Còn tuổi nào cho em (Trịnh Công Sơn)

Vài tuần nay, cộng đồng mạng bàn tán nhiều về lời của câu mở đầu trong tuyệt phẩm ‘Còn tuổi nào cho em’ của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Gần như tất cả chúng ta đều quá quen thuộc với ca từ: ‘Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay …’.

Tuy nhiên theo một tài liệu được công bố, là bản nhạc chép tay mà nhà nhạc sỹ đã gởi cho cô Ngô Vũ Dao Ánh vào năm 1962 thì câu này là: ‘Tuổi nào mang bướm hồng ép vào tay …’. 

Một vài người yêu nhạc đặt câu hỏi và theo tìm hiểu của chúng tôi thì cả hai đều đúng. Rất có thể trong phiên bản đầu tiên cho Dao Ánh, vốn khá là riêng tư giữa hai người, Trịnh Công Sơn đã đưa vào một hình ảnh thi vị ‘ép bướm hồng’; nhưng trong lần xuất bản vài năm sau đó, chính ông đã hiệu chỉnh lại một chút và chuyển thành ‘nhìn lá vàng úa’ để mang tính đại chúng hơn.

Theo thiển ý của Dòng Nhạc Xưa, cái nào cũng có cái hay của nó, việc cảm nhận là tùy mỗi người mà thôi!

Kỳ 1: Còn tuổi nào cho Dao – Ánh – sương – mù

(Nguồn: https://www.tcs-home.org)

Những ngày qua,đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ông bà Nguyễn Trung Trực – Trịnh Vĩnh Trinh, cùng nhà thơ Nguyễn Duy, nhà báo Nguyễn Trọng Chức, nhà nghiên cứu Bùi Vĩnh Phúc, đã kết hợp với NXB Trẻ (TPHCM) để biên soạn và ấn hành bộ sách kỷ niệm 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (2001 – 2011) – trong đĩ có cuốn Thư tình gửi một người, công bố hàng trăm bức thư của Trịnh Công Sơn viết gửi người yêu trước đây…

đọc thêm

B’lao & Dấu Ấn Nhạc Trịnh

Địa danh B’lao mà ngày nay là Thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) là nơi mà Trịnh Công Sơn đã về dạy học sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Quy Nhơn. Mặc dù chỉ dừng chân nơi đây độ 3 năm (từ 1964 – 1967) nhưng mảnh đất đèo heo hút gió cũng đã ghi lại nhiều dấu ấn trong lòng nhà nhạc sỹ. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một nét chấm phá trong hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn ở mảnh đất B’lao gió núi.

Dấu ấn Trịnh qua miền đất này – Kỳ 4: Anh trưởng giáo ở góc núi B’Lao

Nguồn: bài viết của tác giả Trần Ngọc Trác đăng trên TuoiTre.vn ngày 31/03/2021

TTO – Trịnh Công Sơn tốt nghiệp Trường Sư phạm Quy Nhơn và được điều về Ty tiểu học Lâm Đồng (tỉnh lỵ đặt tại B’Lao, nay là thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) vào tháng 8-1964.

Ông trưởng giáo Trịnh Công Sơn (bìa phải) cùng các đồng nghiệp ở B’Lao 1964. Ông Nguyễn Thanh Ty (người ngồi sau bên trái) – Ảnh tư liệu của Nguyễn Thanh Ty
đọc thêm

Âm nhạc thời Covid-19: Nghe nhạc Trịnh ngày cách ly buồn

Đầu năm 2020, cơn đại dịch có tên Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) đã gây ra một hệ lụy chưa từng có trong lịch sử nhân loại: cuộc sống ở tất cả các quốc gia đảo lộn hoàn toàn, hàng tỷ người phải cách ly ở nhà, sinh mạng con người mong manh hơn bao giờ hết. Trong tâm tình đó, Dòng Nhạc Xưa xin gởi đến quý vị một chút âm nhạc để chúng ta cùng xoa dịu nỗi đau này.

Nghe nhạc Trịnh ngày cách ly buồn

(Nguồn: bài viết của tác giả Huỳnh Dũng Nhân đăng trên DanTri.vn ngày 2020-04-02)

Ngồi nhà trong đợt cách ly chống dịch bệnh mới có hai ngày đã héo rũ và buồn tê tái, tôi chợt tìm đến những câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Cái cảm giác khi nghe: “Lời kêu gọi cách ly toàn xã hội” có cái gì đó căng thẳng và buồn ghê gớm. Tôi đang “vui chơi giữa đời biết đâu nguồn cội” với bạn bè mà bỗng nhiên lại có:

“Một ngày như mọi ngày,
Đi về một mình tôi.
Một ngày như mọi ngày,
Quanh đời mình chợt tối.
Một ngày như mọi ngày,
Giọng buồn lên tiếp nối.
Một ngày như mọi ngày,
Xe ngựa về ngủ say…”

Tôi từ quận 1 về Bình Thạnh qua hầm chui Thủ Thiêm, con đường xưa kẹt cứng giờ trở nên thênh thang trống hoác, buồn tênh khiến tôi nhớ mấy thằng bạn vẫn túc trực trong cơ quan:

“Không còn ai
đường về ôi quá dài
những đêm xa người
chén rượu cay
một đời tôi uống hoài”

Mới ngày nào còn nhậu với nhau, cà phê với nhau, tán dóc với nhau, giờ đã mỗi đứa một nơi, muốn đến thăm nhau cũng không được :

“Tình yêu như thương áo
quen hơi ngọt ngào.
Rời nhau hôm nào,
hồn mình như vá khâu,
buồn mình như lũng sâu.
Rồi tình trong im tiếng,
rồi tình ngoài hư hao”.

Dã tràng ca (Trịnh Công Sơn)

‘Dã tràng ca’ hay còn gọi ‘Trường ca Tiếng hát Dã Tràng’ là một trong số ít sáng tác theo thể loại trường ca trong kho tài độ sộ 600 bản nhạc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Nhân dịp nhạc phẩm này được lưu hành trở lại, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đến người yêu nhạc tác phẩm ít được biết đến của nhạc sỹ họ Trịnh.

‘Dã tràng ca’ – tác phẩm ‘bí ẩn’ của Trịnh Công Sơn

(Nguồn: bài viết của tác giả Tiểu Vũ đăng trên motthegioi.vn ngày 2019-03-04)

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Ảnh: motthegioi.vn

Từ ngày ra đời cho đến nay, tác phẩm “Dã tràng ca” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới chỉ được trình diễn đúng một lần, vì thế xung quanh ca khúc này vẫn còn phủ một màn sương huyền thoại.

Trong danh mục hơn 600 tác phẩm âm nhạc mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác lúc sinh thời, Dã tràng ca là một tác phẩm khá bí ẩn. Cho dù đã được biết đến và công khai văn bản từ lâu, đây vẫn là một tác phẩm mà đa số công chúng chưa được biết đến, chưa từng nghe, thậm chí không có một hình dung nào về nó. Trong khi những người đã từng may mắn chứng kiến sự ra đời của tác phẩm này, thì cũng chỉ còn nhớ về Dã tràng ca một cách không đầy đủ, và có phần mơ hồ.

Đọc tiếp

Sài Gòn mùa xuân (Trịnh Công Sơn)

Tiếp nối dòng nhạc xuân, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: Sài Gòn Mùa Xuân. Ngày đó, chúng tôi còn nhớ bản này rất thịnh hành ở Sài Gòn thập niên 1990 qua tiếng hát của nữ danh ca Lan Ngọc.

Sắc Xuân Sài Gòn

(Nguồn: http://thegioidienanh.vn/sac-xuan-sai-gon-10586.html)

Sài Gòn ngày cuối năm tràn ngập sắc hoa Xuân. Khi đường xá đã không còn tiếng xe ồn ào cùng sự vội vã của cuộc mưu sinh thường nhật, người ta mới thong thả xuống phố chọn những chậu mai, tắc, cúc, mồng gà… đẹp nhất, ưng ý nhất để trang hoàng nhà cửa. Từ những chiếc ghe thuyền chở hoa kiểng từ miền Tây lên bến Bình Đông tới các tuyến đường hoa, công viên hoa, chợ hoa…, mùa Xuân đã hiện diện trên mọi nẻo đường góc phố Sài Gòn. Cả thành phố như được bao phủ một thảm hoa rực rỡ đủ màu – Sắc màu của thiên nhiên, của nắng phương Nam ấm áp mang đến cho Sài Gòn một nét Xuân đẹp lạ lùng. Cùng Thế giới điện ảnh chiêm ngưỡng những sắc Xuân rực rỡ đó.

Những chậu mai, cúc cuối cùng của ngày cuối năm
Đọc tiếp

Hoa Xuân Ca (Trịnh Công Sơn)

Trong kho tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, chúng ta bắt gặp một số sáng tác đặc sắc về mùa xuân. Nhân dịp đất trời sắp bước vào một năm mới, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bản “Hoa xuân ca” của Trịnh Công Sơn để người yêu nhạc có dịp lắng đọng lòng mình với những giai điệu đẹp của một thời không quá xa.

Rộn rã cùng “Hoa xuân ca”

(Nguồn: bài viết của tác giả Tuệ Mẫn đăng trên baohatinh.vn ngày 2014-01-11)

Có những buổi sáng mùa xuân ấm áp, tôi đi giữa thành phố tĩnh lặng, nhìn những nụ mầm mơn xanh trên những tàng cây khô cong mà trong lòng trào dâng những xúc cảm trong trẻo, tinh khiết. Và chính lúc ấy, từ ngõ ngách nào đó trong tâm hồn tôi lại vang lên ca từ “Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa/ Em hãy yêu con người ngọt ngào đời vẫn thế…” một cách rộn rã…

Trịnh Công Sơn là thế. Âm nhạc và lời ca của ông từ bao lâu nay cứ như một sợi tơ vô hình giăng mắc trong tâm hồn tôi. Để trong bất cứ cảm xúc nào cũng vang lên một câu hát rất phù hợp. Khác hẳn với những ca khúc có giai điệu chậm buồn về tình yêu và thân phận con người, Hoa xuân ca là một bản nhạc vui tươi, rộn rã mà Trịnh Công Sơn đã viết về mùa xuân và tình yêu – thứ tình yêu mật ngọt. Và giống rất nhiều ca khúc khác, Hoa xuân ca cũng ẩn chứa trong ca từ của nó nhiều triết lý và thông điệp của đời sống:

Đọc tiếp

Hoàng Lan & Trịnh Công Sơn: Em đến bên đời

Rất nhiều trong số khoảng 500 ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được nhà nhạc sỹ viết từ rung cảm thật của con tim. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một giai thoại ít được biết đến về hai bản ‘Hoa vàng mấy độ’ và ‘Như một lời chia tay’, qua một bài viết của cố nhạc sỹ – ký giả Trường Kỳ.

Bản ‘Hoa vàng mấy độ’. Ảnh: thugiang.wordpress.com

Hoàng Lan: Đóa “hoa vàng một thuở” của Trịnh Công Sơn

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-11-10)

Hầu như mọi người đều biết, không ít những bản tình ca của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường được anh sáng tác từ những cảm xúc dành riêng cho một đối tượng trong đời sống tình cảm đầy lãng mạn của mình. Trong số đó, “Hoa Vàng Mấy Độ” và “Như Một Lần Chia Tay”, cho đến nay vẫn được nhiều người yêu thích nhạc Trịnh tìm hiểu về xuất xứ.

Hơn 3 năm sau khi Trịnh Công Sơn qua đời, những thắc mắc về hai nhạc phẩm trên đã được giải đáp rõ ràng khi CD “Hoa Vàng Một Thuở” được chính thức ra mắt tại Toronto cách đây vài tháng. Người trình bày hai nhạc phẩm này (cùng một số nhạc phẩm của những tác giả khác) cũng là người thực hiện CD “Hoa Vàng Một Thuở” mang tên Hoàng Lan. Cô chính là nguồn cảm hứng để Trịnh Công Sơn viết thành hai ca khúc tình cảm bất hủ đó.

Hoàng Lan

Phạm Thị Hoàng Lan sinh tại Sài Gòn và là con út trong một gia đình gồm 6 người con, trong số có một người mất sớm.

Cát bụi (Trịnh Công Sơn)

Với những người theo đạo Chúa thì thứ tư hôm nay là một ngày đặc biệt vì đó là Thứ Tư Lễ Tro. Ý nghĩa chính của ngày lễ này là để chúng ta ý thức thân xác con người hình thành từ tro bụi và một mai sẽ trở thành bụi tro, chỉ có linh hồn là có sự sống vĩnh cửu, vượt ra khỏi giới hạn của không gian và thời gian. Nhắc đến những điều này không phải để chúng ta tự ti yếm thế mà để chúng ta sống yêu thương hơn, bớt đi hận thù và những sân si đời này. Dòng Nhạc Xưa xin chúc người yêu nhạc có những phút giây lắng đọng để tìm về lại với chính cái tôi tốt đẹp vốn có của mỗi người!

Cát bụi (Trịnh Công Sơn). Ảnh: theharmonica.net

ĐÔI NÉT VỀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA BẢN “CÁT BỤI” (Nguồn: bài viết của Trịnh Công Sơn đăng trên Tạp chí Thế Giới Âm Nhạc, số 1-1998)

Trịnh Công Sơn chụp ở ban công ngôi nhà của ông trên đường Nguyễn Trường Tộ, Huế vào khoảng 1969. Ảnh: tcs-home.org

Vào một buổi chiều ngày tháng không còn nhớ, tôi một mình đến rạp Casino xem phim ”Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm” tập 6 . Đây là bộ phim nhiều tập, đã xem tập này thì không thể không chờ xem tập khác. Nói chung là tập nào cũng hấp dẫn. Trong 6 tập có đoạn hiệp sĩ mù xuất kiếm giải cứu cho một nàng Kiều xinh đẹp. Cứ mỗi tuyệt chiêu xuất ra là nghe có một tiếng nói bình giả ca ngợi. Đường kiếm như có thêm sức mạnh mỗi lúc một uyển chuyển huy hoàng hơn. Sau khi cứu được nàng Kiều, hiệp sĩ mù quay về phía tiếng nói vái tay chào hỏi. Hoá ra bên vệ đường dưới gốc cây to có một người mù khác đang ngồi xếp bàn, trên hai chân có cây đàn bọc trong bao vải gác ngang. Người nghệ sĩ mù có nhã ý chơi một bản đàn tặng hiệp sĩ mù. Hai người bèn kéo nhau vào một khu rừng gần đấy. Hình như rừng vào thu nên các cành đều trơ lá, chỉ thấy một đám lá vàng đỏ trải dài trên mặt đất. Hai người ngồi tựa vào hai gốc cây đối diện nhau. Tiếng đàn cất lên như một lời than thở ngậm ngùi về đất trời, về kiếp người. Tiếng đàn nửa chừng bỗng đứt giây. Người nghệ sĩ mù nói : có kẻ bất thiện đang nghe lén. Quả đúng như vậy, có một tên gian đang rình rập hiệp sĩ mù. Thế là hai người lặng lẽ chia tay.

Hết phim, tôi tản bộ ngang trên đường phố. Không hiểu sao cái đoạn phim ngắn ngủi ấy khiến tôi buồn buồn. Chiều tôi về nhà, sau khi ăn, tôi ngồi đọc lại cuốn “ Zorba le Grec”. Đến đoạn Zorba than thở : “ Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa, tiếng hót mày làm tan nát tim ta”, tôi bỗng gập sách lại và không đọc nữa. Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi.Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lập đi lập lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ. Đến khi về nhà ghi lại thì bài hát đã gần như hoàn chỉnh. Sáng hôm sau mang hát cho một số bạn bè nghe, hầu như ai cũng thích.

Đó là câu chuyện sự ra đời của bài “ Cát bụi”.

Mỗi bài hát đều bắt nguồn từ một duyên cớ nào đó. Có khi từ một câu chuyện không đâu.

Bây giờ thì người hiệp sĩ mù kia đã chết rồi. Khoảng hai năm nay. Người viết Zorba đã qua đời dĩ nhiên con chim đa đa kia cũng đã chết. Và nếu Zorba là một con người có thật được Nikos Kazantzakits tiểu thuyết hoá thì nay ông cũng mất rồi.

“ Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…”

Thời gian đã nghiền nát tất cả thành cát bụi hết rồi.

Tạp chí Thế Giới Âm Nhạc, số 1-1998

LẮNG NGHE VÀ CẢM NHẬN: CÁT BỤI (Nguồn: bài viết của tác giả Liêu Hà đăng trên 24h.com.vn ngày 2013-11-30)

Tôi yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn không chỉ vì nhạc Trịnh lãng mạn, hư hư, ảo ảo đến vô thường mà trong đó còn chứa biết bao những triết lý sâu sắc về tình yêu, về cuộc sống và đời người. Ở nhạc Trịnh, người ta không chỉ bắt gặp những dấu son đẹp trong ca từ, sự tha thiết đến cuồng nhiệt yêu thương hay những lẽ sống trong cuộc đời mà ở đó còn có những hoang hoải, băn khoăn về một kiếp người ngắn ngủi, sinh ra, lớn lên, già đi rồi mất cũng chỉ trong gang tấc. Những trăn trở đó, đã đi vào nhạc Trịnh nhẹ nhàng, lãng đãng như hơi thở nhưng vô cùng sâu lắng.

Đà Lạt, một thời hương xa (3): Tuổi đá buồn của Trịnh Công Sơn

Đà Lạt là nơi chốn đi về quá quen thuộc với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vì ông đã có nhiều năm dạy học ở B’lao (huyện Bảo Lộc ngày nay). Cũng từ những lần đi về đó, tình cảm với Đà Lạt đã nảy sinh trong lòng nhà nhạc sỹ đa sầu đa cảm họ Trịnh của chúng ta. Dòng Nhạc Xưa xin mời quý vị tiếp tục quay về với Đà Lạt một thời hương xa qua bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên.

Tuổi đá buồn (Trịnh Công Sơn). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đà Lạt, một thời hương xa: Tuổi đá buồn của Trịnh Công Sơn

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đăng trên Thanh Niên ngày 2016-10-19)

Để gió cuốn trôi

Dòng Nhạc Xưa đã từng đến Bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn để thăm người thân hay làm vài công tác thiện nguyện nên chúng tôi rất cảm thông cho những mảnh đời bất hạnh, nhất là các bệnh nhân nhi vẫn còn rất vô tư. Hôm nay chúng tôi xúc động bắt gặp một truyện ngắn rất hay của tác giả Nguyễn Ngọc Hoài Nam đăng trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần. Hình ảnh những em nhỏ với cái đầu trọc lóc, vô tư chạy nhảy nô đùa trong khuôn viên chật chội và ngột ngạt của bệnh viện làm chúng tôi liên tưởng đến bé Võ Hoàng Ngân, một cánh én nhỏ đến với đời và cũng đã theo gió bay mãi mãi bay về miền trời xa. Qua bài viết và truyện ngắn này, Dòng Nhạc Xưa xin cầu mong cho linh hồn các bệnh nhân thanh thản ở một thế giới không còn khổ đau, cầu mong cho những ai đang phải điều trị bệnh ung thư được an ủi phần nào nỗi đau thể xác và cho nước Việt Nam chúng ta một ngày nào đó không còn là “cường quốc ung thư” đầy đau lòng như hiện tại!

BÊN MẢNG TƯỜNG MƠ

(Nguồn: truyện ngắn của tác giả Nguyễn Ngọc Hoài Nam đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

TTCT – Lần đầu Nhiên gặp cô bé lúc đi xét nghiệm. Cô bé nhỏ thó, ngồi như nấp sau gầm cầu thang tối, đầu trụi lủi không một sợi tóc, y hệt những đứa trẻ khác ở đây.

Nô đùa – bức tranh của bệnh nhi Nguyễn Hoàng Nam, 15 tuổi, đã mất năm 2015 (vẽ tặng chương trình “Ước mơ của Thúy”)