Lệ Đá (Trần Trịnh – Hà Huyền Chi)

Nhạc sỹ Trần Trịnh (1937 – 2012) sáng tác không nhiều nhưng chỉ cần một bản ‘Lệ đá’, tên tuổi ông đã lưu danh vào dòng nhạc Việt. Với giai điệu mượt mà và lời ca trau chuốt nhưng lại gần gũi, bản này xứng đáng được coi là một tác phẩm bất hủ. Dòng Nhạc Xưa xin mời người yêu nhạc tìm hiểu đôi nét ca khúc này qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc mà chúng tôi xin mạn phép đăng lại từ trang sbtn.tv.

Ca khúc Lệ Đá – giao duyên đẹp giữa nhạc Trần Trịnh và lời Hà Huyền Chi

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-10-28)

Những giọng ca vàng: Thanh Mai

Ca sỹ Thanh Mai là một trong những giọng ca nữ thành danh từ phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Với chất giọng trẻ trung và một niềm đam mê nghệ thuật lớn lao, tiếng hát của người nghệ sỹ có biệt danh “Búp bê không tình yêu” đã để lại nhiều sự ái một trong lòng nhiều thế hệ. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu giọng ca Thanh Mai và bài viết của tác giả Trần Chí Phúc.

Ca sĩ Thanh Mai- búp bê không tình yêu

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-06-01)

Tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Mai, nhưng nghệ danh là Thanh Mai. Lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình Việt Nam trong ban thiếu nhi của Xuân Phát với bản Bức Họa Đồng Quê ( Văn Phụng) lúc 14 tuổi.

Những giọng ca vàng: Lê Uyên & Phương

Trong số những cặp song ca thành công trong dòng nhạc Việt, Lê Uyên & Phương xứng đáng được xem như là một trong những đôi bạn diễn có nhiều ấn dấn khó phai mờ nhất. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về hai nghệ sỹ tài hoa này qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc. Qua đó cũng xin được một lần nữa chúc chị Lê Uyên nhiều sức khỏe và tiếp tục cống hiến cho văn nghệ Việt Nam và chúc linh hồn nhạc sỹ Lê Uyên Phương vui hưởng hạnh phúc miền cực lạc!

Tình khúc cho em (Lê Uyên Phương). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Kỷ niệm 16 năm ngày nhạc sĩ Lê Uyên Phương qua đời

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-06-29)

Theo lời kể của ca sĩ Lê Uyên lúc đó là Lâm Phúc Anh, tuổi 15, từ Sài Gòn lên Đà Lạt học trung học là mối lương duyên của họ khá thú vị. Cô gái ở trọ một căn nhà và đã thấy có một chàng trai ở đầu hẻm nhìn cô với đôi mắt trìu mến, ánh mắt đó cho cảm giác lạ.

Những giọng ca vàng: Anh Khoa

Thành danh từ trước 1975 nhưng con đường nghệ thuật của nam danh ca Anh Khoa không được suôn sẻ như nhiều nghệ sỹ khác. Hiện tại chàng ca sỹ gốc Phan Thiết đang định cư ở Hungary và vẫn đều đặn tham gia hoạt động văn nghệ trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới, mà nhiều nhất vẫn là Hoa Kỳ và Việt Nam. Dòng Nhạc Xưa xin hân hạnh giới thiệu giọng ca Anh Khoa, qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc.

Ca sĩ Anh Khoa – nỗi sầu tha hương trên xứ Hungary

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Phúc Chí đăng trên sbtn.tv ngày 2015-07-07)

Đầu thập niên 60, Anh Khoa lúc khoảng 14 tuổi, học sinh Anh Khoa đại diện thị xã Phan Thiết ra Nha Trang dự thi giải hát toàn quốc xếp hạng nhất vòng bán kết rồi sau đó vào Sài Gòn thi chung kết đoạt giải nhất với bản Nếu Một Mai Tôi Biệt Kinh Kỳ “ Người ơi một mai nếu tôi đi rồi. Thì vạn lời thương cũng thế mà thôi…”

Tiếng hát Karol Kim

Một trong những giọng ca lạ và để lại dấu ấn trong làng nhạc Việt Nam là tiếng hát Carol Kim. Dòng Nhạc Xưa xin mượn một bài viết của anh Trần Chí Phúc để giới thiệu chất giọng khàn đặc trưng của người nghệ sỹ đa tài đến với quý vị.

Carol Kim trên một CD của cô ở hải ngoại.

Carol Kim vẫn còn làn hơi sung mãn khàn ấm áp

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-10-26)

Tiếng hát Mỹ Huyền

Dòng Nhạc Xưa đã có một bài viết giới thiệu ca nhạc sỹ Thu Hồ. Hôm nay chúng tôi trân trọng giới thiệu ca sỹ Mỹ Huyền, là cô con gái rượu của nhà nhạc sỹ, qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc.

Ca sĩ Mỹ Huyền – cái bạt tai nhớ đời 

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2014-09-12)

 

Ca sĩ Mỹ Huyền có tên thật là Hồ Thị Mỹ Huyền, ái nữ của nhạc sĩ Thu Hồ. Tác giả của bài hát Quê Mẹ nổi tiếng ( Đêm khuya trăng mơ mắt trông về trong cõi xa mờ…), Khúc Ca Đồng Tháp, Tím Cả Rừng Chiều; là một trong những nhạc sĩ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam. Cô nhắc đến tên ông với sự yêu thương của đứa con dành cho người cha và cùng với sự kính trọng tài năng của một nhạc sĩ.

Truyện Tình Lan Và Điệp 1 & Kỷ niệm với Anh Bằng

Dòng Nhạc Xưa đã đôi lần tôn vinh tài phổ thơ của nhóm Lê Minh Bằng nói chung và nhạc sỹ Anh Bằng nói riêng. Thế nhưng đạt đến đỉnh cao nghệ thuật với việc đưa một tiểu thuyết thành một nhạc phẩm bất hủ như trường hợp ‘Truyện tình Lan & Điệp” thì có lẽ là một hượng tượng độc nhất vô nhị trong tân nhạc Việt Nam. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Trần Chí Phúc để người yêu nhạc hiểu rõ hơn về Anh Bằng cùng nhóm Lê Minh Bằng huyền thoại.

Ảnh: amnhacmiennam.blogspot.com

Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng – Chuyện Tình Lan Và Điệp 1

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-11-19)

Đi ngược thời gian một chút, lúc còn học lớp tiếp liên – lớp luyện thi vào đệ thất trường công lập; tôi là trưởng ban văn nghệ, sang lớp con gái dự tiệc liên hoan cuối năm, hát bản Chuyện Tình Lan Và Điệp 1 sai mấy chữ bị chọc quê, nhớ mãi.

Lúc đó khoảng thập niên 60, ba bản Chuyện Tình Lan Và Điệp 1, 2, 3 của Mạc Phong Linh Mai Thiết Lĩnh rất ăn khách, tên tác giả nghe ngồ ngộ giống như trong truyện kiếm hiệp Tầu.

Nghệ sỹ guitar Trung Nghĩa: kỷ niệm học đàn khó quên

Ngoài nhạc sỹ sáng tác và ca sỹ trình diễn, góp phần quan trọng vào nền nhạc xưa là đóng góp của các nhạc công. Dòng Nhạc Xưa đã có bài giới thiệu ngón đàn tuyệt kỹ của Vô Thường. Hôm nay chúng tôi hân hạnh mượn một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc để vinh danh một trong những tay guitar ghi dấu ấn sâu đậm nhất trong làng nhạc Việt: nghệ sỹ Trung Nghĩa.

Danh cầm Trung Nghĩa – kỷ niệm học đàn guitar khó quên

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-06-15)

Trong một lần ngồi tâm tình văn nghệ, nhạc sĩ Guitar Trung Nghĩa kể rằng hồi còn bé có nhạc sĩ Đỗ Văn Ngọc thấy anh mê đàn nên tới nhà xin phép thân phụ để cho anh được học ông ta nhưng bị từ chối. Sau đó ông này có chở Trung Nghĩa đến nhà của nhạc sĩ Hùynh Háo để xin làm đệ tử. Thập niên 60 Hùynh Háo rất nổi tiếng ở Sài Gòn và được giới ca nhạc gọi là Anh Hai, trong khi đó nhạc sĩ Hùynh Anh được gọi là Anh Ba.

Sài Gòn trong tân nhạc: Đêm nhớ về Sài Gòn (Trầm Tử Thiêng)

Tiếp nối chủ đề “Những địa danh đã đi vào nhạc“, Dòng Nhạc Xưa xin mời quý vị trở về Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông qua một bài viêt của tác giả Trần Chí Phúc phân tích nét nhạc Trầm Tử Thiêng trong bản nhạc “Đêm nhớ về Sài Gòn” nổi tiếng.

 

Đêm Nhớ Về Sài Gòn – nỗi sầu nghệ thuật của Trầm Tử Thiêng

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-04-25)

1- Đêm nhớ về Sài Gòn, thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi. Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi. Đường im nghe quá khứ trong sầu. Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau. Tình lẻ loi canh thâu.

Ánh nắng chiều trong ‘Nắng Chiều’ & ‘Đường Xưa Lối Cũ’

Ánh hoàng hôn đã được rất nhiều nhạc sỹ ghi lại trong trong âm nhạc qua không ít nhạc phẩm bất hủ . Dòng Nhạc Xưa xin mạn phép đăng lại một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc về hai bản “Nắng chiều” của Lê Trọng Nguyễn và “Đường xưa lối cũ” của Hoàng Thi Thơ.

 

Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ). Ảnh: tkxuyen.com

Nghệ thuật viết ca khúc qua Nắng Chiều – Lê Trọng Nguyễn và Đường Xưa Lối Cũ – Hoàng Thi Thơ

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-11-05)