Một trong những nhạc sỹ để lại dấu ấn sâu đậm nhất cho nền nhạc của miền Bắc nước ta là nhạc sỹ Đỗ Nhuận. DòngNhạcXưa xin giới thiệu đến người yêu nhạc đôi nét về nhà nhạc sỹ gạo cội của chúng ta.
Đỗ Nhuận (1922 – 1991) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam[1] khóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản “Du kích sông Thao” nổi tiếng.
Nhạc sỹ Ánh Dương được người yêu nhạc biết đến qua ca khúc nổi tiếng ‘Chào em cô gái Lam Hồng’, bản nhạc ông sáng tác năm 1967. Nhạc sỹ vừa mãi mãi chia tay chúng ta sáng ngày 08/11/2022. DòngNhạcXưa cầu mong linh hồn ông mau chóng siêu thoát và vui sống đời đời ở cõi vĩnh hằng.
Nhạc sĩ Ánh Dương thời trẻ. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Nhạc sĩ Văn Chung (1914 – 1984) thuộc thế hệ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam, ông là tác giả của những nhạc phẩm nổi tiếng Bóng ai qua thềm, Trên thuyền hoa…
Khi nói đến những giọng hát để lại dấu ấn sâu đậm và đặc trưng nhất cho phong cách âm nhạc miền Bắc, người yêu nhạc không thể không nhắc đến ca sỹ Thu Hiền, giọng hát mượt mà đã chuyên chở không biết bao nhiêu giai điệu dân trong suốt 50 năm qua. Mỗi khi chị cất tiếng, mỗi lần nhìn chị đằm thắm trong chiếc áo dài, mỗi dịp tận mắt chứng kiến chị chỉn chu cho một tiết mục biểu diễn, chúng ta như được chìm đắm trong không gian âm nhạc của một Hà Nội xưa. Mượn một lời ca trong bản ‘Hà Nội, đêm trở gió’ của nhạc sỹ Trọng Đài & nhà thơ Chu Lai, DòngNhạcXưa xin giới thiệu tiếng hát vượt thời gian của nghệ sỹ Thu Hiền.
Nuốt nước mắt với những đắng cay để thoả đôi cánh vút cao trên những bản nhạc tình, bước chân xuống góc tối sau cánh gà, người nghệ sĩ lấy nghề làm lẽ sống vẫn luôn lặng lẽ, âm thầm “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Hiếm có người nghệ sĩ nào giống với NSND
Thu Hiền. Một mái tóc pha sương, một nụ cười hiền ẩn sau tâm hồn mang
nhiều tâm sự. Giữa chốn phù hoa đô hội, chị tự nhận mình chỉ là người
xưa nơi thành cũ, trung thành với lối sống dung dị không ồn ào.
Một trong những ca khúc ra đời trong cuộc chiến bảo vệ Biên Giới Tổ Quốc 1979 và đi sâu vào lòng nhiều thế hệ là bản “Gởi em ở cuối sông Hồng” của nhạc sỹ Thuận Yến với ý thơ của thi sĩ Dương Soái. Trong những ngày cuối tháng 02 này, DòngNhạcXưa xin giới thiệu nhạc phẩm đầy xúc động đến người yêu nhạc xưa.
Chuyện xúc động về hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”
“Gửi em ở cuối sông Hồng” thơ Dương Soái, nhạc Thuận Yến là một trong những bài hát nổi tiếng của kho tàng âm nhạc cách mạng. Ít ai biết rằng, bài thơ gốc được sáng tác vào ngày 20/2/1979, khi cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra được 3 ngày.
“Anh ở Lào Cai Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt Tháng Hai, mùa này con nước Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc năm 1979 bằng cách này hay cách khác đã đi vào thơ nhạc như những chứng nhân sống động cho một giai đoạn cam go của dân tộc. Nhân kỷ niệm 40 năm ngày các chiến sỹ Việt Nam đã anh dũng chống lại ngoại xâm, DòngNhạcXưa xin giới thiệu nhạc phẩm hào hùng của nhạc sỹ Trần Tiến: Những đôi mắt mang hình viên đạn.
Tác giả “Những đôi mắt mang hình viên đạn”: Con người không nên có biên giới
“Bóng hình những người chạy về và những người cầm súng đi ngược ra biên giới ám ảnh tôi. Đó là những chất xúc tác để “Những đôi mắt mang hình viên đạn” hoàn thành sau hai tiếng ngày hôm sau. Nhưng phải hai năm sau, Hà Nội mới được nghe”, nhạc sĩ Trần Tiến nói.
Chia sẻ với phóng viên Infonet,
Nhạc sĩ Trần Tiến cho hay, ngày hôm qua (16/2) ông cùng với đoàn văn
nghệ sĩ hơn 30 người trong đó có nhà thơ Nguyễn Duy, nhạc sĩ Nguyễn
Cường… đã trở lại chiến trường xưa biên giới phía Bắc, nơi cách đây 40
năm tiếng súng đầu tiên đã nổ ra bắt đầu cho một cuộc chiến.
Trong đêm qua, đoàn văn nghệ sĩ đã có buổi giao lưu với những cựu cán bộ, quân dân Lạng Sơn đã từng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
Qua điện thoại, khi ông trả lời phóng
viên câu hỏi “cảm xúc” về buổi giao lưu thì giọng ông trùng lại nói vỏn
vẹn hai từ “xúc động!”.
Sau cuộc đại di cư 1954, rất nhiều tinh hoa văn hóa của miền Bắc như bắt gặp được môi trường cởi mở, hiền hòa của miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng nên đã phát triển mạnh mẽ và hòa lẫn vào nền văn hóa chung của dân tộc. DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Phạm Công Luận đăng trên Thanh Niên để người yêu nhạc hiểu thêm về đời sống tinh thần của một thời Hòn Ngọc Viễn Đông.
Những ngày giáp tết giữa thập niên 1950, người dân khu Hòa Hưng bắt gặp những cụ đồ già người bắc vừa di cư vào nam ngồi trên vỉa hè đường Chason (Phạm Hồng Thái) gần chợ Hòa Hưng. Họ bày bán những liễn đối chữ Hán viết sẵn trên giấy điều.
Dù không sinh ra ở Hà Nội nhưng trải qua thời niên thiếu và cả một quãng đời tuổi trẻ ở đất Hà Thành, Phú Quang yêu và hiểu dải đất dọc sông Hồng như một đứa con tinh thần. Và vì thế, Hà Nội cũng là một chủ đề chiếm tỷ trọng đáng kể trong gia tài sáng tác đồ sộ của nhà nhạc sỹ. DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org để người yêu nhạc có cái nhìn thêm về “Hà Nội trong dòng nhạc Phú Quang”.
Chương trình âm nhạc tuần trước, Cát Linh đã giới thiệu các bài hát về mùa thu Hà Nội, cảm nhận thời khắc đẹp nhất của mùa thu Hà Nội qua những bản nhạc được sáng tác bởi nhiều nhạc sĩ. Trong đó, có Phú Quang, người nhạc sĩ đã thốt lên rằng ở Việt Nam, không có nơi nào có mùa thu đẹp như ở Hà Nội. Hôm nay, xin mời quí vị theo dõi những chia sẽ của Phú Quang về triết lý sáng tác của mình, và hiểu vì sao Hà Nội là người tình muôn thưở trong nhạc phẩm của ông.
Hà Nội là quê hương
“Chiều đông sương giăng phố vắngHàng cây lặng câm, hát câu mặc trầmTa còn chờ ai, nhạt phai sắc nắngHeo mây tan nhoà, bao giấc mơ xưa….” (Lãng đãng chiều đông Hà Nội)
DòngNhạcXưa đã có nhiều bài viết về Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến. Hôm nay chúng tôi mời người yêu nhạc thư thả về lại với mùa thu Hà Nội, qua một bài viết của tác giả Cát Lynh.
Mùa thu Hà Nội hiện lên với nét thâm trầm, cổ kính
“Tháng tám mùa thu lá rơi vàng chưa nhỉ?
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm…” (Có phải em là mùa thu Hà Nội)
Trong nỗ lực lưu giữ tư liệu về các giọng ca vàng một thuở, DòngNhạcXưa giới thiệu ca sỹ gạo cội Thanh Huyền, tiếng hát nổi tiếng môt thời trên làn sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam, qua một bài viết của tác giả Ngọc An trong chuyên mục “Giọng ca vàng thuở ấy… bây giờ”.
Giọng ca vàng thuở ấy… bây giờ: Thanh Huyền – ngôi sao trên sóng phát thanh
Tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Huyền đã vang lên trên Đài tiếng nói VN trong suốt các thập niên 1960 – 1990. Bà được ví như ngôi sao trên sóng phát thanh thế kỷ trước.
Nghệ sĩ Thanh Huyền thời trẻ và khi bước sang tuổi 74 – Ảnh: tư liệu – Ngọc An
Khi truyền hình chưa phát triển, công chúng thường biết đến giọng hát của các nghệ sĩ qua sóng phát thanh. Nhiều nghệ sĩ đã gắn tên tuổi với những ca khúc phát trên đài tiếng nói, trong đó có thể kể đến thế hệ những nghệ sĩ đầu tiên như Thanh Huyền, Mạnh Hà, Thúy Hà, Thúy Lan… …