Tạ ơn (Trịnh Công Sơn): Tạ ơn Người, tạ ơn Đời

Cuộc sống càng ngày càng hiện đại, con người càng ngày tạo dựng ra nhiều của cải cho xã hội, nhiều phương tiện để đời sống được nâng cao hơn. Đó là điều rất đáng hoan nghênh! Thế nhưng mặt trái của nó là con người càng lúc càng bận rộn và tận dụng tối đa thời gian để hưởng thụ, đến nỗi chúng ta không còn thời gian để lắng đọng tâm hồn, để nghe được những giai điệu thiết tha của cuộc sống, để thấy những mảnh đời tả tơi cần sẻ chia và nhất là để “tạ ơn Người, tạ ơn Đời” đã cho ta “tình sáng ngời như sao xuống từ Trời”. Trong tâm tình đó, hôm nay [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu nhạc phẩm “Tạ ơn” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, sáng tác năm 1964.

Tạ ơn (Trịnh Công Sơn). Ảnh: tcs-home.org
Tạ ơn (Trịnh Công Sơn). Ảnh: tcs-home.org

ta-on--2--trinh-cong-son--tcs-home.org--dongnhacxua.com

TẢM MẠN VỀ BÁI HÁT “TẠ ƠN” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Hoàng đăng trên AmNhac.fm )

Nguyễn Hoàng
30.9.2011

Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh. Ảnh: AmNhac.fm
Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh. Ảnh: AmNhac.fm

Mấy hôm nay trời Huế chuyển mùa và cũng bị ảnh hưởng các cơn bão xa. Dọc theo các con đường Lê Lợi, Hùng Vương,… những cây muối loang lổ màu đỏ của đám lá già giữa vùng lá xanh; những cây điệp (lim sét) thì lá đổi màu “bỗng vàng, bỗng xanh” rồi “lá úa rơi mù” làm cho ca từ của một số bài hát của họ Trịnh quay về trong ký ức.

Bẵng khá nhiều năm sau khi bước qua thời tuổi trẻ, tôi không nghe nhạc Trịnh (cũng như một số nhạc phẩm khác ở miền nam do không có phương tiện nghe nhìn). Mãi cho đến lúc sắm được một máy cassette player mono hiệu Philips, tôi bắt đầu săn lùng nhạc để nghe. Chuyện ấy đã diễn ra cách đây gần một phần tư thế kỷ.

Không phải như thời nay, các thiết bị nghe nhìn, lưu trữ vô cùng phong phú. Ngày ấy, ở một tỉnh nhỏ không có nhiều tiệm thu băng nhạc, số băng cũ lưu lại không nhiều, các băng nhạc hải ngoại chưa được phép mang về nên tìm được, nghe lại được bài gì đôi lúc là nhờ sự chịu khó của mình cũng như tình cờ mà có được.

Các bản nhạc phổ biến của họ Trịnh tôi được nghe lại từ băng Sơn Ca 7 với Tình nhớ, Tình sầu, Nắng thủy tinh, Hạ trắng,…. Riêng bài Tạ ơn của Trịnh thì nghe từ một băng tổng hợp các bài hát của nhiều nhạc sĩ. Tôi không rõ ấy là băng gốc hay ngươi ta đã sao chép, ghép nối từ những băng khác nhau.

Tạ ơn” không phải là bài tôi thích nhất hoặc thường nghe nhưng về sau đôi lúc tình cờ thoáng nghe, giọng ca Khánh Ly đưa tôi vào một tâm trạng “sắc sắc không không”, khó diễn đạt thành lời. Trạng thái “tâm viên, ý mã” ấy cứ lang thang, trộn lẫn chuyện xưa, chuyện nay chuyện hư, chuyện thực trong chốc lát thư giãn nào đó.

Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, ta ơn ai đã đưa em về chốn này, tôi xây mãi cuộc vui.
Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi còn thấy những ngày ngồi mơ ước cùng người.

Bản nhạc được viết theo cung La trưởng, phối trí kiểu A-B-A, giai điệu nhẹ nhàng, chầm chậm, không có kỹ thuật phức tạp. Chỉ cần dùng các dây số 2 đến số 5 trên cây đàn guitar là đủ để chơi trọn vẹn bản nhạc cho nên hầu như giọng ai cũng hát được nhưng để hát hay, có hồn và chọn đúng cách hòa âm phối khí cho phù hợp thì có vẻ rất khó vì thấy không có nhiều ca sĩ hát. Ngoài ra tôi không thỏa mãn với phần nhạc đệm hiện nay so với lần tôi đã nghe.

Có thể TCS viết ca khúc này dành cho một người tình nhỏ đã đi qua trong cuộc đời của ông ấy với những gì còn đọng lại là nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng nào cấm ai liên tưởng đến “em” cũng là một công việc, một “sự nghiệp” một vật thân thương nào đó trong một chặng đời của mình. Công việc ấy đôi lúc là niềm vui, hứng khởi, có khi là nhàm chán nhưng là một thực thể tồn tại và gắn bó với mình nên khi đi qua rồi, lòng vẫn đọng chút nuối tiếc mơ hồ và tư thế thì chưa sẵn sàng chờ đón cái mới đến.

Nếu đoạn đầu như là lời nói xã giao, đưa đẩy lịch sự khi người ta giã từ hay ngoảnh mặt làm ngơ thì sang đoạn giữa, nhạc điệu và ca từ chuyển đổi sang độc thoại một cách thâm trầm, sâu lắng:

Ôi mênh mông tháng ngày tháng vắng em,
Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh.
Em ra đi như thoáng gió thầm,
để lại đây thành phố không hồn.
Qua con sông nhớ người đã xa,
Thành phố vẫn nắng vàng, vẫn mưa.
Cây sang Thu lá úa rơi mù,
Chuyện ngày xưa heo hút trong mơ.

Là lời của một người đối diện với nỗi cô đơn, hồi tưởng những vui buồn, những điều đã chiêm nghiệm, đã trải qua. Không oán trách, không chua xót ngậm ngùi mà chỉ là thoáng chút bơ vơ nhưng cũng không mong sự tái hợp. Những gì đến thì phải đến, đi thì đi, dòng đời là một chuỗi sự kiện ngẫu nhiên và tất định nối tiếp nhau.

Khi “em” đã rời xa, để lại đây những con đường, những giòng sông, hàng cây, có nắng vàng, có mưa rơi. Tất cả đều trở thành ký ức, giấc mơ như nước tuôn từ suối nguồn ra biển cả; muốn trở về lại ngày xưa ấy thì chỉ còn cách hóa kiếp bốc hơi biến thành cơn mưa rào mà thôi.

Khi nghe/hát bài này, ta cảm một nỗi niềm cô đơn dâng lên, cô đơn nhưng không tuyệt vọng, không buồn tủi vì nó là quy luật. Thì thầm với “em”, với người “tình xa” chỉ nhằm giải tỏa ẩn ức của những khoảng khắc cuộc đời trong lúc đồng hành với “kiếp sống lẻ loi”.

Rồi tỉnh táo lại, lời cám ơn sau cùng càng lịch sự và khách sáo nhiều hơn và cũng hiện thực hơn:

Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, ta ơn ai đã cho tôi còn những ngày quên kiếp sống lẻ loi.

Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, ta ơn ai đã cho tôi tình sáng ngời như sao xuống từ trời.
…..
Những lúc “thu mình” lại, tôi nghe bài này với giọng Khánh Ly ở một khoảng cách xa xa, thoang thoảng mới thật là thấm.

Quỳnh Hương & Chuyện Đóa Quỳnh Hương (Trịnh Công Sơn)

Trong gia tài sáng tác đồ sộ của Trịnh Công Sơn, nhà nhạc sỹ đã ưu ái có đến hai bản nói về hoa quỳnh: Quỳnh Hương (1974) và Chuyện Đóa Quỳnh Hương (1982). Theo thiển ý của [dongnhacxua.com], quỳnh hương hay quỳnh hoa là một loài hoa đặc biệt. Hoa đâm ra từ lá chứ không phải từ thân cây như nhiều loài hoa khác. Quỳnh chỉ nở về đêm, khoảng 8h-9h tối và tàn lúc 11h-12h đêm. Mùi hương rất dễ chịu, làm ngất ngây nhưng không quá nồng nàn như hoa sữa. Rất lâu mới nở một lần nhưng rồi lại tàn nhanh. Khi tàn, nhìn cánh hoa buồn và đầy tâm trạng, như chất chứa một điều gì đó còn vương vấn, giống một sắc đẹp tận hiến cho đời rồi lặng lẽ tàn phai. Dù lòng rộn rã như “Quỳnh Hương” hay sâu lắng trong “Chuyện Đóa Quỳnh Hương”, cầu chúc bạn có được những phút giây thật sự thanh thản để cảm nghiệm món quà đơn giản nhưng nhiều giá trị mà Trời Đất ưu ái ban tặng cho chúng ta!

Hoa quỳnh. Ảnh: HoaSaigon.com.vn
Hoa quỳnh. Ảnh: HoaSaigon.com.vn

QUỲNH HƯƠNG
(Nguồn: tcs-home.org)

Quỳnh hương (Trịnh Công Sơn). Ảnh: tcs-home.org
Quỳnh hương (Trịnh Công Sơn). Ảnh: tcs-home.org

quynh-huong--2--trinh-cong-son--tcs-home.org--dongnhacxua.com

Theo lời kể của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: “Lúc viết bản này mình không đặt tên là Quỳnh hoa hay Hoa quỳnh chẳng hạn, vì nó … không hay, cho nên có nảy ý Quỳnh hương, không ngờ có người con gái cũng có tên Quỳnh Hương, và khi nàng nghe bản này, nàng phải lòng rồi tìm tới làm quen và làm thân… Một hôm, trước khi ra đi, nàng đến từ giã, cắm một lá quỳnh trong bồn balcon cạnh phòng, và đêm nay là lần đầu tiên Quỳnh nở…”

CHUYỆN ĐÓA QUỲNH HƯƠNG
(Nguồn: tcs-home.org)

“Đêm nay” mà Trịnh Công Sơn tâm sự trên đây là một đêm của năm 1982, khi Trịnh Công Sơn đàm đạo cùng vài người bạn văn nghệ. Cũng có thể từ cảm hứng này mà nhà nhạc sỹ viết “Chuyện đóa quỳnh hương” chăng?

Chuyện đóa quỳnh hương (Trịnh Công Sơn). Ảnh: tcs-home.org
Chuyện đóa quỳnh hương (Trịnh Công Sơn). Ảnh: tcs-home.org

chuyen-doa-quynh-huong--2--trinh-cong-son--tcs-home.org--dongnhacxua.com

[footer]

Khánh Ly & Trịnh Công Sơn: một kết hợp định mệnh

Trong nền tân nhạc Việt Nam, có nhiều kết hợp rất độc đáo như Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Lê Uyên – Phương, v.v. Trong số đó, theo thiển ý của [dongnhacxua.com], sự kết hợp gần như là định mệnh giữa Khánh Ly và Trịnh Công Sơn là đặc biệt hơn cả và đó như một làn gió mới, thổi mát tâm hồn của biết bao thế hệ yêu nhạc xưa.

tuoi-da-buon--0--trinh-cong-son--amnhacmiennam--dongnhacxua.com
Tuổi đá buồn (Trịnh Công Sơn), một trong số những bản nhạc Khánh Ly hát lần đầu tiên ở Quán Văn. Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

tuoi-da-buon--1--trinh-cong-son--amnhacmiennam--dongnhacxua.com tuoi-da-buon--2--trinh-cong-son--amnhacmiennam--dongnhacxua.com tuoi-da-buon--3--trinh-cong-son--amnhacmiennam--dongnhacxua.com

KHÁNH LY CÔNG BỐ SỰ THẬT VỀ ‘MỐI TÌNH’ VỚI TRỊNH CÔNG SƠN
(Nguồn: bài viết của tác giả Vương Hà đăng trên NguoiDuaTin.vn)

Trong số những bóng hồng đi vào nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn không có Khánh Ly người phụ nữ thân thiết, “một người bạn của định mệnh vĩnh viễn thương yêu nhau”. Nhưng Khánh Ly lại thấy trong tất cả các ca khúc của Trịnh đều có bóng dáng của mình. 

Có một thời, Trịnh sáng tác chỉ để Khánh Ly ca. Mười năm gắn bó “duyên tình âm nhạc” để làm nên một “nữ hoàng chân đất”, một Khánh Ly hát nhạc Trịnh mãi về sau khó có giọng ca nào vượt qua…

 Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thời trẻ. Ảnh: NguoiDuaTin.vn

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thời trẻ. Ảnh: NguoiDuaTin.vn

Giọng ca Đà Lạt thành… “nữ hoàng chân đất”

Nhớ về Trịnh, Khánh Ly tiết lộ, Trịnh Công Sơn gặp chị trong hộp đêm Tulipe Rouge tại Đà Lạt. Thời gian ấy, nhiều người nói, Trịnh Công Sơn đang đắm say với giọng hát Thanh Thúy “liêu trai” nhưng khi nghe giọng hát Khánh Ly, ông đã bị hút hồn và tìm cách gặp chị. Những bạn bè của Trịnh cũng từng xác nhận chuyện này, vào năm 1965 tại Đà Lạt mộng mơ, Trịnh Công Sơn tình cờ nghe được giọng hát Khánh Ly. Ông biết ngay giọng hát của cô ca sỹ này hợp với những bản nhạc của mình nên mời chị tham gia. Thời gian sau, Khánh Ly rời Đà Lạt xuống Sài Gòn và trở thành giọng ca chuyên hát nhạc Trịnh Công Sơn.

Khi Trịnh Công Sơn gặp Khánh Ly, chị chưa nổi tiếng, đến cuối năm 1965, họ có buổi ra mắt đầu tiên tại trường Đại học Văn khoa với hàng ngàn sinh viên và trí thức. Bằng chiếc đàn thùng đơn giản, Khánh Ly hát say xưa những bài tự tình quê hương và thân phận con người đã làm đắm say hàng ngàn khán giả cuồng nhiệt đêm đó. Cứ thế, những buổi biểu diễn liên tiếp tại các trường đại học, các tụ điểm ca nhạc công cộng khiến Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành hiện tượng âm nhạc, và trở thành thần tượng của giới trẻ khi ấy.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thường đi hát không công, không thù lao chủ yếu cho khán giả trẻ nơi giảng đường của các trường đại học. Trịnh Công Sơn dáng người mảnh khảnh, cặp kính trắng, giọng nói nhỏ nhẹ xứ Huế với cuộc sống của một lãng tử. Khánh Ly khi hát đi chân đất, khiến khán giả quen, yêu quý mà gọi chị là “nữ hoàng chân đất”. Chị hát bằng cả tấm lòng người nghệ sỹ yêu hết mình những giai điệu của nhạc Trịnh. Nhiều văn nghệ sỹ khi ấy, coi họ là một hình ảnh lý tưởng cho nghệ thuật, nhất là nghệ thuật ca hát – mang lý tưởng nhân đạo và tình yêu thể hiện sự dấn thân.

Kể lại thời kỳ những năm 60 cơ cực, đói khổ nhưng đầy hạnh phúc ấy, Khánh Ly nói: “Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào. Thời ấy, tôi phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết đến ai cả, mà vẫn cảm thấy mình cực kỳ hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi được hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn”.

Hai người đi với nhau tạo thành hình ảnh “lứa đôi”, một đôi trai gái trong tình bạn trong sáng, hồn nhiên. Khánh Ly – Trịnh Công Sơn tạo thành một đôi bạn trẻ muốn phá vỡ quan niệm xưa cũ. Trong dư luận khi ấy, không ít người tò mò, định kiến, nhưng Trịnh là người tiếng tăm mà không tai tiếng, ngay từ thời đó, Trịnh khẳng định: “Tôi và Khánh Ly chỉ là hai người bạn. Thương nhau vô cùng, trên tình bạn”.

Bóng dáng ngập tràn nhưng không có… cuộc tình

Trong những tuyệt phẩm của Trịnh luôn có những bóng hồng, khi sâu sắc, lúc thoáng qua như hư ảo. Nhưng những bóng hồng ấy vẫn gọi được thành tên, gọi chung cho những cuộc tình đôi khi chỉ là chút tình nghệ sỹ đơn phương hay nhè nhẹ như chút nắng cuối thu. Riêng Khánh Ly không có cuộc tình với Trịnh Công Sơn, song định mệnh đã gắn kết hai người bằng tình yêu ca hát. Khánh Ly giã từ Đà Lạt theo Trịnh Công Sơn về Sài Gòn khi mới hơn 20 tuổi.

Khánh Ly hiện nay. Ảnh: NguoiDuaTin.vn
Khánh Ly hiện nay. Ảnh: NguoiDuaTin.vn

Nhiều người đã cho rằng trời sinh ra Khánh Ly để hát nhạc Trịnh Công Sơn. Chị yêu thương Trịnh như một người bạn, một người anh, một người thầy…. Đôi khi trước mặt những người khác, Trịnh vẫn la rầy Khánh Ly như một cô học trò nhỏ. Khánh Ly cũng chỉ biết cười buồn.

Không duyên tình lứa đôi, nhưng Khánh Ly và Trịnh Công Sơn gắn bó với nhau bằng định mệnh. Hơn 17 năm, sau ngày Khánh Ly rời Việt Nam, họ gặp lại nhau tại Canada. Đối diện với Trịnh, chị vẫn nhỏ bé như ngày xưa, luôn yêu thương và kính trọng…

Khánh Ly nhớ lại: “Chúng tôi ôm choàng lấy nhau, lúc này tôi mới cảm nhận chúng tôi thật sự có nhau, không phải trong một giấc mơ kéo dài 17 năm. Hình như chúng tôi có cách nói mà chỉ hai chúng tôi mới hiểu được. Một cách nói ở bốn con mắt im lặng… Tất cả những điều cần nói, chính là những điều không bao giờ nói bằng lời”.

Họ đi dạo, im lặng bên trời Tây xa lạ mà cảm thấy gần gũi nhau như thuở người từ Sài Gòn ra Huế thăm nhau. Khánh Ly đã chia sẻ về buổi gặp nhau ấy: “Bao nhiêu ngày tháng đi qua giữa chúng tôi. Anh vẫn không bao giờ thay đổi, tôi cũng thế. Cả hai không thắc mắc về đời sống của nhau bởi 30 năm trước không hỏi thì 30 năm sau cũng không hỏi… Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ, anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu có”.

Với Trịnh Công Sơn, một điều chắc chắn bất cứ một người con gái nào đến với ông, đem đến cho ông dù một chút tình vẫn được ông nâng niu đón nhận. Còn riêng với Khánh Ly, ông coi đó là cuộc gặp gỡ của định mệnh vĩnh viễn yêu thương nhau. Một người hát cho một thời vừa lãng mạn vừa đau thương trong chiến tranh – hay nhất. Cảm nhận điều ấy, Khánh Ly luôn khẳng định ở họ là “mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường”.

Mười năm bên cạnh Trịnh Công Sơn, Khánh Ly đã gắn với tên tuổi của Trịnh đến nỗi không thể tách rời. Khánh Ly vẫn nói: “Tuy không có một ca khúc nào của Trịnh Công Sơn viết riêng cho tôi, nhưng tôi vẫn có cảm tưởng hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn đều được viết cho Khánh Ly”. Cũng có lẽ vì thế, Khánh Ly là một trong số những người hiểu rất rõ ca từ, cũng như tâm ý phần lớn ca khúc của Trịnh.

Sau năm 1975, Khánh Ly ra hải ngoại, đi khắp thế giới với nghiệp cầm ca nhưng không bao giờ chị rời bỏ tên Trịnh Công Sơn bên cạnh cuộc đời của mình. Ngày 1/4/2001, khi Trịnh Công Sơn nằm xuống, Khánh Ly đã từng nói rằng: “Tôi đã chết nửa cuộc đời theo Trịnh Công Sơn!”.

Cuộc điện thoại nửa vòng trái đất nghe Khánh Ly mở lòng về sự “thành nhân” và “thành danh”

Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai sinh năm 1945 tại Hà Nội. Từ nhỏ chị theo gia đình vào sinh sống tại Đà Lạt và hiện đang sống tại Mỹ. Cách nhau nửa vòng trái đất, tôi gọi điện cho Khánh Ly khi ấy ở Việt Nam đã gần trưa cũng là lúc gần khuya của giờ Mỹ ngày hôm trước. Giọng nói truyền cảm của Khánh Ly, qua điện thoại rõ ràng, không khác là bao khi chị cất giọng hát trên sân khấu. Tôi hỏi thăm sức khỏe, Khánh Ly cho biết, chị vẫn tham gia những chương trình ca nhạc ở hải ngoại. “Dù đã có tuổi, nhưng khán giả vẫn thương, mỗi tuần Khánh Ly vẫn nhận show và đi diễn khắp nơi như ở Mỹ, châu úc, châu Âu. Chương trình gần nhất, Khánh Ly sẽ đi hát cho kiều bào ở Thái Lan”, Khánh Ly cho biết. Khánh Ly cũng chia sẻ, trong những chương trình chị biểu diễn khán giả vẫn muốn được nghe những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Mỗi lần cất lên lời ca của nhạc Trịnh, cho dù ông đã đi xa, Khánh Ly thể hiện như một tấm lòng tri ân với người mà “từ ông tôi thành danh và quan trọng hơn cả là tôi được thành nhân”, chị nói.

Vương Hà

[footer]

Diễm xưa (Trịnh Công Sơn): Diễm của những ngày xưa

Thưở sinh thời, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn từng rung động trước nhiều người con gái. Tuy nhiên câu chuyện với hai chị em ruột là Ngô Thị Bích Diễm (tức nhân vật trong bài ‘Diễm xưa’) và cô em Ngô Vũ Dao Ánh có lẽ là một giai thoại khó quên với giới yêu nhạc.

Có một câu chuyện vui về 2 chữ trong bài ‘Diễm xưa’: thay vì phải hát ‘nhỡ mai‘, rất nhiều người đã hát là “nhớ mãi’, mặc dù cái sai này khó phát hiện do cao độ của 2 nốt này làm ‘nhỡ mai’ rất giống ‘nhớ mãi’!

Diễm Xưa (Trịnh Công Sơn). Ảnh: hoangthaimusic.com

 

LỜI KỂ CỦA NGUYỄN ĐẮC XUÂN VỀ ‘DIỄM XƯA’
(Nguồn: Wikipedia)

Khoảng năm 1962, gia đình Trịnh Công Sơn gặp khó khăn kinh tế, gian phố lớn ở đường Phan Bội Châu (Ngã Giữa) phải sang cho người khác và qua thuê một căn hộ ở tầng một dãy lầu mới xây ở đầu cầu Phủ Cam (Nhà số 11/3 Nguyễn Trường Tộ, hiện nay là nhà của anh chị Hoàng Phủ Ngọc TườngLâm Thị Mỹ Dạ).

Hằng ngày Trịnh Công Sơn đứng trên lầu ngắm các cô nữ sinh đi qua cầu Phủ Cam, đi dọc theo đường Nguyễn Trường Tộ đến trường Đồng Khánh. Trong đám xuân xanh ấy có cô Ngô Thị Bích Diễm – con gái thầy Ngô Đốc Kh.- người Hà Nội, dạy Pháp văn tại trường Đồng Khánh và trường Quốc Học Huế. Bích Diễm giống bố, người dong dõng cao, nét mặt thanh tú, bước đi thong thả nhẹ nhàng. Con người của Diễm rất hợp với cái tên Diễm và cũng thích hợp với tâm hồn bén nhạy của Trịnh Công Sơn.

Anh yêu Diễm mê mệt. Những ngày không thấy Diễm đi qua anh đau khổ vô cùng. Anh trông thấy con đường trước nhà “dài hun hút cho mắt thêm sâu”. Nhưng anh cũng biết gặp Diễm để nói lên nỗi đau ấy không phải là chuyện dễ.Thầy Ngô Đốc Kh. – thân sinh của Diễm, là một ông giáo rất nghiêm. Ông không thể chấp nhận một anh chàng chưa có bằng Đại học, tóc dài, cằm lún phún râu chuyện trò với các cô con gái đài các của ông. May sao lúc ấy họa sĩ Đinh Cường thuê nhà ở gần nhà Diễm để làm xưởng vẽ. Hai bạn canh chừng những khi thầy giáo có giờ dạy, mà Diễm đang ngồi ở nhà học bài thì hai bạn liền “liều” mình qua thăm. Những lần liều đầy mình ấy, có khi Diễm tiếp, có khi Diễm để cho người nhà tiếp và cũng có khi đang có bố ở nhà, Diễm tránh để cho khách ngồi chơi xơi nước rồi tự ý ra về. Khác với Ph.Th. (em ruột của ca sĩ Hà Thanh), Diễm biết Trịnh Công Sơn yêu mình và trái tim cô nhiều khi cũng rung động. Nhưng lúc ấy Diễm không thể vượt qua được sự nghiêm khắc của gia đình để nói cho tác giả Ướt Mi biết điều đó.Trịnh Công Sơn trút hết nỗi lòng yêu Diễm vào bài Diễm Xưa như sau nầy Sơn đã kể lại nhiều lần.

Có một điều lúc ấy Sơn không để ý: Những lúc Trịnh Công Sơn đến nhà Diễm, thì Dao A. – em gái của Diễm còn là một cô bé, nhỏ hơn Diễm đến bốn năm tuổi, chạy loăng quăng theo chị. Không ngờ chỉ mấy năm sau Dao A. trở thành một thiếu nữ xinh đẹp với khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương khác thường. Với cái cầu đã bắc từ hồi yêu Bích Diễm, nay Bích Diễm đã vào học Đại học ở Sài Gòn, tâm hồn của Sơn qua cây cầu cũ, nói như Đinh Cường “Sơn lại da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của Dao A. để rồi thất vọng, để rồi…”.

Khác với những lần yêu trước, thất vọng về Dao A., Trịnh Công Sơn không bắt nhạc của anh phải mang cái gánh thất tình của anh. Không ngờ hai mươi năm sau, trải qua bao nhiêu dâu bể, từ bên Mỹ, Dao A. trở về Việt Nam tìm Trịnh Công Sơn. Không rõ Dao A. nói gì với Sơn, và còn gì nữa không, mà anh đã rất hài lòng với thực tại “Hai mươi năm xin trả nợ dài, Trả nợ một đời em đã phụ tôi” (Xin Trả Nợ Người). Trong hai mươi năm ấy, Dao A. đã có gia đình, đã hiểu rõ cuộc đời, nên “hết phụ” tình Trịnh Công Sơn. Như Đinh Cường đã viết: “Tháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao A. về thăm, suốt tuần sáng nào A. cũng đến ngồi trên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà.” Trịnh Công Sơn yêu Dao A. phải trải qua hai mươi năm mới “nhận” được lời đáp. Tuy đã quá muộn, nhưng trên cõi đời nầy có mấy ai được yêu và được nhận có một khoảng cách dài lâu đến thế đâu!

LỜI KỂ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN VỀ ‘DIỄM XƯA’
(Nguồn: Wikipedia)

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá.

Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt… Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường. Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người ở quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu. Những bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ. Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên.

Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn và một phần nào cũng cứu rỗi cho con người ta khỏi vành đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực. Nhưng thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm thiêu hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình. Đó cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa.

Thời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và bỗng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh. Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Đi đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định. Định hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoang lạc của giấc mơ.

Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn. Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi. Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là “Diễm của những ngày xưa”.

‘DIỄM XƯA’ … NGÀY NAY
(Nguồn: Người Lao Động)

Bà Ngô Bích Diễm trong đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại Trung tâm Liễu quán, Huế. Ảnh: X. HỒNG

Trở về Huế để làm từ thiện, thăm lại bạn bè và được sống trong hoài niệm, cô nữ sinh Trường Đồng Khánh – người con gái tạo cảm hứng cho nhạc sĩ họ Trịnh sáng tác ca khúc Diễm xưa – Ngô Bích Diễm đã hồi tưởng về ngày xưa

. Phóng viên: Chị và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn quen nhau trong hoàn cảnh nào?

– Bà Ngô Bích Diễm: Sơn quen tôi qua họa sĩ Đinh Cường. Hai người là bạn thân của nhau. Ngày đó, anh Cường thuê nhà trọ ngay trong con hẻm nhà tôi. Có vài lần qua nhà tôi chơi, anh Sơn rủ Đinh Cường đi cùng. Nhà anh Sơn ở không xa nhà tôi. 

Anh Sơn ở số 11/3, đường Nguyễn Trường Tộ, tôi ở nhà 46 (cũ) đường Phan Chu Trinh. Từ nhà anh Sơn đi qua cầu Phủ Cam, rẽ tay phải đi bộ vài phút là đến nhà tôi. Sơn hay đến nhà tôi chơi. Lúc ấy, nhà tôi có cây dạ lan hương, hoa nở rất thơm. 

Anh Sơn rất thích mùi hoa này. Lúc nào đến chơi cũng nhận xét về mùi thơm của hoa. Có lần tôi đã tặng anh một nhành hoa. Sau đó, tôi nghe các em gái của anh nói lại là cành hoa tôi tặng đã làm chấn động tình cảm của anh.

. Vậy có phải Diễm xưa là tình yêu say mê của Trịnh Công Sơn dành cho chị?

– Tình cảm của Sơn dành cho tôi quá đẹp nên lúc nào tôi cũng trong trạng thái mơ hồ. Tôi không dám nhận mình là người con gái trong nhạc phẩm Diễm xưa. Nhưng đó là một mối tình rất đẹp của chúng tôi ngày ấy.

. Chị nghĩ về Trịnh Công Sơn thế nào?

– Anh Sơn như một dòng sông…

. Nghe nói do gia đình chị, cụ thể là ông cụ thân sinh đang là giáo viên Trường Quốc học Huế, không muốn chị thành thân với một nghệ sĩ?

(Diễm xúc động, một lúc sau mới nói).

– Tôi sinh ra ở Hà Nội. Năm 1952, gia đình tôi vào Huế nên tôi lớn lên ở Huế trưởng thành ở Sài Gòn. Nhưng đi bất cứ đâu, thậm chí sau này khi tôi đã định cư ở Mỹ, vẫn có nhiều người gặp tôi lần đầu đều hỏi tôi có phải là người Huế không? Vì phong cách, dáng dấp của tôi rất giống người Huế. Có lẽ đó là một trong những điều làm Sơn quý mến tôi. Với tôi, Huế luôn khép kín, bí ẩn, dù đi bất cứ đâu, suốt cả cuộc đời, Huế vẫn luôn ở trong tim tôi.

. Một mối tình thật đẹp, nhưng vì sao hai người không cùng nhau đi hết cuộc đời?

– Năm 1963, lúc 20 tuổi, tôi vào Sài Gòn học đại học, còn Sơn sau đó cũng vào học Trường Sư phạm Quy Nhơn. Sau đó tôi du học ở Mỹ nên không có điều kiện gặp lại anh.

. Dịch giả Bửu Ý, bạn thân của Trịnh Công Sơn nói rằng ông mới đếm sơ sơ thì Sơn đã có 23 người đẹp đi qua đời ông. Tất cả đều nói giọng Bắc như chị. Người nào Sơn cũng yêu say mê nhưng vẫn tìm hình bóng của Diễm qua từng người một, Diễm vẫn là niềm cảm hứng để Sơn dâng tặng cho đời những tình ca bất hủ. Chị nghĩ sao về điều này?

– (Nói trong cảm xúc dâng tràn, bà Diễm cười nhưng đôi hàng mi hoen ướt). Hình bóng anh Sơn đã bao trùm lên suốt cuộc đời tôi. Thế là quá đủ rồi!

 
Xin ghi chú nguồn Dòng Nhạc Xưa và các nguồn có liên quan khi trích dẫn!

Một cõi đi về (Trịnh Công Sơn): ‘con tinh’ hay ‘con tim’

Với hầu hết những ai yêu dòng nhạc Trịnh thì không ai mà không biết ‘Một cõi đi về’. Thế nhưng có một chi tiết trong ca từ của bài hát mà Dòng Nhạc Xưa nghĩ là nhiều người sẽ hiểu không đúng. Đó là ‘con tinh yêu thương vô tình chợt gọi’. Rất nhiều ca sỹ khi hát đã sửa thành ‘con tim yêu thương …’ cho dễ hiểu và hợp lý hơn.

Thật ra, theo một bài viết của ca sỹ Thái Hòa, một ca sỹ tài tử đã dày công nghiên cứu nhạc Trịnh thì: (nguồn: Talawas.org)

“Trong tất cả các tập sách đã in bài “Một cõi đi về”, tác giả đều cho in rất rõ chữ “con tinh yêu thương”. Và trong rất nhiều lần họp mặt bạn bè ở Việt Nam và cả ở Paris, Pháp, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều có hơn một lần giải thích cái hay, cái chất Huế độc đáo trong từ “con tinh” này. Chính Thái Hoà là một người trẻ hát nhạc Trịnh, vào năm 1996 khi về nước lần đầu tiên thăm ông cũng đã được nghe chính Trịnh Công Sơn giảng giải: Các cô gái nhỏ, xinh đẹp và nghịch ngợm ở Huế thường hay bị gia đình, người thân mắng yêu là “đồ yêu tinh”, và cái “con yêu tinh” nhỏ nhắn đó đã đi vào văn học như thế qua dòng nhạc Trịnh trong bài hát “Một cõi đi về” mà ông yêu thích nhất.”

Còn Hai Con Mắt Khóc Người Một Con

Bùi Giáng | Trịnh Công Sơn || 29/03/2013 | [dongnhacxua.com] || [facebook] [googleplus]

“Còn hai con mắt khóc người một con” là câu hát được lặp lại nhiều lần trong bài “Con mắt còn lại” của Trịnh Công Sơn mà [dongnhacxua.com] đã nghe khá lâu, có lẽ cũng gần 15 năm rồi. Thế nhưng chúng tôi ôm thắc mắc về ý nghĩa của câu hát mà chưa có câu trả lời cho đến hôm nay khi chúng tôi tình cờ đọc được một bài viết về hoa hậu đầu tiên của Việt Nam, bà Thu Trang (tên thật là Công Thị Nghĩa), đăng trên vnExpress. Thì ra nhạc sỹ   Trịnh Công Sơn đã mượn một câu trong bài thơ “Mắt buồn” của Bùi Giáng, một người bạn  văn nghệ thân thiết với nhà nhạc sỹ.

Nhà thơ Bùi Giáng đã làm tặng bài này cho hoa hậu Thu Trang. Câu cuối cùng trong bài thơ là “Còn hai con mắt khóc người một con” mà trong đó “khóc người một con” là khóc cho “gái một con trông mòn con mắt”.

BÀI THƠ “MẮT BUỒN” CỦA BÙI GIÁNG (1963) 
(Nguồn: http://poem.tkaraoke.com/10114/Mat_Buon.html)

Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
Tấm thân với mảnh hình hài
Tấm thân thể với canh dài bão giông
Cá khe nước cõng lên đồng
Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một giêng
Tạ từ tháng chạp quay nghiêng
Ầm trang sử lịch thu triền miên trôi

Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng với lời hẹn hoa
Bỏ người yêu bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con

BẢN “CON MẮT CÒN LẠI” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN (1992)
(Nguồn: http://www.trinh-cong-son.com/conmat_nb.html)

Xem thêm: Cuộc đời hoa hậu đầu tiên tại Việt Nam“Con mắt còn lại” – gợi hứng từ đâu?

[footer]