Tản mạn mùa đông

Chúng ta đang ở những ngày cuối cùng của năm 2018. Tháng cuối năm với những cơn gió lạnh, trời đã sang đông. Hòa trong dòng cảm xúc ấy, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu vài nhạc khúc mùa đông nổi tiếng qua bài viết của tác giả Cát Linh.

Luân vũ mùa đông

(Nguồn: bài viết của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org ngày 2015-1-29)

Cuối Thu (ảnh minh họa)

Một tuần lễ trôi qua với rất nhiều những sự kiện vui buồn, với Việt Nam và với cả thế giới. Trong lúc đó, đất trời cũng đang bước vào những ngày đầu tiên của mùa đông. Những chiếc que diêm cũng bắt đầu được đốt lên nhiều hơn để thổi bùng những đóm lửa sưởi ấm trong ngày đông giá. Có phải mùa đông sắp đến trong thành phố?.

Danh ca Tâm Vấn & mùa thu trong nhạc Đặng Thế Phong

Chúng tôi vừa có dịp hòa mình vào không khí se lạnh của một Hà Nội cuối thu. Đêm, ngồi trong quán vắng bên bờ hồ, văng vẳng tiếng hát liêu của Thanh Thúy từ chiếc máy Akai cũ của anh bạn yêu nhạc xưa. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của tác giả Cát Linh ghi lại tâm sự của danh ca Tâm Vấn, một trong những nữ ca sỹ đầu tiên đưa các sáng tác bất hủ của Đặng Thế Phong đến gần công chúng Hà Nội ngày xưa.

Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Mùa thu của Đặng Thế Phong qua lời của danh ca Tâm Vấn

(Nguồn: bài viết của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org ngày 2017-07-24)

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong và sáng tác Con thuyền không bến.

Có những người nhạc sĩ trong suốt cuộc đời sáng tác của mình chỉ để lại cho thế nhân số ca khúc đếm không hết một bàn tay. Đó là cố nhạc sĩ tài hoa Đặng Thế Phong cùng ba ca khúc bất hủ với những lời nhắc nhớ về ông của một nữ danh ca đã hát nhạc của ông cách đây 71 năm, nữ danh ca Tâm Vấn.

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong hơi thu, ai khóc ai than hờ… Trời thu đến nơi đây gieo buồn lây. Lộng vắng bốn bề không liếp che gió về. Ai nức nở quên đời châu buông mau, dương thế bao la sầu…” (Giọt mưa thu)

Song Ngọc: một nhạc sỹ đa tài

Nhạc sỹ Song Ngọc (tên thật là Nguyễn Ngọc Thương) sinh năm 1943 tại Long Xuyên tỉnh An Giang. Ông viết nhạc từ rất sớm và vụt nổi tiếng với bản ‘Tiễn đưa’ phổ thơ Nguyên Sa. Với gia tài đồ sộ khoảng 300 ca khúc và thuộc đủ mọi thể loại, mà trong số đó có những bài cực kỳ nổi tiếng (như ‘Đàn bà’, ‘Xin gọi nhau là cố nhân’, …) có thể nói ông là một trong những nhạc sỹ đa tài nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Chúng tôi xin giới thiệu nhà nhạc sỹ đáng kính qua một bài viết của tác giả Cát Linh.

Song Ngọc và một đời sáng tác

(Nguồn: bài viết của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org ngày 2017-08-05)

Nhạc sĩ Song Ngọc và những sáng tác được nhiều người yêu thích.

Để tạo ra một nét riêng, mỗi một người nghệ sĩ hay thường dành cho mình một nghệ danh. Thế nhưng, cũng có nhiều nhạc sĩ, với những lý do riêng, họ có rất nhiều bút danh/nghệ danh. Chính vì vậy, mà không ít người nghe đã ngạc nhiên khi biết tác giả của một tác phẩm nổi tiếng này cũng chính là tác giả của một tác phẩm nổi tiếng khác, với hai bút danh khác nhau. Một trong những người đó, là nhạc sĩ Song Ngọc, hay được biết đến như nhạc sĩ Hàn Sinh của ‘Xin gọi nhau là cố nhân’, hay Hoàng Ngọc Ân của ‘Định mệnh’, cũng chính là Song Ngọc của ‘Tiễn đưa’, người đầu tiên phổ thơ của cố thi sĩ Nguyên Sa.