Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (4): Mặt trăng và mặt trời ở phòng trà Tự Do

Dòng Nhạc Xưa xin mời quý vị yêu nhạc trở về với phòng trà Tự Do tọa lạc tại số 80 đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) qua bài 4 trong loạt bài của ký giả Lê Văn Nghĩa.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Mặt trăng và mặt trời ở phòng trà Tự Do

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên ThanhNien.vn ngày 2016-10-27)

Với một lực lượng ca sĩ, ban nhạc hùng hậu và nổi tiếng, cộng với lợi điểm nằm giữa trung tâm thành phố, phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường xuất hiện đều trên các mặt báo lúc đó.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (2): ‘Phù thủy’ Jo Marcel, Lệ Thu và phòng trà Ritz

Nói đến phòng trà ca nhạc đất Sài Gòn, người yêu nhạc xưa không thể không nhắc đến Jo Marcel, một nghệ sỹ đa tài. Vừa là một nhạc công, vừa là một ca sỹ có chất giọng trầm ấm nhưng ông cũng là một nhà tổ chức âm nhạc và quản lý phòng trà nổi tiếng bậc nhất của làng nhạc Việt. [dongnhacxua.com] xin tiếp nối chủ đề này qua bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa.

Jo Marcel. Ảnh: hopampro.com
Jo Marcel. Ảnh: hopampro.com

Lệ Thu hay ‘Nước mắt mùa thu’

(Tiếp nối chủ đề mùa thu, [dongnhacxua.com] vui mừng được giới thiệu bản nhạc “Nước mắt mùa thu” mà nhạc sỹ Phạm Duy đã ưu ái dành tặng cho nữ danh ca Lệ Thu. Ở đây nếu tinh ý sẽ nhận ra khả năng sử dụng ngôn ngữ rất khéo của nhà nhạc sỹ: “lệ” cũng có nghĩa là “nước mắt”, như vậy “Lệ Thu” có nghĩa là “nước mắt mùa thu”.)

Nước mắt mùa thu - Phạm Duy. Ảnh: VietStamp.net
Nước mắt mùa thu – Phạm Duy. Ảnh: VietStamp.net

nuoc-mat-mua-thu--1--pham-duy--vietstamp.net--dongnhacxua.com nuoc-mat-mua-thu--2--pham-duy--vietstamp.net--dongnhacxua.com

ĐÔI NÉT VỀ LỆ THU
(Nguồn: bichxuanparis.free.fr)

Ca sỹ Lệ Thu. Ảnh: http://my.opera.com/diemxuacafe
Ca sỹ Lệ Thu. Ảnh: http://my.opera.com/diemxuacafe

Lệ Thu nổi tiếng từ lâu lắm rồi. Tên tuổi cô gắn liền với rất nhiều ca khúc như “Hương xưa” của Cung Tiến, “Ngậm ngùi” của Phạm Duy, “Thu hát cho người” của Vũ Ðức Sao Biển, “Tình khúc thứ nhất” của Nguyễn Ðình Toàn ố Vũ Thành An,… Cho đến bây giờ, sau gần 50 năm cuộc đời ca hát, cô vẫn là giọng hát được đứng lên vỗ tay tại nhiều đêm ca nhạc. Người ta đã viết nhiều, ca ngợi nhiều về cô. Hôm nay, chúng ta chỉ nhắc với nhau đôi nét vui vui trong cuộc đời cô..

Lệ Thu nguyên quán ở Hà Ðông, nhưng ra đời ở Hải Phòng. Tên thật là Bùi Thị Oanh.

Một buổi sáng mùa Ðông, Lệ Thu đã kể chuyện thời thơ ấu của cô: Bố mẹ Thu có 8 người con nhưng không biết tại sao các con cứ đến 2, 3 tuổi là đã qua đời. Ðến lượt Thu, mới ra đời là các cụ vội gửi vào trường các bà soeur. Mẹ kể rằng lúc mang bầu Thu, cụ đi chùa, nằm mơ thấy một ông mặt đỏ trao cho một bọc, trong có đứa bé. Chẳng biết vì ông cụ đó hay vì các bà soeur mà Thu sống được sau 4 anh chị đã qua đời. Thu học đàn, học nhạc từ nhỏ trong trường bà soeur.

Thực ra, tên Thu theo các cụ định thì không phải là Bùi Thị Oanh. Thầy Thu làm chức tước nhỏ gì đó ở làng hay huyện Ðông Xá. Mẹ Thu là thiếp, thua thầy đến gần 30 tuổi. Thầy dặn mẹ là nếu sinh con gái thì đặt tên là Bùi Trâm Anh, còn nếu con trai thì đặt là Bùi Gia Bảo. Thế lúc đi làm giấy tờ, Tây nó hỏi, cụ sợ, theo nếp cũ là con trai thì lót tiếng “Văn,” con gái thì lót chữ “Thị,” nên bèn khai đại là Bùi Thị Oanh. Cho nên trong nhà vẫn gọi Thu là Trâm chứ không gọi là Oanh.

Trong gia đình, họ hàng của Lệ Thu có rất nhiều người hát hay. Theo Lệ Thu, “Nếu dễ dãi mà cho rằng Lệ Thu hát hay, thì những người kia phải là hát cực hay. Lệ Thu không ăn thua gì so với những người đó.” Thí dụ ông cậu Lệ Thu tên là Phúc mà anh Hoàng Hải Thủy cũng có biết, hoặc anh Ðoàn là anh họ của Thu cũng vậy. Không ai trong gia đình Thu đi hát cả vì các cụ khó lắm. Ông bà ngoại Thu có 9 người con, rất nhiều người hát hay trong đám con cháu các cụ, nhưng không ai dám đi hát.

Lệ Thu vào Nam năm 1953. Hằng ngày đến trường, ở nhà, lúc nào cũng ê a hát vài câu. Ðược mọi người khen lại càng hát tợn, nhưng dĩ nhiên là các cụ không biết. Khoảng năm 1960, 1961, lúc đang học thi tú tài, bạn bè hay rủ Thu lên ăn uống ở nhà hàng Bồng Lai. Nhân buổi sinh nhật hay gì đó của một cô bạn, bọn bạn bè tự động giới thiệu Thu lên hát một bài. Thu kể: “Mình tuy thuộc loại bạo gan và hay nghịch, nhưng tự nhiên bị xách đầu lên hát cũng thấy e ngại. Sau khi hát xong vừa trở về bàn là ông Lê, giám đốc nhà hàng đến tìm Thu. Ông ta hỏi Thu muốn đi hát không, sẽ có thù lao như thế này này. Mới tý tuổi đầu, thấy kiếm được tiền nhờ ca hát là Thu nhận lời. Kệ, cứ đi hát xem sao. Nhưng phải dấu các cụ.”

Lúc đầu Thu hát ít thôi, đến hát xong là về, nói dối là đến nhà bạn bè họp bài, làm bài chung. Nhưng rồi có một anh chàng, trước đây vốn vẫn thích Thu, bắt gặp Thu đi hát bèn mách cụ bà rằng “Con Oanh cuối tuần nó vẫn đi hát đấy, chứ không phải đi học hay đi chơi với bạn bè đâu.” Cụ sợ quá, đang chứa “một trái bom nổ chậm trong nhà,” nay nó lại tự động gắn thêm một đống ngòi nổ nữa! Thế là cụ tống Thu đi lấy chồng. Nhưng Thu vẫn mê hát.

Lúc thành hôn, Thu còn bé, mới có 18 tuổi, chẳng biết bổn phận làm vợ là cái gì cả, lại còn thích hát, gia đình nhà chồng cho rằng, Thu thuộc loại “xướng ca,” như vậy không được. Thế là chỉ có vài tháng, chồng bỏ mất rồi. “Ai biểu lấy con nít về làm vợ làm chi,” Thu cười.

Về tên Lệ Thu, trong một lần đến chơi bệnh viện Cộng Hòa thăm ông cậu làm việc ở đó, gặp dịp lễ lạt bệnh viện dự định tổ chức văn nghệ cho thương bệnh binh giải trí. Ông cậu hỏi Thu: Cháu muốn hát không? Lúc đó Thu chưa đi hát bao giờ, nhưng vẫn gật đầu bừa, nhưng lại sợ mẹ. Cậu hứa sẽ về “nói với mợ cháu là đi chơi với cậu thì mợ yên tâm.”

Ðến lúc lên hát, bất ngờ người ta hỏi tên là gì để còn giới thiệu. Thu ú ớ, nói bừa là Mộng Thu. Sau thấy chữ Mộng có vẻ mộng mị quê mùa quá, nhưng lỡ dính chữ “Thu,” nên lấy tên “Lệ Thu” cho rồi. Thu vội nói với ông animateur, bây giờ gọi là ông MC, “Này ông ơi, tên tôi là Lệ Thu nhé.” Thực ra không biết từ bao giờ, thuở còn bé lắm, Thu cứ thích tên Thu. Còn chữ Lệ thì lúc sắp lên hát cuống quá, lấy đại cho rồi, nhưng chắc cả hai chữ đó lởn vởn đâu đó trong tiềm thức.

Lệ Thu cho biết: Ðọc sách Thu cũng biết chữ “lệ” có nghĩa là vẻ đẹp, cũng có nghĩa là nước mắt. Không biết lúc bật ra cái tên tiền định đó, Thu suy nghĩ theo chiều hướng nào. Khi đang hát độc quyền ở phòng trà Queen Bee, dư luận cho rằng Thu hát đặc biệt hay một số bài của Phạm Duy như “Ngậm ngùi, Bên cầu biên giới, Thuyền viễn xứ…”

Mấy nhà văn nhà báo như anh Duyên Anh, anh Hà Huyền Chi cũng khen ngợi. Có lẽ vì vậy anh Phạm Duy làm bài “Nước mắt mùa Thu” sau khi nghe mọi người khen hát hay bài đó, cũng tặng Thu luôn. Còn anh Nguyễn Mạnh Côn thì phê bình Thu một câu, rằng là cô rất xinh, cô hát rất hay, nhưng khi hát bài “Ngậm ngùi,” thơ của người ta là “Tay anh em hãy tự đầu,” tại sao cô lại hát thành “Tay em anh hãy tựa đầu,” sao có chuyện ngược đời như vậy. Lúc đó Thu mới biết hóa ra chữ nghĩa cũng rắc rối lắm chứ, chỉ vì mình còn nhỏ, chẳng chịu học hỏi tìm tòi gì cả. Từ khi bị anh Côn mắng như vậy, Thu đã cẩn thận hơn nhiều. Lúc đó khoảng năm 1969 thì phải. Anh Hà Huyền Chi cũng làm bài thơ “Lệ đá,” anh Trần Trịnh phổ nhạc, Thu hát được anh khen rồi tặng luôn cho Thu.

Tên tuổi Thu gắn liền với một số bài vừa mới kể trên, nhưng hình như còn một số bài Thu hát đặc biệt hay như bài “Hương xưa.” Lệ Thu kể chuyện: “Thu còn nhớ có lần hát bài ‘Hương xưa’ với chỉ một người đệm đàn dương cầm. Sau này mới biết là hôm đó có anh Mai Thảo cũng đến nghe. Anh Mai Thảo có nói với Hoàng Dược Thảo là ‘Lệ Thu bất tử với Hương Xưa.’”

Nhưng các bạn có biết là sau khi hát xong bài đó, mồ hôi Thu ướt đẫm. Ði qua ông La Thoại Tinh, dương cầm thủ, Thu nói: “Trời ơi, tôi run quá. Ông ta bèn xòe bàn tay cho coi, cũng ướt đẫm mồ hôi. Bởi vì hồi đó rất hiếm khi người ta hát với chỉ một người đệm piano, thường bao giờ hát cũng với một ban nhạc, nhờ đó tiếng hát của mình dễ được nâng cao hơn, cái khiếm khuyết của mình dễ được che dấu hơn. Nhưng hát với chỉ một cây đàn dương cầm thì rất đáng ngại vào thời buổi đó.

Lệ Thu kể lại chuyện vui buồn trong đời ca hát

Ngay từ những ngày chập chững đi hát cho vui, như hôm hát ở Tổng Y Viện Cộng Hòa chẳng hạn, đã nhiều chuyện vui rồi. Hôm đó, có một bài Lệ Thu phải hát hợp ca với các anh chị thuộc Ban Nhạc Tổng Y Viện Cộng Hòa, hình như bài “Tiếng hò miền Nam” thì phải. Ðến phần solo, Lệ Thu hùng dũng hát “Ðây có đoàn người dân di cư, vang câu hát tình quê dạt dào,…” Tự nhiên Thu nghe ở dưới cười ồ lên, chẳng biết tại sao.

Ngay lúc đó tự nghĩ mình hát được mà, có sai nhịp, sai nốt nào đâu, sao thiên hạ lại cười nhỉ. Nhìn lại quần áo mình đang mặc có gì là lố bịch đâu. Hóa ra Thu đã hát: “Ðây có một người dân di cư,…” Lúc sắp hát, mình lo sợ, chỉ sợ trật nhịp, sợ sai nhạc, thành ra không để ý đến lời. Sau đó mấy anh mới nói: “Ai chẳng biết một mình cô di cư!” Ngay từ lúc tập tễnh hát, Thu đã tự nhủ một điều là luôn luôn phải hát rõ lời bài hát, thì rõ ràng là chữ “một” chắc chắn phải khác chữ “đoàn” rồi.

Về chuyện nhạc lý, Thu chỉ nhớ hồi bé học nhạc trong trường bà soeur. Sau này học nhạc với một bà đầm khi nhà ở đường Võ Tánh. Bà ấy dạy piano, nhưng Thu chỉ học classic.

Lệ Thu ở lại sài Gòn sau 1975 vì mẹ không đi. Lúc đó cụ khoảng 65 tuổi. Thu cũng theo chân bạn vào đủ các nơi, từ Tòa Ðại Sứ Mỹ đến bến Chương Dương. Lúc đó Thu còn ở với Hồng Dương. Vào một dịp khác, Lệ Thu sẽ kể chúng ta nghe về những ngày còn kẹt lại Việt Nam.

Năm 1980, Lệ Thu đến Mỹ.

[footer]

Ngô Thụy Miên viết về Trường Sa

(Tiếp nối dòng nhạc Trường Sa, [dongnhacxua.com] xin gởi đến bạn yêu nhạc xưa bài viết của nhạc sỹ Ngô Thụy Miên nhân dịp nhạc sỹ Trường Sa xuất bản tập nhạc đầu tiên cho riêng mình sau hơn 40 năm sáng tác. Nguồn: cothommagazine.com)

Ảnh: VietStamp.net
Bản nhạc ‘Xin còn gọi tên nhau’ – Trường Sa. Ảnh: VietStamp.net

 

xin-con-goi-ten-nhau--1--truong-sa--vietstamp.net--dongnhacxua.com

 xin-con-goi-ten-nhau--2--truong-sa--vietstamp.net--dongnhacxua.com

xin-con-goi-ten-nhau--3--truong-sa--vietstamp.net--dongnhacxua.com

Những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, giới yêu nhạc tại Sàigòn đã được nghe 3 ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Trường Sa: Xin Còn Gọi Tên Nhau, Rồi Mai Tôi Đưa Em, và Mùa Thu Trong Mưa qua tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thu. Chỉ với 3 bản tình ca này, vườn hoa âm nhạc Việt Nam đã có thêm một bông Hồng tuyệt đẹp.

Cá nhân tôi, khi nghe 3 ca khúc này đã yêu ngay cái nét nhạc dịu dàng, bình lặng như dòng suối nhỏ lượn quanh khu vườn yên tĩnh, rồi bất chợt trổi lên như cơn bão nổi, như con sóng thần ngập tràn dấu đau thương. Tôi cũng yêu nữa những lời ca sâu lắng, man mác buồn, chau chuốt nhưng không kiểu cách, không làm dáng. Cả 3 bài đều mang chung một nhịp điệu Slow buồn. Hồn nhạc lãng đãng, mênh mang diễn tả những cuộc tình lỡ làng, có lẽ xuất phát từ chuyện tình cảm mất mát của người nhạc sĩ tài hoa này. Hãy lắng nghe tiếng hát Lệ Thu vút cao khi diễn tả những dòng âm thanh trầm bổng kỳ diệu để thấy kỹ thuật viết nhạc và lời ca của anh đã có thể lôi cuốn, đưa đẩy, dẫn dắt người nghe vào những cơn mưa êm đềm, hay vào những cơn hồng thủy, chấn động, nát tan con tim:

Tình trong cơn ngủ mê
 Rồi phai trên hàng mi
Chợt khi mình nhớ về
Mộng thành mây bay đi  
Còn gì trên đôi tay
 Nên thầm hờn dỗi mình
Cho tình càng thêm say…

(Xin Còn Gọi Tên Nhau)

Chiều xưa em qua đây
Ru hồn nắng ngủ say
Lời yêu trót đong đầy
Đón em thu mây bay
 Tiễn em xuân chưa phai
Xót ngày vàng còn gì
 Đành đoạn rồi những lần chiều hẹn ước…

(Rồi Mai Tôi Đưa Em)

Rồi thật tình cờ chúng tôi có dịp quen biết nhau, và lại có những tháng ngày làm việc chung trong một chương trình nhạc trên đài phát thanh Quân Đội, để tôi nhận biết thêm một điều, Trường Sa, tác giả những bài tình ca đã làm rung động bao tâm hồn của tuổi trẻ thập niên 60-70, còn là một sĩ quan cấp tá của Hải Quân quân lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn đang tiếp tục hành quân, chiến đấu ngoài mặt trận.

Sau 3 ca khúc này, Trường Sa tiếp tục gửi đến người nghe Một Mai Em Đi, Tàn Tạ, Ru Em Một Đời, Như Hoa Rồi Tàn… Rất nhiều ca sĩ hàng đầu của nền tân nhạc Việt Nam lúc đó đã hát những sáng tác của anh, nhưng theo tôi, nữ ca sĩ Lệ Thu đã đưa những tình khúc cũng như tên tuổi của anh đến tuyệt đỉnh danh vọng. Có thể nói Lệ Thu đã chuyên trở được trọn vẹn những tình cảm, tâm tư nhạc sĩ Trường Sa gửi gấm qua những tác phẩm của anh.

Tháng 4 năm 75 chúng tôi mất liên lạc… cho đến một dịp tình cờ ở hải ngoại khi xem cuốn video Thúy Nga 44, tôi đã gặp lại anh qua một sáng tác anh viết sau này: Mùa Xuân Sao Chưa Về Hỡi Em, và sau đó Những Mùa Thu Qua Trên Cuộc Tình Tôi trên sân khấu Asia. Năm 2003 Trung tâm Thúy Nga Paris đã thực hiện cuốn dvd Thúy Nga 70 để vinh danh, cũng như tri ân những đóng góp của anh cùng hai nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và Lê Dinh vào nền tân nhạc Việt Nam. Vẫn dáng dấp quen thuộc, vẫn gương mặt hiền lành, tiếng nói điềm đạm. Và cho dù cuộc đời đã trải qua bao thăng trầm, đổi thay, những sáng tác sau này của anh như Mùa Xuân Sao Chưa Về Hỡi Em, Những Mùa Thu Qua Trên Cuộc Tình Tôi, Bài Tình Ca Cho Kỷ Niệm, Xin Yêu Nhau Dù Ngày Mai Nữa…vẫn tràn đầy xúc cảm, nét nhạc vẫn dịu dàng, êm ái, lời ca vẫn trau chuốt, mượt mà như thuở nào.

Mùa xuân sao chưa về hỡi em
Xua mây tan cho những ngày nắng êm
Lũ chim non gửi gấm khúc tự tình
Gọi xuân cho xanh mầu mắt em
Và mơ ước thắm thiết mãi lên, cho ta nói yêu em… 
(Mùa Xuân Sao Chưa Về Hỡi Em)

Thôi còn đâu nữa Sài Gòn qua bao tháng ngày chung đôi 
Nỗi buồn phong kín những mùa thu qua trên cuộc tình tôi
Theo ngàn mây mãi lang thang trôi vào tận cuối trời
Tới bên em Sài Gòn lắng đọng một thời yêu xưa vang bóng…
(Những Mùa Thu Qua Trên Cuộc Tình Tôi)

Một trong những nguyện vọng của anh là có thể gom góp tất cả những ca khúc anh đã sáng tác từ hơn 40 năm nay để in trong một tập nhac. Hôm nay trong niềm qúi mến đối với người nhạc sĩ một đời viết tình ca, và đã đóng góp rất nhiều cho nền tân nhạc của chúng ta, tôi xin được hân hạnh giới thiệu cùng các bạn tập nhạc qúi giá này.

NGÔ THỤY MIÊN

[footer]

Mùa thu trong mưa (Trường Sa)

Rất nhiều người cho rằng Sài Gòn không có mùa thu. Điều này không sai nhưng chưa  hẳn là hoàn toàn đúng. Sáng nay trời Sài Gòn trở lạnh. Ngồi nhâm nhi ly cafe thật. Nghe lại bản “Mùa thu trong mưa” của nhạc sỹ Trường Sa. Và bất chợt một cơn mưa ập đến. Với [dongnhacxua.com], như vậy là quá hạnh phúc, một hạnh phúc của “Thu Sài Gòn”.  Chúng tôi bỗng nhớ đến lời tâm sự của nhạc sỹ Trường Sa, lúc đó là hạm phó tàu tuần duyên Trường Sa trong Hải Quân của Miền Nam Việt Nam, về hoàn cảnh ra đời của “Mùa thu trong mưa”: trong một chiều dừng chân ở bến Mỹ Tho, một cơn mưa ập đến và khi cơn mưa chưa dứt, đường phố chưa lên đèn thì ông đã sáng tác xong nhạc phẩm này. Qua tiếng hát của Lệ Thu (một giọng ca mà ông hằng mến mộ) bản này đã nổi tiếng và gắn liền với tên tuổi của nhạc sỹ Trường Sa cũng như ca sỹ Lệ Thu qua hơn 40 năm.

Ảnh: ns-truongsa.blogspot.com
Ảnh: ns-truongsa.blogspot.com

 

Ảnh: ns-truongsa.blogspot.com
Ảnh: ns-truongsa.blogspot.com