Những giọng ca vàng: Như Mai

Tiếp tục giới thiệu các giọng ca vàng của tân nhạc Việt Nam, hôm nay Dòng Nhạc Xưa trân trọng giới thiệu ca sỹ Như Mai qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tb.

 

Như Mai – tiếng hát rực rỡ buổi sáng đầu xuân

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-02-27)

Ở trại tị nạn Như Mai tham gia sinh hoạt ca nhạc, mỗi lần có người rời trại để đi định cư thì cô hát bản Thuyền Viễn Xứ ( thơ Huyền Chi, nhạc Phạm Duy) trên loa phóng thanh để đưa tiễn. Giọng hát cùng tiếng đàn ghi ta thùng thật cảm động và nhiều người ghi dấu kỷ niệm đó.

Thời trung học ở Sài Gòn, cô nữ sinh Đỗ Như Mai thường hát ở ca đoàn nhà thờ Tân Hòa của cha cố Sơn và là giọng hát solo chính nhà thờ Đắc Lộ; những lần nhiều ca đoàn họp lại hát ở nhà thờ Huyện Sỹ thì Như Mai vẫn giữ vai trò solo. Bây giờ ở Quận Cam, nhiều người sinh hoạt ca đoàn thời đó vẫn nhớ giọng hát của cô. Đã có năng khiếu từ hồi nhỏ và lớn lên có học thêm thanh nhạc nên tiếng hát Như Mai vững vàng.

Nữ danh ca Mộc Lan: Khi ánh chiều rơi (Phan Anh Dũng)

Để chúng ta có thêm thông tin về nữ ca sỹ Mộc Lan, [dongnhacxua.com] xin mạn phép giới thiệu bài viết của tác giả Phan Anh Dũng đăng trên CoThomMagazine.com.

moc-lan--pham-thi-nga--cothommagazine.com--dongnhacxua.com
Ảnh: CoThomMagazine.com

Danh ca Mộc Lan: Giọng ca vàng một thuở

Sẽ là môt thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc nhở cho thế hệ sau hiểu biết thêm về các giọng ca vàng một thời góp phần hình thành nền tân nhạc. Trên tinh thần ấy, hôm nay [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu bài viết đầu tiên trong loạt bài về danh ca Mộc Lan (1931 – 2015).

Ca sĩ Mộc Lan thời xuân sắc. Ảnh: thanhthuy.me
Ca sĩ Mộc Lan thời xuân sắc. Ảnh: thanhthuy.me

NỮ DANH CA MỘC LAN, TIẾNG HÁT “EM ĐI CHÙA HƯƠNG, GÁI XUÂN” ĐÃ VÀO CÕI VĨNH HẰNG
(Nguồn: trích bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 14 – trong báo Việt Tide – phát hành ngày thứ sáu 15 tháng 5 năm 2015)

Người viết gặp cô Mộc Lan lần đầu cũng là lần duy nhất, hình như đó là ngày mùng 6 Tết âm lịch của năm 1996. Chẳng nhớ ai đã chở đi nhưng sau nhiều lần tìm kiếm, hỏi han, tôi đã tìm được căn nhà cô ở cuối một con hẻm nhỏ đường Lê Văn Sỹ quận 3. Nơi người nữ danh ca này trú ẩn, chỉ có thể gọi là cái chái nhà, không thể nào đủ cho mấy mẹ con chui ra rúc vào thoải mái. Lúc ấy cô Mộc Lan còn phải săn sóc cho một cô con gái khoảng ba mươi mấy tuổi hình như đang bị bệnh tâm thần, vậy mà cô đã sống như thế – không một lời than van hay ta thán – suốt mấy chục năm trời trong cảnh bịnh tật và nghèo khổ.

Giọng ca Tâm Vấn (Thanh Trang – VOA Tiếng Việt)

Góp phần vào sự hình thành nền tân nhạc Việt Nam là những giọng ca vàng mà tên tuổi còn lưu danh mãi cho muôn đời sau. Hôm nay [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu tiếng hát nữ ca sỹ Tâm Vấn qua một chương trình do được nhạc sỹ Thanh Trang biên soạn cho đài VOA Việt Ngữ.

Ca sỹ Tâm Vấn (1953). Ảnh: sankhaucailuong.com
Ca sỹ Tâm Vấn (1953). Ảnh: sankhaucailuong.com

GIỌNG CA TÂM VẤN
(Nguồn: chương trình Ca Khúc Việt Nam do Thanh Trang phụ trách trên đài VOA Tiếng Việt)

Quý vị thân mến! Trong chương trình hôm nay chúng tôi xin nói về một giọng hát thuộc lớp đầu đàn đã đem những bài hát nổi tiếng đầu tiên của Tân Nhạc Việt Nam đến với người nghe từ thời cuối thập niên 40. Và đấy là giọng hát của nữ danh ca Tâm Vấn, một người mà thời cuối thập niên 40 ở Hà Nội, rồi từ thời đầu thập niên 50 ở trong Nam, mãi cho đến đầu thập niên 70, không những được khán thính giả của đài phát thanh và truyền hình thời ấy quen thuộc với giọng hát mà còn quen thuộc luôn với cả một vóc dáng xinh đẹp, khả ái.