Vĩnh biệt linh mục nhạc sỹ Phêro Nguyễn Kim Long (1941 – 2025)

Cùng với hàng triệu tín đồ Kito Giáo, trong tình yêu thương vô hạn, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi khi biết tin Cha Kim Long, cây đại thụ của nền thánh nhạc Công Giáo vừa được Chúa gọi ra khỏi đời này để về bên Thánh Nhan Ngài. Dòng Nhạc Xưa xin cầu mong linh hồn Phêro sớm về Nước Chúa.

Linh mục nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Kim Long là một trong những cây đại thụ của nền thánh nhạc Việt Nam, với gia tài sáng tác đồ sộ lên đến hàng ngàn ca khúc. Ông vừa an nghỉ trong Chúa vào ngày 17 tháng 6 năm 2025, hưởng thọ 84 tuổi và 57 năm linh mục.

Đôi nét về linh mục nhạc sỹ Kim Long

1. Thời thơ ấu và ơn gọi:

  • Sinh năm: 1941, tại Giáo xứ Bách Tính, Bùi Chu, Nam Định, trong một gia đình Công giáo đạo hạnh.
  • 1954: Cùng gia đình di cư vào Nam sau biến cố chia đôi đất nước.
  • Học tập: Theo học tại Tiểu chủng viện Thánh Phanxicô, nơi ông bắt đầu hình thành con đường tu trì.
  • 1957: Ở tuổi 17, ông sáng tác tác phẩm thánh ca đầu tay mang tên “Con hân hoan”.
  • 1960: Phổ nhạc lời Việt cho bản “Kinh Hòa Bình” của Thánh Phanxicô thành Assisi, một trong những tác phẩm nổi bật nhất của ông cho đến nay.

2. Linh mục và sự nghiệp âm nhạc:

  • Trở về Việt Nam: Không chỉ thi hành mục vụ tại giáo xứ Đức Hòa (Giáo phận Mỹ Tho), mà còn tham gia giảng dạy thánh nhạc tại nhiều chủng viện và học viện thần học.
  • 1968: Thụ phong linh mục.
  • 1969: Được cử đi du học tại Giáo hoàng Học viện ở Rome, chuyên ngành bình ca, đối âm, hòa âm và nhạc lý phụng vụ. Ông tốt nghiệp xuất sắc vào năm 1972.
  • 1961: Ra mắt tuyển tập thánh ca đầu tiên mang tên “Ca lên đi”.
  • Vai trò quan trọng: Nguyên là Phó Chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc, nguyên Tổng thư ký Ủy ban Phụng Tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
  • Sáng tác: Ông đã để lại một di sản khổng lồ với hơn 5.000 ca khúc thánh ca, trong đó nhiều tác phẩm đã trở thành kinh điển và quen thuộc với đông đảo tín hữu, như “Kinh Hòa Bình”, “Từ Lúc Mẹ Nói Lời Xin Vâng”, “Tình Yêu Thiên Chúa”, “Này Con Là Đá”, “Lạy Chúa Xin Dạy Con”, “Con hân hoan”… Những tác phẩm của ông không chỉ làm đẹp phụng vụ mà còn nâng đỡ tâm hồn bao thế hệ tín hữu.
  • Hoạt động khác: Ông luôn khiêm nhường, nhẹ nhàng, dành trọn cuộc đời để sáng tác, dạy nhạc, đào tạo thế hệ ca trưởng và ca đoàn.

3. Những năm cuối đời:

  • 2012: Nghỉ hưu với vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc, nhưng vẫn tiếp tục làm cố vấn, hướng dẫn các nhạc sĩ và ca trưởng trẻ.
  • 2018: Mừng 50 năm hồng ân thánh chức Linh mục.
  • Ngày 17 tháng 6 năm 2025: An nghỉ trong Chúa lúc 12 giờ trưa tại nhà riêng ở Chí Hòa, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 84 tuổi. Ông mắc bệnh ung thư đại tràng trong những năm cuối đời.

Linh mục nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Kim Long là một nhân vật có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống phụng vụ và âm nhạc Công giáo tại Việt Nam, được biết đến như một “cây đại thụ Thánh nhạc Việt Nam”.

Xin ghi chú nguồn Dòng Nhạc Xưa và các nguồn có liên quan khi trích dẫn!

Nhạc sỹ Dzoãn Mẫn (1919 – 2007)

Chỉ với mỗi tuyệt tác “Biệt ly“, nhạc sỹ Dzoãn Mẫn đã để lại một dấu ấn khó phai mờ trong lòng người yêu nhạc. Dòng Nhạc Xưa đã có bài viết về bản nhạc được xưng tụng là “tiếng lòng của những kẻ ly biệt”. Hôm nay chúng tôi xin có đôi lời giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà nhạc sỹ.

Một buổi chiều mơ (Sáng tác: Dzoãn Mẫn. Tiếng hát: Mai Hương)

Đôi nét về nhạc sỹ Dzoãn Mẫn

(Nguồn: Wikipedia)

Doãn Mẫn (1919 – 2007), còn được viết Dzoãn Mẫn, là một nhạc sĩ nhạc tiền chiến nổi tiếng, thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam.

Hương Cố Nhân (Sáng tác: Dzoãn Mẫn. Tiếng hát: Mai Hương).

Tiểu sử

Doãn Mẫn sinh ngày 15 tháng 10 năm 1919 tại thôn Đoài, làng Hoàng Mai (kẻ Mơ) (phường Hoàng Văn Thụ) quận Hoàng Mai Hà Nội.

Dzoãn Mẫn thời trẻ (năm 1943).

Cha của ông là Doãn Tính, một viên chức ở ga Hàng Cỏ (người xếp ga vào những năm 1930-1940), nhưng mê âm nhạc dân tộc và chơi đàn bầu rất hay. Được cha hướng dẫn, từ nhỏ Doãn Mẫn đã biết chơi đàn tứ và một vài nhạc cụ truyền thống khác. Sau khi tốt nghiệp Trường nam Sư phạm, ông vào làm thư ký tại bệnh viện Bạch Mai.

Doãn Mẫn tự học nhạc qua sách tiếng Pháp. Ông cũng học một người Pháp tên Banal, nguyên chỉ huy một dàn nhạc Quân đội Pháp, trong khoảng thời gian 4 tháng chủ yếu là về phối âm, phối khí. Trước khi là nhạc sĩ, Doãn Mẫn từng là nhạc công biểu diễn nhiều nơi.

Cũng như nhiều thanh niên thời đó, Doãn Mẫn bị dòng nhạc phương Tây, mà chủ yếu là nhạc Pháp cuốn hút. Ông cùng Văn Chung và Lê Yên lập nhóm nhạc Tricéa tụ tập trao đổi về âm nhạc và sáng tác. Tên nhóm Tricéa có nghĩa: 3 chữ C và 3 chữ A được viết tắt từ tiếng Pháp: Collection Des Chants Composés Par Des Artistes Annamites Associés: “Tuyển chọn các tác phẩm âm nhạc của nhóm người viết nhạc Annam”. Cùng nghe những đĩa nhạc của Tino Rossi, Josephine Baker, họ cùng nhau sáng tác những bài hát của riêng mình: Văn Chung có Bóng ai qua thêm, Đôi mắt huyền và Lê Yên có Bẽ bàng, Vườn xuân. Theo đánh giá của Phạm Duy, thì: Doãn Mẫn là người thành công nhất trong 3 thành viên nhóm nhạc Tricéa.

đọc tiếp

Hoa nở về đêm (Mạnh Phát)

Một trong những bản nhạc làm nên tên tuổi của nhạc sỹ Mạnh Phát là bản “Hoa nở về đêm” mà ngày trước đã giúp đem tiếng hát của Phương Dung đến với gần công chúng hơn. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một vài chi tiết thú vị xung quanh sáng tác bất hủ này.

Theo lời kể của cô Hương, con dâu của nhạc sỹ Mạnh Phát trong một chương trình truyền hình (Nguồn: ThanhNien.vn)

Đọc tiếp

Nhac sỹ Mạnh Phát

Trong tân nhạc Việt Nam, có không nhiều nhạc sỹ cũng thành danh với vai trò ca sỹ. Trong số ấy, nếu xét về tuổi tác, chúng ta phải xếp ca nhạc sỹ Mạnh Phát vào bậc tiền bối. Ông sinh năm 1929 và mất năm 1973, tức thuộc lớp nhạc sỹ đầu tiên của nhạc Việt. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về cố ca nhạc sỹ Mạnh Phát.


Ca nhạc sĩ Mạnh Phát và những bản nhạc bất hủ

(Nguồn: https://sites.google.com/site/ccamnhac/ccan-2)

Mạnh Phát (1929 – 1971) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Ông là tác giả của nhiều bản nhạc bất hủ như Nỗi Buồn Gác Trọ, Ngày Xưa Anh Nói. Giai đoạn 1940, ông là ca sĩ hát cho hãng đĩa PK và Asia ở Sài Gòn. Giai đoạn 1949-1950 ông chuyển sang viết nhạc với bút danh Tiến Đạt một số bài như “Ai Về Quê Tôi”, “Trăng Sáng Trong Làng”. Sau này Mạnh Phát còn bút danh khác khi viết nhạc trữ tình là Thúc Đăng.

Nhắc đến Mạnh Phát, những người thuộc độ tuổi trung niên đổ lại ít ai biết Mạnh Phát từng là một ca sĩ, không phải là ca sĩ bình thường, mà là một ca sĩ nổi tiếng vào cuối thập niên 1940 tại Sài Gòn. Cùng thời, ông được biết đến như một trong hai đôi uyên ương nổi tiếng, đó là Mạnh Phát – Minh Diệu và Châu Kỳ – Mộc Lan.

Nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt) cho biết đôi chút về thân thế Mạnh Phát cũng như cơ duyên đưa đến sự nổi tiếng của tác phẩm “Ai về sông Tương”, ca khúc đã đưa tên tuổi của tác giả lẫn ca sĩ trình bày lên đỉnh cao danh vọng: Văn Giảng biết Mạnh Phát vào cuối năm 1949, khi Mạnh Phát dẫn một đoàn nghệ sĩ ra Huế biểu diễn và ghé thăm Văn Giảng. Mạnh Phát trạc tuổi Văn Giảng và xuất thân từ miền Trung (không rõ tỉnh nào), vô định cư Sài Gòn từ lâu. Lúc đó, Văn Giảng vừa sáng tác xong bài “Ai về sông Tương” và hát chơi cho Mạnh Phát nghe, sau đó do thích quá, Mạnh Phát đã hát trong chương trình nhạc yêu cầu của đài Pháp Á vào cuối năm 1949, cuối năm đó tổng kết nhạc yêu cầu được yêu thích nhất, Mạnh Phát và “Ai về sông Tương” đã giành hạng nhất. Tuy nhiên, sau này người ta đã sao lãng với ca sĩ ăn khách nhất này và không ai còn lưu giữ giọng hát của Mạnh Phát nữa. 

Đọc tiếp

Ca sỹ Giáng Thu

Trong một bài viết trước về ca nhạc sỹ Mạnh Quỳnh (trước năm 1975), chúng tôi có đề cập đến ca sỹ Giáng Thu mà ngày đó đã kết hợp với Mạnh Quỳnh thành một cặp song ca ăn ý. Nếu như lớp nhạc Nguyễn Văn Đông có đôi Chế Linh – Thanh Tuyền thì bên Lê Minh Bằng có Mạnh Quỳnh – Giáng Thu nổi danh không kém. Dòng Nhạc Xưa không có nhiều tư liệu về ca sỹ Giáng Thu. Có người nói cô lai Ấn, cũng có người nói cô lai Pháp nên Giáng Thu sở hữu một khuôn mặt rất sáng sân khấu, cộng với giọng ca mộc mạc đầy tính tự sự, cô là giọng ca để lại dấu ấn một thời trong sinh hoạt âm nhạc Miền Nam trước 1975. Tuy nhiên sau 1975, cô ít xuất hiện và thời gian sau này gần không còn tham gia nhiều hoạt động văn nghệ nên chông chúng ít có dịp thưởng lãm giọng ca lừng lẫy thuở nào.

Chúng tôi xin mời bạn yêu nhạc nghe lại bản “Tuyết lạnh” với hai giọng ca Mạnh Quỳnh – Tuyết Thu.

Hình ca sỹ Giáng Thu trong một đĩa nhạc xưa.

Giáng Thu – Những Khúc Tình Ca Dang Dở

(Nguồn: trang Nhạc Xưa trên Facebook)

Giọng ca Giáng Thu là một khám phá của nhóm Lê Minh Bằng. Cô đến với sinh hoạt ca nhạc từ cuối thập niên 60s rồi nhanh chóng tạo cho mình một chỗ đứng trong lòng công chúng.

Đọc tiếp