Những giọng ca vàng: Paolo Thanh Tuấn

Sinh năm 1946, ca sỹ Paolo (nghệ danh khác là Paolo Thanh Tuấn, Paolo Đào hay Paolo Tuấn) bước lên sân khấu từ khi tuổi đời còn khác trẻ (năm 16 tuổi) và lập tức gây tiếng vang với dòng nhạc ngoại, đặc biệt là thể loại rock. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bài phỏng vấn của anh với Thanh Niên để người yêu nhạc có thêm thông tin về một trong những rocker đầu tiên của nhạc Việt.

Gặp lại ca sĩ Việt hát rock đầu tiên tại Sài Gòn

(Nguồn: bài viết của tác giả Dạ Ly đăng trên ThanhNien.vn ngày 2018-05-25)

Dù bước qua tuổi 70 nhưng ca sĩ Paolo (tên thật Đào Thiệu Doãn, một trong 2 ca sĩ nhạc rock đầu tiên tại Sài Gòn) vẫn phong độ, hóm hỉnh. Đây là lần thứ hai anh trở về hát trên quê hương sau hơn 10 năm xa quê.

Ban nhạc The Black Caps với nhạc sĩ Paolo Đào (giữa) (1964). (Hình: Kỳ Phát cung cấp)

* Một người được xem là ca sĩ tiên phong hát rock tại Sài Gòn, ngày đó khi mới bắt đầu sự nghiệp chắc anh gặp nhiều cặp mắt “dò xét, tò mò” và cả lạ lẫm ?

– Ca sĩ Paolo: Nói tôi là ca sĩ đầu tiên hát nhạc rock tại Việt Nam cũng không hẳn thế bởi vì trước tôi vài tháng có một ca sĩ người Anh tên Jimmy Zavier cũng bắt đầu bằng nhạc rock cùng ban nhạc The Blue Jean Boys. Nhóm thường xuất hiện tại sân khấu của Rạp hát Thanh Bình. Thời điểm đó anh Elvis Phương cũng bắt đầu hát

những bài hát rock cùng lúc với tôi. Lúc đầu tôi lấy nghệ danh là Thanh Tuấn (sau này đổi thành Paolo – NV) cùng với ban nhạc The Black Caps. Khi tôi xuất hiện tại phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện thì thành công ngay. Tôi còn nhớ đêm đầu tiên xuất hiện là ngày 30.6.1962 khi tôi vừa tròn 16 tuổi. Ngày ấy trên toàn thế giới phong trào nhạc rock đã bắt đầu lan rộng. Đầu tiên tại Mỹ, sau đó là Pháp với hàng loạt tên tuổi như mọi người đã biết. Tại Việt Nam, khán giả đang ao ước đón chờ dòng nhạc rock. Vậy nên sự xuất hiện của tôi đã đáp ứng được mong đợi từ khán giả, đó cũng là một điều tự nhiên. Nhạc rock còn là một bước tiến mới trên lĩnh vực ca nhạc và sự đáp ứng đòi hỏi của khán thính giả cũng hợp lý. Còn về ý kiến “dò xét” theo tôi chắc trong giới ca nhạc sĩ sân khấu không thiếu những ý nghĩ và phê bình nhiều về tôi cũng như về phong trào nhạc rock này. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ mình đang làm được một cái gì đó để đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam cũng như trào lưu âm nhạc thế giới, vậy thôi.

Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng và phong trào Việt hóa nhạc trẻ

Trước khi có phong trào thuần Việt hóa nhạc trẻ, đã có vài nhạc sỹ tiên phong dấn thân vào chuyển ngữ cho những bài nhạc ngoại quốc thịnh hành vào thập niên 1960 – 1970. Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng là một trong số đó. Để thế hệ trẻ hiểu hơn về một thời nhạc trẻ Sài Gòn, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu cuộc trao đổi giữa nhạc sỹ và báo Phụ Nữ diễn ra đầu năm 2017.

Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng: Đã từng có một phong trào chuyển ngữ và Việt hóa nhạc trẻ

(Nguồn: bài viết của tác giả MH đăng trên phununews.vn ngày 2017-02-27)

Là tác giả chuyển ngữ của hàng trăm ca khúc nổi tiếng của những thập niên 60-70 tại Sài Gòn xưa. Ca khúc của Vũ Xuân Hùng đã trở nên quen thuộc với khán giả yêu nhạc...

Sau sự vụ bản quyền với ca sỹ Mỹ Tâm, nhóm PV Phununews tiếp tục có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng tác giả của bài Anh Thì Không, để tìm hiểu thêm về gia tài âm nhạc cũng như những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ  rất nổi tiếng Sài gòn thập niên 60-70 của ông.

Ban nhạc Phượng Hoàng & phong trào nhạc trẻ thuần Việt

Ban nhạc Phượng Hoàng luôn xứng đáng được đặt để vào vị trí cao nhất trong dòng nhạc trẻ của Sài Gòn năm xưa vì những đóng góp mang tính nền tảng cho phong trào Việt hóa nhạc pop-rock Âu Mỹ thập niên 1967-1970. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng tiếp nối chủ đề “Một thời nhạc trẻ Sài Gòn” của ký giả Lê Văn Nghĩa.

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-23)

Ban nhạc Phượng Hoàng. ẢNH: TƯ LIỆU

Phải dành cho ban nhạc trẻ Phượng Hoàng một sự trân trọng về tài năng cũng như về sự đóng góp của họ cho phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Sau vài chục năm, nhạc phẩm của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang vẫn được yêu thích, và giọng ca chính của Phượng Hoàng vẫn xuất hiện trên sân khấu ca nhạc.

Đại hội nhạc trẻ Sài Gòn xưa

Trong bài trước chúng ta đã nói đến phong trào ca nhạc học đường đã làm một bệ phóng quan trọng cho phong trào nhạc trẻ của Sài Gòn năm xưa. Tuy nhiên dòng nhạc còn non trẻ này sẽ khó có điều kiện cất cánh và trở thành một hiện tượng trong sinh hoạt văn nghệ của giới trẻ ngày đó nếu thiếu vắng các kỳ đại nhạc hội. Dòng Nhạc Xưa xin mạn phép giới thiệu tiếp bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa về hoạt động đại nhạc hội giới trẻ này.

Ban nhạc The Strawberry Four thập niên 70: Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc và Billy Shane

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-21)

Bệ phóng học đường và phong trào nhạc trẻ Sài Gòn

Có thể nói không ngoa rằng dòng nhạc trẻ Việt Nam được hình thành từ các ban nhạc học đường trước năm 1975, mà ngày đó gọi là các ban “kích động nhạc”. Để thế hệ trẻ sau này có thêm tư liệu về các ban nhạc học trò, Dòng Nhạc Xưa xin tiếp tục chủ đề nhạc trẻ Sài Gòn qua một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa.

Elvis Phuong và ban Rockin’ Stars. Ảnh: tapchinghesi.com

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Học trò và ‘kích động nhạc’

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-20)

Ban nhạc The Black Caps. Từ trái sang: Minh Phúc, Ngọc Tùng, Billy Hùng, Quốc Huy. ẢNH: TƯ LIỆU

Vào thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, cùng sống chung ở Sài Gòn với cổ nhạc và tân nhạc trữ tình là… kích động nhạc. Nói đến các ban kích động nhạc là nói đến “tập hợp” những chàng trai, cô gái yêu thích nhạc nước ngoài, có giai điệu mạnh, giậm giựt, kích động của nhạc rock & roll.

Đây là một ban nhạc trẻ tiêu biểu thời ấy: 4 người, tóc dài, ăn mặc theo trào lưu hippie, chơi trống, organ và đàn. Họ vừa đàn, vừa hát những bản nhạc nước ngoài thịnh hành. Hình ảnh những chàng trai cầm ghi ta điện “te” – hai chân quỳ trên sàn sân khấu, người ngả ra phía sau – thường thấy trên các sân khấu với những điệu twist, bebop, mashed… là hình ảnh có tính biểu tượng cho các ban kích động nhạc.

Cây guitar điện và phong trào nhạc trẻ Sài Gòn

Quay về với phong trào nhạc trẻ của Sài Gòn thưở trước, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu gương mặt của nghệ nhân Lâm Hào, ông vua chế guitar điện ngày nào cùng vài thông tin thú vị về một thời nhạc trẻ của Hòn Ngọc Viễn Đông, qua một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa.

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Ông vua làm đàn guitar điện ở Chợ Lớn

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-22)

Nhóm nhạc nữ The Blue Stars

Một ban kích động nhạc đúng chuẩn phải có “bèo” lắm là 2 cây đàn guitar

điện: một lead, một bass hoặc accord.

Tìm được cây đàn điện thời ấy là trăm nghìn gian nan vì phải nhập cảng từ Mỹ với giá không chịu nổi. Rất may đã xuất hiện một nhân tài sản xuất guitar điện, đó là ông Lâm Hào.

Tùng Giang (1940-2009): Một Nghệ Sỹ Đa tài

Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu vài thông tin sưu tầm được để chúng ta thấy ngoài Tùng Giang nhạc sỹ, ông còn là một tay trống có hạng, ca sỹ nhạc trẻ, nhà tổ chức và sản xuất âm nhạc.

Tùng Giang và Bạn Hữu: “Họp Mặt Hoàng Hôn”

(Nguồn: bài viết của nhạc sỹ Nam Lộc đăng trên trungtamasia.com ngày 2009-05-22)

Kỳ Phát đang trao tấm plaque cho Tùng Giang. Bên cạnh là Nam Lộc, Giáng Ngọc, Derek Phạm và Cung Mi. Ảnh: TrungTamAsia.com

Đôi nét về Billy Shane

Trong những bài viết về ban nhạc Strawberry Four, Dòng Nhạc Xưa đã đôi lần nhắc đến một cái tên rất “Tây” là Billy Shane. Thế nhưng ông là ai và đã có những ảnh hưởng gì đến dòng nhạc trẻ của Việt Nam? Xin mời quý vị yêu nhạc tìm hiểu đôi nét về ca sỹ rất đặc biệt này qua một bài viết của ký giả, nhạc sỹ Trường Kỳ đăng trong mục “Nghệ sỹ & đời sống” trên đài VOA.

Ban nhạc The Strawberry Four. Từ trái qua: Đức Huy, Tùng Giang (mất 2009), Tuấn Ngọc, Billy Shane (mất 1994). Ảnh: ThanhNien.vn

Billy Shane: Những điều còn nhớ được…

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-11-23)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (10): Tuấn Ngọc – phòng trà Tự Do & những ngày đầu đi hát

Dòng Nhạc Xưa trân trọng giới thiệu ca sỹ Tuấn Ngọc cùng vài thông tin thú vị về những ngày đầu đi hát của anh. Cũng nhờ bài viết của ký giả Lê Văn Nghĩa mà chúng ta biết thêm về hoạt động của phòng trà Tự Do thưở ấy.

Ban nhạc The Strawberry Four. Từ trái qua: Đức Huy, Tùng Giang (mất 2009), Tuấn Ngọc, Billy Shane (mất 1994). Ảnh: ThanhNien.vn

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Tuấn Ngọc, chàng ca sĩ riêng một góc trời

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-11-03)

Nếu viết về phòng trà Tự Do mà chỉ nói đến Khánh Ly và Lệ Thu thì đúng nhưng chưa đủ, bởi ở đây còn những giọng ca trẻ có khán giả riêng của mình.

Một bài trên báo Kịch Ảnh cách đây hơn 45 năm đã viết về Tuấn Ngọc như sau: “Tiếng hát làm ngây ngất người nghe từ đàn ông, đàn bà người VN hay ngoại quốc… đều mê tiếng hát của Tuấn Ngọc”.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (5): Nhạc trẻ vào phòng trà

Dòng Nhạc Xưa xin được phép tiếp nối loạt bài về phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa với một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa, đề cập đến phong trào nhạc trẻ của Sài Gòn ngày trước.

 

Ban nhạc The Strawberry Four, khoảng năm 1969-1970. Từ trái qua: Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc và Billy Shane. Ảnh: amnhac.fm

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Nhạc trẻ vào phòng trà

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên Thanh Niên ngày 2016-10-28)