Nhạc sỹ Đài Phương Trang: Mùa Noel cho hai người xa lạ

Trong một bài viết trước, Dòng Nhạc Xưa đã giới thiệu bản “Hai mùa Noel” của nhạc sỹ Đài Phương Trang. Qua đó người yêu nhạc mới biết được hai nhân vật trong tác phẩm quen thuộc mỗi dịp Giáng Sinh về là hai người xa lạ, không quen biết với nhà nhạc sỹ. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu thêm nhiều chi tiết thú vị xung quanh ca khúc nổi tiếng qua bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên.

Tác giả ‘Hai mùa Noel’ kể chuyện tình

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Đình Nguyên đăng trên ThanhNien.vn ngày 2017-12-24)

Nhạc sỹ Đài Phương Trang và Hai mùa noel. Ảnh: https://sites.google.com/site/ccamnhac/ccan-85-2

Ca khúc Hai mùa Noel của nhạc sĩ Đài Phương Trang là một tình khúc được lồng vào không gian Giáng sinh và trở thành một bài hát quen thuộc với mọi người. Và, đó không chỉ là bài hát…

Trong cái se lạnh rất hiếm của TP.HCM và trong không khí rộn ràng chuẩn bị chào đón Noel 2017, chúng tôi đã tìm gặp nhạc sĩ Đài Phương Trang, tác giả của nhiều bản “nhạc xưa”, trong đó có bài Hai mùa Noel hết sức quen thuộc với công chúng. Ông đã cùng chúng tôi trở về trong hoài niệm của một mùa Noel cách đây 45 năm.

Đệ nhất khẩu cầm Tòng Sơn

Trong bài viết về nghệ sỹ saxophone Huỳnh Hoa, chúng ta có nói về người bạn tri kỷ và cũng là người bạn diễn nổi tiếng Tòng Sơn, đệ nhất harmonica Việt Nam. Dòng Nhạc Xưa hân hạnh giới thiệu về người nghệ sỹ đặc biệt này qua một bài viết của anh Hà Đình Nguyên.

“Quái kiệt” Tòng Sơn Một mùa Xuân vui đợi cuối đường

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Đình Nguyên đăng trên baoconggiao.net ngày 2017-02-02)

“Quái kiệt” Tòng Sơn Một mùa Xuân vui đợi cuối đường

Mùa Xuân này, nghệ sĩ kèn harmonica Tòng Sơn bước sang tuổi 88. Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông đã trải qua bao biến chuyển thăng trầm, đủ vinh quang, tủi nhục… Tuy vậy, dù đã gần 90 tuổi,  bao lần phải nhập viện cấp cứu, nhưng vừa gượng dậy là người nghệ sĩ già lại xuất hiện trên sân khấu, chỉ vì một lý do: kiếm tiền mưu sinh…

Đệ nhất danh kèn Huỳnh Hoa

Tiếp nối loạt bài về các nhạc công đã có nhiều dấu nhất trong dòng nhạc Việt, Dòng Nhạc Xưa xin mượn một bài viết của anh Hà Đình Nguyên đăng trên tờ Thanh Niên năm 2004 để giới thiệu “đệ nhất danh kèn” Huỳnh Hoa (1935 – 2008).

Nghệ sĩ kèn saxophone Huỳnh Hoa: “Một cây kèn, một đời người”

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên ngày 2004-07-19)

Nghệ dỹ Tòng Sơn (trái) và Huỳnh Hoa (phải). Ảnh: cand.com.vn

Hằng đêm, nếu bạn có dịp ghé vào sân khấu ca nhạc Trống Đồng (góc đường Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Du, Q.1, TP Hồ Chí Minh) bạn sẽ được nghe tiếng kèn saxo “thần sầu” của một “lão nghệ sĩ” đã hơn 70 tuổi. Ở vào lớp tuổi “gió heo may đã về” mà tiếng kèn của ông vẫn còn đầy mê hoặc thì chắc chắn ở vào thời điểm sung sức nhất, “hoàng kim” nhất của lão nghệ sĩ này hẳn có rất nhiều điều thú vị. Nào, chúng ta hãy cùng “ngược thời gian” với “đệ nhất danh kèn”: Huỳnh Hoa.

Hoàng Trọng: Vua Tango

Dòng Nhạc Xưa đã có nhiều bài viết về nhạc sỹ Hoàng Trọng (1922 – 1998). Tuy nhiên sẽ là một điều thiếu sót khi không nói về các bản theo thể điệu tango lả lướt mà qua đó ông được người yêu nhạc xưng tụng là “vua tango của nền tân nhạc Việt Nam”. Trong bài viết mang tính chất tổng hợp này, chúng tôi dùng tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu có gì chưa hợp lý, xin quý vị gần xa cùng góp ý hay thảo luận (qua trang web này hoặc qua Facebook facebook.com/dongnhacxua) để tất cả chúng ta có được thông tin chính xác nhất về nhà nhạc sỹ tài hoa Hoàng Trọng.

Nhạc sỹ Hoàng Trọng lúc trẻ. Ảnh: giadinhhoangtrong.wordpress.com

Nhạc sĩ Hoàng Trọng: Ông Vua Tango của nền tân nhạc Việt Nam

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-07-16)

Bến xuân: hoài niệm cả đời cho một lần gặp gỡ

Nhân dịp xuân về, Dòng Nhạc Xưa trân trọng xin mời người yêu nhạc nghe lại bản “Bến Xuân” bất hủ.

Đầu thập niên 1940, nhờ các hoạt động văn nghệ với nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng, một tình cảm đẹp đã nảy sinh giữa nhà nhạc sỹ trẻ tuổi Văn Cao và đóa hoa hương sắc Hoàng Oanh của vùng đất Cảng. Có một lần (mà chúng tôi đoán là mùa xuân), nàng Hoàng Oanh ghé thăm Văn Cao và lần gặp gỡ ấy đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng nhà nhạc sỹ. Đó cũng chính là cảm hứng để Văn Cao sáng tác nhạc phẩm bất hủ: Bến Xuân.

Về sau, tiểu thư Hoàng Oanh lập gia đình với một người bạn thân của Văn Cao là Hoàng Quý, tác giả của bản “Cô  láng giềng” và là người sáng lập ra nhóm Đồng Vọng. Dòng đời thay đổi, chiến tranh Việt – Pháp nổ ra và Văn Cao đi theo kháng chiến. Sau đó, Văn Cao viết thêm một lời khác cho “Bến xuân” lấy tựa đề là “Đàn chim Việt”.

Thế nhưng, với Dòng Nhạc Xưa chúng tôi, “Bến xuân” vẫn mãi là “bến xuân” đầy huyền thoại, ghi lại một kỷ niệm khó phai mờ trong cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao!

Bến Xuân (Văn Cao). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

EM ĐẾN TÔI MỘT LẦN (Nguồn: trích bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên 14/04/2012)

Không ai có thể phủ nhận sự tài hoa của nhạc sĩ Văn Cao – cây đại thụ của nền tân nhạc. 16 tuổi đã có sáng tác đầu tay (Buồn tàn thu, năm 1939) và các tình khúc tiếp theo của ông được sánh vào hàng “siêu phẩm”: Suối mơ, Thiên thai, Cung đàn xưa, Bến xuân, Thu cô liêu, Trương Chi…

Những giọng ca vàng: Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết (1)

Thế hệ sinh sau 1975 có lẽ biết nhiều về ca sỹ Hồng Hạnh nhưng chắc rất ít người yêu nhạc biết được cô chính là ái nữ của một cặp song ca lẫy lừng một thời: Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu đôi song ca tài danh qua một bài viết của ký giả Hà Đình Nguyên.

Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết. Ảnh: amnhac.fm

Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm dìu nhau đến cuối đường trần

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên ngày 2011-02-13)

Nói về những đôi song ca nổi tiếng của làng ca nhạc Việt Nam thì trước hết phải kể đến đôi song ca Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm bởi họ không chỉ tỏa sáng rực rỡ bằng tài năng mà đức độ và lòng chung thủy của họ cũng đáng được ngưỡng mộ.

Hoàng Thị: Ngày xưa, ngày nay (Phanxipăng)

[dongnhacxua.com] đã có một bài viết về nhạc phẩm “Ngày xưa Hoàng Thị” của nhạc sỹ Phạm Duy phổ theo thơ Phạm Thiên Thư. Hôm nay chúng tôi xin góp thêm chút ít thông tin bên lề qua bài viết của nhà báo Phanxipăng đăng trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 790 ngày 2012-07-20

Ngày Xưa Hoàng Thị (Thơ: Phạm Thiên Thư. Nhạc: Phạm Duy). Ảnh: amnhacmiennam.blogspot.com
Ngày Xưa Hoàng Thị (Thơ: Phạm Thiên Thư. Nhạc: Phạm Duy. Ảnh: amnhacmiennam.blogspot.com

ngay-xua-hoang-thi--1--pham-duy--pham-thien-thu--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

HOÀNG THỊ: NGÀY XƯA, NGÀY NAY
(Nguồn: bài viết của nhà báo Phanxipăng đăng trên tạp chí Thế Giới Ngày Nay số 790 ra ngày 2012-07-20)

 Bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát cùng nhan đề vào năm 1971, được nhiều ca sĩ lần lượt thể hiện, tạo sức lan toả sâu rộng. Cũng từ đó, đề cập đến nữ nhân vật trong tác phẩm Ngày xưa Hoàng Thị, vì lắm lý do, có những ngộ nhận đã xảy ra khá nực cười.

Duyên Tình (Xuân Tiên – Y Vân)

[dongnhacxua.com] vừa nhận được câu hỏi của vài quý độc giả hỏi bản “Duyên tình” là sáng tác của nhạc sỹ Xuân Tiên hay của Y Vân hay là sáng tác chung của hai người. Không có cơ duyên gặp gỡ hai nhạc sỹ để tìm hiểu nhưng qua những gì chúng tôi sưu tầm trên internet thì có thể tạm kết luận “Duyên tình” phần chính là được Xuân Tiên sáng tác, nhưng nhạc sỹ Y Vân cũng góp phần. Sinh thời hai nhà nhạc sỹ khả kính của chúng ta không câu nệ “ai chính – ai phụ” và vẫn vui vẻ đứng tên chung thì theo thiển ý của [dongnhacxua.com], thế hệ hậu sinh chúng ta cũng không nên tranh luận quá mức làm gì mà cái chính là những ai yêu nhạc xưa cứ mãi say sưa “Biết nhau giữa độ trăng tròn …” là Y Vân mỉm cười nơi chín suối còn Xuân Tiên chắc cũng thanh thản an hưởng tuổi già ở Úc Châu xa xôi!

Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au
Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au
Nhạc sỹ Y Vân. Ảnh: wikipedia
Nhạc sỹ Y Vân. Ảnh: wikipedia

Từ Dung & Từ Công Phụng

Có nhiều mối tình nghệ sỹ đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong tân nhạc Việt Nam. Hôm nay [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu mối tình của nhạc sỹ Từ Công Phụng & Từ Dung.

vung-troi-ky-niem--1--tu-cong-phung - Copy

Vùng trời kỷ niệm (Từ Công Phụng). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Vùng trời kỷ niệm (Từ Công Phụng). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

NHỮNG BÓNG HỒNG TRONG THƠ NHẠC: TỪ DUNG – TỪ CÔNG PHỤNG
(Nguồn: nhà báo Hà Đình Nguyên viết trên ThanhNien.vn)

Trong sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam trước năm 1975, có 3 cặp “uyên ương” thường xuất hiện trên sân khấu. Đó là cặp Trịnh Công Sơn – Khánh Ly, cặp Lê Uyên & Phương và cặp Từ Dung – Từ Công Phụng. Hai cặp đầu rất “nổi đình nổi đám”, trái lại cặp sau thì rất… bí ẩn !

Từ Dung và Từ Công Phụng
Từ Dung và Từ Công Phụng

Thực ra thì với khán giả lứa tuổi trung niên, nhiều người vẫn còn nhớ đến cặp song ca Từ Dung – Từ Công Phụng bởi cái “e” nhạc của họ. Không dữ dội, nồng nàn như Lê Uyên Phương hoặc triết lý cao siêu như nhạc Trịnh, nhạc của Từ Công Phụng đầy chất trữ tình, êm ái với ca từ trau chuốt, sang trọng…

Trai tài gặp giai nhân

Từ Công Phụng sinh năm 1942 tại Văn Lâm (Phan Rang, Ninh Thuận), là người dân tộc Chăm, với những tố chất âm nhạc phát triển trong tâm hồn từ rất sớm. Cậu bé họ Từ đã từng ngây ngất khi nghe người anh cả đệm đàn guitar hát Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong) hoặc Trương Chi (Văn Cao)… Mày mò học đàn với người anh rồi Từ Công Phụng trở thành cây văn nghệ nòng cốt của các trường trung học Duy Tân, Phan Rang, Đà Lạt, với giọng hát rất truyền cảm. Không qua một trường lớp chính quy nào, nhưng với năng khiếu bẩm sinh và tâm hồn nhạy cảm, năm học lớp đệ nhị (lớp 11 bây giờ) anh viết tác phẩm đầu tay Bây giờ tháng mấy lúc mới 18 tuổi (1960). Tuy nhiên do bản tính nhút nhát và không mấy tự tin vào tác phẩm đầu tay nên chỉ khi Từ Công Phụng lên sống ở Đà Lạt, hợp tác với Lê Uyên & Phương trong ban nhạc Ngàn Thông thì ca khúc Bây giờ tháng mấy mới được phát trên Đài phát thanh Đà Lạt và lập tức nổi tiếng… Từ đó, vừa tự học vừa sáng tác, Từ Công Phụng cho ra đời những ca khúc trữ tình mà sang trọng, chen lẫn chút chán chường, chua xót như: Mùa xuân trên đỉnh bình yên, Tuổi xa người, Mắt lệ cho người…

Từ Dung là con gái của nhà văn Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, là cháu ruột của hai nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân). Cô sinh năm 1945, là con út trong số 4 người con (3 gái, 1 trai) của nhà văn. Từ Dung mồ côi cha năm 3 tuổi (Hoàng Đạo lên cơn đau tim và qua đời ngày 22.7.1948 trên chuyến xe lửa từ Hồng Kông về Quảng Châu, Trung Quốc). Không biết bà Hoàng Đạo đưa các con vào Sài Gòn lúc nào nhưng người ta cũng đã ghi nhận trong đám tang nhà văn Nhất Linh vào ngày 7.7.1963, cô đội mũ tang đi trong đoàn người đưa tiễn. Năm 1965, Từ Dung tốt nghiệp tú tài toàn phần và đến năm 1969 lấy bằng cử nhân văn chương. Không chỉ học hành đến nơi đến chốn, Từ Dung còn là một giai nhân của Sài Gòn lúc bấy giờ, cô từng đoạt danh hiệu á hậu trong một cuộc thi sắc đẹp tại miền Nam với vẻ đẹp lộng lẫy và nổi bật làn da trắng…

Từ Dung rất say mê ca hát và được trời ban cho một chất giọng khá hay. Cô theo học thanh nhạc với ca sĩ Châu Hà (vợ của nhạc sĩ Văn Phụng). Chính môi trường này đã đưa đẩy Từ Dung gặp gỡ Từ Công Phụng. Ngoại hình to lớn nhưng phong thái lại rất nghệ sĩ, ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự của Từ Công Phụng đã chinh phục trái tim người đẹp.

Đoạn cuối cuộc tình

Lần đầu họ xuất hiện bên nhau là ở quán Văn trong khuôn viên Đại học Văn khoa với ca khúc Bây giờ tháng mấy vào năm 1967. Họ thường sinh hoạt ở quán Văn cùng thời với cặp Khánh Ly – Trịnh Công Sơn. Sau khi quán Văn đóng cửa thì họ chuyển về quán Gió của Nam Lộc trên đường Võ Tánh.

Năm 1971, Từ Dung bắt đầu xuất hiện trên ti vi và có mặt trong cuộn băng Tơ Vàng 3. Cô song ca với Từ Công Phụng hai bài: Vùng trời kỷ niệm, Mùa thu mây ngàn và đơn ca ba bài: Đêm không cùng, Lời cuối và Đêm độc thoại. Riêng ca khúc Trên ngọn tình sầu được phổ từ bài thơ nổi tiếng của Du Tử Lê Khúc thêm cho Huyền Châu. Đó không phải là bài hát Từ Công Phụng sáng tác riêng cho Từ Dung nhưng đã từng được đôi uyên ương này song ca. Ca từ (lời thơ) lại như viết sẵn, như tiên tri về cuộc tình của hai người: “Hạnh phúc tôi, hạnh phúc tôi từ những ngày con nước về. Ngoài trời mưa mau, ngoài trời mưa mau. Tay vuốt mặt không cùng. Bầy sẻ cũ hom hem. Chiều mái xám rêu xanh. Trời êm cao chân nhỏ. Cũng không về trên dòng sông tội lỗi… Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh. Môi thâm khô từ thuở định hôn người. Ngày tháng hạ khi không mà trở rét. Giọt nắng vàng lung linh màu lạnh ngắt. Sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa…”.

Sau năm 1975, họ hùn vốn với một gia đình khác mở quán cà phê trên đường Trần Quang Khải (quận 1, TP.HCM) lấy tên là “Café Từ Dung”. Quán có cây đàn piano trắng, lâu lâu lại có violin, tức là chơi nhạc sống. Nhạc sĩ, ca sĩ hoặc ai lên hát thì khỏi phải trả tiền cà phê và thường thì hát “nhạc chui” tức là nhạc trước 1975. Trịnh Công Sơn, Lệ Thu và nhiều nghệ sĩ khác từng lui tới quán này…

Sống với nhau có một con gái thì Từ Dung – Từ Công Phụng chia tay, một cuộc chia tay lặng lẽ, chẳng ai biết được nguyên nhân…

Năm 1980, Từ Công Phụng sang Mỹ và lập gia đình với một người phụ nữ tên là Kim Ái. Thời gian này, Từ Dung còn ở lại Việt Nam, bà mướn một căn phòng trong cư xá Ngân hàng (quận 3) và có biểu hiện trầm cảm. Bà ít khi mở miệng nói với ai một lời nào. Đêm đêm, bà thường ngồi lặng lẽ trong bóng tối trước hiên thềm như một pho tượng. Một thời gian sau, Từ Dung qua cơn trầm cảm, cũng sang định cư tại Hawaii (Mỹ) và đã lập gia đình với một người đàn ông Mỹ.

Hà Đình Nguyên

[footer]

Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn)

Với những ai đã từng gắn bó với một làng quê Việt Nam thanh bình, hình ảnh nắng chiều vương trên ruộng lúa, lũy tre hay hàng cây ven đường sẽ đọng mãi trong tâm trí, dù chúng ta có ở phương trời nào. Trong niềm cảm xúc ấy, [dongnhacxua.com] trân trọng giới thiệu bản ‘Nắng chiều’ của nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn và bài viêt của nhà báo Hà Đình Nguyên.

Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

nang-chieu--1--le-trong-nguyen--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com nang-chieu--2--le-trong-nguyen--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

NHỮNG BÓNG HỒNG TRONG THƠ NHẠC: THOÁNG GẶP, THOÁNG YÊU TRONG NẮNG CHIỀU 
(Nguồn: bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên ThanhNien.com.vn ngày 11.11.2011)

Có thể nói nhạc phẩm Nắng chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là một trong những bài nhạc boléro “kinh điển”, được viết với cung trưởng trẻ trung, buồn mà không bi lụy – rất hiếm gặp trong thời kỳ đầu của dòng nhạc boléro và cả sau này…

Có thể nói nhạc phẩm Nắng chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là một trong những bài nhạc boléro “kinh điển”, được viết với cung trưởng trẻ trung, buồn mà không bi lụy – rất hiếm gặp trong thời kỳ đầu của dòng nhạc boléro và cả sau này…

Trong một lần ngồi uống bia ở 81 Trần Quốc Thảo (TP.HCM), anh bạn vong niên của tôi – nhà thơ Mịch La Phong khăng khăng bảo rằng ca khúc Nắng chiều là do Lê Trọng Nguyễn “cóp” lại từ một ca khúc nước ngoài. Rồi anh hát bài này bằng tiếng Anh, giọng… Quảng Nam nghe rất buồn cười: “Ai rí mem bờ tú du ờ gần. Xờm thài a crái in đơ mun lai. Goen í vơ ning sơ rúm bi sần. Ón rai lầu mí thói ờ lền thai…”. Tôi phản đối: “Theo nhiều tài liệu thì Nắng chiều không chỉ có bản tiếng Anh mà còn cả tiếng Hoa, tiếng Nhật, tiếng Thái Lan và cả tiếng Campuchia nữa…”. Qua bài này, người viết cố gắng làm sáng tỏ sự ngộ nhận không chỉ của bạn tôi mà có lẽ còn của nhiều người nữa.

Nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn. Ảnh: ThanhNien.com.vn
Nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn. Ảnh: ThanhNien.com.vn

Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn (Quảng Nam). Ông tên thật là Lê Trọng, còn chữ Nguyễn là họ của mẹ (sau này vợ ông cũng ghép tên ông vào trước tên mình: Lê Trọng Nguyễn Thị Nga). Cha mất sớm, bà mẹ trẻ chấp nhận ở góa để nuôi ông và người em gái cho đến lúc trưởng thành… Có lẽ cơ duyên để ông đến với âm nhạc là do có một thời kỳ (1942-1945) ông sống ở Hà Nội và làm bạn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Sau này, ông học hàm thụ Trường École Universelle (Pháp) và trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Pháp SACEM (La Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique). Ca khúc đầu tay Ngày mai trời lại sáng được viết năm 1946. Ông sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông đều có giá trị nghệ thuật cao, giai điệu và ca từ trau chuốt, hình ảnh đẹp như tranh (Chiều bên giáo đường, Lá rơi bên thềm, Sóng Đà giang, Sao đêm…). Tuy nhiên, nói đến Lê Trọng Nguyễn là người ta nghĩ ngay đến ca khúc Nắng chiều.

Lai bóng hồng trong một bản nhạc

Chất “bột” để “gột nên hồ” đầu tiên cho Nắng chiều là trong thời kỳ Nhật đảo chính Pháp (1945), có một gia đình công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tá túc ở Hội An, gần nhà của Lê Trọng Nguyễn. Gia đình này chỉ có duy nhất cô con gái đang tuổi xuân thì. Tình yêu giữa đôi bạn trẻ chớm nở, đẹp và mong manh như cánh hoa trong thời ly loạn. Chỉ ít lâu sau, gia đình nàng lại rời bỏ Hội An.

Một thời gian sau, Lê Trọng Nguyễn cũng bỏ Hội An ra Huế. Ở đây anh có người bạn thân Vũ Đức Duy, anh này là cháu họ bà Từ Cung (thân mẫu vua Bảo Đại). Anh bạn này thường rủ Lê Trọng Nguyễn đến thăm bà Từ Cung ở cung An Định (cung này không nằm trong thành nội mà ở sát bờ sông An Cựu) vừa ngắm cảnh. Chính từ những chuyến đi chơi này mà Lê Trọng Nguyễn gặp được “chất bột” thứ hai: nàng thiếu nữ họ Hoàng, hoa khôi của đất thần kinh. Một chiều ngồi bên hồ sen, bất chợt cô gái ấy đi qua. Bóng dáng thướt tha ấy “ngược sáng” trong ánh tà dương. Nhìn “cô này”, bất giác Nguyễn… nhớ “cô kia” quá đỗi! Thế là bật lên tứ nhạc: “Qua bến nước xưa lá hoa về chiều. Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa. Khi đến cuối thôn chân bước không hồn. Nhớ sao là nhớ, bóng người ngày xưa…”. Chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, Lê Trọng Nguyễn đã viết xong Nắng chiều (1952). Ở Huế, Lê Trọng Nguyễn còn chơi thân với nhóm bạn văn nghệ (Minh Trang, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Hiền, Kim Tước…) nên khi bản Nắng chiều được xuất bản, chính Minh Trang là người hát và thu âm đầu tiên. Bản thu âm được phát thường xuyên trên hai đài phát thanh Huế và Sài Gòn từ năm 1953 trở về sau khiến Nắng chiều lan tỏa khắp Trung – Nam.

Nắng chiều và hai bóng hồng… ngoại

Ảnh ca sĩ Midori Satsuki với thủ bút và chữ ký đề tặng Mr. Lê Trọng Nguyễn
Ảnh ca sĩ Midori Satsuki với thủ bút và chữ ký đề tặng Mr. Lê Trọng Nguyễn

Năm 1957 ban nhạc Toho Geino (Nhật Bản) sang Việt Nam lưu diễn, và họ đã nhờ phía Việt Nam chọn 12 ca khúc đang nổi tiếng trong nước để tập và sẽ hát “giao lưu” với khán giả. Duyên trời đã đưa đẩy nữ ca sĩ Midori Satsuki chọn hát Nắng chiều và cô đã được khán giả ở Hội chợ Thị Nghè hoan hô nhiệt liệt. Thích quá, Midori Satsuki quyết định chuyển soạn cho Nắng chiều có cả lời Nhật lẫn lời Anh (với tựa Evening sunshine hoặc Afternoon sun), và cô đã thể hiện rất thành công trên đài phát thanh Sài Gòn và Tokyo trong suốt nhiều năm với bản nhạc “tủ” này. Vậy là Nắng chiều không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang vọng khắp xứ Phù Tang… Từ cái “duyên” do Nắng chiều đem tới, tác giả ca khúc và người thể hiện đã gặp gỡ nhau, rồi tỏ ra rất “tâm đầu ý hợp”. Họ đã có một thời gian bên nhau thật đẹp khi ở Việt Nam và khi Midori Satsuki về nước họ vẫn giữ liên lạc qua thư từ (năm 2004, gia đình cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và những người thực hiện CD Lê Trọng Nguyễn Collection ở California (Mỹ) đã liên lạc được với bà Midori Satsuki. Bà vẫn còn làm việc ở Đài truyền hình Tokyo và xác nhận là mình vẫn còn nhớ bản Nắng chiều).

Chưa hết, năm 1960 cô ca sĩ Đài Loan tên Kỷ Lộ Hà đến Đà Nẵng trình diễn và đã làm khán giả Việt Nam bất ngờ khi cô hát Nắng chiều bằng tiếng Hoa do Thận Chi đặt lời. Thận Chi (1928-1988) là một tên tuổi lớn của Đài Loan trong lĩnh vực biên kịch và soạn nhạc. Ông cũng thành công trong việc đặt lời Hoa cho nhiều ca khúc quốc tế, trong đó có Nắng chiều… Khi biết tác giả của Nắng chiều đang ở Hội An, Kỷ Lộ Hà đã đến gặp để xin phép về mặt tác quyền. Tuy Lê Trọng Nguyễn không chính thức thừa nhận nhưng nhiều người trong giới, cùng thời với Lê Trọng Nguyễn đã tiết lộ rằng ngay trong cuộc gặp ấy, “Đài ca nương” đã bị “Việt nhạc lang”… hớp hồn bởi nét hào hoa, lịch thiệp – thậm chí nàng còn viết thư cho chàng.

Nghĩ cũng… ngộ, Nắng chiều được hình thành từ cảm hứng do hai giai nhân “nội” mà tác giả thoáng gặp, thoáng yêu đem lại. Rồi Nắng chiều nổi tiếng lan ra hải ngoại lại cũng do hai bóng hồng “ngoại” đến với nhạc sĩ: gặp một thoáng, yêu một thoáng. Thoáng tụ, thoáng tan như vạt nắng chiều.

Hà Đình Nguyên