Người Em Xóm Đạo (Bằng Giang)

Tiếp nối dòng nhạc Bằng Giang, Dòng Nhạc Xưa xin gởi đến người yêu nhạc một sáng tác nổi tiếng khác của ông: Người Em Xóm Đạo.

Có những mối tình không trọn vẹn nhưng cũng chính vì sự dang dở đã làm cho tình yêu đẹp mãi trong lòng người ở lại.

Nguồn: https://hopamviet.vn/sheet/song/nguoi-em-xom-dao/W8IUII08.html

“Người Em Xóm Đạo” là một ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Bằng Giang, viết về một mối tình đẹp nhưng không trọn vẹn giữa chàng trai lính và cô gái sống trong xóm đạo bình yên.

Ca từ nhẹ nhàng, giai điệu tha thiết đã khắc họa nên một bức tranh tình yêu lãng mạn thời học trò — nơi có hoa trắng, có tiếng chuông nhà thờ, có tà áo tím thướt tha, và có cả những hẹn thề ngây thơ, vụng dại.

Thế nhưng, chiến tranh đã mang người con trai đi xa — và cũng mang luôn người con gái đi mãi mãi. Hình ảnh “nấm mộ xanh cỏ lá” và nhành “hoa trắng cài tang” đã khiến bao thế hệ người nghe phải nghẹn lòng xúc động.

Đây không chỉ là một bản tình ca, mà còn là lời tiễn biệt cho một thời tuổi trẻ, cho một thời chiến tranh mà tình yêu luôn phải đứng sau tiếng gọi của quê hương.

Xin ghi chú nguồn Dòng Nhạc Xưa và các nguồn có liên quan khi trích dẫn!

Vĩnh biệt nhạc sỹ Bằng Giang (1938 – 2024)

Ngày 8/10/2024, người yêu nhạc lại nhận thêm một tin buồn: nhạc sỹ Bằng Giang, tác giả của những bản nhạc đã quá quen thuộc như ‘Thành phố mưa bay’, ‘Người em xóm đạo’ đã vĩnh viễn ra đi, để lại cho đời bao niềm tiếc nhớ.

Trong một bài viết trước, Dòng Nhạc Xưa đã giới thiệu đôi nét về sinh hoạt văn nghệ của nhà nhạc sỹ trước 1975 ở vùng đất Biên Hòa (Đồng Nai).

Theo Wikipedia, ông tên thật là Trần Văn Khởi, sinh năm 1938 tại Biên Hòa.

Lớn lên, ông tham gia văn nghệ cho các trại lính ở Biên Hòa. Năm 1962, ông được người bà con là chủ hầm đá ở Bửu Long giúp đỡ cho cùng với Chế Linh. Hai sáng tác đầu tiên của ông đồng tác giả với Chế Linh là Đêm buồn tỉnh lẻBài ca kỷ niệm. Ngoài ra, ông còn có một số sáng tác riêng cũng rất nổi tiếng là Thành phố mưa bay, Người em xóm đạo, Người về đơn vị mới

Từ năm 1992, ông sang định cư tại tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Tại đây ông tiếp tục sáng tác, phổ thơ của các nhà thơ như Thy Lệ Trang, Hoàng Ánh Nguyệt.

Qua bài viết này, Dòng Nhạc Xưa xin gởi lời chia buồn đến tang quyến và cầu mong nhạc sỹ Bằng Giang dù ‘đã khuất vào trời mây” nhưng giai điệu đẹp mà ông để lại cho đời vẫn mãi còn đây!

Xin ghi chú nguồn Dòng Nhạc Xưa và các nguồn có liên quan khi trích dẫn!

Nhạc sỹ Bằng Giang

Trong bài viết về ca sỹ Chế Linh (tức nhạc sỹ Tú Nhi), có một chi tiết rất đáng lưu ý: năm 1964, sau khi đoàn văn nghệ biệt chính Biên Hòa tan rã, Chế Linh thất chí và tìm lên núi Bửu Long quy ẩn để định hướng lại con đường nghệ thuật. Như một duyên số, tại đây anh gặp nhạc sỹ Bằng Giang và chính Bằng Giang đã khuyên nhủ Chế Linh quay về với âm nhạc và hình thành một con đường riêng, thành công đến tận ngày nay. Vậy nhạc sỹ Bằng Giang là ai và sự nghiệp sáng tác như thế nào? Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về nhà nhạc sỹ qua một bài viết của tác giả Thy Lệ Trang.

Xin cho tôi

(Nguồn: bài viết của tác giả Thy Lệ Trang đăng trên aihuubienhoa.com ngày 2013-02-04)

Nhạc sỹ Bằng Giang. Ảnh: AiHuuBienHoa.com

Trước năm 1970 tôi có dịp gặp nhạc sỹ Bằng Giang vài lần, lúc đó anh còn trẻ chưa nổi tiếng trong giới âm nhạc miền Nam bấy giờ, nhưng đối với thành phố Biên Hòa thì anh cũng có tiếng tăm. Yêu văn nghệ và ưa thích hoạt động những ngày lễ lớn như Giáng Sinh, Tết anh thường có mặt tham gia trong đội văn nghệ của các trại lính ở Biên Hòa. Không biết cơ duyên nào anh Bằng Giang biết được chị Mai tôi có giọng hát truyền cảm, nên đã tìm đến nhà tôi xin phép ba mẹ tôi cho chị tôi đi hát đêm Giáng Sinh giúp vui cho trại gia binh Bạch Đằng.