Bến Xuân Xanh (Dương Thiệu Tước)

Nhạc xuân của Việt Nam chúng ta thật đa dạng cả về giai điệu và phong cách. Nhiều bài có giai điệu dễ nghe và ca từ bình dị, đi sâu vào đại chúng như “Câu chuyện đầu năm” của Hoài An hay “Xuân này con không về” của Nhật Ngân. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đến người yêu nhạc xưa một bản nhạc đầy tính “bác học”, viết theo thể điệu valse bay bổng của cố nhạc sỹ Dương Thiệu Tước: bản “Bến xuân xanh”, sáng tác năm 1949 .

ben-xuan-xanh--1--duong-thieu-tuoc--cothommagazine.com--dongnhacxua.com

ben-xuan-xanh--2--duong-thieu-tuoc--cothommagazine.com--dongnhacxua.com ben-xuan-xanh--3--duong-thieu-tuoc--cothommagazine.com--dongnhacxua.comCA SỸ QUỲNH GIAO VIẾT BỀ BẢN NHẠC “BẾN XUÂN XANH” CỦA DƯƠNG THIỆU TƯỚC
(Nguồn: trích trong bài viết “Xuân Ca Ngày Cũ ” của Quỳnh Dao – 13.02.2008)

” Một bậc sư trong nghệ thuật dung hợp cái rất Tây và rất Ðông trong tân nhạc là Dương Thiệu Tước. Ông vua của tiết điệu bán cổ điển Tây phương trong nhạc Việt đã cống hiến cho chúng ta bản luân vũ được coi là hay nhất của Việt Nam, ca khúc “Bến Xuân Xanh”.

Dương Thiệu Tước sáng tác “Bến Xuân Xanh” rất công phu. Tác phẩm dài tổng cộng 180 trường canh (gấp ba một bài luân vũ trung bình có 64 trường canh, như “Thu Vàng” của Cung Tiến) và được viết bằng âm giai “Do trưởng”, loại âm giai được coi là “sáng”. (Xin có đôi lời về nhạc thuật ở đây: giới sáng tác nhạc cho âm giai “Ré giáng trưởng” và “La giáng trưởng” là âm giai “dịu” nhất. Âm giai “Sol thứ” và “Si thứ” là âm giai “buồn” nhất. Âm giai “Do trưởng” và “Fa trưởng” là âm giai “sáng” nhất)

Vì thế, “Bến Xuân Xanh” đòi hòi ca sĩ phải trình bày đúng âm giai nguyên thủy. Khi nghe một người trình bày không đúng “ton” (thí dụ người hát không lên được những nốt cao nhất của bài hát, phải hạ xuống một hay hai “cung”) thì ông hơi hơi buồn. Ðoạn biến khúc của “Bến Xuân Xanh” được Dương Thiệu Tước chuyển sang âm giai “La giáng trưởng” trở nên êm dịu lạ thường trước khi về lại cung “Do trưởng” trong sáng.

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước còn soạn phần nhạc mở đầu (introduction) và kết thúc (Coda) thật vi vút, du dương. Lời ca trong “Bến Xuân Xanh” tràn đầy thơ, nhạc, hoa, nắng, gió và sóng nước: toàn những biểu tượng lung linh rực rỡ của Mùa Xuân. Khi Dương Thiệu Tước vừa tạ thế ở trong nước, trong dịp tưởng niệm ông ở hải ngoại, 12 năm về trước, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi đã nhắc tới bản luân vũ này với lòng khâm phục. Không thua kém gì các nhạc khúc về sông nước nổi tiếng của Tây phương!

Ngoài “Bến Xuân Xanh” độc đáo nói trên, Dương Thiệu Tước có soạn ba bài khác về Mùa Xuân, là “Vui Xuân”, “Vườn Xuân Thắm Tươi”, và “Tìm Xuân”. Nhưng chỉ cần viết một “Bến Xuân Xanh” thôi, Dương Thiệu Tước đã xứng đáng với một chỗ đứng sáng chói trong nền tân nhạc Việt Nam …”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *