Hoa trinh nữ (Trần Thiện Thanh)

Có một loài hoa dại mang cái tên mộc mạc: “hoa mắc cỡ” hay “hoa xấu hổ”. Và cũng chính loài hoa ấy lại có một cái tên nghe rất “quý phái”: “hoa trinh nữ”. Nhạc sỹ Trần Thiện Thanh đã liên tưởng đến câu chuyện một vị vua và chàng lính trẻ thân chinh đi hành quân với loài hoa “không hương, không sắc màu nhưng biết xếp lá ngây thơ” để cho ra đời bản nhạc bất hủ: Hoa trinh nữ. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu sáng tác này.

Hoa trinh nữ (Trần Thiện Thanh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đôi nét về hoa trinh nữ

(Nguồn: wikipedia)

Trinh nữ[2]từ tiếng Latinh: pudica hay còn gọi là cây xấu hổ, mắc cỡ, cây thẹn, hàm tu thảo; (danh pháp khoa học:Mimosa pudica L.) là một loại thực vật sống ít năm thuộc họ Đậu. Loài này có đặc điểm là, các lá kép gập vào trong và cụp xuống mỗi khi bị chạm vào hoặc bị rung lắc để tự bảo vệ khỏi tổn hại, rồi mở lại vài phút sau đó.[3] Loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ, nhưng giờ là một loài cỏ dại ở vùng nhiệt đới. Nó có thể được tìm thấy ở các quốc gia châu Á như Việt Nam Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Jamaica. Nó phát triển chủ yếu ở những khu vực râm yên tĩnh, ít người sinh sống, dưới gốc cây. Năm 2014, các nhà khoa học của Úc đã phát hiện ra cây trinh nữ có khả năng ghi sự việc đã xảy ra như động vật.

Khi bị đụng, cây xấu hổ nó lập tức khép những cánh lá lại.[12] Điều này có liên quan tới “tác dụng sức căng” của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống sụp xuống, khép lại.[12] Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu lan rộng đến các khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ. Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Ở phương nam thường gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại khi gặp mưa gió sẽ giúp nó cứu được các non.[12]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *