Dương Thiệu Tước: cây đại thụ của tân nhạc Việt Nam

Dòng Nhạc Xưa trước đây đã có hai bài về nhạc sỹ Dương Thiệu Tước khi chúng tôi giới thiệu bản “Bến xuân xanh” và “Ơn nghĩa sinh thành“. Hôm nay chúng ta lại có dịp tìm hiểu đôi nét về một trong những “cây đa cây đề” của tân nhạc Việt Nam qua một bài viết của Cung Mi.

 

Chiều (Dương Thiệu Tước – Hồ Dzếnh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: xuất sắc trong cả nhạc Tây lẫn nhạc Ta

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-08-01)

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước – Nguồn: Đàn Chim Việt

Sinh năm 1915, bắt đầu sáng tác từ thập niên 40 trước cả nhạc sĩ Phạm Duy, ông được xem là một trong những con chim đầu đàn của nền tân nhạc Việt Nam. Ông bắt đầu học chơi đàn nguyệt từ năm 7 tuổi, và chơi được cả đàn tranh. Ông chơi đàn tây ban cầm rất giỏi, sau nầy là giáo sư dạy tây ban cầm tại Viện Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn.

Bến Xuân Xanh (Dương Thiệu Tước)

Nhạc xuân của Việt Nam chúng ta thật đa dạng cả về giai điệu và phong cách. Nhiều bài có giai điệu dễ nghe và ca từ bình dị, đi sâu vào đại chúng như “Câu chuyện đầu năm” của Hoài An hay “Xuân này con không về” của Nhật Ngân. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đến người yêu nhạc xưa một bản nhạc đầy tính “bác học”, viết theo thể điệu valse bay bổng của cố nhạc sỹ Dương Thiệu Tước: bản “Bến xuân xanh”, sáng tác năm 1949 .

ben-xuan-xanh--1--duong-thieu-tuoc--cothommagazine.com--dongnhacxua.com

ben-xuan-xanh--2--duong-thieu-tuoc--cothommagazine.com--dongnhacxua.com ben-xuan-xanh--3--duong-thieu-tuoc--cothommagazine.com--dongnhacxua.comCA SỸ QUỲNH GIAO VIẾT BỀ BẢN NHẠC “BẾN XUÂN XANH” CỦA DƯƠNG THIỆU TƯỚC
(Nguồn: trích trong bài viết “Xuân Ca Ngày Cũ ” của Quỳnh Dao – 13.02.2008)

” Một bậc sư trong nghệ thuật dung hợp cái rất Tây và rất Ðông trong tân nhạc là Dương Thiệu Tước. Ông vua của tiết điệu bán cổ điển Tây phương trong nhạc Việt đã cống hiến cho chúng ta bản luân vũ được coi là hay nhất của Việt Nam, ca khúc “Bến Xuân Xanh”.

Dương Thiệu Tước sáng tác “Bến Xuân Xanh” rất công phu. Tác phẩm dài tổng cộng 180 trường canh (gấp ba một bài luân vũ trung bình có 64 trường canh, như “Thu Vàng” của Cung Tiến) và được viết bằng âm giai “Do trưởng”, loại âm giai được coi là “sáng”. (Xin có đôi lời về nhạc thuật ở đây: giới sáng tác nhạc cho âm giai “Ré giáng trưởng” và “La giáng trưởng” là âm giai “dịu” nhất. Âm giai “Sol thứ” và “Si thứ” là âm giai “buồn” nhất. Âm giai “Do trưởng” và “Fa trưởng” là âm giai “sáng” nhất)

Vì thế, “Bến Xuân Xanh” đòi hòi ca sĩ phải trình bày đúng âm giai nguyên thủy. Khi nghe một người trình bày không đúng “ton” (thí dụ người hát không lên được những nốt cao nhất của bài hát, phải hạ xuống một hay hai “cung”) thì ông hơi hơi buồn. Ðoạn biến khúc của “Bến Xuân Xanh” được Dương Thiệu Tước chuyển sang âm giai “La giáng trưởng” trở nên êm dịu lạ thường trước khi về lại cung “Do trưởng” trong sáng.

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước còn soạn phần nhạc mở đầu (introduction) và kết thúc (Coda) thật vi vút, du dương. Lời ca trong “Bến Xuân Xanh” tràn đầy thơ, nhạc, hoa, nắng, gió và sóng nước: toàn những biểu tượng lung linh rực rỡ của Mùa Xuân. Khi Dương Thiệu Tước vừa tạ thế ở trong nước, trong dịp tưởng niệm ông ở hải ngoại, 12 năm về trước, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi đã nhắc tới bản luân vũ này với lòng khâm phục. Không thua kém gì các nhạc khúc về sông nước nổi tiếng của Tây phương!

Ngoài “Bến Xuân Xanh” độc đáo nói trên, Dương Thiệu Tước có soạn ba bài khác về Mùa Xuân, là “Vui Xuân”, “Vườn Xuân Thắm Tươi”, và “Tìm Xuân”. Nhưng chỉ cần viết một “Bến Xuân Xanh” thôi, Dương Thiệu Tước đã xứng đáng với một chỗ đứng sáng chói trong nền tân nhạc Việt Nam …”

Ơn Nghĩa Sinh Thành (Dương Thiệu Tước)

Nếu như ‘Lòng Mẹ” của Y Vân là bản nhạc hay nhất về tình mẹ thì có thể nói không ngoa rằng “Ơn Nghĩa Sinh Thành” của Dương Thiệu Tước (1915 – 1995) là ca khúc hay nhất về tình phụ mẫu. Trước một thực tế đáng buồn là tân nhạc Việt Nam càng ngày càng ít đi những sáng tác lay động về công ơn của bậc sinh thành, [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu “Ơn Nghĩa Sinh Thành” của cố nhạc sỹ Dương Thiệu Tước để các thế hệ sau tiếp tục giữ vững truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt.

Ơn Nghĩa Sinh Thành (Dương Thiệu Tước). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Ơn Nghĩa Sinh Thành (Dương Thiệu Tước). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
on-nghia-sinh-thanh--1--duong-thieu-tuoc--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com
on-nghia-sinh-thanh--2--duong-thieu-tuoc--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ DƯƠNG THIỆU TƯỚC
(Nguồn: wikipedia)

duong-thieu-tuoc--wikipedia--dongnhacxua.com

Dương Thiệu Tước (19151995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam.

Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định.

Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, trong thập niên 1930 ông gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Vũ Khánh… Dương Thiệu Tước cũng là người có sáng kiến soạn nhạc “bài Tây theo điệu ta”, những nhạc phẩm đầu tay của ông thường được viết bằng tiếng Pháp. Mặc dù theo học nhạc Tây, nhưng nhạc của ông vẫn thắm đượm hồn dân tộc. Trong một ấn phẩm viết tay, ông ngỏ ý: „Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền”.

Ông vào miền Nam sinh sống từ năm 1954. Tại Sài Gòn ông làm chủ sự phòng văn nghệ tại Đài phát thanh Sài Gòn đồng thời được mời làm giáo sư dạy lục huyền cầm/Tây Ban cầm tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. Sau ngày nước Việt Nam thống nhất năm 1975, nhạc của ông bị cấm đoán và ông cũng bị mất chỗ dạy học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc.

Vợ chính thất cũng là vợ đầu của ông là bà Lương Thị Thuần, hiện con cái đang sống tại ĐứcHoa Kỳ.

Vợ sau của ông là Minh Trang, một ca sĩ nổi tiếng thập niên 1950, có con riêng là ca sĩ Quỳnh Giao. Ông bà sống hạnh phúc trong 30 năm, có với nhau 5 người con là: Dương Hồng Phong, Vân Quỳnh (ca sĩ hải ngoại), Vân Dung, Vân Hòa, Vân Khanh [1].

Sau năm 1975 do bệnh tật nên ông ở lại TP Hồ Chí Minh. Năm 1978 bà Minh Trang cùng các con định cư ở nước ngoài.

Đầu thập niên 1980 ông về chung sống với bà Nguyễn Thị Nga tại quận Bình Thạnh và được bà chăm lo cho tuổi về chiều.

Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, sau thời đổi mới, nhạc của ông đã được phép lưu hành lại trên cả nước Việt Nam.

[footer]