Những giọng ca vàng: Ca nữ lừng danh Minh Mẫn

Ca Huế là một nét sinh hoạt văn nghệ độc đáo và cũng là di sản văn hóa đáng trân trọng của Việt Nam chúng ta. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Trần Nguyễn Anh đăng trên Tiền Phong về một trong những nghệ nhân ca Huế gạo cội: Minh Mẫn.

Những giọng ca vàng: Ca nữ lừng danh Minh Mẫn

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Nguyễn Anh đăng trên TienPhong.vn ngày 2018-04-01)

TP – Nghệ nhân Minh Mẫn, người ca Huế gần trăm năm hát trên sông Hương vừa qua đời tựa như trang sách cuối cùng đã khép lại một ký ức ca Huế của thời xa xưa, thời mà ca Huế trên sông là nơi tao ngộ của tri âm tri kỷ, kiểu Bá Nha – Tử Kỳ.

Tranh: Nguyễn Văn Hổ.

Nghệ sĩ Minh Mẫn đã để lại cho đời những phút giây lắng đọng, lãng mạn đầy chất thơ, giấu kín một cuộc đời cơ cực nơi chốn kinh thành.

Nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát (1910 – 1993)

Cùng với “cây đa cây đề” Nguyễn Văn Tuyên trong Nam, nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát ngoài Bắc xứng đáng được đặt để ở hai vị trí cao nhất trong tân nhạc Việt Nam. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu tiếp loạt bài “Hãnh diện 100 năm âm nhạc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thụy Kha.

Nguyễn Xuân Khoát – Anh cả tân nhạc

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Thụy Kha đăng trên nld.com.vn ngày 2017-09-01)

Sinh thời của ông và cho đến hôm nay, nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam đương đại đều gọi nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát bằng cái tên trìu mến “Người anh cả tân nhạc”.

Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát Ảnh: TƯ LIỆU

Vào đầu thế kỷ trước, phố Nhà Thờ Hà Nội nơi Nguyễn Xuân Khoát sinh ra là nơi vang lên tiếng chuông nhà thờ Lớn, ngoài đường thường vọng trong không gian những giai điệu nhạc châu Âu, nhưng những âm thanh phương Tây đó không lấn át được những âm thanh phương Đông thuần Việt. Đó là tiếng trống lễ đình Phạm Ngũ Lão, tiếng sáo diều vi vút bãi cỏ sau nhà chung, tiếng dô hò của bác phu xe bò, tiếng hòa điệu dàn bát âm vỉa hè, tiếng trống quân dịp rằm trung thu. Và cuối cùng, lá chắn hiệu nghiệm nhất không cho tâm hồn Việt nhiễm chất Tây là lời ru con của mẹ. Tất cả đã thấm vào Nguyễn Xuân Khoát, dinh dưỡng trong cậu bé một tài năng âm nhạc Việt Nam đầy tự hào và trân trọng.

Hãnh diện 100 năm âm nhạc Việt Nam (1): Sự hình thành tân nhạc Việt Nam

Dòng Nhạc Xưa xin bắt đầu giới thiệu loạt bài viết với nhiều tư liệu quý giá về sự thành và phát triển của nền tân nhạc Việt Nam của nhà báo – nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha. Trước ông, đã có nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đề cập đến chủ đề này. Trong cương vị một trang web mang tính tổng hợp và lưu trữ thông tin, chúng tôi không có điều kiện để kiểm chứng tất cả những gì các tác giả viết. Tuy nhiên, trong sự hiểu biết có giới hạn, Dòng Nhạc Xưa sẽ chắt lọc và thẩm định để cố gắng cung cấp cho thế hệ trẻ dữ liệu hữu ích về dòng nhạc xưa. Một lần nữa, xin mạn phép sử dụng tài liệu và trân trọng những đóng góp của nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha.

Hãnh diện 100 năm âm nhạc Việt Nam (Kỳ 1)

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Thụy Kha đăng trên nld.com.vn ngày 2017-08-26)

Nhìn lại 100 năm âm nhạc Việt Nam, Báo Người Lao Động khởi đăng loạt bài của nhà báo – nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha về những nhạc sĩ tiêu biểu góp phần làm nên sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, trên các số báo ra ngày thứ bảy hằng tuần

Bây giờ, khi ở thời điểm qua thế kỷ mới được 17 năm, nhìn lại 100 năm trước, cũng là thời điểm bước qua thế kỷ mới (thế kỷ XX) được 17 năm, thấy rõ một bước tiến xa của âm nhạc Việt Nam qua 100 năm.

Bảy đường xâm nhập của âm nhạc phương Tây

Ngày đó, vào năm 1917, tình hình âm nhạc của nước nhà ra sao? Khi ấy, người Pháp vào Việt Nam đã hơn nửa thế kỷ. Sự bành trướng mãnh liệt của âm nhạc phương Tây đi theo bước chân thực dân vào Việt Nam bằng 7 con đường khác nhau.

Con đường đầu tiên là xâm nhập dưới hình thức tôn giáo. Trong các trường học của nhà thờ Thiên Chúa giáo (còn gọi là trường dòng) đều có ban hát lễ và học trò đều được học nhạc. Bởi thế, nhiều thầy dòng người Việt Nam đã đặt lời Việt cho các bản thánh ca nước ngoài, sáng tác những bài ca tôn giáo bằng tiếng Việt như thầy dòng Ta đê Đỗ Văn Liu, linh mục Đoàn. Giáo dân còn được học kèn để lập nên dàn kèn của giáo xứ.

Album “Dư âm” gồm những bản nhạc tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam thời kỳ đầu

Ngày xuân cùng Giáo sư Trần Văn Khê về với âm nhạc dân tộc

Nhân dịp xuân về, Dòng Nhạc Xưa mời quý vị và các bạn dành chút ít thời gian tìm hiểu về âm nhạc dân tộc cùng với cố Giáo Sư -Tiến Sỹ Âm Nhạc Trần Văn Khê.

 

Giáo sư Trần Văn Khê – ngọn hải đăng âm nhạc cổ truyền Việt Nam

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-06-26)