Thú chơi đĩa nhựa của bạn bè Úc Châu

Dòng Nhạc Xưa xin mời người yêu nhạc dạo ghé thăm xứ Chuột Túi để tìm hiểu thú chơi đĩa nhựa nhạc xưa của bà con Úc Châu qua một bài viết của tác giả Ngọc Hải từ Sydney.

Đĩa nhựa không bao giờ chết (Bài Kết)

(Nguồn: bài viết của tác giả Ngọc Hải đăng trên theothaovanhoa.vn ngày 2011-10-13)

Nhiều người cứ bảo mua đĩa ở Úc sướng lắm, đặc biệt là đĩa nhựa nhưng chẳng phải thế. Đã bắt đầu qua thời của những đĩa nhựa giá rẻ mà bạn có thể dễ dàng tìm gặp trong các cửa hàng âm nhạc, đĩa nhựa bây giờ bắt đầu tỏ rõ lại giá trị của mình.

Đắt gấp 10 lần CD vẫn có người mua

Dân Úc giờ nghe nhạc ngày càng kén chọn, đĩa phải là vinyl, dàn hi-end, đĩa xước, trầy, vỏ quăn góc thường bị bỏ lại. Các ông chủ những shop đĩa ngày càng phải vắt mồ hôi mà tìm những nguồn đĩa tốt để phục vụ thượng đế. Sau những cơn suy thoái kinh tế, dân chơi đĩa lại bắt đầu rủng rỉnh tiền bạc và nhu cầu chơi vinyl cứ ngày càng nâng cao. Dân châu Á như lũ sinh viên chúng tôi, trước giờ vẫn khôn lỏi, chỉ vào những cửa hàng vinyl tiếng tăm lục tung cả cửa hàng để tìm ra những đĩa nhựa tốt và giá rẻ như cho (chưa tới 2 USD). Nhưng bây giờ chuyện đó khó hơn hẳn, người ta sắp xếp và định giá lại mặt hàng vinyl chứ không đổ đống như ngày xưa. Những đĩa bị “nổ” tiếng được xếp riêng, những đĩa chất lượng như mới được để trịnh trọng một gian riêng và giá của nó đa phần đều hơn 15 USD.

Cũng như mọi mặt hàng ở đây, đĩa nhạc cũng có thời điểm sale off. Ngoài những đợt khuyến mãi 5-10% rải rác suốt năm thì có 2 đợt sale mạnh nhất rơi vào dịp lễ Phục sinh và Giáng sinh. Cửa hàng sản phẩm nghe nhìn có hệ thống bán lẻ lớn nhất ở Úc là JB-Hifi cũng được xem như là cửa hàng bán đĩa brand new (đĩa mới) lớn nhất nước Úc, với hàng trăm cửa hàng nằm rải rác khắp các trung tâm mua sắm. Phong phú về thể loại, từ đại chúng như pop, rock cho đến jazz, blues, country, world music, classic…, những chiếc vinyl mới tinh (sealed – chưa bóc vỏ) nhìn cứ như những cô gái kiều diễm mời gọi. Nhưng tiền đâu, đâm đầu vào đấy có nước sạt nghiệp. Chỉ cần nhìn thôi, cũng đủ gợi nên những ước mơ.

Poster hội chợ đĩa ở Úc

Đĩa nhựa vẫn sống

Những tưởng thời đại CD vừa qua và nhất là công nghệ nhạc số hiện đại sẽ khai tử những chiếc đĩa nhựa cổ điển nhưng một điều thú vị là trào lưu thưởng thức đĩa nhựa vẫn tồn tại và đang có dấu hiệu khôi phục. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bài viết của nhà báo Trí Quyền đăng trên tuoitre.vn để chúng ta hiểu hơn về trào lưu này.

Lá thư âm nhạc: Ngóc ngách cho đĩa nhựa

(Nguồn: bài viết của tác giả Trí Quyền đăng trên tuoitre.vn ngày 2017-07-02)

Thị trường đĩa nhựa đang hồi sinh – Ảnh: TRÍ QUYỀN

TTO – Trong khi các cửa hàng bán CD đóng cửa hoặc thu hẹp mặt bằng, nhường chỗ cho nhạc số (nhạc số tải về cũng nhường chỗ cho nhạc số nghe trực tuyến) thì cũng có định dạng chứa nhạc cũ xưa lại ăn nên làm ra: đĩa nhựa.

Mới đây nhất, Sony vừa công bố sẽ mở nhà máy sản xuất, in ấn đĩa nhựa ở Nhật Bản vào đầu năm 2018.

Nghĩ đến đĩa nhựa thường là nghĩ đến dòng nhạc sang trọng hoặc acoustic giàu giai điệu, cần âm thanh chi tiết, nhưng vẫn có những ngõ ngách khá bất ngờ mà đĩa nhựa len lỏi vào.

Lưu lại chút âm xưa

Đâu đó trong cuộc sống hiện đại hối hả, chúng ta vẫn bắt gặp một không gian tĩnh lặng cho những thanh âm của ngày xưa cũ. Trong dòng cảm xúc đó, Dòng Nhạc Xưa xin đăng một bài viết giới thiệu một người đam mê sưu tập nhiều thiết bị nghe nhạc cũ, anh Nguyễn Thanh Khiết.

Một chiếc máy hát nhạc băng cối TEAC X-20R. Ảnh: geocities.co.jp

Lưu lại chút âm xưa

(Nguồn: bài viết của tác giả Ngoc Trinh đăng trên giaoduc.edu.vn ngày 2015-09-02)

Bởi yêu thích các thiết bị âm thanh từ nhỏ, thế nên đi đến đâu có ai bán, anh Nguyễn Thanh Khiết đều tìm cách mua lại. Từ radio, cassette, máy hát băng cối cho đến cả ti vi đen trắng.

“Gia tài” của anh gần 200 thiết bị các loại, được trưng bày cẩn thận trong quán cà phê gia đình. Quán nằm nép mình trong con hẻm yên tĩnh bên đường Lê Đức Thọ, phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM. Khách đến quán lần đầu có thể lạ, lần sau thành thân quen bởi mê các bản nhạc mộc của Khánh Ly vang lên từ chiếc máy hát băng cối hiệu TEAC (X-2OR Nhật Bản).

Thú chơi băng cối

Âm thanh mộc mạc nhưng đầy mê hoặc từ những chiếc máy chơi băng cối vẫn là một thú chơi tao nhã và tốn kém của một thành phần nhỏ người yêu nhạc xưa.  Dòng Nhạc Xưa xin mượn một bài viết đăng trên tapchiaudio.com để chúng ta hiểu rõ hơn về trào lưu chơi băng cối.

 

Sống lại trào lưu chơi Băng Cối

(Nguồn: bài viết của tác giả TCA đăng trên tapchiaudio.com ngày 2016-02-27)

Tạp Chí Audio – Trong những năm gần đây, trong giới chơi audio ai nấy đều sở hữu cho mình những chiếc băng cối trong bộ sưu tập. Trên các diễn đàn mua bán như Phố Mua Bán, Chợ Tốt, Ebay … có hẳn 1 forum chuyên dành cho mục mua bán trao đổi băng cối. Liệu rằng trong thời đại nhạc số hiện nay trào lưu Analog sống lại…

Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 và cây piano xứ hoa đào

Chắc hẳn người yêu nhạc xưa đều biết rõ trước khi trở thành nhạc sỹ sáng tác thì Nguyễn Ánh 9 là một nghệ sỹ dương cầm có hạng. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của tác giả Lâm Viên về duyên âm nhạc của Nguyễn Ánh 9 và người thầy, nhạc sỹ Hoàng Nguyên.

 

Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Theo dấu xưa, chuyện cũ: Nguyễn Ánh 9 và cây piano xứ hoa đào

(Nguồn: bài viết của tác giả Lâm Viên đăng trên Thanh Niên ngày 2016-12-13)

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 bên cây đàn piano mà ông đã học nhạc cùng nhạc sĩ Hoàng Nguyên 60 năm trước. ẢNH: VŨ HOÀNG

Ông Nguyễn Vũ Hoàng, Giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng, cho biết dịp Festival Hoa 2015, Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng khai trương “Không gian kỷ vật văn hóa Đà Lạt”, trong đó có trưng bày 2 cây đàn piano có tuổi đời trên 100 năm, nguyên là đàn của các trường học “Tây” ở TP.Đà Lạt từ trước 1975.

Akai & băng cối: giữ lại những gì sắp mất

Dòng Nhạc Xưa xin được phép giới thiệu một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa về thú nghe nhạc từ những chiếc băng cối trên những chiếc máy cổ mà chúng ta hay gọi là “máy Akai”. Thật ra Akai chỉ là một đại diện tiêu biểu nhất của dòng máy nghe nhạc magnetophone, tức dùng băng từ, tiền thân của những chiếc cassette sau này.

 

Sài Gòn trở lại thú nghe dĩa nhựa

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên Plo.vn ngày 2016-04-03)

(PL)- Ngày 1-4, 15 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Anh bạn rủ tôi đến nhà để nghe lại băng Ca khúc da vàng trên băng cối của máy Akai – tên của máy magnetophone.

Chiếc máy cassette cũ

Những chiếc cassette cũ giờ đây đã lùi vào dĩ vãng. Thế nhưng với nhiều thế hệ như Dòng Nhạc Xưa thì những cung bậc thanh âm từ chiếc cassette như còn đọng mãi.

 

Cassette cũ. Ảnh: nhattao.com

Chiếc máy cassette cũ

(Nguồn: bài viết của tác giả Cẩm Vân đăng trên camvan65.blogspot.com  ngày 2013-08-02)

Đã lâu lắm đêm nay mình mới có đủ thời gian nghe trọn vẹn bài hát ru được phát ra từ một chiếc máy cassette đã cũ đã hơn 30 tuổi. Đó là món đồ quý giá nhất mà mẹ được cha tặng, người đã giữ gìn bên mình mang theo từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc và Nam. Trong quãng đời truân chuyên mấy mươi năm, mẹ vẫn giữ chiếc máy như một minh chứng cho sự thủy chung dù cha có phụ rẫy mẹ đến thế nào đi chăng nữa.

Khi mẹ mất, chiếc cassette bị bỏ quên trong một chiếc thùng sắt lẫn lộn với những món đồ cũ khác không dùng, mình gặp nó khi dọn dẹp để bỏ đi một món đồ không cần thiết. Trong chiếc máy nguyên một cuộn băng, mình bỏ pin vào máy. Đó là một cuốn băng hát ru. Rưng rưng lần theo kí ức, mình gặp lại quãng đời thơ ấu bên mẹ.

Cassette cũ

Hơn mười năm nay, như một thông lệ, lần nào trong ngày giỗ Ba mấy anh chị em chúng tôi cũng cố mở lại chiếc cassette cũ mà lúc sinh thời Ba rất quý. Âm thanh khè khè, khàn khàn, nhiều chỗ băng bị dập nên thậm chí không còn nghe được nhạc. Thế nhưng chính cái âm thanh ấy lại có sức mê hoặc đưa [dongnhacxua.com] về lại quá khứ đang nhớ của mấy mươi năm về trước.

Một chiếc cassette hiệu Sharp. Ảnh: Flickr.
Một chiếc cassette hiệu Sharp. Ảnh: Flickr.

Akai & máy hát đĩa kim: thú chơi nhạc xưa tốn kém

Trong chù đề “Nhạc cụ”, chúng tôi đã giới thiệu nhiều bài về đam mê nghe nhạc xưa từ những chiếc máy cassette, hay Akai và thậm chí là máy hát đĩa nhựa. Một tín hiệu vui là ngày càng có nhiều người tìm về với thú chơi này. Tuy nhiên, đây cũng là một thú vui đòi hỏi không ít thời gian và tiền bạc. Hôm nay, [dongnhacxua.com] xin đăng một bài viết báo Cảnh Sát Toàn Cầu để chúng ta có thêm tư liệu.

Xem thêm:
“Tôi là Lâm Hào, vẫn còn sống đây!”
Cassette: Hoài niệm một thời
Mai này có còn băng cassette?
Phương Chánh Hùng: Người đam mê băng đĩa nhạc xưa

THÚ CHƠI MÁY HÁT ‘NGHÌN ĐÔ’ CỦA DÂN SÀI GÒN
(Nguồn: tác giả Thanh Viên viết trên cand.com.vn ngày 2015-05-06)

Đã là thời của những chiếc smartphone nằm trong lòng bàn tay với chức năng tất cả trong một nhưng một bộ phận người Sài Gòn vẫn có thói quen gật gù bên âm thanh của chiếc máy hát kêu rè rè, to sụ không dưới nghìn đô.

Sống lại thời hoàng kim

Thời hoàng kim của máy nghe nhạc Magnetophone dùng băng magnetic (hay gọi là băng cối) tưởng chỉ sống những năm trước 1975, nhưng gần 40 năm sau, nó vẫn còn thịnh hành, thậm chí đang làm phong trào rầm rộ thu hút được nhiều người trẻ quay về với thú nghe nhạc xưa bên chiếc máy chạy băng hay đĩa than.

Với người chơi máy Akai, âm thanh rè rè, ngầu đục phát ra từ chiếc máy to sụ có sức mê hoặc khó lý giải. Âm thanh phát ra từ các máy này tuy không trong trẻo như các thiết bị hi-end ngày nay nhưng lại chân thực, mộc mạc do không qua xử. Chơi những bản tình cũ, những bản nhạc trước năm 1975, cảm giác nghe trên máy Akai có chút liêu trai…

Anh Văn Hải, một dân chơi máy hát đĩa lâu năm cặm cụi lau từng ngách nhỏ chiếc máy hát Akai mà anh tậu cách đây 3 năm, mắt không rời khỏi tay, anh nói: “Dân chơi thường thích sưu tầm máy từ các thương hiệu chủ yếu là Teac, Akai, Revox, Ampex, Fuliza… và các băng nhạc xưa từ thập niên 50 – 70 của thế kỷ trước.”

Lúc trước, khi phong trào chưa thành, các

máy này bị coi là đồ ve chai bán đổ đống, nhiều chiếc máy còn chạy trơn mà vỏ ngoài trầy xước hết, có người chơi vô tình mua được từ vựa phế liệu hẳn cái máy của Sony”. Chỉ vào chiếc khác hiệu Revox xuất xứ từ Đức, anh Hải dí dỏm: “To đùng như thùng loa ấy, nhưng hơn 20 triệu của mình đấy. Nhiều chi tiết nhỏ nhặt chi ly, xước một vết cũng xót”.

Dân chơi máy hát thường sắm kèm loa và bộ âm ly cho trọn vẹn. Ảnh: cand.com.vn
Dân chơi máy hát thường sắm kèm loa và bộ âm ly cho trọn vẹn. Ảnh: cand.com.vn

Phương Chánh Hùng: Người đam mê băng đĩa nhạc xưa

Anh Phương Chánh Hùng, tức Hùng Audio, là một trong những người đam mê băng đĩa nhạc xưa có tiếng ở Việt Nam. [dongnhacxua.com] xin mạn phép giới thiệu đôi nét về anh.

NGƯỜI ĐAM MÊ BĂNG ĐĨA NHẠC XƯA
(Nguồn: tác giả Xuân Thành viết trên BaoKhanhHoa.com.vn ngày 2015-11-06)

Để thỏa đam mê, anh Phương Chánh Hùng (số 9 Cổ Loa, TP. Nha Trang) đã bỏ công sưu tầm hàng ngàn băng, đĩa nhạc xưa được sản xuất từ trước năm 1975.

Mới đây, trong chương trình giao lưu của ca sĩ Khánh Ly với khán giả Nha Trang tại Nhà sách Phương Nam, tôi đặc biệt chú ý đến người đàn ông trung niên mang theo mấy băng, đĩa nhạc cũ từ trước năm 1975 để xin chữ ký của nữ danh ca. Hỏi chuyện mới biết, anh là Phương Chánh Hùng (Hùng Audio), một người chơi máy Akai (gọi chung cho các loại máy chạy băng cối như Akai, Teac, Awa, Sony…) có tiếng ở Nha Trang cũng như trên cả nước. “Ngày xưa, nhà tôi có tiệm chè rất lớn ở cạnh rạp Tân Tiến, TP. Nha Trang. Khi ấy, trong tiệm có 2 dàn máy Teac mở nhạc phục vụ khách nghe. Hơn thế, anh trai tôi buôn bán đồ điện tử nên khi lớn lên tôi cũng theo nghề này. Khoảng những năm cuối thập niên 90, người ta bắt đầu vứt bỏ những máy nghe băng cối, tôi thấy tiếc nên chú ý sưu tầm đầu máy, băng với mong muốn giữ lại những thanh âm xưa cũ của một thời”, anh Hùng kể về cơ duyên đến với thú chơi này.

Anh Hùng đang lắp băng nhạc vào đầu máy Studer A810. Ảnh: BaoKhanhHoa.com.vn
Anh Hùng đang lắp băng nhạc vào đầu máy Studer A810. Ảnh: BaoKhanhHoa.com.vn