Nhạc sỹ Bằng Giang

Trong bài viết về ca sỹ Chế Linh (tức nhạc sỹ Tú Nhi), có một chi tiết rất đáng lưu ý: năm 1964, sau khi đoàn văn nghệ biệt chính Biên Hòa tan rã, Chế Linh thất chí và tìm lên núi Bửu Long quy ẩn để định hướng lại con đường nghệ thuật. Như một duyên số, tại đây anh gặp nhạc sỹ Bằng Giang và chính Bằng Giang đã khuyên nhủ Chế Linh quay về với âm nhạc và hình thành một con đường riêng, thành công đến tận ngày nay. Vậy nhạc sỹ Bằng Giang là ai và sự nghiệp sáng tác như thế nào? Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về nhà nhạc sỹ qua một bài viết của tác giả Thy Lệ Trang.

Xin cho tôi

(Nguồn: bài viết của tác giả Thy Lệ Trang đăng trên aihuubienhoa.com ngày 2013-02-04)

Nhạc sỹ Bằng Giang. Ảnh: AiHuuBienHoa.com

Trước năm 1970 tôi có dịp gặp nhạc sỹ Bằng Giang vài lần, lúc đó anh còn trẻ chưa nổi tiếng trong giới âm nhạc miền Nam bấy giờ, nhưng đối với thành phố Biên Hòa thì anh cũng có tiếng tăm. Yêu văn nghệ và ưa thích hoạt động những ngày lễ lớn như Giáng Sinh, Tết anh thường có mặt tham gia trong đội văn nghệ của các trại lính ở Biên Hòa. Không biết cơ duyên nào anh Bằng Giang biết được chị Mai tôi có giọng hát truyền cảm, nên đã tìm đến nhà tôi xin phép ba mẹ tôi cho chị tôi đi hát đêm Giáng Sinh giúp vui cho trại gia binh Bạch Đằng.

Tiếng hát Chế Linh

Được mệnh danh là một trong “tứ trụ nhạc vàng” (cùng với Duy Khánh, Hùng Cường và Nhật Trường), Chế Linh, với chất giọng thật lạ và phong cách biểu diễn tự nhiên, đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong dòng nhạc Việt. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát của người ca sỹ gốc người Chàm, qua một bài của cố nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & đời sống” .

Chế Linh: Một thời “hiện tượng”

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-10-28)

Chế Linh, người ca sĩ từng có một thời được coi như một hiện tượng trong dòng nhạc Boléro mà theo ngôn ngữ bình dân mộc mạc gọi là nhạc sến. Nhạc Sến ở đây phải được hiểu một cách đứng đắn là dòng nhạc mang tính cách phổ thông, được phổ biến rất lớn rộng trong quần chúng, khi thì mặn nồng nàn tình cảm với những cuộc tình đôi lứa, khi thì đậm đà tình tự quê hương với những tâm bình bình dị chân chất, như tâm hồn của những người dân Việt binh thường. Đó là thời điểm những năm 60-70, khi nền tân nhạc Việt Nam đang trong thời kỳ bộc phát mạnh mẽ.

Đừng Nói Xa Nhau (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương)

Ở trang trong của tờ nhạc “Con đường xưa em đi” xuất bản trước 1975, tác giả và nhà xuất bản đã giới thiệu bản tiếp tối “Con đường 2” tức nhạc phẩm “Đừng nói xa nhau” cũng của Châu Kỳ & Hồ Đình Phương. Hôm nay tiếp tục dòng nhạc Châu Kỳ – Hồ Đình Phương, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu “Đừng nói xa nhau” qua tiếng hát của cặp song ca Chế Linh – Thanh Tuyền với bản ghi âm trước 1975. Quan sát ngày xuất bản thì bản này ra mắt công chúng năm 1970, tức một năm sau “Con đường xưa em đi”.

Đừng nói xa nhau (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

.

Những giọng ca vàng: Tứ Trụ Nhạc Vàng

Nhắc đến những giọng ca vàng của sân khấu ca nhạc Sài Gòn xưa, chúng ta không thể không nhắc đến bốn giọng nam mà đã được giới yêu nhạc phong cho danh hiệu “tứ trụ”: Duy Khánh (1936 -2003), Hùng Cường (1936 – 1996), Nhật Trường – Trần Thiện Thanh (1942 – 2005) và Chế Linh. Ba trong số đó đã vĩnh viễn giã từ trần gian, chỉ còn mỗi Chế Linh cũng đã ở vào hàng “trưởng lão”. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu qua bốn giọng ca lừng danh qua một bài viết vừa sưu tầm được.

CA SĨ SÀI GÒN XƯA – TỨ TRỤ SÀI GÒN

(Nguồn: bài viết của tác giả Xuân Ngọc đăng trên 2saigon.vn ngày 2016-02-25)

Tôi là một đứa 9x đời giữa. Ba mẹ vốn có máu xê dịch và yêu văn nghệ, thế nên tôi may mắn lớn lên trong giai điệu da diết của những bản nhạc tiền chiến và nhạc vàng được phát xuyên suốt trên các chuyến xe đường dài lên rừng, xuống biển. Vậy là tôi nghiễm nhiên nghiện luôn dòng nhạc “buồn ngủ” này. Nhắc đến nhạc xưa, không thể không kể đến bốn trụ cột của nền nhạc vàng – nhạc tiền chiến thời bấy giờ hay còn gọi là “Tứ Trụ” gồm: Hùng Cường, Duy Khánh, Nhật Trường và Chế Linh.

1. Hùng Cường

Hùng Cường được sinh ra để làm nghệ thuật! Trong bộ Tứ Trụ nhạc vàng, ông được xem là “chân trụ” đa tài nhất bởi bên cạnh vai trò ca nhạc sĩ, ông còn là một nghệ sĩ cải lương, kịch sĩ kiêm tài tử điện ảnh.

Ca sĩ Sài Gòn xưa – Nam danh ca Hùng Cường