Một mình (Nhạc sỹ Thanh Tùng): nhớ em giọt mồ hôi tóc mai

(Saigon, February 08, 2012 – DongNhacXua.com   ) Nhân đọc bài viết “Hãy nhìn vào tấm lưng ấy một lần…”  khá xúc động trên báo Người Lao Động, chúng tôi chợt nhớ đến bản “Một mình” của nhạc sỹ Thanh Tùng. Ông viết bài này để gởi gắm những suy tư sâu lắng về sự vất vả của người vợ quá cố.

 BẢN NHẠC ‘MỘT MÌNH’ CỦA THANH TÙNG

BÀI VIẾT ‘HÃY NHÌN VÀO TẤM LƯNG ẤY MỘT LẦN’ 
(Source: Người Lao Động)

Hôm ấy thằng út vẫn còn nghỉ Tết. Không phải rước con nên tôi về sớm hơn mọi ngày. Thay vì đi đường Nguyễn Thị Minh Khai thì tôi đi Nguyễn Đình Chiểu để về nhà cho gần. Đang chạy ngon trớn, đầu óc lơ mơ nghĩ đến bữa cơm nóng sốt của vợ đang chờ ở nhà thì một chiếc xe từ trong hẻm Ve Chai băng ra, tôi giật mình lách xe sang phải, lầm bầm: “Chạy vậy đó hả?”. Nhưng ngay lập tức, tôi há hốc mồm nói không nên lời khi trông thấy cái biển số xe…

Trước mặt tôi là một người phụ nữ mặc chiếc áo khoác đã sỉn màu. Chiếc nón bảo hiểm cũng cũ. Điều khiến tôi chú ý là chiếc xe cúp 86 của chị ta trông rất tội nghiệp. Nó phải gồng mình chở trên đó đủ thứ: Rổ xe một bọc vú sữa, mấy trái xoài, một túm dâu Đà Lạt; hai bên xe máng lủ khủ nào thịt, cá, rau, trứng và không biết bao nhiêu thứ có tên và không tên khác cho những bữa cơm gia đình…

Bình thường nếu nhìn hình ảnh ấy, tôi sẽ nghĩ, cái gã nào đó làm chồng chị ta thật sướng. Bởi trong nhịp sống tất bật hiện nay, còn có mấy người phụ nữ chí thú chuyện bếp núc cho gia đình như vậy?

Nhưng trong hoàn cảnh này thì tôi thấy nghẹn đắng cổ họng. Một cảm xúc thật khó tả dâng đầy trong lòng. Vừa xót thương, vừa tội nghiệp, vừa cảm phục lại vừa thấy mình thật có lỗi…

Tôi cưới vợ hai mươi năm, có hai mặt con nhưng chưa bao giờ chú ý xem vợ đi xe gì, mặc áo gì, mang giày dép thế nào… Đó là vì trước mặt tôi, vợ lúc nào cũng chỉn chu. Buổi sáng vợ ra khỏi nhà trước, buổi trưa cũng về nhà trước để lo cơm nước. Khi cha con tôi về tới thì cơm canh nóng sốt đã sẵn sàng. Tuy làm trưởng phòng nhân sự của một công ty lớn nhưng chỉ trừ những hôm vợ tôi bệnh hoạn hoặc đi công tác xa thì cha con tôi mới phải mò vô bếp.

Đôi khi tôi cũng tự hỏi, làm sao mà vợ tôi có thể làm hết mọi việc trong ngoài như thế, nhưng rồi tôi cũng tự trả lời là do vợ tôi vốn xuất thân trong một gia đình lao động nghèo, quen vất vả từ thuở nhỏ nên chuyện cơm nước trong nhà có đáng gì đâu!

Chỉ đến khi bạn bè trong cơ quan than phiền vợ con bê trễ, lười nhác chuyện nhà, tôi mới thấy mình có phúc. Nhưng tôi nghĩ thì nghĩ vậy thôi chứ chưa bao giờ nói ra… Thậm chí có lần, vợ tôi nhờ coi dùm cái xe sao lên ga không vọt nữa, tôi ậm ừ rồi cũng quên luôn. Vợ tôi lại lẵng lặng dắt xe ra tiệm…

Chỉ một quãng đường ngắn theo sau lưng vợ về nhà mà tôi đã suy nghĩ biết bao nhiêu điều. Thú thật, tôi đã chảy nước mắt khi nhìn cái dáng tảo tần của vợ.

Trước nay, tôi đã nhìn ngắm, trầm trồ trước biết bao tấm lưng trần tươi mát của những cô gái trẻ, nhưng tôi chưa bao giờ ngắm nhìn chiếc lưng của người phụ nữ đã gắn bó với mình suốt hai mươi năm trong một khoảnh khắc tảo tần vì chồng con như thế này.

Hôm đó, lần đầu tiên tôi xách phụ vợ những thứ lỉnh kỉnh ấy. Thật sự là nó rất nặng, lại phải đi một quãng khá xa từ bãi giữ xe chung cư về nhà. Vợ tôi xách mọi thứ đi trước, tôi lẽo đẽo đuổi theo. “Làm sao mà em có thể mang hết từng ấy thứ mà vẫn đi ào ào như giông, như gió vậy?”- tôi buộc miệng. Vợ tôi hơi ngoái lại: “Vì anh với con thôi chứ em cũng mệt lắm rồi…”.

Tôi cúi mặt, một nỗi hỗ thẹn vô cớ đầy lên trong lòng.

Nếu giờ đây có ai hỏi tôi, người phụ nữ nào trên thế gian này có tấm lưng đẹp nhất, đáng yêu nhất, tôi sẽ nói ngay đó là tấm lưng gầy gò, tần tảo của vợ tôi.

Các đấng mày râu hãy thử một lần nhìn vào tấm lưng người bạn đời của mình để thấy là tôi nói rất thật lòng…

Là một người sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, vùng đất miền Trung thân yêu với núi Nhạn – sông Đà, chúng tôi rất tự hào khi xem chương trình Duyên Dáng Việt Nam lần thứ 23 tổ chức vào hai đêm 8-9/01/2011 ở nhà hát Sao Mai, khu du lịch Thuận Thảo, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Cảm nhận chung của DongNhacXua.com là chương trình đã thành công trong việc đưa giới thưởng ngoạn, có mặt ở nhà hát cũng như xem qua sóng VTV về với dòng nhạc xưa với chủ đề Nhớ.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng như người biên tập âm nhạc là nhạc sỹ Đức Trí đã có nhiều sáng tạo trong suốt chương trình: chuyển cảnh rất nhanh và nhịp nhàng, sử dụng dây kéo cho diễn viên múa rất khéo léo, dùng phông nền rộng với nhiều tư liệu phong phú về các thế hệ nhạc sỹ, ca sỹ đã không còn với chúng ta như Đoàn Chuẩn, Anh Tú, Ngọc Tân, v.v.

Riêng cá nhân tôi rất ấn tượng với màn chuyển cảnh từ bản “Đêm cuối cùng” của Phạm Đình Chương sang bài “Suối mơ” của Văn Cao với tam ca Lân Nhã, Quang Dũng và Đàm Vĩnh Hưng. Ngay giây phút ấy, chúng tôi cảm thấy như có một cái gì đó dù không còn nữa nhưng hình như vẫn còn vương vấn đâu đây. Đó có lẽ là chính hiệu ứng của những nhạc phẩm bất hủ mà giai điệu, ca từ không bao giờ phai nhạt theo năm tháng:

” …
Em ơi, đêm cuối cùng gần nhaụ
Sợ rằng một ngày mai giấc mộng không thành. ” (hai câu kết trong “Đêm cuối cùng)

hay
“…
Suối ơi!
Nghe rừng heo hút.
Giòng êm đưa lá khô già trút.
Còn như lưu hương yêu dấu,
Với suối xưa trôi nơi đâu. ” (đoạn kết của “Suối mơ”)

Một điểm nhấn khác của chương trình và sự kết hợp giữa một ngôi sao thời danh và 2 ngôi sao đã tắt: Đàm Vĩnh Hưng hát chung với Anh Tú trong “Lạc mất mùa xuân” (nhạc ngoại quốc, lời Việt của nhạc sỹ Lữ Liên, là thân phụ của chính ca sỹ Anh Tú, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, v.v.) và Đàm Vĩnh Hưng cùng hòa giọng với Ngọc Tân trong “Khoảnh khắc” (của Trương Quý Hải). Sẽ rất khập khiễng khi đi so sánh hai giọng hát khác nhau nhưng dù sao cũng phải nói rằng ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đã rất nỗ lực và cố gắng hoàn thành tốt vai trò cầu nối hai thế hệ. Cá nhân tôi cảm thấy ca sỹ họ Đàm đã rất khiêm tốn trên sân khấu hôm đó để nhường những cảm xúc sâu thẳm nhất của khán giả cho hai ca sỹ tài danh nhưng yểu mệnh: Anh Tú (1950-2003) và Ngọc Tân (1948-2004).

Rất nhiều lần nhà tổ chức nhắc đến dòng nhạc bolero trong chương trình này nhưng cá nhân tôi thấy gọi như vậy chưa chính xác vì trong chương trình còn nhiều giai điệu không phải là dòng nhạc bolero (hay chúng tôi gọi là dòng nhạc “sến” với tất cả sự trân trọng chứ hoàn toàn không có ý chê bai). Tuy nhiên, nếu phải chọn ra vài ca sỹ là điểm nhấn của dòng nhạc “sến” thì có lẽ không ai xứng đáng bằng Mạnh Đình trong nhạc phẩm “Chuyện hẹn hò” (của Nhật Trường – Trần Thiện Thanh).

Hương Lan vẫn giữ phong độ với dòng nhạc này dù tuổi đời cũng không còn trẻ. Chị đã làm chúng tôi rơi nước mắt trong “Mẹ tôi” (của Nhị Hà).

Ngoài ra cũng phải kể đến ca sỹ Quang Linh và Cẩm Ly, những người đã mà theo chúng tôi đã “cứu” cả “chuyến đò” tốp ca trong tiết mục mở đầu “Chuyến đò quê hương” (của Vy Nhật Tảo).

Nhân nói đến đây thì chúng tôi xin mạn phép nêu ra vài điểm chưa đạt theo thiển ý của chúng tôi như sau:

  • Vài ca sỹ hoàn toàn không thích hợp với nhạc “bolero” nhưng cũng “cố gắng” góp giọng và đã không thành công: như Lân Nhã đã vào rất “phô” trong “Chuyến đò quê hương” mà chúng tôi đã nói ở trên. Tuy nhiên anh đã rất thành công với “Như một lời chia tay” (của Trịnh Công Sơn) ở phần sau.
  • Quang Dũng rất vững vàng và đầy kỹ thuật trong “Chiếc lá cuối cùng” (của Tuấn Khanh) nhưng anh lại quá sa đà vào việc phô diễn kỹ thuật thành ra khán giả chưa được lắng đọng với “đêm chia ly buồn gì sao chẳng nói” mà tác giả Tuấn Khanh muốn chuyển tải. Tuy nhiên sau đó Quang Dũng lại rất thành công với “Lá đổ muôn chiều” (của Đoàn Chuẩn – Từ Linh). Có lẽ chi tiết “ngày mai người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa, tình duyên đành dứt …” làm cho Quang Dũng có nhiều cảm xúc hơn chăng !?
  • Tên tác giả của “Trộm nhìn nhau” là Trầm Tử Thiêng chứ không phải “Trầm Tử Thiên” như mà hình đã hiện ra
  • Dương Triệu Vũ có hát được giọng Phú Yên trong “Trách phận” nhưng anh hình như sợ người nghe nhận ra điểm yếu của mình hay sao đó mà anh hát nhanh quá thành ra chính người Phú Yên như chúng tôi cũng khó mà nghe kịp lời hát
  • Năm sinh và năm mất của ca sỹ Ngọc Tân (1948-2004) được chương trình chiếu lên (1950-2003) chưa đúng. Có lẽ đạo diễn lộn với năm sinh và năm mất của Anh Tú

Tóm lại: Duyên Dáng Việt Nam 23 tại Phú Yên đã để lại rất nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả, xứng đáng là một trong những chương trình ca nhạc chủ đề hay nhất Việt Nam.

[footer]

2 bình luận về “Một mình (Nhạc sỹ Thanh Tùng): nhớ em giọt mồ hôi tóc mai”

  1. Tinh co tim thay trang web dongnhacxua, doc qua nhieu bai, roi den bai nay. Chot cam thay nhung tinh cam dung di nhat cua con nguoi, trong nhung nhoc nhan tan tao hang ngay. Toi cam thay rat ro phut xuc dong, va nhung suy tu cua anh, that ‘nguoi’, that tinh, am ap va co suc lan toa manh me – mot khoanh khac ma nhung tinh cam dung di ay tran ngap tam hon anh, duong nhu cung muon noi rang con bao nhieu nguoi khac trong nhung hoan canh khac nua deu co nhung luc mang trong minh nhung tinh cam that sau sac ma binh di. Nhung cam nhan do da lam toi rat xuc dong va khien toi khong the tri hoan viec viet vai dong gui anh, chi la de dong vong voi anh rang, nhung tinh cam chan thanh, sau sac va binh di nhu the thuc su la khoi nguon cua mot chu ‘song’ dung nghia. Chuc anh manh khoe va hanh phuc. Chac la tu hom nay toi se con len trang web cua anh nhieu nua.

Trả lời Hung Ngo Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *