Thu Hiền: giọng dân ca sao gợi nhắc Hồ Gươm.

Khi nói đến những giọng hát để lại dấu ấn sâu đậm và đặc trưng nhất cho phong cách âm nhạc miền Bắc, người yêu nhạc không thể không nhắc đến ca sỹ Thu Hiền, giọng hát mượt mà đã chuyên chở không biết bao nhiêu giai điệu dân trong suốt 50 năm qua. Mỗi khi chị cất tiếng, mỗi lần nhìn chị đằm thắm trong chiếc áo dài, mỗi dịp tận mắt chứng kiến chị chỉn chu cho một tiết mục biểu diễn, chúng ta như được chìm đắm trong không gian âm nhạc của một Hà Nội xưa. Mượn một lời ca trong bản ‘Hà Nội, đêm trở gió’ của nhạc sỹ Trọng Đài & nhà thơ Chu Lai, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu tiếng hát vượt thời gian của nghệ sỹ Thu Hiền.

NSND Thu Hiền: Ánh hừng đông sau cơn bão xa bờ

(Nguồn: bài viết của tác giả Trang Dung đăng trên DoiSongPhapLuat.com ngày 2019-03-24)

Nuốt nước mắt với những đắng cay để thoả đôi cánh vút cao trên những bản nhạc tình, bước chân xuống góc tối sau cánh gà, người nghệ sĩ lấy nghề làm lẽ sống vẫn luôn lặng lẽ, âm thầm “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Hiếm có người nghệ sĩ nào giống với NSND Thu Hiền. Một mái tóc pha sương, một nụ cười hiền ẩn sau tâm hồn mang nhiều tâm sự. Giữa chốn phù hoa đô hội, chị tự nhận mình chỉ là người xưa nơi thành cũ, trung thành với lối sống dung dị không ồn ào.

Đọc tiếp

Ca sỹ Minh Diệu

Nói đến Mạnh Phát, chúng ta không thể nào không nhắc đến người bạn đời của ông: ca sỹ Minh Diệu. Tuy nhiên thông tin chúng tôi có được về người nữ ca sỹ có chất giọng trong trẻ này rất ít. Qua bài viết này Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về cô Minh Diệu và rất mong bạn đọc xa gần bổ sung thêm tư liệu để thế hệ sau có cái nhìn rõ hơn về những giọng ca tiền bối.

Theo Hồ Trường An, tác giả của “Theo chân những tiếng hát” (nguồn):
Minh Diệu hơi thấp người, mặt dịu hiền nhưng không đẹp lắm. Chị là vợ của Mạnh Phát, dáng dấp hơi cục mịch, ăn mặc nhã đạm, không ra dáng dấp nghệ sĩ chút nào. Giọng chị êm dịu trong trẻo, nói theo Thế Lữ là “Tiếng hát trong như nước Ngọc Tuyền / Êm như hơi gió thoảng cung tiên”. Đã vậy, giọng lại còn non mướt và nói theo Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc: “Hoa xuân nọ còn phong nộn nhụy / Nguyệt thu kia chưa hé hàn quang”. Đó là tiếng hát tài tử hơn là tiếng hát chuyên nghiệp gợi nên cái vẻ non mềm của búp lá nụ hoa. Tuy nhiên gần cuối thập niên 40 và bước qua ba năm đầu của thập niên 50, đây là tiếng hát ăn khách nhất. Giới học sinh say mê tiếng hát của chị. Các cô nữ sinh tập hát theo chị, nhái giọng chị, cố ém tiếng mình vào trong sâu cuống họng để được trong trẻo và ngời sáng như tiếng chị. Nhưng than ôi, một trăm cô ém như vậy thì tiếng chỉ có chát chát chua chua đi thèm theo cái âm sắc trong trẻo kia, chứ đâu được vừa trong trẻo, vừa ngọt ngào như giọng của Minh Diệu. Nhạc sĩ Dương Minh Ninh sở dĩ nổi tiếng ở bản “Gấm Vàng” cũng nhờ giọng Minh Diệu. Hoàng Giác nổi tiếng ở bản “Ngày Về” cũng nhờ chị. Bản “Hoa Thủy Tiên” mà phổ biến sâu rộng trong các trường học nếu không nhờ chị thì nhờ ai? Cho nên Minh Diệu là người đã gây một hiện tượng sôi nổi trong ca trường nhạc giới nước nhà đang độ vươn cao. Tiếng hát của chị thật chân phương, biểu dương một tình tình giản dị, một tâm hồn chất phác.

Hoa nở về đêm (Mạnh Phát)

Một trong những bản nhạc làm nên tên tuổi của nhạc sỹ Mạnh Phát là bản “Hoa nở về đêm” mà ngày trước đã giúp đem tiếng hát của Phương Dung đến với gần công chúng hơn. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một vài chi tiết thú vị xung quanh sáng tác bất hủ này.

Theo lời kể của cô Hương, con dâu của nhạc sỹ Mạnh Phát trong một chương trình truyền hình (Nguồn: ThanhNien.vn)

Đọc tiếp

Nhac sỹ Mạnh Phát

Trong tân nhạc Việt Nam, có không nhiều nhạc sỹ cũng thành danh với vai trò ca sỹ. Trong số ấy, nếu xét về tuổi tác, chúng ta phải xếp ca nhạc sỹ Mạnh Phát vào bậc tiền bối. Ông sinh năm 1929 và mất năm 1973, tức thuộc lớp nhạc sỹ đầu tiên của nhạc Việt. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về cố ca nhạc sỹ Mạnh Phát.


Ca nhạc sĩ Mạnh Phát và những bản nhạc bất hủ

(Nguồn: https://sites.google.com/site/ccamnhac/ccan-2)

Mạnh Phát (1929 – 1971) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Ông là tác giả của nhiều bản nhạc bất hủ như Nỗi Buồn Gác Trọ, Ngày Xưa Anh Nói. Giai đoạn 1940, ông là ca sĩ hát cho hãng đĩa PK và Asia ở Sài Gòn. Giai đoạn 1949-1950 ông chuyển sang viết nhạc với bút danh Tiến Đạt một số bài như “Ai Về Quê Tôi”, “Trăng Sáng Trong Làng”. Sau này Mạnh Phát còn bút danh khác khi viết nhạc trữ tình là Thúc Đăng.

Nhắc đến Mạnh Phát, những người thuộc độ tuổi trung niên đổ lại ít ai biết Mạnh Phát từng là một ca sĩ, không phải là ca sĩ bình thường, mà là một ca sĩ nổi tiếng vào cuối thập niên 1940 tại Sài Gòn. Cùng thời, ông được biết đến như một trong hai đôi uyên ương nổi tiếng, đó là Mạnh Phát – Minh Diệu và Châu Kỳ – Mộc Lan.

Nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt) cho biết đôi chút về thân thế Mạnh Phát cũng như cơ duyên đưa đến sự nổi tiếng của tác phẩm “Ai về sông Tương”, ca khúc đã đưa tên tuổi của tác giả lẫn ca sĩ trình bày lên đỉnh cao danh vọng: Văn Giảng biết Mạnh Phát vào cuối năm 1949, khi Mạnh Phát dẫn một đoàn nghệ sĩ ra Huế biểu diễn và ghé thăm Văn Giảng. Mạnh Phát trạc tuổi Văn Giảng và xuất thân từ miền Trung (không rõ tỉnh nào), vô định cư Sài Gòn từ lâu. Lúc đó, Văn Giảng vừa sáng tác xong bài “Ai về sông Tương” và hát chơi cho Mạnh Phát nghe, sau đó do thích quá, Mạnh Phát đã hát trong chương trình nhạc yêu cầu của đài Pháp Á vào cuối năm 1949, cuối năm đó tổng kết nhạc yêu cầu được yêu thích nhất, Mạnh Phát và “Ai về sông Tương” đã giành hạng nhất. Tuy nhiên, sau này người ta đã sao lãng với ca sĩ ăn khách nhất này và không ai còn lưu giữ giọng hát của Mạnh Phát nữa. 

Đọc tiếp

Ca sỹ Giáng Thu

Trong một bài viết trước về ca nhạc sỹ Mạnh Quỳnh (trước năm 1975), chúng tôi có đề cập đến ca sỹ Giáng Thu mà ngày đó đã kết hợp với Mạnh Quỳnh thành một cặp song ca ăn ý. Nếu như lớp nhạc Nguyễn Văn Đông có đôi Chế Linh – Thanh Tuyền thì bên Lê Minh Bằng có Mạnh Quỳnh – Giáng Thu nổi danh không kém. Dòng Nhạc Xưa không có nhiều tư liệu về ca sỹ Giáng Thu. Có người nói cô lai Ấn, cũng có người nói cô lai Pháp nên Giáng Thu sở hữu một khuôn mặt rất sáng sân khấu, cộng với giọng ca mộc mạc đầy tính tự sự, cô là giọng ca để lại dấu ấn một thời trong sinh hoạt âm nhạc Miền Nam trước 1975. Tuy nhiên sau 1975, cô ít xuất hiện và thời gian sau này gần không còn tham gia nhiều hoạt động văn nghệ nên chông chúng ít có dịp thưởng lãm giọng ca lừng lẫy thuở nào.

Chúng tôi xin mời bạn yêu nhạc nghe lại bản “Tuyết lạnh” với hai giọng ca Mạnh Quỳnh – Tuyết Thu.

Hình ca sỹ Giáng Thu trong một đĩa nhạc xưa.

Giáng Thu – Những Khúc Tình Ca Dang Dở

(Nguồn: trang Nhạc Xưa trên Facebook)

Giọng ca Giáng Thu là một khám phá của nhóm Lê Minh Bằng. Cô đến với sinh hoạt ca nhạc từ cuối thập niên 60s rồi nhanh chóng tạo cho mình một chỗ đứng trong lòng công chúng.

Đọc tiếp

Những giọng ca vàng: Paolo Thanh Tuấn

Sinh năm 1946, ca sỹ Paolo (nghệ danh khác là Paolo Thanh Tuấn, Paolo Đào hay Paolo Tuấn) bước lên sân khấu từ khi tuổi đời còn khác trẻ (năm 16 tuổi) và lập tức gây tiếng vang với dòng nhạc ngoại, đặc biệt là thể loại rock. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bài phỏng vấn của anh với Thanh Niên để người yêu nhạc có thêm thông tin về một trong những rocker đầu tiên của nhạc Việt.

Gặp lại ca sĩ Việt hát rock đầu tiên tại Sài Gòn

(Nguồn: bài viết của tác giả Dạ Ly đăng trên ThanhNien.vn ngày 2018-05-25)

Dù bước qua tuổi 70 nhưng ca sĩ Paolo (tên thật Đào Thiệu Doãn, một trong 2 ca sĩ nhạc rock đầu tiên tại Sài Gòn) vẫn phong độ, hóm hỉnh. Đây là lần thứ hai anh trở về hát trên quê hương sau hơn 10 năm xa quê.

Ban nhạc The Black Caps với nhạc sĩ Paolo Đào (giữa) (1964). (Hình: Kỳ Phát cung cấp)

* Một người được xem là ca sĩ tiên phong hát rock tại Sài Gòn, ngày đó khi mới bắt đầu sự nghiệp chắc anh gặp nhiều cặp mắt “dò xét, tò mò” và cả lạ lẫm ?

– Ca sĩ Paolo: Nói tôi là ca sĩ đầu tiên hát nhạc rock tại Việt Nam cũng không hẳn thế bởi vì trước tôi vài tháng có một ca sĩ người Anh tên Jimmy Zavier cũng bắt đầu bằng nhạc rock cùng ban nhạc The Blue Jean Boys. Nhóm thường xuất hiện tại sân khấu của Rạp hát Thanh Bình. Thời điểm đó anh Elvis Phương cũng bắt đầu hát

những bài hát rock cùng lúc với tôi. Lúc đầu tôi lấy nghệ danh là Thanh Tuấn (sau này đổi thành Paolo – NV) cùng với ban nhạc The Black Caps. Khi tôi xuất hiện tại phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện thì thành công ngay. Tôi còn nhớ đêm đầu tiên xuất hiện là ngày 30.6.1962 khi tôi vừa tròn 16 tuổi. Ngày ấy trên toàn thế giới phong trào nhạc rock đã bắt đầu lan rộng. Đầu tiên tại Mỹ, sau đó là Pháp với hàng loạt tên tuổi như mọi người đã biết. Tại Việt Nam, khán giả đang ao ước đón chờ dòng nhạc rock. Vậy nên sự xuất hiện của tôi đã đáp ứng được mong đợi từ khán giả, đó cũng là một điều tự nhiên. Nhạc rock còn là một bước tiến mới trên lĩnh vực ca nhạc và sự đáp ứng đòi hỏi của khán thính giả cũng hợp lý. Còn về ý kiến “dò xét” theo tôi chắc trong giới ca nhạc sĩ sân khấu không thiếu những ý nghĩ và phê bình nhiều về tôi cũng như về phong trào nhạc rock này. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ mình đang làm được một cái gì đó để đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam cũng như trào lưu âm nhạc thế giới, vậy thôi.

Những giọng ca vàng: Thanh Mai

Ca sỹ Thanh Mai là một trong những giọng ca nữ thành danh từ phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Với chất giọng trẻ trung và một niềm đam mê nghệ thuật lớn lao, tiếng hát của người nghệ sỹ có biệt danh “Búp bê không tình yêu” đã để lại nhiều sự ái một trong lòng nhiều thế hệ. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu giọng ca Thanh Mai và bài viết của tác giả Trần Chí Phúc.

Ca sĩ Thanh Mai- búp bê không tình yêu

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-06-01)

Tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Mai, nhưng nghệ danh là Thanh Mai. Lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình Việt Nam trong ban thiếu nhi của Xuân Phát với bản Bức Họa Đồng Quê ( Văn Phụng) lúc 14 tuổi.

Những giọng ca vàng: Mai Lệ Huyền

Mai Lệ Huyền là một trong những giọng ca ghi dấu ấn sâu đậm bằng lối diễn sôi động và giọng ca trời phú thích hợp với thể loại nhạc mà ngày trước gọi là “kích động nhạc”. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát nổi tiếng Mai Lệ Huyền qua một bài viết của tác giả Cát Linh.

Mai Lệ Huyền, một “đệ nhất sexy” và một người phụ nữ bình thường

(Nguồn: bài viết của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org ngày 2015-10-25)

Ca sĩ Mai Lệ Huyền

Nghệ danh là một tấm thẻ bài được các nghệ sĩ mang theo mình trong suốt mặt trận nghệ thuật. Hầu hết mỗi nghệ danh khi nghe đến đều có thể hình dung ngay phong cách trình diễn và nét riêng của người nghệ sĩ đó. Tuy nhiên, trong làng nhạc trẻ của thập niên 60, 70, có một ca sĩ với nghệ danh hoàn toàn đối lập với hình ảnh trên sân khấu của cô. Tên gọi ấy, và những ca khúc cô trình diễn đã từng đốt cháy sân khấu, tụ điểm, đại nhạc hội bấy giờ. Đó là Đệ nhất sexy búp bê lửa Mai Lệ Huyền.

Thế nhưng, bên trong những điệu nhảy bốc lửa ấy, là một người phụ nữ bình thường, rất bình thường như bao người phụ nữ khác. Cát Linh mời quí vị cùng trò chuyện với Mai Lệ Huyền.

Những giọng ca vàng: Lê Uyên & Phương

Trong số những cặp song ca thành công trong dòng nhạc Việt, Lê Uyên & Phương xứng đáng được xem như là một trong những đôi bạn diễn có nhiều ấn dấn khó phai mờ nhất. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về hai nghệ sỹ tài hoa này qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc. Qua đó cũng xin được một lần nữa chúc chị Lê Uyên nhiều sức khỏe và tiếp tục cống hiến cho văn nghệ Việt Nam và chúc linh hồn nhạc sỹ Lê Uyên Phương vui hưởng hạnh phúc miền cực lạc!

Tình khúc cho em (Lê Uyên Phương). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Kỷ niệm 16 năm ngày nhạc sĩ Lê Uyên Phương qua đời

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-06-29)

Theo lời kể của ca sĩ Lê Uyên lúc đó là Lâm Phúc Anh, tuổi 15, từ Sài Gòn lên Đà Lạt học trung học là mối lương duyên của họ khá thú vị. Cô gái ở trọ một căn nhà và đã thấy có một chàng trai ở đầu hẻm nhìn cô với đôi mắt trìu mến, ánh mắt đó cho cảm giác lạ.

Những giọng ca vàng: Kim Anh

Trong số các bản nhạc Hoa nổi tiếng trong nhạc Việt, chúng ta không thể không kể  đến “Mùa thu lá bay” và một khi nói đến nhạc phẩm này thì Dòng Nhạc Xưa và người yêu nhạc lại nhớ về nữ ca sỹ Kim Anh, người đã gắn tên tuổi với ca khúc bất hủ này. Xin mời quý vị tìm hiểu thêm về cuộc đời lận đận của nữ danh ca, qua một bài viết của cố ký giả – nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & đời sống”.

Kim Anh: Khúc phim về một phần đời phiêu bạt

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2014-05-20)

Kim Anh là một con người chịu chơi. Chịu chơi được hiểu theo nghĩa đẹp nhất, trong đó cá tính thẳng thắn, dám làm dám chịu và “xả láng” của chị được đặt lên hàng đầu. Kim Anh còn là một con người giang hồ. Trong đó cách cư xử với bằng hữu, vấn đề coi trọng tình nghĩa luôn là một ưu tiên. Lời ăn, tiếng nói của chị mang vẻ bất cần đời, thẳng thừng và toạc móng heo không cầu kỳ, kiểu cách. Đó là nhận xét của những ai từng tiếp xúc với người nữ ca sĩ mang dòng máu Trung Hoa này, dù chỉ một đôi lần.

Có thể cá tính của chị không thích hợp với một số người. Nhưng một khi có dịp gần gũi nhiều với Kim Anh, người ta sẽ dễ dàng trở nên thân thiết với chị, dù con người chị có những thói hư, tật xấu, nhất là đối với một phụ nữ, dưới mắt người đời.

Đúng vậy, Kim Anh không hề chối bỏ điều này. Chị không giấu giếm là từng dùng đủ loại ma túy, từng một thời gian sa chân vào vũng lầy tối tăm đó khi vung bạc trăm, bạc ngàn trong một ngày mà vẫn coi như “chuyện nhỏ”. Về tửu lượng của Kim Anh có thể coi như vô địch trong đám nữ lưu và có khi ngay cả với những đấng mày râu uống rượu như hũ chìm!