Hoàng Thị: Ngày xưa, ngày nay (Phanxipăng)

[dongnhacxua.com] đã có một bài viết về nhạc phẩm “Ngày xưa Hoàng Thị” của nhạc sỹ Phạm Duy phổ theo thơ Phạm Thiên Thư. Hôm nay chúng tôi xin góp thêm chút ít thông tin bên lề qua bài viết của nhà báo Phanxipăng đăng trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 790 ngày 2012-07-20

Ngày Xưa Hoàng Thị (Thơ: Phạm Thiên Thư. Nhạc: Phạm Duy). Ảnh: amnhacmiennam.blogspot.com
Ngày Xưa Hoàng Thị (Thơ: Phạm Thiên Thư. Nhạc: Phạm Duy. Ảnh: amnhacmiennam.blogspot.com

ngay-xua-hoang-thi--1--pham-duy--pham-thien-thu--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

HOÀNG THỊ: NGÀY XƯA, NGÀY NAY
(Nguồn: bài viết của nhà báo Phanxipăng đăng trên tạp chí Thế Giới Ngày Nay số 790 ra ngày 2012-07-20)

 Bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát cùng nhan đề vào năm 1971, được nhiều ca sĩ lần lượt thể hiện, tạo sức lan toả sâu rộng. Cũng từ đó, đề cập đến nữ nhân vật trong tác phẩm Ngày xưa Hoàng Thị, vì lắm lý do, có những ngộ nhận đã xảy ra khá nực cười.

Khúc ‘Thụy’ Bí Ẩn Của Một Cựu Phóng Viên Chiến Trường

Trong một bài viết về bản “Khúc Thụy Du” (thơ Du Tử Lê, nhạc Anh Bằng), [dongnhacxua.com] có đề cập đến hình mẫu thật của người con gái có chữ lót “Thụy”. Để người yêu nhạc có thêm thông tin, chúng tôi xin phép đăng lại một bài viết của nhà báo Tùng Duy qua chuyến trở về Hà Nội của Du Tử Lê năm 2014.

KHÚC ‘THỤY’ BÍ ẨN CỦA MỘT CỰU PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG (CHUYỆN ÍT NGƯỜI BIẾT VỀ THI SỸ DU TỬ LÊ)
(Nguồn: vanvn.net)

Trở lại Hà Nội từ viễn xứ Cali, lần đầu tiên thi sỹ Du Tử Lê kể về khúc đoạn bí ẩn chôn giấu hàng chục năm đã cài sâu trong tuyệt phẩm nổi tiếng “Khúc Thụy du”.

Nhà thơ Du Tử Lê (ảnh: Triết Trần)
Nhà thơ Du Tử Lê (ảnh: Triết Trần)

Du Tử Lê chỉ kịp xách túi đồ nghề của một phóng viên lao về phía cảng. Tiếng súng vọng vào thành phố đến từ khắp hướng. Sài Gòn đã náo loạn lắm rồi. Ngày 29.4.1975 những bước chân và mặt người lên cơn cuồng vội. Đám đông bị cản lại bởi một hàng rào thép có lính cộng hoà ngăn án cả dãy dài ở sân cảng. Còi tàu hú lên sắp rời bến. Tấm vé lên tầu được tính bằng nhãn hiệu vương giả của những gia đình tướng tá và hàng xấp đô la trao tay từ đêm trước. Điểm đến là trại tị nạn ở đảo Guam.

Chỉ là bản năng tác nghiệp của một phóng viên chiến trường, Du Tử Lê không định lên con tầu đó, anh chen được vào sát hàng rào và bắt đầu tốc ký với cuốn sổ nhỏ.

“Chú Lê! Chú Lê! Chú Lê ơi!”. Tiếng gọi như gào lên của một người phụ nữ giữa đám đông náo loạn đang chao đảo, chật cứng. Chị dâu và anh trai của Du Tử Lê dắt theo 6 đứa con đang áp chặt vì bị xô đẩy ở chân rào. Họ không có tấm vé đặc biệt để lên con tàu có thành mạn đen ngòm đó. Người sỹ quan chỉ huy nhận ra nhà báo đẹp trai Du Tử Lê thường hay lên truyền hình phỏng vấn sỹ quan, lính tráng. Và khoảng khắc định mệnh đã đến. Cả gia đình anh trai được lên tàu chỉ sau vài câu nói của chàng phóng viên kiêm thi sỹ nổi danh đất Sài Gòn với vị sỹ quan có khẩu súng ngắn đã mở sẵn nắp bao bên hông. Con tàu hú thét lên gấp gáp lần cuối. Đầu gối trầy xước máu tứa ra khi anh gắng kéo các cháu lên bậc cầu tàu. Vài giây lưỡng lự để nhảy xuống trở lại sân bến đã không kịp nữa. Chị dâu khóc oà víu kéo rất chặt cái túi máy ảnh của anh. “Chú không đi cùng anh chị thì ai sẽ lo cho các cháu! Chú không được quay lại thành phố! Súng nổ khắp nơi kia kìa. Lỡ mệnh hệ nào thì chị biết nói sao với mẹ đây?”. Tàu nhổ neo. Và nó cõng theo Du Tử Lê.

Thuỵ C., vợ anh và nhất là hai đứa con đang ra sao. Lúc anh ra khỏi nhà thì những con người thương nhất ấy vẫn ổn. Hình như cậu con trai lớn loáng thoáng vẫy tay như mọi ngày. Và như mọi ngày anh vẫn mau lẹ và bất chợt ra khỏi nhà như thế. Quen thế rồi. Vợ con của nhà báo cũng đã quen với cái cách chồng bật dậy ra khỏi nhà lúc nào không rõ.

Sài Gòn là nhà. Tổ quốc sẽ bình an thôi, và Thuỵ C. cùng hai con sẽ nhất định được bình an. Mình sẽ sớm trở về. Dọc hải lộ khắc nghiệt đói khát với những đứa cháu nheo nhóc đang say lịm trên sàn tàu lắc lư ướt bẩn chả nhớ là bao ngày cho đến chân đảo Guam, Du Tử Lê quặn lòng nghĩ về vợ con ruột thịt mà xa xót âu lo.

***

Cô sinh viên trường dược Sài Gòn bĩu cái môi xinh như thách đố Du Tử Lê xem tài nào tán đổ. Đấy là Thuỵ C. Một lần gặp gỡ giữa chàng phóng viên từng có thơ tình đăng trên mấy tờ báo ở Sài thành ngày ấy với Thuỵ C. chiều xuân 1968, đã bén lửa duyên đời. Dáng vẻ du tử của chàng trai họ Lê đủ lời thừa chữ lọt tai con gái mà tán tỉnh. Hai người yêu nhau và hứa rằng nên duyên vợ chồng nếu sinh con dù trai dù gái sẽ đặt tên là Thuỵ Du. Con trai Thuỵ Du ra đời có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Con trai đâu biết cái vẫy tay chào bố buổi sáng hôm ấy trước lúc bố lao ra bến tầu năm 1975, đã gửi theo Du Tử Lê một trời ly biệt đến mãi nhiều năm sau… Chiến tranh và số phận đã sắp xếp lại từng gia đình, con người trên mảnh đất quê hương Việt.

Biến cố Mậu Thân khiến cả Sài Gòn giới nghiêm từng cen ti mét. Tờ nguyệt san Tiền Phong (một tờ báo ra đời từ thời Ngô Đình Diệm chuyên viết về giới sỹ quan Cộng hoà, còn tờ Chiến sỹ Cộng hoà thì viết về lính) chỉ định Du Tử Lê đi thực hiện một phóng sự về cuộc giải toả của lính cộng hoà ở Ngã tư Bảy Hiền. Chạy xe dọc đường vắng tanh từ Cục tâm lý chiến đến Ngã tư đã thấy những xác người không toàn thây rải rác, có cẳng tay rời và da thịt tanh lọm còn mắc trên dây điện thật ghê rợn. Khu chợ Bảy Hiền đang giằng co giao chiến giành từng mét phố, từng gian hàng. Một chút thẫn người giữa cảnh hoang tàn chiến tranh, Du Tử Lê đau lòng và ghê tởm cuộc chiến, anh bất giác nhớ đến Thuỵ C.

Tạp chí Văn hồi ấy (Du Tử Lê cộng tác) muốn có một bài của anh về chiến tranh. Du Tử Lê nghĩ mình không thể gửi đến toà báo này một bài thơ tình. Vậy là tối ấy anh ngồi viết ứa một mạch “Khúc Thuỵ Du” – những ám ảnh chấn động và kinh hoàng mà anh rùng mình nhớ lại ở con phố gần Ngã tư Bảy Hiền. Quạ rỉa xác người, những cánh tay chó gặm, ai đi tìm gì đó còn ý nghĩa đã lẫn tan cùng vỏ đạn, hận vì súng nổ mà thấy tim buốt lại như bị dao đâm lút cán. Bài thơ chỉ một tý tẹo gợn về tình yêu. Nó là chiến tranh và phận người.

Chàng phóng viên kiêm thư ký toà soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền Phong cộng hoà (tờ báo cũng chấm dứt sứ mệnh của nó khi Du Tử Lê lên tầu đi viễn xứ) nói Khúc Thuỵ Du có cả trăm câu nhưng đã bị tờ Văn gút lại chỉ còn một phần ba. Du Tử Lê lấy tên lót của người yêu và tên mình xếp lại thành nhan đề. Và, mười bảy năm sau, nhạc sỹ Anh Bằng đã chuốt lên từ những vần thơ ấy thành bài hát thấm đẫm tình yêu. Nói như Du Tử Lê, rằng nhạc phẩm ấy chỉ có chút ngầm nói về chiến tranh như một “background mờ nhạt”. Nhưng ông đã cảm ơn Anh Bằng và muôn vàn khán giả, độc giả qua nó mà Khúc Thuỵ Du càng nổi tiếng, Du Tử Lê cũng càng nổi tiếng.

Nhà thơ Du Tử Lê (bên trái) và nhà báo Tùng Duy tại Hà Nội tháng 6/2014
Nhà thơ Du Tử Lê (bên trái) và nhà báo Tùng Duy tại Hà Nội tháng 6/2014

Chữ “Khúc” nhuốm tràn thơ Du Tử Lê. Giờ đã vượt tuổi thất thập ông vẫn ám ảnh với “Khúc”. Ông nói nó là khúc sông, đoạn đời, khúc đường, đoạn người đi qua bao nhiêu là khúc. Khúc hạnh tuyền núi sông, Đoản khúc ngựa hoang, Khúc tháng hai (và tháng nào trong năm cũng có bài về khúc), Thu khúc, Biệt khúc… Và, “Khúc” lẩn vào thơ ông cả những bài chả có chữ khúc nào.

Lại nói về Thuỵ C. Năm 1976 lá thư đầu tiên Du Tử Lê từ Mỹ gửi về đã đến tay Thuỵ C. Nước mắt người vợ tưởng đã cạn khô vì ngỡ chồng đã chết nay lại trào ra. Mãi đến năm 1978 Du Tử Lê mới đón được vợ con sang Mỹ, khi ấy Thuỵ C. đã kịp đưa hai con sang Pháp – quốc tịch gia đình cô sẵn có trước lúc ra đi . Nhưng…

Sống ở Califonia, nhà thơ, nhà báo Du Tử Lê đã vướng vào một cuộc tình khác dưới anh đèn của làng showbiz đô thị. Một nữ nghệ sỹ đã đốt cháy trái tim loang lổ toàn thơ gắn “Khúc” của Du Tử Lê. Thuỵ C. như muốn lên cơn. Cô viết đơn ly dị. Thi sỹ có tội đã chết lặng không ký. Nhưng cuối cùng nó đã kết thúc bằng văn bản ly hôn do một luật sư soạn ra mà chính Du Tử Lê đưa về nhà. Cả hai người sau đó đã ruổi theo hai con đường có những cuộc hôn nhân mới. Giờ Thuỵ C. vẫn sống ở Cali. Có lẽ câu nói của cô, rằng “không bao giờ được nhắc đến tên tôi nữa” mà Du Tử Lê muốn tác giả bài viết này ém lại bằng một chữ tắt khi muốn nhắc tên cô vào một sáng mùa hạ có ly cà phê vỉa hè Hà Nội tháng 6.2014.

Hà Nội dễ thương. Ly cà phê (ông có thể uống… suốt ngày) ông cảm nhận thật khoái khi nói vậy bên vỉa phố Ấu Triệu. Quần soóc áo phông vàng và dép lê cứ dễ dãi kỳ lạ. Ông vẫn hút thuốc. Ngày 21.6 là Ngày Nhà báo Việt Nam, ông cũng biết. Tôn vinh nghề viết là đúng rồi, ông tâm sự là sau này “về núi” sẽ đắm mình ở TP Hồ Chí Minh. Thành phố đã khác quá rồi. Ngã tư Bảy Hiền cũng khác quá rồi. Nhưng dân tộc thật tuyệt. Ông mong một lần đi thăm Tây Bắc để được đắm mình vào văn hoá đặc biệt qua làn xoè của người Thái hay tiếng khèn gợi tình của người Mông, hay trở lại Plâyku thăm bằng hữu xưa… Giỏ hoa thời mới lớn – tập thơ tặng độc giả Việt đêm giao lưu ở nhà hoạ sỹ Lê Thiết Cương, người phác hoạ tranh bìa của tập thơ, tại Hà Nội mới đây tựa như dòng nhật ký chưa đủ lẽ thôi nôi để lai dắt một “Khúc” Du Tử Lê vẫn còn những bí ẩn…

Hà Nội, tháng 6.2014

Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sau đổi là Lê Tử Du, sinh năm 1942 tại Kim Bảng, Hà Nam, sau theo anh trai lên học ở Hà Nội và vào sinh sống ở Sài Gòn. Thơ Du Tử Lê từng được đăng trên hai nhật báo Los Angeles Times và New York Times, được sử dụng làm tài liệu giảng dạy ở nhiều trường đại học Mỹ, được dịch ra trng nhiều cuốn sách nổi tiếng, và đặc biệt có tới hơn 300 được các nhạc sỹ phổ nhạc.

[footer]

Khúc Thụy Du (Anh Bằng – Du Tử Lê)

“Khúc Thụy Du” không phải là một bản nhạc xưa nhưng rất được đón nhận bởi hầu hết ca sỹ cũng như công chúng yêu dòng nhạc này. Đó là một nhạc phẩm mà nhạc sỹ Anh Bằng viết tại hải ngoại sau 1975, lấy ý thơ từ bài thơ cùng tên sáng tác năm 1968 của nhà thơ Du Tử Lê. [dongnhacxua.com] còn nhớ lần đầu nghe bản này là vào đầu thập niên 1990 qua tiếng hát đầy cảm xúc của ca sỹ Tuấn Ngọc.
Bản nhạc nổi tiếng thế nào thì chắc có lẽ chúng ta không cần nói thêm. Thế nhưng rất ít người yêu nhạc biết rằng tựa bài thơ là sự kết hợp giữa chữ lót của người yêu nhà thơ (bà Thụy Châu) và chữ đầu trong bút danh Du Tử Lê.

VỀ BÀI THƠ “KHÚC THỤY DU”
(Nguồn: DuTuLe.com)

Du Tử Lê. Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Du Tử Lê. Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Khi biến cố Tết Mậu Thân, 1968 xẩy ra, đó cũng là lúc cuộc tình của tôi và một nữ sinh viên trường Dược, ở Saigòn cũng khởi đầu.

Đầu tháng 3-1968, tôi bị chỉ định đi làm phóng sự một tiểu đoàn TQLC đang giải toả khu Ngã tư Bảy Hiền.

Lúc đó, cả thành phố Saigòn vẫn còn giới nghiêm. Trên đường đi, từ cục TLC ở đầu đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè tới khu Ngã tư Bảy Hiền, đường xá vắng tanh. Khi gần tới ngã tư Bảy Hiền, ngoại ô Saigòn, tôi thấy trên đường đi còn khá nhiều xác chết. Đó là những xác chết không toàn thây, bị cháy nám; rất khó nhận biết những xác chết là dân chúng, binh sĩ hay bộ đội CS.

Khi tới gần khu ngã tư Bảy Hiền, dù không muốn nhìn, tôi vẫn thấy rất nhiều mảnh thịt người vương vãi hai bên đường. Có cả những cánh tay văng, vướng trên giây điện…Rất nhiều căn nhà trúng bị bom, đạn. Đổ nát. Tôi cũng thấy những con chó vô chủ gậm chân, tay xương người bên lề đường… Tất cả những hình ảnh ghê rợn này đập vào mắt tôi, cùng mùi hôi thối tẩm, loang trong không khí.

Khi tới vùng giao tranh, tôi gặp người trách nhiệm cuộc hành quân giải toả khu chợ Bảy Hiền. Đó là thiếu tá Nguyễn Kim Tiền. Anh vốn là một bạn học thời trung học của tôi. Tiền cho biết, đơn vị của anh đang ở giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. hai bên rình rập nhau, như trò cút bắt, để tranh giành từng gian hàng, từng ngôi nhà… Anh nói tôi phải rời khỏi khu chợ, lập tức. Vì anh không thể bảo đảm sinh mạng cho tôi, dù là bạn cũ….

Trên đường về, cái khung cảnh hoang tàn, đổ nát với xương thịt người vung vãi khắp nơi, cùng với mùi người chết sình thối…khiến tôi muốn nôn oẹ, một lần nữa lại gây chấn động dữ dội trong tôi…

Giữa tháng 3 – 1968, nhà văn Trần Phong Giao, Thư ký toà soạn Tạp chí Văn, gọi điện thoại vào phòng Báo Chí, cục TLC, hỏi tôi có thể viết cái gì đó, cho Văn số tục bản.

Gọi là “tục bản” bởi vì sau số Xuân, khi biến cố mồng 1 Tết xẩy ra, báo Văn ngưng xuất bản. Lý do, các nhà phát hành không hoạt động. Đường về miền tây cũng như đường ra miền Trung bị gián đoạn. Saigòn giới nghiêm. Tuy nhiên, ông nói, hy vọng ít ngày nữa, giao thông sẽ trở lại –  – Thêm nữa, không thể để Văn đình bản quá lâu.

Sau khi nhận lời đưa bài cho Trần Phong Giao, tôi mới giật mình, hốt hoảng.

Tôi nghĩ, giữa tình cảnh ấy, tôi không thể đưa ông một bài thơ tình, hay một chuyện tình. Mặc dù thơ tình hay chuyện tình là lãnh vực của tôi thuở ấy. Nhưng, tôi thấy, nếu tiếp tục con đường quen thuộc kia, tôi sẽ không chỉ không phải với người đọc mà, tôi còn không phải với hàng ngàn, hàng vạn linh hồn đồng bào, những người chết tức tưởi, oan khiên vì chiến tranh nữa…

Cuối cùng, gần hạn kỳ phải đưa bài, nhớ lại những giờ phút ở ngã tư Bảy Hiền, tôi ngồi xuống viết bài thơ ghi lại những gì mục kích trên đường đi.

Viết xong, tôi không tìm được một nhan đề gần, sát với nội dung!

Bài thơ dài trên 100 câu. Nhưng khi Văn đem đi kiểm duyệt, bộ Thông Tin đục bỏ của tôi gần 1/ 3 nửa bài thơ.

Thời đó, tôi viết tay, không có bản phụ, nên, sau này khi gom lại để in thành sách, tôi không có một bản nào khác, ngoài bản in trên báo Văn (đã kiểm duyệt.)

Tuy còn mấy chục câu thôi, nhưng nội dung bài thơ, từ đầu đến cuối, vẫn là một bài thơ nói về thảm cảnh chiến tranh. Người phụ trách phần kiểm duyệt vẫn để lại cho bài thở của tôi những câu cực kỳ “phản chiến” như: “…Ngước lên nhìn huyệt lộ – bày quả rỉa xác người – (của tươi đời nhượng lại) – bữa ăn nào ngon hơn – làm sao tôi nói được…” Hoặc: “…Trên xác người chưa rữa – trên thịt người chưa tan – trên cánh tay chó gậm – trên chiếc đầu lợn tha…” vân vân… 

Nói cách khác, tình yêu chỉ là phần phụ; với những câu hỏi được đặt ra cho những người yêu nhau, giữa khung cảnh chết chóc kia, là gì? Nếu không phải là những tuyệt vọng cùng, tất cả sự vô nghĩa chói gắt của kiếp người?

Như đã nói, thời gian ra đời của bài thơ cũng là khởi đầu của cuộc tình giữa tôi và một sinh viên đại học Dược…Tôi lấy một chữ lót trong tên gọi của người con gái này, cộng với chữ đầu, bút hiệu của tôi, làm thành nhan đề bài thơ. Nó như một cộng nghiệp hay chung một tai hoạ, một tuyệt lộ.

Bài thơ ấy, sau đó tôi cho in trong tuyển tập “Thơ Du Tử Lê (1967-1972).

Cuối năm, tập thơ được trao giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn thi ca, 973.

Nhạc sỹ Anh Bằng. Ảnh: sbtn.tv
Nhạc sỹ Anh Bằng. Ảnh: sbtn.tv



Năm 1983, tôi cho tái bản cuốn thơ này sau khi được một độc giả du học tại Mỹ trước năm 1975, cho lại. Cô nói, tôi phải hứa in lại và dành bản đầu tiên cho cô…

Sau đấy, một buổi tối, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi ở quán Café Tay Trái (toạ lạc ngay ngã tư đường Trask và Fairview.) Ông nói, ông mới phổ nhạc bài “Khúc Thuỵ Du.” Ông cho tôi quyền chọn người hát. Ông nhấn mạnh: “Tôi có thể chỉ cho người đó hát…”

Thời gian đó, trong số bằng hữu giúp tôi điều hành Café Tay Trái, có nhạc sĩ Việt Dzũng. Lúc nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi, cũng là lúc Việt Dzũng có mặt; đang chuẩn bị cho chương trình ca nhạc buổi tối. Tôi giới thiệu hai người với nhau.

Khi ca khúc “Khúc Thuỵ Du” ra đời dạng casette, với tiếng hát của Việt Dzũng, tôi mới biết, nhạc sĩ Anh Bằng chỉ lọc, lựa một số câu thơ liên quan tới tình yêu mà, không lấy một câu thơ nào nói một cách cụ thể về chiến tranh, chết chóc… Chết chóc hay chiến tranh được hiểu ngầm, như một thứ background mờ nhạt.

Từ đó đến nay, thỉnh thoảng vẫn còn có người lên tiếng phản đối sự giản lược nội dung bài thơ của tôi vào một khía cạnh rất phụ: Khía cạnh tình yêu trong ca khúc “Khúc Thuỵ Du”…

Nhưng, hôm nay, sau mấy chục năm, nhìn lại, tôi thấy, ông cũng có cái lý của ông…

(1-30-2010.) 

NGUYÊN VĂN BÀI THƠ “KHÚC THỤY DU”
(Nguồn: DuTuLe.com)

1.

như con chim bói cá
trên cọc nhọn trăm năm
tôi tìm đời đánh mất
trong vụng nước cuộc đời

như con chim bói cá
tôi thường ngừng cánh bay
ngước nhìn lên huyệt lộ
bầy quạ rỉa xác người
(của tươi đời nhượng lại)
bữa ăn nào ngon hơn
làm sao tôi nói được

như con chim bói cá
tôi lặn sâu trong bùn
hoài công tìm ý nghĩa
cho cảnh tình hôm nay

trên xác người chưa rữa
trên thịt người chưa tan
trên cánh tay chó gặm
trên chiếc đầu lợn tha
tôi sống như người mù
tôi sống như người điên
tôi làm chim bói cá
lặn tìm vuông đời mình

trên mặt đất nhiên lặng
không tăm nào sủi lên
đời sống như thân nấm
mỗi ngày một lùn đi
tâm hồn ta cọc lại
ai làm người như tôi ?

2.

mịn màng như nỗi chết
hoang đường như tuổi thơ
chưa một lần hé nở
trên ngọn cờ không bay
đôi mắt nàng không khép
bàn tay nàng không thưa
lọn tóc nàng đêm tối
khư khư ôm tình dài

ngực tôi đầy nắng lửa
hãy nói về cuộc đời
tôi còn gì để sống
hãy nói về cuộc đời
khi tôi không còn nữa
sẽ mang được những gì
về bên kia thế giới
thụy ơi và thụy ơi

tôi làm ma không đầu
tôi làm ma không bụng
tôi chỉ còn đôi chân
hay chỉ còn đôi tay
sờ soạng tìm thi thể
quờ quạng tìm trái tim
lẫn tan cùng vỏ đạn
dính văng cùng mảnh bom
thụy ơi và thụy ơi
đừng bao giờ em hỏi
vì sao mình yêu nhau
vì sao môi anh nóng
vì sao tay anh lạnh
vì sao thân anh rung
vì sao chân không vững
vì sao anh van em
hãy cho anh được thở
bằng ngực em rũ buồn
hãy cho anh được ôm
em, ngang bằng sự chết

tình yêu như ngọn dao
anh đâm mình, lút cán
thụy ơi và thụy ơi

 không còn gì có nghĩa
ngoài tình anh tình em
đã ướt đầm thân thể

anh ru anh ngủ mùi
đợi một giờ linh hiển

(3-68)

[footer]

Thu Vàng (Cung Tiến)

Làm phong phú hơn cho kho tàng nhạc xưa về mùa thu là những bản thanh thoát và đầy tính nghệ thuật của nhạc sỹ Cung Tiến. Hôm nay [dongnhacxua.com] xin giới thiệu bản “Thu vàng” bất hủ của nhà nhạc sỹ.

Thu vàng (Cung Tiến). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Thu vàng (Cung Tiến). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

thu-vang--1--cung-tien--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com thu-vang--2--cung-tien--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com thu-vang--3--cung-tien--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

HIỆN TƯỢNG CUNG TIẾN TRONG TÂN NHẠC VIỆT 
(Nguồn: bài viết của Du Tử Lê đăng trên nguoi-viet.com)

Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến. Có dễ chính vì thế mà, có người không ngần ngại gọi hiện tượng Cung Tiến là thiên tài của bộ môn nghệ thuật này.

Nhạc sĩ Cung Tiến. Ảnh: vietbao.com
Nhạc sĩ Cung Tiến. Ảnh: vietbao.com

Nói vậy, không có nghĩa chúng ta không có nhiều nhạc sĩ (cũng như thi sĩ), bước vào sân chơi VHNT rất sớm. Thậm chí có người chỉ ở độ tuổi lên 9, lên 10… Nhưng để được đám đông biết đến hay, được những người cùng giới công nhận thì, chí ít cũng phải nhiều năm sau. Ở đây, chúng ta cũng không nên loại trừ trường hợp, nếu có những nhạc sĩ (hay thi sĩ) thành danh chỉ với một bài duy nhất thì, cũng có những người viết nhạc (làm thơ) trọn đời vẫn không được dư luận biết tới.

Ðề cập tới những trường hợp kém may mắn này, sinh thời, đôi lần nhà văn Mai Thảo cho rằng, không phải tất cả những người bị định mệnh quay lưng đó, là những người không có khả năng hoặc, không có tài mà, chỉ vì họ không có “duyên” với văn học, nghệ thuật.

“Nếu mình chẳng may vô duyên với sự nổi tiếng thì chỉ có nước… chịu chết thôi. Chẳng thể làm gì được…” Tác giả “Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Ðền” nhấn mạnh.

Như đã nói, nhạc Cung Tiến là một hiện tượng ngoại lệ. Phần tiểu sử của ông, trên trang mạng Wikipedia-Mở có thể tóm tắt như sau:

Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật Cung Thúc Tiến, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1938, tại Hà Nội, là một nhạc sĩ được dư luận liệt kê vào hàng ngũ những nhạc sĩ theo dòng nhạc Tiền Chiến. Ông được xem như nhạc sĩ trẻ nhất có 2 sáng tác sớm được phổ biến rộng rãi là “Thu Vàng” và “Hoài Cảm.” Cả hai bài này được họ Cung viết năm 14, 15 tuổi. Mặc dù xem âm nhạc như một thú tiêu khiển nhưng Cung Tiến đã để lại những nhạc phẩm rất giá trị như “Hương Xưa,” “Hoài Cảm.”

Trang mạng Wikipedia-Mở cũng cho biết, thời trung học, Cung Tiến đã học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng là Chung Quân và Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 tới 1963, Cung Tiến du học tại Úc, ngành kinh tế. Nhân cơ hội này, ông ghi tên tham dự các khóa về dương cầm, đối điểm, và phối cụ tại âm nhạc viện Sydney.

Trong những năm từ 1970 tới 1973, khi Cung Tiến nhận được một học bổng cao học về kinh tế, của British Council để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Ðại Học Cambridge, Anh quốc; ông cũng đã ghi tên tham dự các lớp về nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại…

Vẫn theo trang mạng kể trên thì, về ca khúc, Cung Tiến sáng tác rất ít và phần lớn các tác phẩm của ông đều viết sau 1954, trừ bài “Thu Vàng,” “Hoài Cảm” ông viết năm 1953 khi mới 14-15 tuổi. Tuy nhiên, các ca khúc này lại thường được xếp vào dòng nhạc tiền chiến bởi chúng có cùng phong cách trữ tình lãng mạn…

“Ra hải ngoại Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh Phụ Ngâm năm 1987, soạn cho 21 nhạc khí, trình diễn lần đầu vào ngày 27 tháng 3 năm 1988, tại San Jose, California, với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khánh 1988…” Trang mạng kể trên viết.

Theo dõi sinh hoạt sáng tác của Cung Tiến, kể từ sau biến cố 30 tháng 4, 1975, ở hải ngoại, người ta được biết, ông dành nhiều thì giờ hơn cho việc sáng tác – Từ phổ nhạc thơ, cho tới những công trình nghiên cứu dân ca Việt, nghiên cứu hình thái đặc thù của truyền thống Quan Họ Bắc Ninh, v.v…

Bên cạnh lãnh vực âm nhạc, Cung Tiến cũng đóng góp nhiều cho lãnh vực văn học thuộc giai đoạn 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam. Với bút hiệu Thạch Chương, ông từng cộng tác với các tạp chí Sáng Tạo, Quan Ðiểm, và Văn. Hai trong số những bản dịch thơ văn của Cung Tiến dưới bút hiệu Thạch Chương, được nhiều người biết tới thời trước 1975 ở Saigon là “Hồi Ký Viết Dưới Hầm” của Dostoievsky, và cuốn “Một Ngày Trong Ðời Ivan Denisovitch” của Solzhenitsyn.

Cách đây nhiều năm, khi được một ký giả hỏi về ca khúc “Thu Vàng” viết từ thời niên thiếu, nhạc sĩ Cung Tiến đã tiết lộ, đại ý, sự thực, đó chỉ là một bài tập trong thời gian ông mới bước vào khu rừng nhạc thuật mà thôi.

Tiết lộ này của họ Cung, từng gây nên nhiều nguồn dư luận thuận/nghịch. Nhưng không vì thế mà “Thu Vàng” có thể ra khỏi ký ức rộn rã những bước chân tung tăng, nhảy nhót thương yêu của rất nhiều thế hệ. Ðó là những bước chân tung tăng đuổi theo không chỉ những chiếc lá vàng rơi mà, còn đuổi theo cả một mùa thu thơ dại trên đường phố nữa:

“Chiều hôm qua lang thang trên đường
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa thu về, tơ vàng vương vương

“Một mình đi lang thang trên đường
Buồn hiu hắt và nhớ bâng khuâng
Lòng xa xôi và sầu mênh mông.
Có nghe lá vàng não nề rơi không

“Mùa thu vàng tới là mùa lá vàng rơi
Và lá vàng rơi, khi tình thu vừa khơi
Nhặt lá vàng rơi, xem màu lá còn tươi
Nghe chừng đâu đây màu tê tái

“Chiều hôm qua lang thang trên đường
Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường
Chiều hôm nay trời nhiều mây vương
Có mùa Thu Vàng bao nhiêu là hương.

Mặc dù trong ca từ “Thu Vàng” của Cung Tiến, có câu “Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường,” nhưng toàn cảnh vẫn là một trong rất ít những ca khúc viết về mùa thu không bi lụy hóa, hoặc sầu thảm hóa như nội dung của hầu hết những ca khúc viết về mùa thu, đã thành khuôn sáo từ hơn nửa thế kỷ trước. Thí dụ ca khúc “Lá Ðổ Muôn Chiều” của Ðoàn Chuẩn-Từ Linh:

“…Thu đi cho lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa

tình duyên đành dứt
Có những đêm về sáng
đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
đã vội chi men rượu nhấp đôi môi

mà phung phí đời em không tiếc nhớ
“Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,
phải chăng là nước mắt người đi
Em ơi đừng dối lòng
dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta?

“Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người
Cầm bằng như không biết mà thôi
Lá thu còn lại đôi ba cánh
đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…”

Khuôn sáo hay ước lệ này, theo tôi nó vẫn đeo đẳng, xuất hiện trong rất nhiều ca khúc viết về mùa thu của những nhạc sĩ ở thế hệ sau! Làm như, nếu mùa thu trong ca khúc (cũng như thơ) của họ, không bi lụy, không tan tác, đổ vỡ, chia ly thì nó sẽ là một… mùa nào khác, chứ không phải là mùa thu vậy!?!

[footer]