Một trong những cây đại thụ cuối cùng của nền tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn từ biệt chúng ta: nhạc sỹ Xuân Tiên. Ông vừa ra đi thanh thản ở Úc Châu sau khi đi qua cõi tạm hơn 100 năm. Trong niềm tiếc thương đó, DòngNhạcXưa xin mượn bài viết này để gởi lời tri ân đến một nhạc sỹ lão thành đã có nhiều đóng góp cho âm nhạc nước nhà, không chỉ qua các bản nhạc bất hủ mà còn bằng tài năng và công sức của một người nhạc công tài ba.
Nhạc sỹ Ánh Dương được người yêu nhạc biết đến qua ca khúc nổi tiếng ‘Chào em cô gái Lam Hồng’, bản nhạc ông sáng tác năm 1967. Nhạc sỹ vừa mãi mãi chia tay chúng ta sáng ngày 08/11/2022. DòngNhạcXưa cầu mong linh hồn ông mau chóng siêu thoát và vui sống đời đời ở cõi vĩnh hằng.
Nhạc sĩ Ánh Dương thời trẻ. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Theo một vài nguồn tin đáng tin cậy mà chúng tôi có được, thi sỹ Cung Trầm Tưởng, tác giả của một số bài thơ “Mùa thu Paris”, “Chưa bao giờ buồn thế”, “Bên ni bên nớ”, … mà sau này nhạc sỹ Phạm Duy đã biến thành những nhạc phẩm để lại dấu ấn khó phai mờ trong dòng nhạc phổ thơ, vừa qua đời tại Hoa Kỳ ở tuổi 90 (Nguồn: nguoi-viet.com)
Nhà thơ Cung Trầm Tưởng. (Hình: Hạnh Tuyền/Người Việt)
DòngNhạcXưa xin cầu mong cho linh hồn ông mau hưởng hạnh phúc miên viễn, nơi ‘không bao giờ buồn thế’!
Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thức Cần, sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi (1947), ông bắt đầu làm thơ, và có tập thơ đầu tay tên là Sóng đầu dòng (chưa in).
Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup Laubat (nay là Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học tại Trường Kỹ sư không quân ở Salon-de-Provence.
Năm 1957, ông tốt nghiệp trở về nước làm trong ngành không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong năm này, hai bài thơ của ông là “Mùa thu Paris” và “Vô đề” (thơ trường thiên) xuất hiện trong tuyển tập “Đất đứng” của nhóm Quan Điểm (gồm Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng), và đã làm người đọc chú ý.
Năm 1958, ông đứng ra chủ trương tờ Văn nghệ mới và cộng tác thường xuyên cho các tạp chí Sáng tạo, Hiện đại, Nghệ thuật, Văn, Khởi hành…
Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc một số bài thơ của ông, đó là những bài “Mùa thu Paris”, “Chưa bao giờ buồn thế” (Phạm Duy gộp lại và lấy tên là “Tiễn em”), “Bên ni bên nớ”, “Khoác kín” (Phạm Duy lấy tên “Chiều đông”), “Kiếp sau”, “Về đây”…Tổng cộng trong 13 bài thơ trong tập “Tình ca” của ông thì 6 bài Phạm Duy chọn phổ nhạc.
Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về khí tượng, đậu Tiến sĩ khí tượng học tại Đại học Saint Louis. Sau đó, ông trở về Sài Gòn tiếp tục làm trong binh chủng Không quân Việt Nam Cộng hòa với cấp bực cuối cùng là Trung tá (1975). Sau năm 1975, ông phải đi học tập cải tạo 10 năm.
Ngày 18/08/2022, người yêu nhạc chứng kiến sự ra đi mãi mãi của một trong những cánh chim đầu đàn của nền tân nhạc: nhạc sỹ Nguyễn Thiện Tơ. Ông sinh năm 1921, tức cùng năm sinh với Phạm Duy và trẻ hơn Dương Thiệu Tước (1915 – 1995), Thẩm Oánh (1916 – 1996).
Bản nhạc nổi tiếng nhất của ông là ‘Giáo đường im bóng‘, sáng tác đầu tay viết cho mối rung động đầu đời mà sau này trở thành là người vợ thủy chung son sắt. Nhân dịp này DòngNhạcXưa xin cầu mong linh hồn ông an hưởng hạnh phúc đời đời nơi miền cực lạc!
Giới thiệu một bài hát khác cũng nổi tiếng một thời của nhà nhạc sỹ: Tiếng Trúc Bên Sông.
Tiếng Trúc Bên Sông (Nguyễn Thiện Tơ). Nguồn: vnguitar.net
Xem thêm thông tin về nhạc sỹ Nguyễn Thiện Tơ trên Wikipedia.
Nhạc sĩ Hồng Đăng tên thật là Phan Đăng Hồng. Ông sinh ngày 1/1/1936 tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và đã mãi mãi từ giã người yêu nhạc ngày 21/3/2022.
Có thể nói không ngoa ông là một cây đại thụ của tân nhạc Việt Nam, tiêu biểu cho một thế hệ nhạc sĩ trưởng thành và góp phần hình thành nền âm nhạc của dải đất hình chữ S ở phía bắc vỹ tuyến 17.
Để tưởng nhớ một nhà nhạc sỹ lão thành, DòngNhạcXưa xin quý vị yêu nhạc nghe lại những bản tình ca bất hủ của Hồng Đăng và cầu mong linh hồn ông an lạc ở một miền cực lạc.
‘Hoa sữa’ – bản tình ca nổi tiếng về Hà Nội của nhạc sỹ Hồng Đăng.
‘Ký ức đêm’ – sáng tác đầy khắc khoải của nhạc sỹ Hồng Đăng.
‘Biển hát chiều nay’ – một giai điệu đẹp và dạt dào niềm khát khao đại dương.
Là một nhạc sỹ tài hoa và có tâm hồn lãng mạn, dễ rung cảm trước cái đẹp, nhạc sỹ Lam Phương không tránh khỏi những rung động của con tim trong cuộc đời thăng trầm của một người nghệ sỹ. Lại sinh ra trong một giai đoạn đầy biến động của thời cuộc, là chứng nhân của bao biến cố trên quê hương Việt Nam, Lam Phương đã để lại nhiều tuyệt phẩm mà trong đó chúng ta thấy thấp thoáng hiện lên nhiều bóng hồng đã đi qua cuộc đời nhà nhạc sỹ. DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết đầy đủ và chân thật của nhà văn, MC Nguyễn Ngọc Ngạn, một người em thân yêu, người bạn thâm niên trong sinh hoạt văn nghệ hơn 50 năm của Lam Phương.
Lam Phương & Những Cuộc Tình Vây Quanh qua lời kể của Nhà văn / MC Nguyễn Ngọc Ngạn.
Chúng tôi vừa nhận được tin buồn về sự ra đi của một trong những giọng ca nữ thuộc thế hệ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam: danh ca Tâm Vấn. DòngNhạcXưa xin chân thành chia buồn cùng gia quyến và cầu nguyện cho linh hồn bà mau chóng về chốn hạnh phúc vĩnh hằng. (Xin quý vị yêu nhạc tìm hiểu thêm về giọng ca Tấm Vấn qua một bài viết đã đăng trước đây.)
Nữ danh ca Tâm Vấn vừa qua đời lúc 9 giờ tối, ngày thứ Ba, 3/7/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 85 tuổi.
Danh ca Tâm Vấn. Ảnh: maskonline.vn
Tâm Vấn có tên khai sinh là Dương Thị Vân, là một trong những danh ca cuối cùng của nước ta còn sống cho đến ngày hôm nay. Những ai yêu nhạc mới ở Hà Nội vào nhũng năm 1950 đến 1952 hẳn không quên được nữ ca sĩ Tâm Vấn. Có một giọng ca đầy quyến rũ kèm theo bóng dáng của một nữ sinh ngoài 20 tuổi xinh tươi khả ái, bà đã gây nên bao sôi nổi trong tâm tư giới học sinh và nghệ sĩ của đô thành hoa lệ.
Bà sinh ngày 16/7/1934 tại Hà Nội trong một gia đình buôn bán, Tâm Vấn có giọng ca lả lướt đầy rung cảm ngay từ thuở còn nhỏ. Giọng ca ấy được nhạc sĩ Trần Văn Nhơn chú ý đến khi nền nhạc mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ tại Hà Nội.
Không đầy một năm sau sự ra đi của người anh, cố nhạc sỹ Tô Thanh Tùng, giờ đây nền nhạc xưa lại chịu thêm một mác mác nữa: Tô Thanh Sơn, tác giả của ca khúc “Chút kỷ niệm buồn” nổi tiếng đã về nơi vĩnh hằng. Nhân dịp này DòngNhạcXưa xin chia buồn cùng gia quyến và cầu mong linh hồn ông an hưởng hạnh phúc miền cực lạc.
(NLĐO)-Người nhà của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn đã báo tin, ông đã đột ngột qua đời vào lúc 15 giờ 15 phút ngày 21-4 vì ngộ độc thực phẩm. Hưởng thọ 69 tuổi.
Nhạc sĩ Tô Thanh Sơn
Nhạc sĩ Tô Thanh Sơn sinh năm 1949 tại Hồng Ngự, Đồng Tháp. Từ nhỏ ông đã mê âm nhạc và có năng khiếu đàn guitar, đồng thời có chất giọng trầm ấm rất trữ tình.
Trong niềm tiếc thương nhạc sỹ Tô Thanh Tùng, DòngNhạcXưa xin đăng một bài viết với nhiều thông tin có giá trị của tác giả Thành Lâm về những năm tháng cuối đời của nhà nhạc sỹ.
Cố nhạc sĩ Tô Thanh Tùng: Cuối đời, về lại nơi bắt đầu
Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng, ngưởi con của quê hương Hồng Ngự, Đồng Tháp
Những ngày cuối đời, ông muốn về lại Sa Đéc- nơi mà từ đó ông đã có một mối tình son cùng 3 cô con gái. Ông về, vì muốn được nằm lại bên cạnh người vợ đầu tiên- người chưa một lần có lời oán trách ông…
Những năm cuối đời, bệnh tình của Tô Thanh Tùng trở nặng do di căn ung thư qua gan, xương. Cố nhạc sĩ được các con chuyển về ở hẳn ở Sa Đéc, Đồng Tháp. Nơi đây cũng chính là quê vợ của Thu Vân – giọng ca miệt vườn ngày nào ông đã từng yêu, và cũng là người đầu tiên thể hiện ca khúc Giã từ của ông khiến nhiều người say đắm. Mối tình đó mang đến cho ông 3 cô con gái, và đó cũng là những người chăm sóc ông những ngày cuối đời.
Những ai yêu mến nhạc xưa lại vừa đón nhận một tin buồn: nhạc sỹ Hoàng Giác của “Mơ hoa” và “Ngày về” đã vĩnh viễn ra đi. Như vậy chúng ta lại chia tay với một bậc tiền bối góp phần hình thành nền tân nhạc Việt Nam. DòngNhạcXưa xin chia buồn cùng gia quyến và kính mong linh hồn ông sớm “tìm về tổ ấm” như lời ca khúc bất hủ “Ngày về”.
Chân dung nhạc sĩ Hoàng Giác chụp năm 2013 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Nhạc sĩ Hoàng Giác, tác giả của Mơ hoa, Ngày về… qua đời
TTO – Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm cho biết cha của anh là ca sĩ, nhạc sĩ Hoàng Giác đã qua đời vào tối 14-9-2017 do tuổi cao sức yếu.
Hoàng Giác sinh năm 1924, quê gốc Hà Nội. Ông là người đa tài, say mê âm nhạc, thể thao. Từ khi còn là học sinh trường Bưởi ông đã tự mày mò học âm nhạc theo các tài liệu của Pháp.