Vĩnh biệt nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn (1936 – 2023)

Đêm 28/11/2023 theo giờ California, tức sáng 29/11/2023 theo giờ Sài Gòn, làng văn nghệ Việt Nam lại đón nhận một tin buồn, phải nói là thật buồn. Đó là sự ra đi vĩnh viễn của nhà văn, nhà thơ và nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn.

Dòng Nhạc Xưa cầu mong linh hồn ông mau siêu thoát về miền cực lạc!

Nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn (1936 – 2023)

Đôi nét về nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn

(Nguồn: Wikipedia)

Nguyễn Đình Toàn (sinh 6 tháng 9 năm 1936, mất 28 tháng 11 năm 2023) là nhà văn và nhạc sĩ người Việt định cư ở Mỹ. Ông còn có bút hiệu là Tô Hải Vân khi viết văn và Hồng Ngọc khi viết nhạc.

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sinh tại huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh (về sau đổi thành quận Gia Lâm tỉnh Hà Nội) và di cư vào Nam năm 1954.

Ông đóng góp nhiều sáng tác văn học nghệ thuật dưới nhiều dạng: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tác phẩm ‘Áo mơ phai’ đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973.

Nguyễn Đình Toàn viết nhiều truyện dài đăng thành nhiều kỳ trên các báo chí Việt Nam Cộng hoà như tạp chí Văn, Văn Học và các nhật báo như Tự Do, Chính Luận, Xây dựng, và Tiền Tuyến.

Ông cũng có tay trong việc phát triển tân nhạc Miền Nam qua chương trình phát thanh Nhạc chủ đề trên đài phát thanh quốc gia VTVN mỗi tối Thứ Năm.

Sau năm 1975, ông bị bắt và giam học tập cải tạo 10 năm mới được thả. Năm 1998 ông cùng vợ được xuất cảnh sang Mỹ và định cư ở California nơi ông tiếp tục viết cho báo Viet Tide.

Những nhạc phẩm trứ danh nhất của ông gồm “Sài Gòn niềm nhớ không tên” (nguyên nhan đề là “Nước mắt cho Sàigòn”), “Căn nhà xưa”, “Mưa trên cây hoàng lan”, và “Tình khúc thứ nhất” do Vũ Thành An phổ nhạc. Ca sĩ Khánh Ly đã thâu âm và phát hành hai dĩa hát với những sáng tác của ông.

Ông tạ thế hồi 19 giờ 15 phút ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại tư gia, theo giờ California.

Giọng đọc Nguyễn Đình Toàn

Jimmy TV phỏng vấn Nguyễn Đình Toàn

Những giọng ca vàng: Kim Anh

Trong số các bản nhạc Hoa nổi tiếng trong nhạc Việt, chúng ta không thể không kể  đến “Mùa thu lá bay” và một khi nói đến nhạc phẩm này thì Dòng Nhạc Xưa và người yêu nhạc lại nhớ về nữ ca sỹ Kim Anh, người đã gắn tên tuổi với ca khúc bất hủ này. Xin mời quý vị tìm hiểu thêm về cuộc đời lận đận của nữ danh ca, qua một bài viết của cố ký giả – nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & đời sống”.

Kim Anh: Khúc phim về một phần đời phiêu bạt

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2014-05-20)

Kim Anh là một con người chịu chơi. Chịu chơi được hiểu theo nghĩa đẹp nhất, trong đó cá tính thẳng thắn, dám làm dám chịu và “xả láng” của chị được đặt lên hàng đầu. Kim Anh còn là một con người giang hồ. Trong đó cách cư xử với bằng hữu, vấn đề coi trọng tình nghĩa luôn là một ưu tiên. Lời ăn, tiếng nói của chị mang vẻ bất cần đời, thẳng thừng và toạc móng heo không cầu kỳ, kiểu cách. Đó là nhận xét của những ai từng tiếp xúc với người nữ ca sĩ mang dòng máu Trung Hoa này, dù chỉ một đôi lần.

Có thể cá tính của chị không thích hợp với một số người. Nhưng một khi có dịp gần gũi nhiều với Kim Anh, người ta sẽ dễ dàng trở nên thân thiết với chị, dù con người chị có những thói hư, tật xấu, nhất là đối với một phụ nữ, dưới mắt người đời.

Đúng vậy, Kim Anh không hề chối bỏ điều này. Chị không giấu giếm là từng dùng đủ loại ma túy, từng một thời gian sa chân vào vũng lầy tối tăm đó khi vung bạc trăm, bạc ngàn trong một ngày mà vẫn coi như “chuyện nhỏ”. Về tửu lượng của Kim Anh có thể coi như vô địch trong đám nữ lưu và có khi ngay cả với những đấng mày râu uống rượu như hũ chìm!

Những giọng ca vàng: Elvis Phương

Elvis Phương có thể được coi là một trong những ca sỹ gạo cội nhất của làng tân nhạc vẫn còn phong độ và xuất hiện đều đặn trong các chương trình ca nhạc. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát Elvis Phương, qua một bài viết của cố ký giả – nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & đời sống”.

Elvis Phương: Đã 45 năm ca hát…

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-11-10)

Từ khá lâu, giới truyền thông hải ngoại ít nhắc nhở đến Elvis Phương, nhất là từ khi vợ chồng anh quyết định về mua nhà tại Việt Nam trong Làng Việt Kiều An Phú Đông vào năm 2001. Trước đó, Elvis Phương thường về Việt Nam và là một trong vài nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam trình diễn sớm nhất. Sau khi anh tạo được thành công với “live show” riêng của mình ở trong nước vào năm 2000, việc đi hát của anh gặp được nhiều thuận lợi hơn.

Tuy hạn chế trình diễn trong những “show” ca nhạc và nhất là không còn xuất hiện trên những chương trình video ở hải ngoại, nhưng Elvis Phương vẫn thường xuyên về Mỹ để trình diễn trong các chương trình được tổ chức trong các sòng bài tại một số tiểu bang ở đây. Hoặc thỉnh thoảng hát trong những chương trình nhạc thính phòng.

Nhạc sỹ Đỗ Kim Bảng

Khi nói về những bản nhạc lấy cảm hứng từ mưa, chúng ta không thể không nhắc đến “Mưa đêm ngoại ô” của nhạc sỹ Đỗ Kim Bảng. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về người nhạc sỹ dễ tính này, qua một bài viết của cố ký giả – nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & đời sống”.

Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đỗ Kim Bảng và những sự tình cờ

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2014-09-01)

Bây giờ thì những buổi chiều Chủ Nhật cũng như Thứ Bảy hoặc bất cứ buổi chiều nào khác trong tuần đối với nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng, tác giả của nhạc phẩm nổi tiếng “Bước Chân Chiều Chủ Nhật”, cũng chẳng khác gì nhau.

Hoàng Lan & Trịnh Công Sơn: Em đến bên đời

Rất nhiều trong số khoảng 500 ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được nhà nhạc sỹ viết từ rung cảm thật của con tim. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một giai thoại ít được biết đến về hai bản ‘Hoa vàng mấy độ’ và ‘Như một lời chia tay’, qua một bài viết của cố nhạc sỹ – ký giả Trường Kỳ.

Bản ‘Hoa vàng mấy độ’. Ảnh: thugiang.wordpress.com

Hoàng Lan: Đóa “hoa vàng một thuở” của Trịnh Công Sơn

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-11-10)

Hầu như mọi người đều biết, không ít những bản tình ca của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường được anh sáng tác từ những cảm xúc dành riêng cho một đối tượng trong đời sống tình cảm đầy lãng mạn của mình. Trong số đó, “Hoa Vàng Mấy Độ” và “Như Một Lần Chia Tay”, cho đến nay vẫn được nhiều người yêu thích nhạc Trịnh tìm hiểu về xuất xứ.

Hơn 3 năm sau khi Trịnh Công Sơn qua đời, những thắc mắc về hai nhạc phẩm trên đã được giải đáp rõ ràng khi CD “Hoa Vàng Một Thuở” được chính thức ra mắt tại Toronto cách đây vài tháng. Người trình bày hai nhạc phẩm này (cùng một số nhạc phẩm của những tác giả khác) cũng là người thực hiện CD “Hoa Vàng Một Thuở” mang tên Hoàng Lan. Cô chính là nguồn cảm hứng để Trịnh Công Sơn viết thành hai ca khúc tình cảm bất hủ đó.

Hoàng Lan

Phạm Thị Hoàng Lan sinh tại Sài Gòn và là con út trong một gia đình gồm 6 người con, trong số có một người mất sớm.

Nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát (1910 – 1993)

Cùng với “cây đa cây đề” Nguyễn Văn Tuyên trong Nam, nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát ngoài Bắc xứng đáng được đặt để ở hai vị trí cao nhất trong tân nhạc Việt Nam. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu tiếp loạt bài “Hãnh diện 100 năm âm nhạc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thụy Kha.

Nguyễn Xuân Khoát – Anh cả tân nhạc

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Thụy Kha đăng trên nld.com.vn ngày 2017-09-01)

Sinh thời của ông và cho đến hôm nay, nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam đương đại đều gọi nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát bằng cái tên trìu mến “Người anh cả tân nhạc”.

Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát Ảnh: TƯ LIỆU

Vào đầu thế kỷ trước, phố Nhà Thờ Hà Nội nơi Nguyễn Xuân Khoát sinh ra là nơi vang lên tiếng chuông nhà thờ Lớn, ngoài đường thường vọng trong không gian những giai điệu nhạc châu Âu, nhưng những âm thanh phương Tây đó không lấn át được những âm thanh phương Đông thuần Việt. Đó là tiếng trống lễ đình Phạm Ngũ Lão, tiếng sáo diều vi vút bãi cỏ sau nhà chung, tiếng dô hò của bác phu xe bò, tiếng hòa điệu dàn bát âm vỉa hè, tiếng trống quân dịp rằm trung thu. Và cuối cùng, lá chắn hiệu nghiệm nhất không cho tâm hồn Việt nhiễm chất Tây là lời ru con của mẹ. Tất cả đã thấm vào Nguyễn Xuân Khoát, dinh dưỡng trong cậu bé một tài năng âm nhạc Việt Nam đầy tự hào và trân trọng.

Hãnh diện 100 năm âm nhạc Việt Nam (1): Sự hình thành tân nhạc Việt Nam

Dòng Nhạc Xưa xin bắt đầu giới thiệu loạt bài viết với nhiều tư liệu quý giá về sự thành và phát triển của nền tân nhạc Việt Nam của nhà báo – nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha. Trước ông, đã có nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đề cập đến chủ đề này. Trong cương vị một trang web mang tính tổng hợp và lưu trữ thông tin, chúng tôi không có điều kiện để kiểm chứng tất cả những gì các tác giả viết. Tuy nhiên, trong sự hiểu biết có giới hạn, Dòng Nhạc Xưa sẽ chắt lọc và thẩm định để cố gắng cung cấp cho thế hệ trẻ dữ liệu hữu ích về dòng nhạc xưa. Một lần nữa, xin mạn phép sử dụng tài liệu và trân trọng những đóng góp của nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha.

Hãnh diện 100 năm âm nhạc Việt Nam (Kỳ 1)

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Thụy Kha đăng trên nld.com.vn ngày 2017-08-26)

Nhìn lại 100 năm âm nhạc Việt Nam, Báo Người Lao Động khởi đăng loạt bài của nhà báo – nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha về những nhạc sĩ tiêu biểu góp phần làm nên sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, trên các số báo ra ngày thứ bảy hằng tuần

Bây giờ, khi ở thời điểm qua thế kỷ mới được 17 năm, nhìn lại 100 năm trước, cũng là thời điểm bước qua thế kỷ mới (thế kỷ XX) được 17 năm, thấy rõ một bước tiến xa của âm nhạc Việt Nam qua 100 năm.

Bảy đường xâm nhập của âm nhạc phương Tây

Ngày đó, vào năm 1917, tình hình âm nhạc của nước nhà ra sao? Khi ấy, người Pháp vào Việt Nam đã hơn nửa thế kỷ. Sự bành trướng mãnh liệt của âm nhạc phương Tây đi theo bước chân thực dân vào Việt Nam bằng 7 con đường khác nhau.

Con đường đầu tiên là xâm nhập dưới hình thức tôn giáo. Trong các trường học của nhà thờ Thiên Chúa giáo (còn gọi là trường dòng) đều có ban hát lễ và học trò đều được học nhạc. Bởi thế, nhiều thầy dòng người Việt Nam đã đặt lời Việt cho các bản thánh ca nước ngoài, sáng tác những bài ca tôn giáo bằng tiếng Việt như thầy dòng Ta đê Đỗ Văn Liu, linh mục Đoàn. Giáo dân còn được học kèn để lập nên dàn kèn của giáo xứ.

Album “Dư âm” gồm những bản nhạc tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam thời kỳ đầu

Tiếng hát Chế Linh

Được mệnh danh là một trong “tứ trụ nhạc vàng” (cùng với Duy Khánh, Hùng Cường và Nhật Trường), Chế Linh, với chất giọng thật lạ và phong cách biểu diễn tự nhiên, đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong dòng nhạc Việt. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát của người ca sỹ gốc người Chàm, qua một bài của cố nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & đời sống” .

Chế Linh: Một thời “hiện tượng”

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-10-28)

Chế Linh, người ca sĩ từng có một thời được coi như một hiện tượng trong dòng nhạc Boléro mà theo ngôn ngữ bình dân mộc mạc gọi là nhạc sến. Nhạc Sến ở đây phải được hiểu một cách đứng đắn là dòng nhạc mang tính cách phổ thông, được phổ biến rất lớn rộng trong quần chúng, khi thì mặn nồng nàn tình cảm với những cuộc tình đôi lứa, khi thì đậm đà tình tự quê hương với những tâm bình bình dị chân chất, như tâm hồn của những người dân Việt binh thường. Đó là thời điểm những năm 60-70, khi nền tân nhạc Việt Nam đang trong thời kỳ bộc phát mạnh mẽ.

Công Thành & Lynn: một cặp nghệ sỹ đa tài

Trong sinh hoạt nhạc trẻ trước 1975 và nhất là tại hải ngoại sau này, Công Thành đã để lại những dấu ấn khó phai mờ về khả năng ca hát cũng như MC và tổ chức biểu diễn. Dòng Nhạc Xưa xin đăng một bài viết của cố nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & Đời sống” để giới thiệu đôi song ca và cũng là cặp vợ chồng nổi tiếng: Công Thành và Lynn.

Công Thành: Khởi nguồn từ nhạc rock…

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-11-16)

Có một dạo vai trò MC đã lấn át vai trò chính của anh là một ca sĩ. Đó là trường hợp của Công Thành, một nam ca sĩ có một quá trình hoạt động rất lâu dài, bắt nguồn từ những năm đầu của thập niên 60, khi nhạc Rock gây một ảnh hưởng rất lớn mạnh nơi giới trẻ. Ngoài một quá trình gần gũi với ca nhạc, với lãnh vực “show business”, Công Thành còn là một tiếng hát đa dạng trong phần trình bày những nhạc phẩm Pháp, Anh và Việt Nam rất vững vàng.

Ngoài ra, anh còn là ca sĩ Việt Nam duy nhất đã có dịp trình diễn với những ban nhạc ngoại quốc tại khắp các thành phố lớn ở Úc Châu cũng như tại hầu hết những quốc gia trong vùng Đông Nam Á. Chính do những chi tiết đặc biệt như vậy nên thiết tưởng việc dành cho Công Thành một bài viết đề cập đến những hoạt động của anh là một điều cần thiết.

Tiếng hát Trúc Mai

Trong bài viết giới thiệu bản “Chuyện trình Lan và Điệp 3”, Dòng Nhạc Xưa có giới thiệu bản ghi âm trước 1975 do ca sỹ Trúc Mai thể hiện. Theo thiển ý của chúng tôi, cô là người đầu tiên đem nhạc phẩm đến công chúng và cũng là người hát đạt nhất cho đến lúc này. Để người yêu nhạc xưa có thêm thông tin về bà, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng đăng bài viết của ký giả Hồ Trường An trong tập sách “Theo chân những tiếng hát”.

Ca sỹ Trúc Mai. Ảnh: ThoangHuongXua

Trúc Mai – Tiếng hát trang châu mơ hóa bướm

(Nguồn: bài viết của tác giả Hồ Trường An trong tập “Theo chân những tiếng hát”, sự tầm trên HopAmPro.com)

Ca sỹ Trúc Mai. Ảnh: hopampro.com

Vào ba năm chót của thập niên 50, phòng trà Hòa Bình gần Bùng Binh Sài Gòn có những ca sĩ nồng cốt là Bạch Yến, Bích Chiêu, Thùy Nhiên và Thái Xuân, Yến Hương, Trúc Mai. Sau khi Yến Hương và Thái Xuân lần lượt rời khỏi phòng trà này thì đã có Ngân Hà và Bạch Quyên thay thế. Hát nổi đình nổi đám nhất là Bạch Yến và Bích Chiêu. Có giọng kim quyến rũ nhất là Thùy Nhiên và hiền lành nhất là Bạch Quyên. Mảnh mai kiều nhược nhất là Ngân Hà. Nhưng còn đẹp nhất phải nói là Trúc Mai.
Đối với tôi, thuở đó Trúc Mai là một giọng hát mới ra nghề, vì tôi chưa hề nghe cô hát trên làn sóng điện lẫn trong đĩa nhựa và chưa được nghe báo chí nhắc tới cô. Giờ đây, trên 40 năm qua, nhắc tới Trúc Mai trong một cuộc điện đàm, nữ ca sĩ Quỳnh Giao có cho tôi biết: “ Theo Quỳnh Giao, Trúc Mai hát khá hơn một cô ca sĩ sinh viên đã từng nổi tiếng từ 1962 trở về sau. Chị ấy hát trước sau bằng giọng thật, không bẻ qua giọng mái. Giọng Trúc Mai ấm áp. Ngặt một nỗi chị ấy cứ hát các ca khúc theo thể điệu bolero hoài nên khán thính giả sành điệu không biết được cái đẹp của giọng hát chị ấy ”.