Chắc hẳn người yêu nhạc xưa đều biết rõ trước khi trở thành nhạc sỹ sáng tác thì Nguyễn Ánh 9 là một nghệ sỹ dương cầm có hạng. DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của tác giả Lâm Viên về duyên âm nhạc của Nguyễn Ánh 9 và người thầy, nhạc sỹ Hoàng Nguyên.
Theo dấu xưa, chuyện cũ: Nguyễn Ánh 9 và cây piano xứ hoa đào
Ông Nguyễn Vũ Hoàng, Giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng, cho biết dịp Festival Hoa 2015, Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng khai trương “Không gian kỷ vật văn hóa Đà Lạt”, trong đó có trưng bày 2 cây đàn piano có tuổi đời trên 100 năm, nguyên là đàn của các trường học “Tây” ở TP.Đà Lạt từ trước 1975. …
Sau khi chia tay với rung động đầu đời, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 khẳng định chắc nịch “không, không, tôi không còn yêu em nữa” để đến với người vợ mà sau này gắn bó với ông 50 năm trên đường đời cũng như con đường nghệ thuật. [dongnhacxua.com] xin đăng một số bài viết mà chúng tôi sưu tập được để người yêu nhạc có thêm thông tin.
NGUYỄN ÁNH 9 – CHUYỆN ĐỜI TỰ KỂ: TÌNH NGHỆ SỸ VÀ THỬ THÁCH ĐẦU TIÊN CỦA CUỘC HÔN NHÂN ÊM ĐỀM (Nguồn: ngaynay.vn ngày 2015-01-19)
Sau khi câu chuyện tình yêu đầu tiên tan vỡ trong vô vọng cùng với cuộc sống lang thang không nhà, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 gắn liền với phòng trà Anh Vũ. Như một duyên nợ, tại đây ngoài những người bạn tri kỷ, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã gặp được người phụ nữ đặc biệt của đời mình.
Người phụ nữ đã gắn bó với ông hơn một nửa thế kỷ với biết bao thăng trầm, sóng gió. Mối tình của hai ông bà là niềm mơ ước không chỉ của nhiều nghệ sĩ lúc bấy giờ và là niềm khao khát của rất nhiều bạn trẻ. Tình yêu ấy, theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho cảm hứng khơi nguồn của một ca khúc tình yêu của chính cuộc đời ông bà. Mà bản thân nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và vợ luôn muốn giữ gìn cho riêng bản thân mình
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 sáng tác không nhiều mà ông dành phần lớn thời gian hoạt động âm nhạc với vai trò của một nhạc công, mà nói chính xác hơn là một nghệ sỹ dương cầm có hạng của Sài Gòn ngày trước.
NHẠC SỸ NGUYỄN ÁNH 9 – CHUYỆN ĐỜI TỰ KỂ: MỐI TÌNH ĐẦU TAN VỠ THEO “MỘNG DƯƠNG CẦM” (Nguồn: ngaynay.vn ngày 01/01/2015)
Khi quyết định rời khỏi gia đình để theo đuổi đam mê của mình, Nguyễn Ánh 9 cũng dần dần đánh mất luôn mối tình đầu đẹp đẽ của mình.
[dongnhacxua.com] cũng như hàng triệu con tim yêu nhạc xưa chắc hẳn không khỏi xót xa và đau buồn khi biết tin nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 đã ra đi mãi mãi. Cầu chúc linh hồn ông mau an nghỉ chốn vĩnh hằng và cho phép chúng tôi gởi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia quyến nhà nhạc sỹ đáng kính!
ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ NGUYỄN ÁNH 9 (Nguồn: wikipedia)
Ông tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 tại tỉnh Phan Rang, Việt Nam (cũng có nguồn viết ông sinh năm 1939). Ông là út trong một gia đình khá giả có ba người con. Gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và năm ông 11 tuổi thì vào Sài Gòn.
Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông bỏ nhà đi năm 18 tuổi để theo đuổi con đường âm nhạc.[1] Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc.
Trong quá trình tìm tài liệu về nhạc sỹ Hoàng Nguyên, tác giả của “Ai lên xứ hoa đào” nổi tiếng, [dongnhacxua.com] bắt gặp một thông tin thú vị: ông chính là người anh và cũng là người thầy đã dìu dắt nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 bước vào con đường âm nhạc. Chúng tôi xin mạn phép đăng lại bài viết của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9.
Hoàng Nguyên vĩnh viễn ra đi đã gần phần tư thế kỷ, gửi lại cho đời không ít những tác phẩm đáng trân trọng, bởi nét nhạc tài hoa và ca từ thấm đậm, buồn man mác. Có lẽ trong long những người yêu nhạc sẽ mái mái vang vọng những giai điệu đầy kỷ niệm của thời kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp … “Nếu hiểu rằng anh đi vì lũ giặc tham tàn, thì em ơi, em chớ sầu thương chi ! Em thấy chăng khói súng của giặc thù còn mịt mùng và còn che khuất mờ …”. Nhạc sĩ Hoàng Nguyên đã viết ca khúc ‘Anh Đi Mai Về‘ này ở tuổi 20 tràn đầy nhiệt huyết trong bối cảnh cả dân tộc đang trường kỳ kháng chiến. Bài hát tức khắc được đón nhận nồng nhiệt và phổ biến rộng khắp. Hiếm có những nhạc sĩ trẻ xưa nay tìm được thành công dứt khoát ngay tác phẩm đầu tay của mình và nhanh chóng thành danh như anh.
Với tôi, Hoàng Nguyên như vẫn còn ở đâu đó quanh đây và những kỷ niệm với anh còn như mới hôm qua… Anh Hoàng Nguyên – Cao Cự Phúc của tôi. Tôi gặp anh lần đầu tiên cách nay hơn 40 năm, khi đang học Trường Yersin ở Đà Lạt, thành phố thơ mộng sau này đã đi vào các tác phẩm vượt thời gian của anh. Dạo đó, biết tôi là một chú học trò mê âm nhạc có chút năng khiếu, Hoàng Nguyên đã để tâm chăm sóc. Chủ Nhật hàng tuần, anh vào trường nội trú đón tôi ra ”nhà” anh chơi và ân cần truyền đạt cho tôi những kiến thức ban đầu về âm nhạc. “Nhà” anh ở thật ra chỉ là một căn phòng đơn sơ, trong khuôn viên Trường Bồ Đề Đà Lạt, nơi anh đang dạy Anh văn cho các lớp trung học. Một chiếc giường đơn, một bàn viết bằng gỗ thông và một cây đàn guitar treo trên vách. Thời gian đó, Hoàng Nguyên còn phụ trách các buổi phát thanh của Hội Phật giáo trên làn sóng Đà Lạt. Một hôm, tôi rất bất ngờ và hạnh phúc được anh “mời” tham gia ban nhạc phát thanh của anh. Đó là lần đầu tiên tôi bước vào “nghề ca nhạc”, năm 1956.
Năm đó, Hoàng Nguyên đang phác thảo ca khúc Bài Thơ Hoa Đào:
“Chiều nào dừng chân phiêu lãng, Khách đến đây thấy hoa đào vương lối đi…”
Tôi hân hạnh là người ái mộ đầu tiên được anh đàn và hát cho “nghe thử” những âm điệu lời ca lãng đãng sương khói núi đồi của Bài Thơ Hoa Đào. Tôi vẫn nhớ như vừa ra khỏi giấc mơ còn tươi rói: chúng tôi ngồi co ro trong căn phòng nhỏ của anh; bên ngoài trời cao nguyên xam xám và mưa nhỏ. Đằng kia, những cánh hoa đào vừa lìa cành theo cơn gió bất chợt … Hỏi “Chắc anh đã chọn Đà Lạt làm quê hương ?”. Đôi mắt u hoài sau cặp kính trắng của anh hình như chợt xa khuất hơn: “Không, anh chỉ ghé chân để tạm mưu sinh và tìm cảm hứng …”.
Vâng, Hoàng Nguyên chỉ “ghé chân” – như anh viết “dừng chân phiêu lãng” nơi phố núi mù sương này một quãng thời gian ngắn nhưng cũng đủ để anh viết nên hai ca khúc tiêu biểu về một vùng đất thơ mộng dễ yêu: Bài Thơ Hoa Đào và Ai Lên Xứ Hoa Đào, hai ca khúc bất hủ đã làm rung động trái tim nhiều thế hệ người yêu nhạc, mãi mãi gắn chặt nghệ danh của anh với địa danh nổi tiếng này.
“Ai lên xứ hoa đào, dừng chân bên hồ nghe chiều rơi. Nghe hơi giá len vào hồn người, chiều Xuân mây êm trôi. Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ …”
Bẵng đi một thời gian, chúng tôi gặp lại nhau ở Sài Gòn khảng đầu thập niên 70. Lúc ấy, tôi đã đi vào lĩnh vực ca diễn và Hoàng Nguyên đã bị động viên vào binh chủng Quân cụ chế độ cũ. Như một số các nghệ sĩ khác cùng thời, buổi sáng anh thường đến uống cà phê ở nhà Thanh Thế, đường Nguyễn Trung Trực. Nghe nói dạo đó tình cảm gia đình anh gặp chuyện không vui. Anh trở nên u uất hẳn và có lẽ vì thế anh đã rất thích bài hát Summertime có âm sắc blues-jazz trầm mặc đang thịnh hành và được phát thường xuyên ở nhà hàng Thanh Thế. Tác phẩm Cho Người Tình Lỡ của anh ra đời khoảng thời gian đó, chịu phần nào âm hưởng khắc khoải của Summertime.
“Nhớ mà chi, đau thương qua rồi Thương mà chi, xót xa cũng đắng cay…”
Năm 70, bài Không của tôi được Khánh Ly thu vào đĩa 45 vòng do Hàng đĩa Tình Ca Quê Hương sản xuất, mặt sau có bài Cho Người Tình Lỡ do Thanh Lan hát. Ngày hãng đĩa trao tặng đĩa hát nói trên cho chúng tôi, Hoàng Nguyên thân mật vỗ vai tôi, thì thầm:”Mau quá Ánh hỉ ? Mới ngày nào ở Đà Lạt, anh em mình nói chuyện âm nhạc nhập môn, bây giờ Ánh đã có bài thu đĩa với anh…”. Vẫn là ngôn phong của một người anh ân cần, trìu mến ! Hoàng Nguyên còn để lại một tác phẩm khác, được yêu mến không kém các ca khúc đã có của anh, mà anh viết về xứ Huế, quê anh: Tà Áo Tím.
“Một chiều lang thang bên dòng Hương Giang Tôi đã gặp một tà áotím, nhẹ thấp thoáng trong nắng vương Mầu áo tím sao luyến thương…”
Hoàng Nguyên đột ngột chia tay với không gian âm nhạc của chúng ta một buổi sáng năm 1973 trong một tai nạn giao thông khi anh từ Vũng tàu trở về Sài Gòn. Ở độ tuổi 50 chín muồi rung động và từng trải cuộc đời. Tôi thầm nghĩ, nếu Hoàng Nguyên chưa vội ra đi chắc chắn ca mục của anh sẽ còn nối tiếp bằng những ca khúc dịu dàng, thanh thoát trong đó nỗi u hoài được nâng lên thành những vần thơ trong vắt…