết định lên Sài Gòn, trước là tìm kiếm việc làm, sau nữa nhen nhóm cơ hội tìm lại “người xưa”. Phiêu dạt giữa chốn phồn hoa đô hội, với không ít bầm dập, tủi hờn nhưng rồi nhờ tính tình hiền lành, siêng năng, anh thanh niên tên Thiện cũng may mắn lọt vô cánh cổng của một nhà trọc phú, dù chỉ làm gia nhân với mức lương khá hậu hĩnh so với thời giá lúc đó: 150 đồng/tháng. Mê nhạc, lại được lòng ông chủ cho nên anh được phép tranh thủ những giờ rảnh để theo học lớp nhạc của nhạc sĩ Lê Thương.

Dạo ấy, mỗi năm Đài phát thanh Sài Gòn đều có tổ chức cuộc thi “Tuyển lựa ca sĩ”, điều đó đã nhen nhóm vào lòng chàng trai “ở đợ” một khát vọng đổi đời. Năm 1959, Lê Văn Thiện “liều mạng” đăng ký dự thi tuyển lựa ca sĩ với nghệ danh Thanh Sơn qua bài hát “Chiều tàn” của Lam Phương. Đến bây giờ anh vẫn còn nhớ từng thành viên giám khảo, đó là những nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Võ Đức Thu, Nghiêm Phú Phi. Ngồi ghế chánh chủ khảo là nhạc sĩ Thẩm Oánh. Cái sự “liều mạng” đã được sao hộ mệnh chiếu mạng: thí sinh Thanh Sơn đoạt giải nhất! Phần thưởng là chiếc máy radio và cây đàn guitar. So với phần thưởng của các giải âm nhạc bây giờ thì quá “hẻo”, nhưng chừng đó cũng đủ đưa Thanh Sơn lên tận… núi xanh! Quan trọng hơn, giải thưởng này chính là đòn bẩy đưa anh vào thế giới ca nhạc. Anh từ giã “nghề” gia nhân để đến với “Ông hoàng Tango” (tức nhạc sĩ Hoàng Trọng). Chính xác là giờ đây ca sĩ Thanh Sơn đã được ban nhạc Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng mời về cộng tác. Không chỉ có thế, giọng hát của anh còn được nhiều nơi chào mời (bây giờ gọi là “chạy sô”)…

Thời gian này Thanh Sơn bắt đầu tập tành sáng tác. Ca khúc đầu tay của anh là bài Tình học sinh (1962), nhưng bài hát này chẳng tạo được chút dư âm. Thế rồi một buổi trưa đi ngang qua một ngôi trường đang mùa phượng nở, những kỷ niệm của thuở học trò có thấp thoáng bóng dáng của Nguyễn Thị Hoa Phượng ùa về… và ca khúc Nỗi buồn hoa phượng ra đời năm 1963. Nhạc sĩ tâm sự: “Tôi tìm thấy cảm xúc bởi sắc màu đỏ thắm của hoa phượng mỗi khi hè về. Bài hát này tôi viết về một cuộc tình học trò rất đẹp. Lời chia tay của cô bạn gái cùng trường đã khiến tôi xao xuyến, bâng khuâng. Màu hoa phượng như những giọt máu đỏ tươi minh chứng một cuộc tình chung thủy… Bài hát lập tức được chấp nhận và mọi người yêu thích, làm động lực cho tôi chuyên tâm vào sáng tác. Có thể nói đó là “thời hoàng kim” của tôi, bởi tiền tác quyền lúc đó tôi nhận khoảng 6.000 đồng mỗi tháng. Nó không chỉ giúp gia đình tôi vượt qua nghèo khó mà sau đó tôi còn mua được nhà, xe, cưới vợ… Nói một cách nào đó, “hoa phượng” là ân nhân của gia đình tôi”.

Khi Nỗi buồn hoa phượng được tiếng hát cao vút của nữ ca sĩ Thanh Tuyền tải lên sóng phát thanh, ngay lập tức nó tạo được hiệu ứng, đi đâu cũng nghe người ta hát… Từ đó, Thanh Sơn bỏ hẳn nghiệp ca hát để chuyên tâm sáng tác. Từ thành công của Nỗi buồn hoa phượng, có “đà” ông sáng tác một loạt ca khúc cũng lấy đề tài từ mảng tình cảm học trò: Ba tháng tạ từ, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Thương ca mùa hạ, …

Hà Đình Nguyên

‘Nỗi lòng’ trong ‘Chiều vàng’ (Nguyễn Văn Khánh)

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Khánh (? – 1976) là một trong số những nhạc sỹ để lại cho hậu thế chỉ một vài tác phẩm nhưng những sáng tác ấy đã trở thành bất hủ. ‘Nỗi lòng’ và ‘Chiều vàng’ là hai bản nổi bật mà người nhạc sỹ tài hoa để lại cho người yêu nhạc chúng ta. [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu dòng nhạc Nguyễn Văn Khánh cùng bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên.

Chiều vàng (Nguyễn Văn Khánh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Chiều vàng (Nguyễn Văn Khánh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

chieu-vang--1--nguyen-van-khanh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

NHỮNG BÓNG HỒNG TRONG THƠ  NHẠC: CÓ MỘT “CHIỀU VÀNG” TRẢI “NỖI LÒNG”
(Nguồn: nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên ThanhNien.com.vn ngày 16/02/2012)

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh thuộc thế hệ nhạc sĩ thứ 2 của nền tân nhạc VN. Tuy nhiên, ông chỉ để lại vài tác phẩm, trong đó nổi bật là các ca khúc Chiều vàng và Nỗi lòng…

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Khánh. Ảnh: ThanhNien.com.vn
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Khánh. Ảnh: ThanhNien.com.vn

“Ngón nghề độc chiêu” của Nguyễn Văn Khánh là chơi đàn guitar Hawaienne (Hạ uy cầm). Không biết ông học từ ai, nhưng theo Hoài Nam trong 70 năm tình ca âm nhạc Việt Nam (Đài SBS, Úc, thực hiện) thì trước 1954, ở Hà Nội chỉ có 2 nhạc sĩ chuyên đàn và sáng tác cũng như dạy đàn bằng Hạ uy cầm là William Chấn (thầy của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn) và Nguyễn Văn Khánh. Riêng ông Khánh lại đánh đàn bằng tay trái, cho nên “nếu không phải là… thiên tài thì cũng là người có khả năng đặc biệt”. Cùng thời với ông là những nhạc sĩ: Hoàng Dương, Hoàng Trọng, Nguyễn Thiện Tơ, Hoàng Giác, Tu My, Hùng Lân… góp phần làm nên thời cực thịnh của tân nhạc VN thập niên 1944-1954…

Dạo nền tân nhạc mới thành hình ở nước ta (đầu thập niên 1940), “các chàng nghệ sĩ Tây nhạc” luôn là thần tượng của nhiều cô gái, nhất là ở các chốn thị thành. Ở Hà Nội, Nguyễn Văn Khánh mở lớp dạy Hạ uy cầm và Tây ban cầm ở gần ga Hàng Cỏ (lối đi xuống chợ Khâm Thiên), phía trước nhà có một cái ao, bên kia ao là nhà trọ của các nữ sinh. Những đêm trăng sáng, Khánh đem đàn ra sân chơi, tiếng đàn Hạ uy cầm réo rắt… Phía bên kia ao, đám nữ sinh rủ nhau ra ngồi nghe đàn trông như một đàn cò trắng.

Vậy mà ở gần đó, ngay phố Khâm Thiên, có một thiếu nữ đẹp người, đẹp nết nhưng lại chẳng chút động lòng hoặc tơ tưởng đến “các chàng nghệ sĩ Tây nhạc”, nàng chỉ chăm lo phụ giúp cha mẹ. Cô gái ấy tên Đặng Thị Thuận. Cô gái không màng đến những chàng nghệ sĩ hào hoa kia lại “bị” bà dì của mình mai mối cho Nguyễn Văn Khánh. Lúc đầu, cô Thuận cứ “ứ thèm”, chẳng cần biết Khánh là ai, thậm chí khi nhà trai đem lễ vật đến chạm ngõ, cô cũng chẳng thèm… len lén xem mặt anh chàng kia như những cô gái khác thường làm. Ấy thế nhưng, bà chị dâu của cô lại xăng xái: “Mày không chịu, nhưng cứ để tao xem cái mặt mẹt của nó xem sao!”. Lát sau, bà chị dâu ấy chạy vào bếp, mách: “Tao thấy mặt mũi nó cũng được đấy, Thuận à!”… và được sự “động viên” của những người thân trong gia đình, cô Đặng Thị Thuận chính thức trở thành bà Nguyễn Văn Khánh vào đầu năm 1942. Khi ấy cô 20 tuổi!

Vợ chăm chồng viết nhạc cho người yêu

Cuộc hôn nhân tuy không hình thành từ tình yêu trước đó nhưng không vì thế mà cô Thuận đẹp người, đẹp nết lại quên mất cái “nết” của mình. Cô một mực ân cần chăm lo cho chồng, thậm chí lo cả cho gia đình nhà chồng. Có lẽ cảm được tấm chân tình của vợ nên mấy năm đầu của cuộc hôn nhân này ông Khánh “tu chí”, thường xuyên ở nhà (bởi sau đó là quãng thời gian dài ông đi phiêu bạt giang hồ). Thời gian này, ông cất căn nhà nhỏ, không xa ngôi nhà chính là mấy, vì căn nhà nhỏ ấy nằm lúp xúp bên một gốc đa nên cả nhà và cả chính ông đều gọi một cách thân thương là “cái miếu”. Đó là không gian riêng của ông, nơi ông ngồi để sáng tác các ca khúc riêng tặng… những người phụ nữ khác! (thực ra ca khúc đầu tay của Nguyễn Văn Khánh có tựa là Thu, viết năm 1946 được riêng tặng cho vợ, nhưng vì tặng vợ nên cô Thuận cất làm kỷ niệm, thành ra không phổ biến), còn những Chiều vàng, Nỗi lòng, Nghệ sĩ với cây đàn, Lời thề xưa, Chiều gặp gỡ… (sáng tác từ năm 1951 trở về sau) đều viết cho những phụ nữ khác. Mỗi khi viết xong một ca khúc, ông Khánh thường tự tay mang lên Đài phát thanh Hà Nội rồi tự hát: “Yêu ai, yêu cả một đời. Tình những quá khắt khe khiến cho đời ta. Đau tủi cả lòng, vì yêu ai mà lòng hằng nhớ…” (Nỗi lòng). Rồi “…Lời thề nguyền ngờ đâu xa vắng. Tình tràn đầy sầu chung non nước. Hồn em có cùng người chứng minh. Anh bước ra đi luyến tiếc hoài. Đời còn có em nay là thôi… (Chiều vàng).

Bà Thuận, vợ nhạc sỹ Nguyễn Văn Khánh. Ảnh: ThanhNien.com.vn
Bà Thuận, vợ nhạc sỹ Nguyễn Văn Khánh. Ảnh: ThanhNien.com.vn

Chuyện ông viết ca khúc vì những người phụ nữ khác là có thật (trừ bài Thu). Người nhà ông kể rằng bài Nghệ sĩ và cây đàn được ông viết sau chuyến đi Bắc Ninh thăm người yêu cũ nhưng không gặp. Lạ một điều, mỗi lần ông ngồi viết nhạc trong “miếu” thì lúc nào bà Thuận cũng ngồi phía sau cầm quạt, quạt cho ông. Bà không biết tí gì về âm nhạc, cũng chẳng quan tâm ông viết nhạc cho ai ngoài việc tôn trọng chồng và tôn trọng nghề nghiệp của chồng…

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh mất ngày 20.8.1976, bà Thuận tính, vậy là bà làm vợ ông những 34 năm, nhưng khoảng thời gian ông ở cạnh bà chỉ bằng một phần ba con số đó. Hai phần ba thời gian còn lại ông đuổi theo những cuộc tình khác, và người khiến cho ông “bận bịu” nhất là Lê Thị Sâm – bà này đẻ cho ông Khánh những 7 đứa con. Tuy thế, vào năm 1973 bà Sâm cũng quyết liệt xua đuổi “bố của bầy trẻ” ra khỏi nhà khi ông bị chứng viêm quai hàm – giai đoạn cuối. Bà Thuận lại mở rộng vòng tay đón “chàng nghệ sĩ Tây nhạc… đa tình” trở về mái nhà xưa lo thuốc thang. Chẳng những thế, bố chồng của bà lại năn nỉ cô con dâu “đẹp người, đẹp nết” đưa 2 đứa con quặt quẹo của chồng bà với bà Sâm (5 người con trước của họ mất vì bệnh) về nuôi “làm phúc”. Ai cũng khen bà nhân hậu, cao thượng, bà chỉ cười, khiêm tốn: “Tôi chỉ được cái nuôi con nhỏ “mát tay”!”. Bà Sâm mất năm 1979, không thấy được hai người con của mình giờ đây đã được nuôi dạy nên người…

Hà Đình Nguyên

[footer]

Cô Láng Giềng (Hoàng Quý)

Trong một bài viết về nhạc phẩm “Bến Xuân”, chúng tôi có đề cập đến mối tình hay có thể chỉ là những rung động đầu đời của một chàng trai trẻ mới ngoài đôi mươi Văn Cao với người đẹp Hoàng Oanh. Hôm nay, để người yêu nhạc xưa có thêm thông tin, [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu bản “Cô Láng Giềng” của nhạc sỹ Hoàng Quý, người anh cả của nhóm Đồng Vọng và cũng là một người bạn thân của Văn Cao.

Bìa nhạc "Cô láng giềng" xuất bản trước 1975. Ảnh: trungtamasia.com
Bìa nhạc “Cô láng giềng” xuất bản trước 1975. Ảnh: trungtamasia.com

TỪ “BẾN XUÂN” ĐẾN “CÔ LÁNG GIỀNG” (Nguồn: bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên ngày 14/04/2012)

Trong dòng nhạc tiền chiến, 2 ca khúc Bến xuân (của Văn Cao) và Cô láng giềng (của Hoàng Quý) chẳng có chút liên hệ. Tuy nhiên, hẳn ít ai biết đã có một “bóng hồng” chen vào giữa cuộc đời của họ.

"Cô láng giềng" trong tuyển tập nhạc tiền chiến. Ảnh: ThanhNien.com.vn
“Cô láng giềng” trong một tuyển tập nhạc sau 1975 . Ảnh: ThanhNien.com.vn

Em đến tôi một lần

Không ai có thể phủ nhận sự tài hoa của nhạc sĩ Văn Cao – cây đại thụ của nền tân nhạc. 16 tuổi đã có sáng tác đầu tay (Buồn tàn thu, năm 1939) và các tình khúc tiếp theo của ông được sánh vào hàng “siêu phẩm”: Suối mơ, Thiên thai, Cung đàn xưa,Bến xuân, Thu cô liêu, Trương Chi… Vào đầu những năm 40 của thế kỷ trước, những bài hát của Văn Cao đã lan tỏa từ bắc chí nam. Người có công đầu là Phạm Duy, lúc đó chưa sáng tác nhạc mà đi theo đoàn cải lương Đức Huy – Charlie Miều lưu diễn xuyên Việt, Phạm Duy chuyên hát “phụ diễn”, bài hát ruột là Buồn tàn thu. Tri âm đến nỗi Văn Cao đã đề tặng dưới cái tựa Buồn tàn thu trong bản nhạc: “Tương tiến Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi đi khắp chốn”. Còn những người hát nhạc Văn Cao ở phía bắc là ca sĩ Kim Tiêu (nam), Thương Huyền, Thái Thanh (nữ)… Văn Cao sinh năm 1923 tại Lạch Tray (Hải Phòng) nên tham gia vào nhóm Đồng Vọng của nhạc sĩ Hoàng Quý. Cũng chính ở thành phố biển này, Văn Cao đã gặp một giai nhân để rồi dòng nhạc tiền chiến có thêm một viên ngọc lấp lánh: ca khúc Bến xuân (đồng sáng tác với nhạc sĩ Phạm Duy).

Trong cuốn băng video Văn Cao – Giấc mơ đời người (đạo diễn Đinh Anh Dũng, Hãng phim Trẻ sản xuất năm 1995, tái bản năm 2009), trong phần giới thiệu ca khúc Đàn chim Việt (tức Bến xuân), nhạc sĩ Văn Cao tâm sự: “Ngày xưa tôi có thầm yêu một người con gái mà không dám nói ra. Nhưng người ấy hiểu lòng tôi và đến với tôi. Vì thế nên mới có câu hát “Em đến tôi một lần” và có bài hát này”… Người con gái ấy chính là Hoàng Oanh, nữ ca sĩ ở Hải Phòng (sau này trong miền Nam cũng có nữ ca sĩ Hoàng Oanh hiện ở hải ngoại, không phải Hoàng Oanh trong bài viết). Nhưng tại sao nhạc sĩ Văn Cao yêu mà không dám nói? Là bởi con tim của nhạc sĩ “chậm xao động” hơn hai ông bạn thân. Biết được cả Kim Tiêu lẫn Hoàng Quý đều đem lòng yêu thương Hoàng Oanh, chàng nhạc sĩ trẻ đành nín lặng, ôm mối tình đơn phương… Tuy thế, sau những lần gặp gỡ, qua ánh mắt, nụ cười nàng đã hiểu tấm chân tình của chàng. Rồi một hôm, Văn Cao đang ở Bến Ngự (Hải Phòng) thì nàng tìm đến. Không chỉ thăm suông mà nàng còn ngồi làm mẫu cho chàng vẽ (Văn Cao còn là một nhà thơ kiêm họa sĩ), rồi ân cần ngồi quạt cho chàng sáng tác nhạc… Có thể nói ca khúc Bến xuân không chỉ là một bài hát làm xuyến xao lòng người mà còn là một bức tranh hết sức sống động, một bài thơ với những ca từ đầy biểu cảm. Tóm lại cả ba năng khiếu (thơ, nhạc, họa) tài hoa của Văn Cao đều dồn vào Bến xuân: “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, em đến tôi một lần, bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân”. Hình ảnh thẹn thùng, khép nép của giai nhân trong nhạc của Văn Cao sao mà đáng yêu chi lạ: “Mắt em như dáng thuyền soi nước. Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân”. Hôm đó có lẽ nàng cũng có hát nữa nên mới “nghe réo rắt tiếng Oanh ca”. Bản nhạc được NXB Tinh Hoa ấn hành năm 1942 với lời ghi “nhạc: Văn Cao, lời: Văn Cao – Phạm Duy” (sau này nhạc sĩ Văn Cao đặt lời mới và đổi tựa thành Đàn chim Việt). Chẳng biết nhạc sĩ Phạm Duy “đóng góp” như thế nào trong phần lời nhưng ở đoạn cuối, rõ ràng là tâm trạng của Văn Cao: “Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác. Em vắng tôi một chiều. Bến nước tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu. Từng đôi chim trong nắng khe khẽ ru u ù u ú. Lệ mùa rơi lá chan hòa” (dùng chữ “lệ mùa rơi lá” quá hay!). Cái cảnh chàng gột áo phong sương trở về bến cũ sao mà buồn đến nao lòng: “Người đi theo mưa gió xa muôn trùng. Lần bước phiêu du về chốn cũ. Tới đây mây núi đồi chập chùng. Liễu dương tơ tóc vàng trong nắng. Gột áo phong sương du khách còn ngại ngùng nhìn bến xưa”.

Nàng đến thăm chàng một lần, rồi… thôi, chừng đó cũng đủ hiểu lòng nhau và đã quá lãng mạn. Sau này gia đình ca sĩ Kim Tiêu có dạm hỏi Hoàng Oanh nhưng hôn sự bất thành vì gia đình nhà gái thách cưới cao quá. Bản thân Kim Tiêu cũng gặp phải nhiều sóng gió và nghe nói chết trong nghèo đói ở thềm ga Hàng Cỏ (Hà Nội). Rồi Hoàng Oanh lên xe hoa, trở thành vợ của nhạc sĩ Hoàng Quý. 

Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về

Nhạc sĩ Hoàng Quý sinh năm 1920 (lớn hơn Văn Cao 3 tuổi) và là thủ lĩnh nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng. Ông được biết tới như là một nhạc sĩ tiên phong sáng tác thể loại nhạc hùng, hát cộng đồng (tráng ca) với các ca khúc: Bên sông Bạch Đằng, Nước non Lam Sơn, Bóng cờ lau, Tiếng chim gọi đàn… Tuy nhiên, người ta nhớ đến Hoàng Quý nhiều nhất bởi ông là tác giả của ca khúcCô láng giềng bất hủ.

Thời điểm nhạc sĩ sáng tác Cô láng giềng cũng gần như cùng lúc với Văn Cao viết ca khúc Bến xuân (khoảng năm 1942, 1943). Lúc này Hoàng Quý phải rời Hải Phòng để lên Sơn Tây làm thư ký cho một trang trại nuôi bò. Chuyến đi khiến ông phải chia tay với người yêu (rất có thể là Hoàng Oanh). Ở Sơn Tây, Hoàng Quý luôn nhớ đến người yêu và mơ một ngày trở về. Đó là chất liệu để ông viết Cô láng giềng: “Hôm nay trời xuân bao tươi thắm. Dừng bước phiêu du về thăm nhà. Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi, tôi đã hình dung nét ai đang cười… Tôi mơ trời xuân đôi môi thắm. Đôi mắt nhung đen màu hạt huyền. Làn tóc mây cùng gió ngàn dâng sóng. Xao xuyến nỗi niềm yêu… Cô láng giềng ơi! Tuy cách xa phương trời tôi không hề. Quên bóng ai bên bờ đường quê. Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về…”.

Năm 2002, người viết có phỏng vấn nhạc sĩ Tô Vũ (em ruột nhạc sĩ Hoàng Quý), ông cho biết nhạc sĩ Hoàng Quý chỉ ở Sơn Tây 6 tháng rồi về quê. Trên đường về, ông có ghé Hà Nội thăm Tô Vũ (lúc đó còn dùng tên thật là Hoàng Phú) và đưa bản nhạc ra khoe với người em. Ông em (Tô Vũ) rất thích giai điệu của ca khúc này, liền xin phép đặt lời 2 cho bản nhạc. Đó là cảnh tượng và tâm trạng của chàng trai khi về tới đầu ngõ thì nghe tiếng pháo vu quy tiễn người yêu đi lấy chồng: “Trước ngõ vào sân vang tiếng pháo. Chân bước phân vân lòng ngập ngừng. Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao. Tôi biết người ta đón em tưng bừng… Đành lòng nay tôi bước chân ra đi. Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi. Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi. Đừng nói đến phân ly… Cô láng giềng ơi! Nay mối duyên thơ đành lỡ rồi. Chân bước xa xa dần miền quê. Ai biết cho bao giờ tôi về?”.

Hoàng Quý tham gia Việt Minh từ rất sớm và hoạt động tích cực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Tiếc rằng tài hoa yểu mệnh, ông mất năm 1946 vì bệnh lao, khi mới 26 tuổi.

Người góa phụ trẻ Hoàng Oanh nửa đường gãy gánh không biết số phận sau này thế nào.

Hà Đình Nguyên

[footer]

Mơ Hoa (Hoàng Giác)

Nói đến Hoàng Giác, người yêu nhạc xưa sẽ nghĩ ngay đến hai bản nổi tiếng: “Mơ hoa” và “Ngày về”. Trong bài viết này [dongnhacxua.com] xin mời quý vị thưởng thức sáng tác đầu tay của nhà nhạc sỹ tiền bối.

Mơ hoa (Hoàng Giác). Ảnh: amnhacmiennam.blogspot.com
Mơ hoa (Hoàng Giác). Ảnh: amnhacmiennam.blogspot.com

mo-hoa--1--hoang-giac--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

Theo nhà báo Hà Đình Nguyên trong bài viết về hai nhạc phẩm “Mơ hoa” và “Ngày về” đăng trên báo Thanh Niên ngày 17.02.2012:

Số tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Giác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng trong số đó đã có 2 tuyệt phẩm là Mơ hoa và Ngày về. Đó là niềm hạnh phúc và cũng là “tai ương” cho tác giả. 

Định mệnh đã đưa đến cho nhạc sĩ Hoàng Giác một người vợ “trên cả tuyệt vời” để đồng cam cộng khổ, để là điểm tựa tinh thần cho chồng trong giai đoạn lao đao nhất của đời mình. Nói về sắc đẹp, bà Kim Châu (vợ nhạc sĩ) được tôn vào hàng “giai nhân đất Hà thành”. Biết bao chàng công tử phong lưu cầu cạnh được kề cận bên người đẹp, thế nhưng bà Kim Châu đã rũ bỏ tất cả để về “nâng khăn sửa túi” cho chàng nhạc sĩ tuy nghèo nhưng rất mực tài hoa, đúng như ước nguyện của mình.

Hoàng Giác sinh năm 1924, gốc làng Chèm (xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội). Làng Chèm có nghề làm chả giò truyền thống trong câu thành ngữ “giò Chèm, nem Vẽ”. Cha của ông là một nghệ nhân chơi đàn bầu rất hay đồng thời cũng là một võ sĩ quyền anh, từng giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Quyền anh Bắc kỳ. Hoàng Giác được theo học ở Trường Bưởi – một ngôi trường rất nổi tiếng thời đó. Bạn học cùng lớp với ông nhiều người sau này trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng như Dzoãn Mẫn (tác giả Biệt ly), Ngọc Bích (tác giả Mộng chiều xuân), Đoàn Chuẩn (tác giả Thu quyến rũ)… Hoàng Giác được học nhạc trong nhà trường nhưng cũng giống bạn bè đồng lứa, còn mày mò tự học thêm. Những sáng tác đầu tay của thế hệ ấy đa phần ra đời trong giai đoạn này.  

Nhưng bản nhạc đầu tay của Hoàng Giác không phải làm tặng cho… người đẹp Kim Châu. Ông kể: “Lúc bấy giờ, chúng tôi phần nhiều ở lứa tuổi 18, 19, cho nên rất mơ ước có những bài hát của người Việt làm với lời Việt. Lứa tuổi chúng tôi lúc đó hầu hết là học sinh, đều say sưa viết. Mơ hoa cũng là một trong những bài tôi viết thời đó. Đấy là năm 1945, tôi vừa tốt nghiệp Trường Bưởi, ở gần nhà tôi có một thiếu nữ trong Hà Đông ra, cô mới tuổi 16 thôi. Dáng người cô thon nhẹ, tóc dài. Chúng tôi gặp gỡ, trao đổi và có những tình cảm quyến luyến như những chàng trai, cô gái tuổi mới lớn khác. Nhìn cô, tôi liên tưởng ngay đến các cô ở làng hoa Ngọc Hà mà sáng sáng tôi hay gặp trên đường đi học. Thế là tôi mơ ước viết một bài để tặng cô ấy, tức nhiên trong lòng đã mang một giấc mơ. Và đấy là bản nhạc đầu tay trong cuộc đời sáng tác của tôi”.

[footer]

Tình lỡ (Thanh Bình): Hết rồi còn chi đâu em ơi!

Với những người yêu nhạc xưa thì giai điệu mượt mà và ca từ nhẹ nhàng, khắc khoải của bản ‘Tình lỡ’ đã trở nên quá quen thuộc hơn 50 năm nay: “Thôi rồi còn chi đâu em ơi …” Tác giả của ca khúc bất hủ này là nhạc sỹ Thanh Bình. Chắc cũng như [dongnhacxua.com], bạn sẽ tự hỏi: Thanh Bình là ai? Hiện giờ nhạc sỹ thế nào? Thật may mắn, chúng tôi đọc được một bài viết của anh Hà Đình Nguyên mới đăng trên báo Thanh Niên ngay ngày hôm qua, 10/11/2013. Thế là mọi việc được sáng tỏ nhưng qua đó cũng hé mở một câu chuyện đau lòng về hoàn cảnh hiện tại của nhà nhạc sỹ!

 Tình lỡ (Thanh Bình). Ảnh: VietStamp.net

Tình lỡ (Thanh Bình). Ảnh: VietStamp.net

tinh-lo--1--thanh-binh--vietstamp.net--dongnhacxua.com tinh-lo--2--thanh-binh--vietstamp.net--dongnhacxua.com tinh-lo--3--thanh-binh--vietstamp.net--dongnhacxua.com

NGHE VÀNG MÙA THU SAU LƯNG TA …
(Nguồn: nhà báo Hà Đình Nguyên, đăng trên Thanh Niên, số ra ngày 10/11/2013)

Hàng chục năm qua, nhiều thế hệ người yêu nhạc đã mê đắm ca khúc Tình lỡ của nhạc sĩ Thanh Bình, nhưng lại rất ít người biết thông tin về tác giả.

Nhạc sỹ Thanh Bình thời trẻ. Ảnh: Hà Đình Nguyên.
Nhạc sỹ Thanh Bình thời trẻ. Ảnh: Hà Đình Nguyên.

Người viết đã bỏ ra suốt 2 tuần để đi tìm nhạc sĩ Thanh Bình từ tin nhắn của một bạn đọc cho biết ông đang ở một căn nhà trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP.HCM. Tới đúng địa chỉ này hỏi thì người ta lắc đầu, không biết nhạc sĩ Thanh Bình là ai. Hóa ra, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có một đoạn ở phía bên kia vòng xoay Điện Biên Phủ (gần kênh Nhiêu Lộc).

Cho người con gái Hải Phòng

Tôi đến và bắt gặp một ông già trên 80 tuổi, khuôn mặt thật hiền lành, mặc bộ pyjama đang ngồi trên chiếc ghế nhựa trước cửa nhà. Hỏi: Chú là nhạc sĩ Thanh Bình phải không ạ? Ông cười hiền: Đúng rồi! Tôi tặng ông cuốn Chuyện tình nghệ sĩ do tôi biên soạn và nói với ông là mình rất thích bài Tình lỡ của ông, ông hỏi: Bài đấy hay không? – Hay chứ ạ, cháu hát cho chú nghe nhé: “Thôi rồi còn chi đâu em ơi. Có còn lại chăng dư âm thôi, trong cơn thương đau men đắng môi. Yêu rồi tình yêu sao chua cay. Men nào bằng men thương đau đây. Hỡi người bỏ ta trong cơn mưa bay… Phương trời mình đi xa thêm xa. Nghe vàng mùa thu sau lưng ta. Em ơi em ơi thu thiết tha…”. Ông ngồi gật gù nghe tôi hát, thỉnh thoảng hỏi xen vào “Bài này hay không?”. Cơ khổ, đầu óc của một ông già hơn 80 tuổi đã không còn minh mẫn, ngoài tên thật: Nguyễn Ngọc Minh, sinh năm 1930 tại Bắc Ninh, còn lại là những khoảng ký ức ít ỏi…

Nhạc sỹ Thanh Bình hiện nay. Ảnh: ThanhNien.com.vn
Nhạc sỹ Thanh Bình hiện nay. Ảnh: ThanhNien.com.vn

Người viết phải cố gợi lại trong trí nhớ của ông từng chi tiết nhỏ. Ông cho biết mình học nhạc với một ông thầy ở Thanh Hóa dạo tản cư thời kháng chiến chống Pháp (1946-1947), rồi sau đó tự học và phát triển thêm…

Hỏi về bóng hồng nào đã khiến ông phải đau khổ để viết nên tác phẩm ‘Tình lỡ’, ông bảo: “Ca khúc này tôi viết cho một người con gái ở Hải Phòng. Lúc đó tôi 24 tuổi và rất thiết tha với người này. Ngày tôi xuống tàu ở cảng Hải Phòng vào nam, đứng trên boong tàu, tôi nhìn thấy nàng đang hối hả chen lấn, vạch đám đông người đưa tiễn để mong kịp chia tay tôi, nhưng tôi lại đứng lẫn vào đám đông trên boong tàu, còn nàng thì chạy dọc theo bờ cảng và không nhận ra tôi… Chẳng nói được với nhau câu nào.

Tôi vào nam, ít lâu sau hay tin bố mẹ nàng ép lấy chồng. Tôi buồn lắm, khoảng 1 tháng sau tôi viết được bài Tình lỡ (1954)…”.

Theo tìm hiểu của người viết thì ‘Tình lỡ’ là ca khúc chính được sử dụng trong phim ‘Nàng ‘ do đạo diễn Lê Mộng Hoàng thực hiện năm 1970 (dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Bùi Hoàng Thư, phim đoạt giải Tượng vàng tại Đại hội Điện ảnh Á châu ở Đài Loan lần 17). Góp mặt trong phim này có: Thẩm Thúy Hằng, Trần Quang, La Thoại Tân và cả ca sĩ Phương Hoài Tâm… Ở cuối phim, Vân (Thẩm Thúy Hằng) đi dọc bãi biển trong buổi chiều lộng gió, tà áo dài bay phất phơ lồng trong tiếng hát của Khánh Ly: “… Một vầng trăng lỡ đã thôi không theo nhau. Cuộc tình đã lỡ với bao nhiêu thương đau. Hết rồi thôi đã không còn gì thật rồi. Chỉ còn hiu hắt cơn sầu không nguôi… Con đường mình đi sao chông gai. Bước vào đời nhau qua bao nay. Em ơi, em ơi! sao đắng cay…”.

Chỉ còn hiu hắt cơn sầu không nguôi

Tôi đang cố khơi gợi lại trí nhớ của ông thì chị chủ nhà đi công chuyện về. Chị tên Phượng và là cháu gọi nhạc sĩ Thanh Bình bằng cậu ruột. Qua chị, tôi biết thêm một số điều. Quả thật câu hát “Nghe vàng mùa thu sau lưng ta” khắc khoải như số phận đầy đau khổ của nhạc sĩ.

Sau 1954, nhạc sĩ Thanh Bình lấy vợ người Sài Gòn. Hai vợ chồng có một con gái và mở một tiệm cơm mà thực khách phần đông là những viên chức người Pháp. Rồi cô vợ bỏ chồng đi theo một người trong số họ về Pháp, bỏ lại đứa con gái cho ông. Vậy là “gà trống nuôi con” suốt mấy chục năm, cho đến lúc gả chồng cho con. Ông ở với vợ chồng người con gái trong một căn nhà nhỏ ở Gò Vấp. Tuổi già, lại đeo thêm những chứng bệnh về tim mạch và cao huyết áp. Thỉnh thoảng các nghệ sĩ ở nước ngoài (ca sĩ Thanh Thúy, diễn viên Giang Kim…) gửi biếu ông chút tiền chữa bệnh. Rồi người con gái phải lâm vào vòng lao lý, chị Phượng đưa người nhạc sĩ già này về nhà mình nuôi dưỡng… Hằng ngày ông bắc ghế, ngồi nhìn ra đường, giữ nhà cho con cháu đi làm ăn, học hành. Chắc ông chẳng còn nhớ, chẳng bận tâm rằng mình một thời từng sáng tác được những ca khúc khiến bao trái tim thổn thức. Và nếu như có ai nhắc lại, ông gật gù hỏi: “Bài ấy có hay không?”.

Thanh Bình không chỉ có mỗi ca khúc Tình lỡ, mà ông còn là tác giả của những ca khúc: ‘Còn nhớ hay quên?’, ‘Đừng đến rồi đi’ (1959), ‘Tiếc một người’ (1972)… Những cái tựa của các ca khúc kể trên khiến người ta tự hỏi: nhạc sĩ Thanh Bình viết cho ai đây, người yêu đầu đời hay người vợ tuyệt tình…?

Hà Đình Nguyên

[footer]

Mùa mưa đi qua (Du Uyên – Hà Phương)

Xin cảm ơn nhà báo Hà Đình Nguyên, cây bút lâu năm của nền nhạc xưa, đã có một bài viết về nhạc sỹ Hà Phương. Qua đó [dongnhacxua.com] mới biết được tác giả Du Uyên của ‘Mùa mưa qua mau’ không ai khác hơn là Hà Phương của ‘Mưa đêm tỉnh nhỏ’ hay ‘Mưa qua phố vắng’. Du Uyên là cách chơi chữ từ Duyên’, người yêu đầu đời của nhà nhạc sỹ. Qua bài viết bày, chúng tôi kính chúc nhạc sỹ Hà Phương được nhiều sức khỏe và vui hưởng tuổi già.

Mùa mưa đi qua (Du Uyên, tức Hà Phương). Ảnh: wikipedia.com
Mùa mưa đi qua (Du Uyên, tức Hà Phương). Ảnh: wikipedia.com
Mùa mưa đi qua (Du Uyên, tức Hà Phương). Ảnh: VietStamp.net
mua-mua-di-qua--2--du-uyen--ha-phuong--vietstamp.net--dongnhacxua.com

MƯA VÀ HOA VÀ NHẠC SỸ HÀ PHƯƠNG

(Nguồn: nhà báo Hà Đình Nguyên, đăng trên Thanh Niên)

Mới đây, trong đám giỗ 5 năm của nhà văn Sơn Nam tại TP.Mỹ Tho (Tiền Giang), chủ nhà có giới thiệu: “Nhạc sĩ Hà Phương sẽ hát một ca khúc do mình sáng tác trước năm 1975, bài Mùa mưa đi qua”. Rồi một người ôm cây đàn guitar đứng lên, ông có dáng to lớn lực lưỡng, tuổi tuy đã ngoài thất thập nhưng trông vẫn còn phong độ, đặc biệt là giọng hát – có vẻ như thời gian không mấy tác động đến chất giọng thiên phú, truyền cảm của ông: Tôi dìu em về, đường về nhà em qua phiến lá xanh xao. Con đường buồn hun hút mắt em sâu, mưa nhạt mưa nhòa, mưa đổ mưa ngâu… Tuy phục giọng hát của ông nhưng về tác giả thì người viết có chỗ ngờ ngợ, bèn nói thầm với chủ nhà: “Bản Mùa mưa đi qua là của Du Uyên chứ!”. Chủ nhà hứa sẽ hỏi lại… Ít lâu sau chủ nhà gọi điện thoại xác nhận Mùa mưa đi qua đúng là của Du Uyên, nhưng Du Uyên là một bút danh khác của Hà Phương và cho tôi số điện thoại của nhạc sĩ.

Nhạc sỹ Hà Phương. Ảnh: ThanhNien.com.vn
Nhạc sỹ Hà Phương. Ảnh: ThanhNien.com.vn

Thế rồi chúng tôi gặp nhau, tôi gọi ông bằng “anh”, ông kêu tôi bằng “chú”. Ông tên thật là Dương Văn Lắm, sinh năm 1938 tại Chợ Gạo (Bến Tre). Tuổi thơ của ông theo gia đình dịch chuyển nhiều nơi, có lúc lên Sài Gòn và may mắn được học nhạc với nhạc sĩ Lâm Tuyền. 19 tuổi, ông sáng tác ca khúc đầu tay Đường khuya với bút danh Hà Phương – cái tên hình thành từ cuộc sống “rày đây, mai đó” của mình. Từ đó, cái tên Hà Phương luôn gắn bó với sự nghiệp sáng tác hơn nửa thế kỷ của ông. Chỉ trừ một lần ông ký tên Du Uyên như đã nói. Hóa ra, bút danh này được tách ra từ tên người yêu đầu đời của ông: Duyên… Càng ngạc nhiên hơn khi biết ngoài Mùa mưa đi qua, Hà Phương còn là tác giả của Mưa đêm tỉnh lẻ – ca khúc mà một thời chúng tôi thường ngâm nga: Trời đổ mưa, cho phố vắng mênh mông, khơi lòng bao nỗi nhớ. Trời làm mưa, cho ướt áo em thơ, mưa rơi tự bao giờ. Tình yêu đó, phôi pha vào sương gió. Những đêm mưa tỉnh nhỏ, gợi nhớ tuổi học trò, tâm tình thường hay ngỏ. Trường tan về chung phố những lúc trời chiều đổ mưa… Ông tâm sự: “Tình yêu đầu đời là những kỷ niệm sâu sắc. Đó là những đêm trên sân khấu tôi đệm đàn cho nàng hát tình khúc do tôi sáng tác. Sau đó, hai đứa dìu nhau dưới những đêm mưa buồn nơi tỉnh lẻ, ánh đèn mờ ảo, phố vắng thưa người… Ôi nhớ sao là nhớ!”.

 Có lẽ “mưa và hoa” đã như một đề tài định mệnh gắn bó với những sáng tác của Hà Phương, mưa rơi trong tác phẩm đầu tay: Đường về mưa rơi lạnh buốt. Ngại ngùng chân ai nhịp bước. Mưa ơi thấu chăng nỗi buồn… (Đường khuya, 1957), hoa cũng có mặt trong giai đoạn này khi ông phổ nhạc bài thơ bất hủ của T.T.KH Hai sắc hoa Ti gôn, rồi tiếp tục là Mưa trên phố vắng, Tình mùa hoa phượng… Đó là những nhạc phẩm ông viết trước năm 1975.

Sau một thời gian dài tạm quên đi chuyện nghệ thuật để xoay sở mưu sinh, mãi đến những năm 1990 Hà Phương mới sáng tác trở lại. Đó là giai đoạn ông cùng người bạn thân là nhạc sĩ Thanh Sơn được Trung tâm băng nhạc Vafaco mời về hợp tác. Ông bộc bạch: “Kể từ đó chúng tôi chuyển sang viết ca khúc mang đậm phong cách dân ca Nam bộ và cho ra đời những ca khúc Bông điên điển, Em về Miệt Thứ, Nhớ đất quê, Chiều mưa qua sông, Đồng sâu xứ lạ, Bông lục bình, Chuyện tình hoa cát đằng… Điều đó cũng phù hợp với tâm tư, tình cảm dành cho quê hương miền Tây, nơi mà chúng tôi lớn lên bên dòng sông, bến nước thấm đẫm những câu hò điệu lý, những làn điệu dân ca đã nuôi nấng tâm hồn chúng tôi. Mỗi ca khúc ra đời là sự thật phát xuất từ tâm hồn do thường xuyên lang bạt, gắn bó với miền đất phương Nam: Láng Linh, An Giang bạt ngàn bông điên điển với bóng hình những cô gái chèo xuồng hái bông đẹp làm sao. Có những đêm nơi Miệt Thứ, Cạnh Đền mà những sinh hoạt về đêm đều diễn ra trong mùng bò (mùng lớn) mới tránh khỏi muỗi đốt…”.

Thật vậy, những ca sĩ chuyên hát dòng nhạc trữ tình, âm hưởng dân ca Nam bộ như: Hương Lan, Phi Nhung, Cẩm Ly, Hương Thủy, Bích Tuyền… hiện nay đều rất thích thể hiện những ca khúc của Hà Phương. Mảng ca khúc này không chỉ thành công trong nước mà còn nhanh chóng lan tỏa ra cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, và đã để lại trong ông những kỷ niệm ngọt ngào. Ông kể: “Năm 2009, gia đình sa sút, tôi rời bỏ Mỹ Tho về quê vợ, một xã xa xôi hẻo lánh thuộc tỉnh Bến Tre. Vậy mà, ca sĩ Trường Vũ từ Mỹ về vẫn lặn lội tìm thăm, bởi ở Mỹ anh hát rất thành công bài Mưa đêm tỉnh nhỏ. Sau đó, ca sĩ Phi Nhung cũng từ Mỹ về gặp tôi nói lời cám ơn, vì cô cũng đã nổi tiếng qua bài Bông điên điển…”. Đây cũng là niềm động viên ấm áp cho những nghệ sĩ miệt mài sáng tác như ông: “Tôi chỉ viết được vài chục bài nhưng mỗi ca khúc viết ra đều thể hiện được điều mình muốn gửi gắm nên dù viết ít, vẫn được mọi người mến mộ, yêu thích. Tuy nhiên, dù sao tôi vẫn tâm đắc với những ca khúc Mùa mưa đi qua, Mưa đêm tỉnh nhỏ hơn vì nó thể hiện được tâm trạng, tiếng lòng thời trai trẻ và làm sống lại kỷ niệm về những cuộc tình trong quá khứ nhưng vẫn luôn hiện hữu trong tôi.

[footer]

Ảo ảnh (Y Vân)

Xung quanh cuộc đời và những sáng tác của nhạc sỹ Y Vân là những giai thoại, hầu hết là dễ thương. Câu chuyện về bản “Ảo ảnh” mà [dongnhacxua.com] giới thiệu hôm nay là một trong số đó. Một khi là giai thoại thì khó mà xác định đúng hay sai – điều duy nhất đúng là công chúng có yêu mến Y Vân nên mới thêu dệt nhiều câu chuyện thú vị về ông.

Ảo ảnh (Y Vân). Ảnh: QuanNhacVang.com
Ảo ảnh (Y Vân). Ảnh: QuanNhacVang.com

ao-anh--1--y-van--quannhacvang.com--dongnhacxua.com ao-anh--2--y-van--quannhacvang.com--dongnhacxua.com

ẢO ẢNH CUỘC TÌNH
(Nguồn: bài viết của anh Hà Đình Nguyên, đăng trên báo Thanh Niên)

Y Vân lập gia đình năm 1963, lúc này anh đã là trưởng ban nhạc Y Vân danh tiếng ở Sài Gòn (cùng với sự cộng tác của các ca sĩ Thanh Thoại, Tuyết Mai, Mai Hương…). Một buổi trưa năm 1965, từ đài phát thanh, Y Vân dắt xe máy ra cổng chuẩn bị về thì có một chú bé chạy đến mời anh vào quán nước cạnh đấy. Nơi đây, một thiếu nữ khá xinh ngồi chờ sẵn, chú bé giới thiệu đó là chị của mình, tên Huyền, đang là sinh viên Ban Việt-Hán, Đại học Văn khoa Sài Gòn. Huyền có đôi mắt to, đen và buồn. Trên bâu áo của nàng có chít một mảnh tang đen. Y Vân cố nhớ lại xem mình đã gặp cô gái này ở đâu chưa, nhưng chịu thua. Theo phép xã giao anh ngỏ lời chia buồn. Nhưng cô gái lắc đầu, buồn bã: “Em đâu có người thân nào qua đời. Mảnh tang này là dành cho mối tình của em đó!”. Y Vân sượng sùng, anh cũng manh nha đoán rằng phải có một điều bí ẩn gì đó mới khiến cô gái này vượt qua nỗi e dè thường thấy của phái nữ, không ngại điều thị phi để đánh bạo gặp anh, nhưng cũng khó mở miệng để hỏi, đành chỉ ngồi nói chuyện bâng quơ một lát rồi viện cớ cáo từ.

Hai hôm sau, Y Vân tìm đến nhà Huyền theo địa chỉ cô đã cho. Đó là một căn nhà vách gỗ đơn sơ nhưng ngăn nắp, sạch sẽ nằm bên chiếc ao rau muống trong con hẻm đường Trương Minh Giảng (gần chợ Phú Nhuận bây giờ). Huyền không có nhà nhưng cậu em trai đã thổ lộ với chàng nhạc sĩ những điều thầm kín của chị mình. Chú bé cho biết họ là con của một địa chủ tiếng tăm ở Long An, được gia đình gửi lên Sài Gòn trọ học. Huyền rất thích âm nhạc và ca hát, đặc biệt là thích nhạc của tác giả Y Vân. Những cuốn vở học trò của Huyền cũng được cô kẻ khung, chép nhạc (hầu hết là nhạc của Y Vân). Tiền gia đình gửi lên để Huyền hoàn tất chương trình cử nhân Văn khoa lại được nàng đem đóng học phí vào… lớp dạy đàn Tây Ban cầm. Suốt ngày Huyền chỉ ôm đàn và hát nhạc Y Vân.

Việc học bê trễ, mấy năm liền chẳng đậu thêm được chứng chỉ nào. Thấy vậy, ông bố đã bắt hai chị em về quê, ép gả Huyền cho một anh trung úy hải quân. Huyền quyết liệt từ chối. Bẽ mặt với nhà trai, ông bố đăng báo từ con. Huyền đau khổ, trút tâm sự với em trai rằng đã yêu nhạc sĩ Y Vân. Sau khi bàn tính, hai chị em trốn nhà lên Sài Gòn, Huyền phải tìm việc làm để mưu sinh và nuôi hy vọng có ngày sẽ được cùng người trong mộng kết tóc se tơ. Sau nhiều lần dò hỏi, biết chắc nhạc sĩ Y Vân đã có gia đình, Huyền làm một mảnh tang đen, luôn đeo nó trên bâu áo.

Nhưng lòng nàng lúc nào cũng tơ tưởng đến nhạc sĩ tài hoa. Nàng đã nhờ em trai tìm cách cho nàng gặp anh để nói với anh điều này. Nhưng khi gặp, nàng lại không dám nói. Y Vân ra về như chạy. Và ca khúc Ảo ảnh ra đời sau đó: “…Những ân tình em đong bằng nước mắt. Khóc cho đầy hai chữ tình yêu. Phấn hương nồng anh xem tựa tấm áo, đã thay màu ân ái từ lâu. Những neo thuyền yêu thương thường dễ đứt, khiến bao chiều trên bến tịch liêu. Vắng con tàu sân ga thường héo hắt. Thiếu em lòng anh thấy quạnh hiu…”.

[footer]