Tiếng hát Sĩ Phú (1942 – 2000)

Ca sỹ Sĩ Phú (1942 – 2000) là một hiện tượng lạ trong làng nhạc Việt. Anh có chất giọng trầm ấm, đầy tính tự sự. Nghe Sĩ Phú hát, chúng ta có cảm giác như anh đang tâm sự và vỗ về, ủi an và người yêu nhạc thấy như được xoa tan mọi âu lo, muộn phiền của cuộc sống bộn bề. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát Sĩ Phú đến quý vị hôm nay.

Nhớ Về Sĩ Phú

(Nguồn: bài viết của tác giả T.H.T đăng trên dactrung.com)

Ca sỹ Sĩ Phú. Ảnh: yeunhacvang.com

Trước tháng 4/75 tôi không quen biết và gặp anh bao giờ. Chỉ trông thấy anh trên TV và nghe giọng anh hát qua radio. Một ngày trong tháng 8 hay tháng 9/75, anh từ San José bay xuống San Diego và ở lại chung với chúng tôi 3, 4 tháng trờị Lý do: anh chán ông sponsor cựu sĩ quan Không Quân Mỹ và cơm Mỹ.

Căn nhà ở đường Redding road, San Diego lúc ấy có 7 sinh viên du học đang ở, cộng thêm 2 anh em tôi vừa từ trại tỵ nạn Pendleton ra và anh nữa là 10 người. Tôi và anh đã phải trải sleeping bag ngủ dưới sàn nhà ngoài phòng khách mấy tháng trời cho đến ngày anh rời San Diego lên Los Angeles. Sau đó anh

có trở lại San Diego vài lần để trình diễn trong các buổi đại nhạc hội do Khánh Ly và tôi tổ chức. Nhưng gần 20 năm qua, tôi chỉ gặp lại anh có một lần và lần này thì nghe tin anh đã yên nghỉ vĩnh viễn.

Người em sầu mộng (Y Vân – Lưu Trọng Lư)

Trong một bài viết về nhạc sỹ Y Vân, tác giả Lê Thiếu Nhơn có nhắc đến ca khúc ‘Người em sầu mộng’ . Theo tác giả thì ca khúc này nhạc sỹ Y Vân sáng tác vào thập niên 1980. Thật ra nhạc phẩm này Y Vân phổ theo ý thơ của nhà thơ Lưu Trọng Lư và đã nổi tiếng qua tiếng hát Sỹ Phú từ trước 1975. Theo bản nhạc mà [dongnhacxua.com] sưu tầm được thì bản nhạc này đã được Diên Hồng phát hành năm 1963 tại Sài Gòn.

Theo hiểu biết của chúng tôi, những ngày còn ở Hà Nội (trước năm 1952), chàng trai trẻ Trần Tấn Hậu có đi dạy nhạc cho một người con gái có tên là Tường Vân, con của gia đình quyền thế thời Pháp thuộc. Không biết chuyện tình cảm giữa nhà nhạc sỹ và nàng Tường Vân sâu đậm đến mức nào mà sau này khi bước vào sự nghiệp sáng tác, ông lấy nghệ danh là Y Vân, tức “yêu Vân”. Nghe nói sau đó nàng Tường Vân qua Pháp và Y Vân cũng có vợ con đề huề nên  chuyện ngày xưa chắc chỉ còn là kỷ niệm.

Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

nguoi-em-sau-mong--2--y-van--luu-trong-lu--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com nguoi-em-sau-mong--3--y-van--luu-trong-lu--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

[footer]