Thiên trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương)

Dòng Nhạc Xưa đã từng viết giới thiệu 3 bản nhạc trong trường ca “Hòn Vọng Phu” bất hủ của nhạc sỹ Lê Thương:

Giờ đây để quý vị yêu nhạc xưa có thêm tư liệu tham khảo, chúng tôi xin mạn phép gởi đến một bài viết của tác giả Cung Mi.

Núi Tô Thị. Ảnh: https://blog.mytour.vn/bai-viet/nui-to-thi.html

Nhạc Sĩ Lê Thương và thiên trường ca Hòn Vọng Phu

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-09-17)

Theo hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Lê Thương sinh năm 1913. Ông cùng với anh em nhạc sĩ Hoàng Quí, Tô Vũ (Hoàng Phú) đã thành lập một ban nhạc tại Hải Phòng từ năm 1935, chuyên đi phụ diễn cho đoàn kịch của thi sĩ-kịch tác gia tiền chiến Thế Lữ. Có thể xem Lê Thương là thế hệ đầu đàn của nền âm nhạc tiền chiến Việt Nam.

Sáng tác từ rất sớm, nhạc sĩ Lê Thương sáng tác rất nhiều thể loại ca khúc khác nhau. Đặc biệt, ông có những tác phẩm viết cho thiếu nhi cũng thuộc dạng để đời, như bài Thằng Cuội (đã nhắc đến trong bài viết chủ đề Trung Thu), Học Sinh Hành Khúc, Ông Nỉnh Ông Nang… Tuy nhiên, không một ai, kể cả tác giả, có thể phủ nhận thiên trường ca Hòn Vọng Phu là dấu ấn độc nhất vô nhị của Lê Thương trong nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.

đọc tiếp

Tiếng hát Thái Hiền

Trước năm 1975, trong một sự tìm tòi để có hướng đi mới cho những sáng tác của mình, nhạc sỹ Phạm Duy đã khai sáng ra nhiều ca khúc hay cho tuổi ô mai. Và có thể nói không ngoa là cô con gái rượu Thái Hiền chính là người có công rất lớn đưa dòng nhạc mới này đến gần công chúng hơn. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu tiếng hát Thái Hiền qua một bài viết của tác giả Cung Mi.

Một album của ca sĩ Thái Hiền. Ảnh: thethaovanhoa.vn

Thái Hiền – Giọng hát mang trọn vẹn cái đẹp của ngôn ngữ Việt Nam

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-12-09)

Ở Việt Nam, việc bố mẹ là nhạc sĩ, ca sĩ, thì con cái cũng có tham gia lĩnh vực âm nhạc là chuyện thường thấy. Hổ phụ sinh hổ tử là vậy. Tuy nhiên trường hợp bố mẹ là nhạc sĩ, ca sĩ, đa số con cùng con dâu, con rể (hoặc cựu dâu, rể) cũng là ca nhạc sĩ như gia đình nhạc sĩ Phạm Duy là hiếm. Có thể kể một danh sách thật dài những danh ca, nhạc sĩ nổi tiếng thuộc gia đình này: Phạm Duy, Thái Hằng, Duy Quang,

Julie Quang, Duy Cường, Thiên Phượng, Thái Hiền, Thái Thảo, Tuấn Ngọc… Trong những cái tên kể trên, có một giọng hát rất đặc biệt, nhưng lại khá yên lặng, ít nổi đình đám. Đó là trường hợp của nữ ca sĩ Thái Hiền.

Hoàng Trọng: Vua Tango

Dòng Nhạc Xưa đã có nhiều bài viết về nhạc sỹ Hoàng Trọng (1922 – 1998). Tuy nhiên sẽ là một điều thiếu sót khi không nói về các bản theo thể điệu tango lả lướt mà qua đó ông được người yêu nhạc xưng tụng là “vua tango của nền tân nhạc Việt Nam”. Trong bài viết mang tính chất tổng hợp này, chúng tôi dùng tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu có gì chưa hợp lý, xin quý vị gần xa cùng góp ý hay thảo luận (qua trang web này hoặc qua Facebook facebook.com/dongnhacxua) để tất cả chúng ta có được thông tin chính xác nhất về nhà nhạc sỹ tài hoa Hoàng Trọng.

Nhạc sỹ Hoàng Trọng lúc trẻ. Ảnh: giadinhhoangtrong.wordpress.com

Nhạc sĩ Hoàng Trọng: Ông Vua Tango của nền tân nhạc Việt Nam

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-07-16)

Dòng chảy Bolero

Dòng Nhạc Xưa xin mạn phép giới thiệu một bài viết của tác giả Cung Mi để thế hệ trẻ có thêm tư liệu về dòng nhạc bolero vốn rất thịnh hành ở miền Nam trước 1975 và vẫn âm thầm chảy vào lòng nhiều thế hệ người Việt yêu nhạc cho mãi đến bây giờ.

Cô hàng xóm (Lê Minh Bằng). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Những tình khúc Bolero để đời

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2017-03-03)

Dương Thiệu Tước: cây đại thụ của tân nhạc Việt Nam

Dòng Nhạc Xưa trước đây đã có hai bài về nhạc sỹ Dương Thiệu Tước khi chúng tôi giới thiệu bản “Bến xuân xanh” và “Ơn nghĩa sinh thành“. Hôm nay chúng ta lại có dịp tìm hiểu đôi nét về một trong những “cây đa cây đề” của tân nhạc Việt Nam qua một bài viết của Cung Mi.

 

Chiều (Dương Thiệu Tước – Hồ Dzếnh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: xuất sắc trong cả nhạc Tây lẫn nhạc Ta

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-08-01)

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước – Nguồn: Đàn Chim Việt

Sinh năm 1915, bắt đầu sáng tác từ thập niên 40 trước cả nhạc sĩ Phạm Duy, ông được xem là một trong những con chim đầu đàn của nền tân nhạc Việt Nam. Ông bắt đầu học chơi đàn nguyệt từ năm 7 tuổi, và chơi được cả đàn tranh. Ông chơi đàn tây ban cầm rất giỏi, sau nầy là giáo sư dạy tây ban cầm tại Viện Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn.