Hoa Biển (Anh Thy)

Trong một bài viết trước, chúng tôi đã nói về sự nhầm lẫn tác giả của ca khúc “Đừng gọi anh bằng chú” mà vốn của Anh Thy nhưng lại được gán cho nhạc sỹ Diên An (tức Nguyễn Văn Để của “Vết thương cuối cùng”). Hôm nay Dòng Nhạc Xưa cũng xin vay mượn nhiều nguồn dữ liệu đáng tin cậy để góp phần làm sáng tỏ tác giả thật sự của bản “Hoa Biển” là Anh Thy chứ không phải nhạc sỹ Trần Thiện Thanh mà người yêu nhạc vẫn lầm tưởng bấy lâu nay.

Đôi nét về nhạc sỹ Anh Thy

(Nguồn: wikipedia.com)

Nhạc sỹ Anh Thy. Ảnh: wikipedia.

Anh Thy (1944 – 1973) là một nhạc sĩ chuyên viết về chủ đề Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Hai ca khúc phổ biến trước năm 1975 của anh là Hoa biển & Lính mà em.

Anh Thy tên thật là Phạm Văn Khổn, sinh ngày 20 tháng 1 năm 1944 tại Thái Bình. Từ nhỏ, anh đã theo gia đình di cư vào Nam.

Năm 1964, anh nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và theo học tại Trung tâm huấn luyện Hải quân Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp, anh được điều về Hải đoàn Xung Phong 32 một thời gian trước khi về công tác tại Phòng Tâm lý chiến trực thuộc Bộ tư lệnh Hải lực Việt Nam Cộng hòa cùng với một số nhạc sĩ khác như Mặc Thế Nhân, Nguyễn Vũ,… Từ đó, anh bắt đầu sáng tác nhạc về chủ đề Hải quân Việt Nam Cộng hòa với bút danh Anh Thy và được thăng đến hàm Trung sĩ.

Anh Cho Em Mùa Xuân (Kim Tuấn – Nguyễn Hiền)

Trước đây Dòng Nhạc Xưa đã có bài giới thiệu bản “Anh cho em mùa xuân” của nhạc sỹ Nguyễn Hiền lấy ý thơ từ bài “Nụ hoa vàng ngày xuân” của thi sỹ Kim Tuấn. Hôm nay, nhân dịp mùa Xuân Đinh Dậu 2017 đang gần kề, xin mời quý vị yêu nhạc xưa nghe lại bản nhạc bất hủ này.

Anh cho em mùa xuân (Nguyễn Hiền – Kim Tuấn). Ảnh: huyvespa.multiply.com

Anh Cho Em Mùa Xuân – Nhớ thi sĩ Kim Tuấn & nhạc sĩ Nguyễn Hiền

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-02-05)

Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 và cây piano xứ hoa đào

Chắc hẳn người yêu nhạc xưa đều biết rõ trước khi trở thành nhạc sỹ sáng tác thì Nguyễn Ánh 9 là một nghệ sỹ dương cầm có hạng. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của tác giả Lâm Viên về duyên âm nhạc của Nguyễn Ánh 9 và người thầy, nhạc sỹ Hoàng Nguyên.

 

Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Theo dấu xưa, chuyện cũ: Nguyễn Ánh 9 và cây piano xứ hoa đào

(Nguồn: bài viết của tác giả Lâm Viên đăng trên Thanh Niên ngày 2016-12-13)

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 bên cây đàn piano mà ông đã học nhạc cùng nhạc sĩ Hoàng Nguyên 60 năm trước. ẢNH: VŨ HOÀNG

Ông Nguyễn Vũ Hoàng, Giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng, cho biết dịp Festival Hoa 2015, Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng khai trương “Không gian kỷ vật văn hóa Đà Lạt”, trong đó có trưng bày 2 cây đàn piano có tuổi đời trên 100 năm, nguyên là đàn của các trường học “Tây” ở TP.Đà Lạt từ trước 1975.

Động Hoa Vàng (3): “Động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư

Dòng Nhạc Xưa mời quý vị yêu nhạc tìm hiểu thêm về không gian và thời gian mà thi sỹ Phạm Thiên Thư đã cho ra đời thi phẩm bất hủ “Động hoa vàng”.

‘ĐỘNG HOA VÀNG’ CỦA PHẠM THIÊN THƯ

(Nguồn: bài viết của tác giả Yến Trinh – Tiến Long đăng trên Tuổi Trẻ ngày 2016-12-05)

Những ai say đắm bài thơ Động hoa vàng của nhà thơ Phạm Thiên Thư chắc sẽ bất ngờ khi biết nhiều ý tứ về “động hoa vàng” được ông lấy cảm hứng từ căn gác gỗ ở khu cù lao Phan Xích Long.

Một người hàng xóm của nhà thơ Phạm Thiên Thư kể về khu xóm ngày xưa và “động hoa vàng” nay biến thành căn nhà ba tầng – Ảnh: TỰ TRUNG

Động Hoa Vàng (2) : Nguyên tác bài thơ và bản nhạc

Sau bài viết về mối lương duyên giữa thi sỹ Phạm Thiên Thư và nhạc sỹ Phạm Duy qua “Đưa em tìm động hoa vàng”, Dòng Nhạc Xưa nhận được nhiều câu hỏi về nguyên tác của bài thơ và bản nhạc. Để các thế hệ sau có thêm tư liệu, chúng tôi xin giới thiệu toàn bộ thi phẩm và nhạc phẩm nổi tiếng này.

NHẠC PHẨM “ĐƯA EM TÌM ĐỘNG HOA VÀNG”

(Nguồn: amnhacmiennam.blogspot.com)

Ảnh: amnhacmiennam.blogspot.com

Động Hoa Vàng (1) : Suối nguồn thi cảm Phạm Thiên Thư (Tâm Nhiên)

Mối lương duyên giữa thi sỹ Phạm Thiên Thư và nhạc sỹ Phạm Duy đã để lại cho hậu thế nhiều bản nhạc bất hủ. Một trong số đó là “Ngày xưa Hoàng Thị” mà Dòng Nhạc Xưa đã có dịp giới thiệu. Hôm nay chúng tôi xin mạn phép tiếp tục dòng thơ Phạm Thiên Thư qua thi phẩm “Động hoa vàng” mà Phạm Duy đã phổ thành tuyệt phẩm “Đưa em tìm động hoa vàng”.

Sắc Hoa Màu Nhớ (Nguyễn Văn Đông)

Tiếp nối dòng nhạc Nguyễn Văn Đông, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một sáng tác gắn liền với tên tuổi của nhà nhạc sỹ: bản “Sắc hoa màu nhớ”.

Sắc hoa màu nhớ (Nguyễn Văn Đông). Ảnh: http://vnchord.com
Sắc hoa màu nhớ (Nguyễn Văn Đông). Ảnh: http://vnchord.com
sac-hoa-mau-nho--1--nguyen-van-dong--vnchord.com--dongnhacxua.com
sac-hoa-mau-nho--2--nguyen-van-dong--vnchord.com--dongnhacxua.com

ĐÔI ĐIỀU VỀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA “SẮC HOA MÀU NHỚ”
(Nguồn: lời kể của chính nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông trong bài phỏng vấn của nhà báo Hoàng Lan Chi)

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông thời trẻ. Ảnh: CoThomMagazine.com
Nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông thời trẻ. Ảnh: CoThomMagazine.com

Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.

Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay. Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường. Đơn vị cũa tôi đã có những cuộc giao tranh đẫm máu vào những ngày giáp tết trên những địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái, Tân Thành. Dù vậy, mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. Cứ mỗi độ xuân về, sông Vàm Cỏ lại mang về từng đàn tôm cá từ biển hồ Tông Lê Sáp, vượt vũ môn theo đám lục bình trôi về vùng Tam Giác Sắt, như nhắc nhở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Đồng Tháp Mười lập danh sách cho những người được về quê ăn Tết. Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phãi được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh cũa người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca Sắc Hoa Màu Nhớ.

[footer]

Nhánh Lan Rừng (Thế Hiển)

[dongnhacxua.com] xin được tiếp nối dòng nhạc xuân bằng bản “Nhánh lan rừng” của nhạc sỹ Thế Hiển. Ra đời cách đây đúng 40 năm, ca khúc này như một nhành lan âm thầm góp chút hương sắc cho vườn nhạc Xuân nhiều màu sắc của tân nhạc Việt Nam.

Phong lan rừng. Ảnh: http://samtuoingoclinh.com
Phong lan rừng. Ảnh: http://samtuoingoclinh.com

“NHÁNH LAN RỪNG” MÃI NỞ
(Nguồn: bài viết của tác giả Minh Nga đăng trên nld.com.vn)

Ở tuổi ngoài 50, NSƯT Thế Hiển vẫn còn hăm hở mang lời ca, tiếng hát đi khắp nơi để xoa dịu nỗi đau cho những mảnh đời bất hạnh, trở thành nhịp cầu kết nối những số phận không may.

Nhạc sỹ Thế Hiển.
Nhạc sỹ Thế Hiển.

Ra đời gần tròn 26 năm, ca khúc Nhánh lan rừng của nhạc sĩ Thế Hiển không chỉ là một hồi ức đẹp về một loài hoa, một bài hát sinh ra trong thời hoa lửa mà đã trở thành một thương hiệu của những hành trình từ thiện đầy ắp tình người. Ở tuổi ngoài 50, Thế Hiển vẫn còn hăm hở mang lời ca, tiếng hát đi khắp nơi để xoa dịu nỗi đau cho những mảnh đời bất hạnh.
 
Một hình tượng đẹp

Năm 1986, Thế Hiển cùng nhóm xung kích Đoàn Ca múa nhạc Bông Sen đi biểu diễn phục vụ bộ đội tình nguyện Việt Nam tại mặt trận 479 ở Campuchia. Tuy chỉ có 10 ngày cùng sống và hát biểu diễn với anh em chiến sĩ nhưng cũng chính tại đây, Thế Hiển nhận ra tinh thần lạc quan, yêu đời và những mơ ước đơn sơ, giản dị của người lính chiến đấu xa quê hương.
 
Thời ấy, ở rừng Siem Reap, hoa lan đua nhau nở, nhất là giữa những vách núi chênh vênh 2 bên bờ suối. Sau những giờ hành quân, chiến sĩ rủ nhau đi tìm nhánh lan rừng đẹp nhất về treo quanh lán trại. Anh vẫn nhớ như in có một chiến sĩ quê ở TPHCM khoe: “Anh Hiển ơi! Em sắp được về phép rồi. Lúc đó, em sẽ mang nhánh lan rừng về tặng cho người yêu. Em ước mơ và chờ mong được trở về TP vào mùa xuân này”.
 
Hình ảnh nhánh lan rừng vẫn sống, vẫn ra hoa giữa rừng cây chết cháy vì bom đạn và câu chuyện xúc động của người lính trẻ đó đã khiến Thế Hiển xúc động, những giai điệu của Nhánh lan rừng từ đó ùa về trong nguồn cảm hứng dạt dào: “Về thăm thành phố náo nức mùa xuân. Ba lô trên lưng đơn sơ nhánh lan rừng. Có người chiến sĩ áo vương bụi đường xa, đi giữa dòng người trên phố phường đông vui”.

Hình ảnh chiến sĩ mang ba lô cài nhánh lan rừng náo nức đi về TP giữa mùa xuân thật đẹp và ý nghĩa. Nó tượng trưng cho niềm tin yêu, sự lạc quan vào một ngày mai sum họp. Thế nhưng, chiến tranh ác liệt, có được bao người lính mang nhánh lan rừng về sum họp với gia đình, với người yêu? Có những người đã nằm xuống, mãi lỡ hẹn với mùa xuân, với mối tình đẹp như nhánh lan rừng. Song Thế Hiển không đưa hình ảnh này vào bài hát vì muốn giữ một tinh thần yêu đời, lạc quan để làm món quà động viên cho người lính: “Gửi muôn lời hát trong tâm tư người lính trẻ, vẫn hẹn ngày trở về trọn vẹn bao ước mơ…”.

Những hành trình không mỏi

Người ta gọi Thế Hiển là nhạc sĩ của lính và hè phố khi có hàng loạt sáng tác về đời lính gian khổ cũng như những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Để có được những ca khúc đầy sức sống ấy, trái tim Thế Hiển đã bao lần trăn trở trước những phận đời mà mình bắt gặp trên mỗi chặng đường đi qua.
 
Năm 1991, Thế Hiển ra Hà Nội gặp những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ sống bằng nghề đánh giày, bán vé số, những em bé nằm co ro bên vỉa hè, góc phố giữa đêm mưa giá rét… và ca khúc Dấu chấm hỏi đã ra đời. Một lần đến thăm thương binh ở Quân y viện 175, bài hát Những giọt nước mắt từ đôi mắt không còn được viết dành tặng cho những người thương binh không còn đôi mắt lành lặn.
 
Không chỉ có những sáng tác đồng cảm với số phận con người, Thế Hiển còn ôm đàn hát với những mảnh đời bất hạnh trên khắp đất nước. Còn nhớ live show xuyên Việt mang tên Nhánh lan rừng qua các tỉnh – thành của anh, diễn ra khoảng năm 2004 – 2005 đã giúp đỡ cho rất nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng, học sinh, sinh viên, trẻ em nghèo khó…

Sau thành công của Nhánh lan rừng, hành trình xoa dịu nỗi đau của Thế Hiển được tiếp tục bằng chương trình Những khúc tâm ca đường phố. Chương trình không nằm ngoài mong muốn đóng góp vào quỹ từ thiện của các tỉnh – thành nơi chương trình đi qua.

Người ta gọi Thế Hiển là “Nhánh lan rừng nở mãi” bởi hôm nay đã bước qua tuổi 50 nhưng người nhạc sĩ – ca sĩ này vẫn còn sung sức, đầy đam mê, nhiệt huyết để tiếp tục những hành trình nhân văn của mình. Là ủy viên ban chấp hành Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TPHCM từ năm 1998 đến nay, Thế Hiển đều đặn tham gia các chương trình từ thiện, đến các mái ấm, trường học, ôm đàn ngồi ca hát vô tư, hồn nhiên với mọi người. Những cuộc hành trình không mệt mỏi là vậy nhưng Thế Hiển vẫn khiêm tốn cho rằng âm nhạc của mình chỉ là một chiếc cầu nhỏ, nối nhịp giữa lòng hảo tâm và những số phận không may mắn cần được hỗ trợ và đáp đền trong xã hội.

Nói về hành trình từ thiện, Thế Hiển chưa bao giờ nghĩ mình sẽ dừng lại lúc nào, không biết khi nào kết thúc. Bởi “Nhánh lan rừng” Thế Hiển vẫn còn khát khao cất vang lời ca, tiếng hát; bởi những tấm lòng nhân ái vẫn luôn đồng hành ủng hộ những việc làm của anh để mang đến cho đời những niềm vui. Vì thế, dấu chân người nhạc sĩ của những phận đời lam lũ sẽ còn in ở rất nhiều nơi anh đi qua.

Bài và ảnh: Minh Nga

[footer]

Hoa Cỏ Mùa Xuân (Bảo Chấn)

Ra đời vào thập niên 1990, “Hoa cỏ mùa xuân” của nhạc sỹ Bảo Chấn đã góp thêm vào vườn nhạc xuân một bông hoa riêng, lung linh sắc màu. Giai điệu nhanh, vui tươi và lời ca dung dị, nhạc sỹ Bảo Chấn đã thổi một làn gió mát vào “hơi thở mùa Xuân”. Nhân dịp Xuân Bính Thân 2016, [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu “Hoa cỏ mùa xuân” và kính chúc quý vị xa gần một mùa Xuân an khang, thịnh vượng.

HOA CỎ MÙA XUÂN
(Nguồn: bài viết của tác giả congacon đăng trên agriviet.com)

“Này là cỏ non rất mềm/Này mùa xuân rất hiền/Này là hoa rất thơm…”.

Không rõ người khác có cảm nhận như thế nào khi nghe ca khúc “Hoa cỏ mùa xuân” của nhạc sĩ Bảo Chấn, riêng tôi, mỗi khi lời của ca khúc ấy cất lên, tôi có cảm giác như mình đang thong dong giữa mảnh đất quê nhà, khi mùa xuân về đầy sắc màu của cỏ hoa, đầy hương vị ngọt ngào của hương đồng gió nội.

Quê tôi, một vùng quê của miền Trung chập chùng với những ngọn đồi nối tiếp nhau, ngọn cao, ngọn thấp. Đó là vùng quê nghèo, đất cằn cỗi, mùa hạ nắng như lửa đốt, đông về gió lạnh từ núi thổi ra tê tái thịt da. Ấy thế mà xuân về, những loại cây cỏ xanh mượt cùng biết bao loài hoa đủ màu, trắng, vàng, hồng, tím ngoài cánh đồng mênh mông gió cứ đua nhau nở như có lời hẹn trước. Trên những con đường, những bờ ruộng chỉ mấy tháng trước còn đầy bùn do lũ lụt, thế mà vào đầu tháng Chạp, từ trong lòng đất, bao nhiêu mầm non đã nhú lên. Những lùm hoa cỏ qua mùa rét giờ cũng thay áo, phủ lên mình bộ cánh mới, nõn nà.

hoa-co-mua-xuan--1--agriviet.com--dongnhacxua.com

Tôi dám đoán chắc rằng, trên thế giới này, không có nhà khoa học nào thống kê được ở những cánh đồng, ở những bờ bụi của các làng quê có bao nhiêu loài hoa nở vào mùa xuân. Khó, khó lắm, vì quá nhiều! Có những loài hoa mà một cánh có đến ba hoặc bốn màu, trông lộng lẫy, đó là hoa giằng xay. Có những loài hoa đêm về tỏa hương thơm ngát cả lối đi như hoa dủ dẻ đang vừa hé nụ. Có loài hoa nở trắng trên những mảnh đất dọc lối đi như hoa xuyến chi hay nở vàng thành đám bên triền sông như hoa cúc dại, thành rừng như hoa lau hoặc hoa đuôi chồn…

Đi giữa rừng hoa cỏ của mùa xuân ở làng quê là đi giữa muôn sắc màu và giữa muôn mùi hương lạ hòa quyện vào nhau, mộc mạc, thanh khiết. Chưa kể mỗi loài hoa còn mang trong mình một câu chuyện cổ tích hay một truyền thuyết đậm màu sắc dân gian. Này đây, một chàng trai nhà nghèo yêu một cô gái nhà giàu, nhưng duyên không thành vì nhà gái đòi lễ cưới quá lớn để rồi khi bi kịch diễn ra, đôi trai gái qua đời đã biến thành hoa xuyến chi. Này đây, có tiên nữ trên thượng giới một lần đánh rơi chén ngọc, bị đày xuống trần gian, biến thành hoa trân châu kiêu sa…

Tuổi thơ tôi đi qua những mùa hoa cỏ đậm màu cổ tích ấy. Thú vị biết bao, những buổi chiều chạy nhảy bên những sườn đồi hay những thửa ruộng ngan ngát hương thơm. Trên kia là trời xanh vời vợi với những cánh én đã qua mùa trú đông, bay về chao liệng, và chung quanh là muôn trùng những loài hoa cỏ của mùa xuân.

hoa-co-mua-xuan--2--agriviet.com--dongnhacxua.com

Dù rằng chốn đô thành ngày nay, mỗi độ Tết về, các loại hoa quý hiếm được bày bán khắp các đường phố nhưng mấy ai từng sống ở các làng quê lại không nhớ về những mùa hoa cỏ, những mùa hoa chốn hương đồng gió nội như nhà thơ Quang Sang từng viết:

… Có bao loài hoa chúng mình chưa thuộc tên
nhưng mãi hiện lên khi mùa xuân tới
ơi, những loài hoa của nhớ nhung vời vợi
của thời tuổi thơ chân đất bên đồng
của những chiều chạy nhảy ở bến sông
nghe bờ bên kia tiếng trống thập thùng vào mùa lễ hội…

[footer]

Nhớ mùa thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn)

Hà Nội vốn dĩ được ưu ái rất nhiều trong thi ca Việt Nam, mà đặc biệt là một Hà Nội khi vào thu. [dongnhacxua.com] xin tiếp tục dòng nhạc mùa thu với bản “Nhớ mùa thu Hà Nội” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

nho-mua-thu-ha-noi--trinh-cong-son--trinh-cong-son.com--dongnhacxua.com
Nhớ mùa thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn). Ảnh: trinh-cong-son.com

NỖI NHỚ MÙA THU HÀ NỘI CỦA NGƯỜI PHƯƠNG NAM
(Nguồn: bài viết của tác giả Hoài Hương đăng trên vov.vn)

Đối với một người phương Nam như tôi, mùa thu Hà Nội, mùa đẹp nhất trong năm, thơ mộng nhất trong năm, mùa phương Nam không bao giờ có được.

Trời xanh cao vời vợi màu hồ thủy, nắng như tơ, từng sợi một thả xuống óng ánh. Hà Nội dịu dàng, hồi hộp đón mùa cốm mới thơm mùi sữa lúa, hương sen thoang thoảng sót lại, những quả hồng đỏ mọng mời gọi như môi thiếu nữ, đây đó thấp thoáng bóng áo nâu quẩy đôi gánh chung chiêng, bên trong lấp ló những quả thị vàng mượt, những quả ổi chín hồng tỏa mùi thơm thôn dã, bình dị, xưa xưa cổ tích…Trên những hàng cây loáng thoáng vài chiếc lá vàng… Mùa thu Hà Nội rón rén, ngập ngừng, ngấp nghé đổi chỗ mùa hạ nồng nàn cháy bỏng.

Tôi ở phương Nam, một năm chỉ có hai mùa mưa nắng. Nắng đổ xuống như chảo lửa cứ hừng hực đốt cháy cả lòng người. Mưa thì như nghiêng trời lệch đất, nước cuồn cuộn trôi, trôi tuột mọi thứ, con người cũng muốn tan theo nước mà trôi đi. Người phương Nam như tôi đã được tặng một món quà tuyệt đẹp của phương Bắc, của Hà Nội, mà không phải lúc nào cũng có thể có. Vâng! Quà tặng – Mùa thu Hà Nội, mùa đẹp nhất trong năm, thơ mộng nhất trong năm, mùa phương Nam không bao giờ có được. Khẽ khàng, mỏng manh trong hơi sương sớm, se se trong cơn gió nhẹ đem hương mùa bãng lãng qua các con phố… Mùa thu Hà Nội như một thứ men ngọt ngào, nhấp từng giọt, từng giọt để say hồi nào không biết và cứ muốn say mãi.

Một sớm thu Hà Nội. Ảnh: Hà Thành
Một sớm thu Hà Nội. Ảnh: Hà Thành

Cốm Làng Vòng – hương vị thu Hà Nội, nét lạ đầy ấn tượng. Những hạt cốm xanh ngọc mang hương trời khí đất, cả hồn quê và huyền thoại làng, được bọc bằng chiếc lá sen phảng phất hương thơm thoát tục, bên ngoài buộc thêm một vài sợi rơm không quá chặt, không quá lỏng, như gói những nét tinh tế lên hàng nghệ thuật một món quà dân dã của người Tràng An- người Hà Nội.

Ngay cả đến cách ăn, cũng là một nghệ thuật thưởng thức ẩm thực tuyệt vời. Không phải xúc từng muỗng (thìa) lớn như ở phương Nam khi ăn cốm dẹp trộn dừa, cứ cho hết muổng này tới muổng khác, ào ào một lúc là hết. Cốm Vòng, đựng trong lá sen, chụm mấy ngón tay nhúm vài hạt cốm, bỏ vào miệng, nhẩn nha để vị cốm dẻo, ngọt, thơm tan ra từ đầu lưỡi thấm vào… cảm hết hương vị trời, đất, đồng quê, nắng gió trong hạt cốm.

Ở Hà Nội, hình như mùa thu mới là lúc trái quả phô diễn hết sắc vị được tích tụ, chắt lọc bằng nắng gió, tinh túy đất trời. Hồng đỏ mọng môi ngọt lịm, na xanh biếc mắt ngọt thanh tao, bưởi vàng mơ ngọt mát the the đầu lưỡi, nhãn nâu đất ngọt đậm đà…, đặc biệt một loại quả chỉ có ở Hà Nội – quả sấu, vàng ươm, chua ngọt, một loại quả không phải để bày biện cho đẹp cho sang, nhưng len lỏi khắp nơi… Từ nhà hàng đặc sản đến bữa cơm đạm bạc bình dân, từ quí cô, quí bà sang trọng đài các đến em bé bán báo dạo trên phố.

Những hàng sấu thẳng tắp trên phố phường Hà Nội. Ảnh: vov.vn
Những hàng sấu thẳng tắp trên phố phường Hà Nội. Ảnh: vov.vn

Những quả sấu chín vàng đựng đầy trong rổ hay chất một mẹt trên hè phố, ở góc chợ… nhìn ngồ ngộ, quê mùa, xấu xí, nhưng sao hấp dẫn đến kỳ lạ. Tôi đã đứng thật lâu quan sát, thấy thứ quả bình dị mà có sức mê hoặc đến hết thảy mọi người không phân biệt sang hèn. Thảo nào, mà trong văn trong thơ viết về Hà Nội, nhiều người nhắc đến quả sấu như một nỗi nhớ, một mối tình vấn vương, một kỷ niệm ấu thơ rất riêng của Hà Nội, không lẫn vào đâu được.

Một trưa nắng nhẹ, lang thang phố cổ vắng tiếng xe, trong bóng cây sẫm màu lốm đốm nắng, bóng dáng áo nâu, tóc bạc quẩy một gánh quả có mùi thơm là lạ, thong dong ngược lại, đi qua tôi, như bất chợt vấp phải một cái gì đó mơ hồ, tôi quay lại níu lấy bà… Ôi quả thị, quả thị của nàng Tấm trong cổ tích. Tròn đầy, xinh xắn, vàng mướt màu nắng, và mùi thơm là tổng hòa mùi lúa chín, mùi rơm mới, mùi bếp lửa, mùi làng quê…

Bà cười hiền hậu (không biết có phải là bà lão bán quán nước đã rước quả thị nàng Tấm về nhà trong cổ tích), tặng tôi một quả thị thật đẹp cùng câu chúc rất cổ tích: Cô sẽ gặp được người tri âm tri kỷ. Và đêm ấy, trong giấc mơ của tôi, bước ra từ quả thị là một chàng trai, như hoàng tử trong truyện thần thoại, đến với tôi… Tỉnh dậy, nhìn ra ngoài cửa sổ, sương lễnh loãng trong ánh trăng non mờ ảo và mùi thơm quả quả thị sực nức căn phòng…

Gánh hàng rong mang theo những "hương sắc" của mùa thu Hà Nội. Ảnh: vov.vn
Gánh hàng rong mang theo những “hương sắc” của mùa thu Hà Nội. Ảnh: vov.vn

Mùa thu Hà Nội, không chỉ là cái nắng vàng tơ mơn man, ấm áp, là bầu trời thăm thẳm trong vắt không gợn mây giữa trưa, là hương quả đầy mời gọi, mà còn là nét quyến rũ đến ngọt say người phương Nam từ những đêm trăng và hoa sữa. Đêm và hoa mùa thu Hà Nội đẹp lạ lắm. Đêm tĩnh lặng, nhẹ lâng lâng, trong veo. Những ồn ào, vất vả của ngày hình như ngủ theo mặt trời, chỉ nghe có tiếng ri rỉ của dế, tiếng sột soạt của chiếc lá rơi, xa xôi đâu đó tiếng cá quẫy nước giỡn trăng trong hồ… Ánh trăng gần rằm phủ xuống vầng sáng mát lạnh như ướp đá, bóng hàng cây hoa sữa sẫm màu, để nổi bật những chấm trắng lấm tấm của từng chùm hoa, như một vệt ngân hà lạc xuống. Đêm đẹp như mộng. Đêm sóng sánh, hoa sữa ngọt say tung thả mùi hương theo gió lan tỏa cả mặt hồ loáng ánh bạc của trăng.

Trăng, hoa lẫn vào sương giăng mỏng mờ, lãng đãng, chồng nhòe cảnh vật ẩn hiện, bí ẩn. Bầu trời lấp lánh các vì sao như bức tranh cẩn vụn kim cương của nghệ sĩ thần tiên dành riêng ban tặng cho những ai thức cùng đêm. Tôi đã đi như thế, cảm nhận vẻ đẹp liêu trai của đêm thu Hà Nội mãi đến khi sương tụ lại từng giọt đọng trên lá cỏ, như giọt nước mắt đêm, và xa xa dội lại nhịp thở của một ngày mới sắp bắt đầu.

Để trọn vẹn sắc thu Hà Nội, ôm trọn mùa thu Hà Nội làm quà cho các bạn ở phương Nam, tôi đã làm một cuộc thăm viếng những “địa chỉ đỏ” danh tiếng ở Hà Nội gắn liền với mùa thu: Bắc Bộ Phủ, Quảng trường Ba Đình, Nhà Viễn Đông Bác Cổ… Nhìn màu đỏ của sắc cờ, hoa những nơi này, nghe vang vọng lời ca oai hùng “Đoàn quân Việt Nam đi…”, như sống ngược thời gian một mùa thu xưa, âm vang lời Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh tên nước Việt Nam và một mùa thu của những đoàn quân” Trùng trùng say trong câu hát…” tiến về giải phóng Thủ Đô…

Ngày trở về phương Nam, tôi xao xuyến chia tay thu Hà Nội, quyến luyến như mối tình đầu. Mùa thu – món quà tặng của Hà Nội cho người phương Nam như tôi, giống vị ngon, vị ngọt, hương say của môi hôn tình đầu, để rồi nhớ… thầm hẹn./.

[footer]