Đôi nét về nhạc sĩ Nhị Hà

Chỉ với một bản ‘Mẹ tôi’ cũng đủ lưu danh nhạc sỹ Nhị Hà vào nền tân nhạc Việt Nam như là tác giả của một trong những nhạc phẩm hay nhất về tình mẫu tử. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về nhà nhạc sỹ gốc Huế này để thế hệ trẻ có nhiều thông tin hơn.

Nhạc sỹ Nhị Hà.

Tác giả nhạc phẩm “Mẹ tôi”, một trong vài nhạc phẩm ca ngợi lòng mẹ đặc sắc của tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn xa rời cuộc sống vào ngày 10 tháng 10 năm 1988 tại thành phố Houston do ung thư gan.

Nhạc sĩ Nhị Hà tên thật là Lê Quang Mại, sinh ngày 24 tháng 08 năm 1935 ở Quảng Bình. Ông là người con thứ 2 trong một gia đình có 5 người con.

Vào năm 1958, Nhị Hà trở ra Huế để lập gia đình tại đây với người bạn gái học chung năm cuối ở trường Khải Định tên Kim Khuê. Hai người có với nhau 7 người con. Năm 1960, ông vào Saigon tiếp tục học. Sau một thời gian sang Mỹ tu nghiệp, ông về Việt Nam làm việc tại Nha Cải Huấn cho đến năm 1975.

Năm 1975, Nhị Hà di tản sang Mỹ và cư ngụ tại tiểu bang Arizona. Sau đó, ông dời về tiểu bang Washington. Sau cùng ông và gia đình về cư ngụ tại thành phố Houston (Texas) vào năm 1979 cho đến khi ông qua đời. Tổng số tác phẩm của Nhị Hà khoảng 20 bài. Nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác lúc mới 13 tuổi là bài “Mẹ tôi”, một sự phối hợp đặc biệt giữa khả năng thiên phú về âm nhạc và lòng thương yêu hết lòng người mẹ đã cả đời tận tụy vì con cái. Một vài nhạc phẩm khác đã đưa tên tuổi của ông lên cao là Trở Về Thôn Cũ và Nhớ Một Mùa Hoa, vv…Tác phẩm cuối cùng của ông là Yêu, viết trước khi qua đời, trong thời gian điều trị tại bệnh viện. “

(Nguồn: “Trường Kỳ – Tân Nhạc VN sau 30 năm. Ai còn ai mất ?” )

Nhật ký của Mẹ (Nguyễn Văn Chung)

Tiếp nối dòng nhạc về Tình Mẫu Tử thiêng liêng, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản ‘Nhật ký của Mẹ’, một nhạc phẩm chứa chan tình Mẹ của nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung.

Theo một bài viết của tác giả Hà Thu trên VNExpress:

Nguyễn Văn Chung kể Nhật ký của mẹ được sáng tác năm 2008, xuất phát từ ý tưởng muốn viết một ca khúc làm quà tặng mẹ anh. Khi ấy, gia đình anh gặp biến cố. Sự quan tâm, chăm lo của mẹ đã khiến anh xúc động. Anh nghĩ lại những điều mẹ đã hy sinh cho các con từ nhỏ và đặt bút viết ca khúc.

Đọc tiếp

Tuổi Trẻ & Nhạc Xưa: Cấu trúc căn bản của một ca khúc trong Tân Nhạc

Tiếp nối chủ đề ‘Tuổi Trẻ & Nhạc Xưa’, trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về ca từ, hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của của nhạc sỹ Thanh Trang đăng trên VOATiengViet.com để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về giai điệu và cấu trúc căn bản của một ca khúc trong Tân Nhạc Việt Nam.

Tìm hiểu cấu trúc căn bản nơi 1 ca khúc trong Tân Nhạc

(Nguồn: bài viết của nhạc sỹ Thanh Trang trong một chuyên mục Văn Hóa trên VOATiengViet ngày 2010-08-09)

Chương trình “Ca khúc Việt Nam” do Thanh Trang thực hiện xin kính chào quý vị! Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thử tìm hiểu về cấu trúc căn bản của một bài hát phổ thông trong Tân Nhạc để qua đó quý vị có thể so sánh rồi đánh giá được cung cách

Quý vị thân mến, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thử tìm hiểu về cấu trúc căn bản của một bài hát phổ thông trong Tân Nhạc để qua đó quý vị có thể so sánh rồi đánh giá được cung cách sáng tác ca khúc xưa và nay! Và cũng xin thưa ngay là chúng tôi sẽ tránh sử dụng các loại thuật ngữ chuyên môn về nhạc để những vị nào quan tâm đến đề tài này nhưng không chuyên cứu về nhạc thì chúng tôi vẫn truyền đạt được một số ý chính muốn trình bày!

Trước hết chúng ta cùng nhau coi xem viết một bài hát thì nó khác so với việc viết một bài thơ như thế nào. Ta không so sánh việc viết một ca khúc với một bài văn vì văn với nhạc không gần nhau bằng nhạc với thơ, tuy cả ba thứ đó đều có một điểm chung nhất về mặt đề tài và cách thể hiện, tức người đọc, ở chỗ là người nghe người ta trước hết muốn biết đích xác xem tác giả họ muốn nói cái gì, rồi kế đó là điều muốn nói ra đấy nó hay dở ra sao!

Đọc tiếp

Hai vì sao lạc (Anh Việt Thu)

Theo yêu cầu của một bạn yêu nhạc xưa vừa gởi cho chúng tôi, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về nhạc sỹ Anh Việt Thu và bản ‘Hai vì sao lạc’.

Hai vì sao lạc (Anh Việt Thu). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và sự ra đời ca khúc “Hai vì sao lạc”

(Nguồn: bài viết của tác giả Lương An Cảnh, sưu tầm trên AmNhac.fm năm 2016)

Nhạc sỹ Anh Việt Thu. Ảnh: AmNhac.fm

Trường Quốc Gia Âm Nhạc

Lúc mới thành lập, Trường Quốc Gia Âm Nhạc ở đường Phạm Đăng Hưng Đakao. Năm 1958, khi tôi vào học, Trường đã dời về 112 đường Nguyễn Du. Nhạc sinh gia tăng hằng năm và cần một Hội Trường có sân khấu để nhạc sinh thực tập, thi cuối năm, thi ra trường hay các nhạc sĩ ngoại quốc đến trình diễn, nên cần một địa điểm rộng lớn hơn. Lúc bấy giờ, nhà trường có 2 ban nhạc:

Đọc tiếp

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông: tình yêu còn mãi

Nhân kỷ niệm một năm ngày nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông ra đi mãi mãi, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng gởi đến quý đọc giả xa gần một bài viết của tác giả Trần Thị Vĩnh Tường vừa gởi cho chúng tôi. Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tác giả và mong nhận được sự đóng góp cho những bài viết tiếp theo.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông: Tình Không Biên Giới

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Thị Vĩnh Tường gởi cho DongNhacXua.com. Trước đó bài này đã được đăng trên VienDongDaily.com)

Nhạc sĩ Franz Liszt tiên tri “Trời ban người nghệ sĩ một số phần rực rỡ thê lương” (Mournful and yet grand is the destiny of the artist) có thể là định mạng của nghệ sĩ Nguyễn Văn Đông. Ngày này năm ngoái 26/2/2018 (Mười Một Tết năm Mậu Tuất 2018) Nguyễn Văn Đông ra đi vĩnh viễn. Miền biên giới theo ông suốt 86 năm thê lương rực rỡ không còn lằn ranh khi bông hoa ông tặng lại đời dội vào trái tim và nở bung những lúc thê lương nhất.

Nguyễn Văn Đông sanh ngày 15/3/1932 tại quận Nhứt, Sài Gòn, nguyên quán ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; đang theo học trường Huỳnh Khương Ninh ở Đa Kao, Saigon tới 1945 thì trường đóng cửa vì thời cuộc. Theo Jason Gibbs, đại úy Vieux nhận Nguyễn Văn Đông làm con nuôi gửi vô học trường École d’enfants de Troupe (Trường Thiếu Sinh Quân Đông Dương) ở Vũng Tàu dạy văn hóa và quân sự. Nguyễn Văn Đông học với giáo sư âm nhạc Charles Martin, từng dạy hòa âm những năm 1920 ở Sài Gòn. Ông học kèn trompette, tham gia dàn quân nhạc trong trường, viết nhạc từ năm 16 tuổi để lại cho đời những bông hoa hiếm. Chiều Mưa Biên Giới là một bông hoa ấy.

Ảnh: https://hopamviet.vn/sheet/song/chieu-mua-bien-gioi/W8IU0FDI.html
Đọc tiếp

Tan tác (Tu My)

Có những nhạc sỹ dạo qua vườn hoa tân nhạc chỉ với một ‘bông hoa’ nhưng đó lại là một đóa hoa ngào ngạt hương thơm và tồn tại mãi với thời gian. Nhạc sỹ Tu My là một trong số đó, với bản ‘Tac tác’ bất hủ. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của nhạc sỹ Phạm Duy để người yêu nhạc hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của Tu My.

Tan Tác và Tu My

(Nguồn: bài viết của nhạc sỹ Phạm Duy đăng trên PhamDuy2010.com)

Nhờ tôi đã quyết định trở về quê hương vào những năm đầu của thập niên 2000 và có cơ hội đi tìm lại dĩ vãng, trong đó có những ngày êm đềm của tuổi đi học hay những ngày sóng gió của tuổi vào đời; được đắm mình vào những xóm làng, đồng ruộng, đồi núi, sông biển quen thuộc hay chưa bao giờ đặt chân tới; được viếng thăm lần đầu tiên mồ mả, gia tiên; được ôm chặt vài ba người còn sống sót trong đám họ hàng, thân thích… nhờ vậy — nói một cách văn vẻ — tôi đã không đến nỗi mất tôi như tôi đã tưởng : tôi đã tìm thấy tôi.

Trong gần chín năm trời về sống bình thường ở trong nước, sau khi tôi đã quét dần được những khắc khoải trong tôi rồi, bây giờ tôi đã có thì giờ để làm những cuộc phiêu lưu khác, chẳng hạn đi tìm những cái hay cái đẹp của Việt Nam mà thời gian hay tình ngườitrong ly loạn đã phủ lên bằng một lớp bụi dầy. Tôi đã có thời gian, qua những cuốn sách nhỏ mang tên NHỚ, THỜI KỲ THÀNH LẬP CỦA TÂN NHẠC… lôi ra từ dĩ vãng ít nhiều giá trị cũ mà có thể nhiều người đã quên hay không biết.   Bởi vì tôi được sống trong một thời đại tin học nên tôi đọc được rất nhiều tài liệu về Tân Nhạc ở trên NET, nhưng tôi không thấy trong kho tàng đó có một dữ liệu nào đáng kể về một bài hát và về một nhạc sĩ mà tôi đã có ý đi tìm từ lâu : đó là ca khúc nhan đề Tan Tác và nhạc sĩ mang tên Tu My. Ngay cả hình ảnh của ông mà cũng không ai có cả !   (Dường như có một tấm hình của Tu My in trong một cuốn sách của Hội Nhạc Sĩ Việt Nam xuất bản năm 2007 ở Hà Nội, mà tôi chưa mua được).

Đọc tiếp

Dã tràng ca (Trịnh Công Sơn)

‘Dã tràng ca’ hay còn gọi ‘Trường ca Tiếng hát Dã Tràng’ là một trong số ít sáng tác theo thể loại trường ca trong kho tài độ sộ 600 bản nhạc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Nhân dịp nhạc phẩm này được lưu hành trở lại, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đến người yêu nhạc tác phẩm ít được biết đến của nhạc sỹ họ Trịnh.

‘Dã tràng ca’ – tác phẩm ‘bí ẩn’ của Trịnh Công Sơn

(Nguồn: bài viết của tác giả Tiểu Vũ đăng trên motthegioi.vn ngày 2019-03-04)

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Ảnh: motthegioi.vn

Từ ngày ra đời cho đến nay, tác phẩm “Dã tràng ca” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới chỉ được trình diễn đúng một lần, vì thế xung quanh ca khúc này vẫn còn phủ một màn sương huyền thoại.

Trong danh mục hơn 600 tác phẩm âm nhạc mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác lúc sinh thời, Dã tràng ca là một tác phẩm khá bí ẩn. Cho dù đã được biết đến và công khai văn bản từ lâu, đây vẫn là một tác phẩm mà đa số công chúng chưa được biết đến, chưa từng nghe, thậm chí không có một hình dung nào về nó. Trong khi những người đã từng may mắn chứng kiến sự ra đời của tác phẩm này, thì cũng chỉ còn nhớ về Dã tràng ca một cách không đầy đủ, và có phần mơ hồ.

Đọc tiếp

Nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh

“Mùa xuân vừa đến, hoa về trên những bàn tay …” là khúc mở đầu quen thuộc từ ca khúc “Chân tình”, một sáng tác để lại dấu ấn sâu đậm của nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh. Sinh năm 1978, anh thuộc một số ít các nhạc sỹ trẻ sinh ra sau ngày hai miền Nam Bắc thống nhất nhưng có phong cách sáng tác chững chạc và có chiều sâu. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về Trần Lê Quỳnh qua một bài viết của nữ thi sỹ Vi Thùy Linh đăng trên TienPhong.vn ngày 2011-07-03.

Vẫn trong ngần mắt em…

(Nguồn: bài viết của tác giả Vi Thùy Linh đăng trên TienPhong.vn ngày 2011-07-03)

‘Chân tình’ là một ca khúc được nhiều người ưa thích bền lâu, ít người biết, người nhạc sĩ sáng tác bài hát ấy còn là nhà báo – Trần Lê Quỳnh, và là con của một nhà văn viết cho thiếu nhi nổi tiếng – nhà văn Trần Hoài Dương.

Nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh

Đã qua 2 tháng kể từ ngày nhà văn Trần Hoài Dương qua đời (6-5), nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh đã đáp máy bay sang London, nơi vợ con, công việc của anh đang chờ. Qua anh, tôi được biết nhà văn Trần Hoài Dương đã để lại nhiều tác phẩm mà con trai ông sẽ dần công bố.

Đọc tiếp

Mẹ tôi (Trần Tiến)

Mỗi dịp Xuân về, mỗi người Việt Nam chúng ta, dù ở phương trời nào đều tất tả quay về quê hương để đón cái Tết xum vầy. Một trong những tác nhân quan trọng nhất kết nối các thành viên trong gia đình chính là người Mẹ: khi còn mẹ, chúng ta vui mừng biết rằng chúng ta còn một nơi chốn để về thăm. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản “Mẹ tôi” đầy cảm xúc của nhạc sỹ Trần Tiến.

Nhạc sĩ Trần Tiến: Tết lại ngồi nhớ mẹ

(Nguồn: bài viết của tác giả Đào Bích đăng trên LaoDong.vn ngày 2019-02-09)

“Mẹ tôi” là ca khúc nhạc sĩ Trần Tiến dành để tưởng nhớ đến người mẹ đã khuất của mình. Là người gắn bó với mẹ nhất trong gia đình, ông viết nên những câu hát như gan ruột. Trong một lần giỗ mẹ, Trần Tiến đã hát ca khúc này khiến cả nhà đều xúc động.


Nhạc sĩ Trần Tiến. Ảnh: Mỹ Thanh
Đọc tiếp

Gửi em ở cuối sông Hồng (Thuận Yến – Dương Soái)

Nhạc sĩ Thuận Yến (1932 – 2014)

Một trong những ca khúc ra đời trong cuộc chiến bảo vệ Biên Giới Tổ Quốc 1979 và đi sâu vào lòng nhiều thế hệ là bản “Gởi em ở cuối sông Hồng” của nhạc sỹ Thuận Yến với ý thơ của thi sĩ Dương Soái. Trong những ngày cuối tháng 02 này, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu nhạc phẩm đầy xúc động đến người yêu nhạc xưa.

Chuyện xúc động về hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Tùng Long đăng trên dantri.com.vn ngày 2019-02-17)

“Gửi em ở cuối sông Hồng” thơ Dương Soái, nhạc Thuận Yến là một trong những bài hát nổi tiếng của kho tàng âm nhạc cách mạng. Ít ai biết rằng, bài thơ gốc được sáng tác vào ngày 20/2/1979, khi cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra được 3 ngày.

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

đỌC TIẾP