Nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh

“Mùa xuân vừa đến, hoa về trên những bàn tay …” là khúc mở đầu quen thuộc từ ca khúc “Chân tình”, một sáng tác để lại dấu ấn sâu đậm của nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh. Sinh năm 1978, anh thuộc một số ít các nhạc sỹ trẻ sinh ra sau ngày hai miền Nam Bắc thống nhất nhưng có phong cách sáng tác chững chạc và có chiều sâu. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về Trần Lê Quỳnh qua một bài viết của nữ thi sỹ Vi Thùy Linh đăng trên TienPhong.vn ngày 2011-07-03.

Vẫn trong ngần mắt em…

(Nguồn: bài viết của tác giả Vi Thùy Linh đăng trên TienPhong.vn ngày 2011-07-03)

‘Chân tình’ là một ca khúc được nhiều người ưa thích bền lâu, ít người biết, người nhạc sĩ sáng tác bài hát ấy còn là nhà báo – Trần Lê Quỳnh, và là con của một nhà văn viết cho thiếu nhi nổi tiếng – nhà văn Trần Hoài Dương.

Nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh

Đã qua 2 tháng kể từ ngày nhà văn Trần Hoài Dương qua đời (6-5), nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh đã đáp máy bay sang London, nơi vợ con, công việc của anh đang chờ. Qua anh, tôi được biết nhà văn Trần Hoài Dương đã để lại nhiều tác phẩm mà con trai ông sẽ dần công bố.

Đọc tiếp

Gửi em ở cuối sông Hồng (Thuận Yến – Dương Soái)

Nhạc sĩ Thuận Yến (1932 – 2014)

Một trong những ca khúc ra đời trong cuộc chiến bảo vệ Biên Giới Tổ Quốc 1979 và đi sâu vào lòng nhiều thế hệ là bản “Gởi em ở cuối sông Hồng” của nhạc sỹ Thuận Yến với ý thơ của thi sĩ Dương Soái. Trong những ngày cuối tháng 02 này, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu nhạc phẩm đầy xúc động đến người yêu nhạc xưa.

Chuyện xúc động về hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Tùng Long đăng trên dantri.com.vn ngày 2019-02-17)

“Gửi em ở cuối sông Hồng” thơ Dương Soái, nhạc Thuận Yến là một trong những bài hát nổi tiếng của kho tàng âm nhạc cách mạng. Ít ai biết rằng, bài thơ gốc được sáng tác vào ngày 20/2/1979, khi cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra được 3 ngày.

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

đỌC TIẾP

Chút thư tình người lính biển (Trần Đăng Khoa – Hoàng Hiệp)

Hôm nay cả dải đất Nam Trung Bộ và Miền Nam trời trở lạnh và mưa nhiều. Tất cả đều hồi hộp nín thở đối phó với cơn bão Usagi. Nhìn cảnh người dân Việt Nam mình, vốn dĩ đã phải vất vả lo toan mưu sinh, giờ đây phải tất bật chuẩn bị mọi cách có thể có để giảm thiệt hại do cơn bão, chúng tôi không khỏi chạnh lòng và cầu mong mọi điều tốt lành nhất cho quê hương mình. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một ca khúc ‘Chút thư tình người lính biển’ nổi tiếng ra đời vào thập niên 1980 của nhạc sỹ Hoàng Hiệp với ý thơ Trần Đăng Khoa, viết về tâm tình của người lính hải quân và tình cảm chân thành của cô người yêu trẻ ngày đêm hướng về biển đảo xa xôi

Những giai điệu biển đảo – Chút thư tình người lính biển

(Nguồn: bài viết của tác giả trinh Nguyễn đăng trên ThanhNien.vn ngày 2014-06-09)

Chút thư tình người lính biển đã là một bài hát sớm được phát thanh qua Đài tiếng nói Việt Nam – kênh chuyển tải âm nhạc hiệu quả nhất thời kỳ đó. Sự cân đối giữa lý tưởng và tình cảm riêng, hình tượng người lính hải đảo cộng với người lính sáng tác Trần Đăng Khoa, đã giúp bài hát được phổ biến. Giai điệu của bài hát cũng rất đẹp. Được viết ở giọng thứ, Chút thư tình người lính biển có sự mềm mại, da diết. Nó cũng có nhiều nốt luyến, để nốt nhạc có thể ngân dài, xuyên qua ô nhịp tiếp theo mà vẫn mềm mịn như một nỗi nhớ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa và nhạc sĩ Hoàng Hiệp – Ảnh: Tư liệu


Thật nhiều dấu luyến giúp nốt nhạc kéo dài mềm mại đi xuyên ô nhịp. Giọng thứ da diết. Lời ca của một nhà thơ lính. Chút thư tình người lính biển yêu là thế, thương là vậy.

Cho tới khi bài thơ Chút thư tình người lính biển ra đời năm 1981, trong suốt nhiều năm danh hiệu thần đồng thơ của Trần Đăng Khoa bị vây bủa trong nghi ngờ. Anh đã không còn có thể viết những câu thơ tinh tế đến tận cùng như “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” nữa. Càng mong ngóng, càng không thấy. Trần Đăng Khoa đã lớn, bị dứt khỏi một cậu bé nông thôn, đã không thể có một giọng thơ riêng mình.

Sài Gòn trong hoài niệm: thú đọc báo buổi chiều

Là một người con gắn bó hơn nửa đời người với mảnh đất Sài Gòn, chúng tôi không khỏi có chút ngậm ngùi khi chứng kiến Hòn Ngọc Viễn Đông đang mất dần những nét hoa lệ của ngày xưa. Thành phố được mở rộng hơn, hiện đại hơn, sầm uất hơn nhưng trở nên lộn xộn và xô bồ hơn rất nhiều. Các hàng cây rợp bóng mát, hàng quán dễ thương, nhiều sạp báo cũng như nhà sách tao nhã của ngày nào giờ chỉ còn là dĩ vãng. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Lê Văn Nghĩa để chúng ta lưu lại một nét văn hóa độc đáo của người dân Sài Thành: thú đọc báo buổi chiều .

Người Sài Gòn xưa đọc báo buổi chiều

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thannien.vn ngày 2016-06-19)

Các sạp báo tại Sài Gòn thập niên 1950 – 1960. ẢNH: T.L

Hơn 40 năm nay, người Sài Gòn đọc báo vào buổi sáng. Do đó, trong quyển truyện Mùa hè năm Petrus tôi có tả cảnh trẻ em bán báo Sài Gòn thời trước 1975 đi bán báo dạo vào buổi sáng.

Nhạc sỹ Đài Phương Trang: Mùa Noel cho hai người xa lạ

Trong một bài viết trước, Dòng Nhạc Xưa đã giới thiệu bản “Hai mùa Noel” của nhạc sỹ Đài Phương Trang. Qua đó người yêu nhạc mới biết được hai nhân vật trong tác phẩm quen thuộc mỗi dịp Giáng Sinh về là hai người xa lạ, không quen biết với nhà nhạc sỹ. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu thêm nhiều chi tiết thú vị xung quanh ca khúc nổi tiếng qua bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên.

Tác giả ‘Hai mùa Noel’ kể chuyện tình

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Đình Nguyên đăng trên ThanhNien.vn ngày 2017-12-24)

Nhạc sỹ Đài Phương Trang và Hai mùa noel. Ảnh: https://sites.google.com/site/ccamnhac/ccan-85-2

Ca khúc Hai mùa Noel của nhạc sĩ Đài Phương Trang là một tình khúc được lồng vào không gian Giáng sinh và trở thành một bài hát quen thuộc với mọi người. Và, đó không chỉ là bài hát…

Trong cái se lạnh rất hiếm của TP.HCM và trong không khí rộn ràng chuẩn bị chào đón Noel 2017, chúng tôi đã tìm gặp nhạc sĩ Đài Phương Trang, tác giả của nhiều bản “nhạc xưa”, trong đó có bài Hai mùa Noel hết sức quen thuộc với công chúng. Ông đã cùng chúng tôi trở về trong hoài niệm của một mùa Noel cách đây 45 năm.

Lệ Đá (Trần Trịnh – Hà Huyền Chi)

Nhạc sỹ Trần Trịnh (1937 – 2012) sáng tác không nhiều nhưng chỉ cần một bản ‘Lệ đá’, tên tuổi ông đã lưu danh vào dòng nhạc Việt. Với giai điệu mượt mà và lời ca trau chuốt nhưng lại gần gũi, bản này xứng đáng được coi là một tác phẩm bất hủ. Dòng Nhạc Xưa xin mời người yêu nhạc tìm hiểu đôi nét ca khúc này qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc mà chúng tôi xin mạn phép đăng lại từ trang sbtn.tv.

Ca khúc Lệ Đá – giao duyên đẹp giữa nhạc Trần Trịnh và lời Hà Huyền Chi

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-10-28)

Tinh hoa đất Bắc giữa miền Nam sau 1954

Sau cuộc đại di cư 1954, rất nhiều tinh hoa văn hóa của miền Bắc như bắt gặp được môi trường cởi mở, hiền hòa của miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng nên đã phát triển mạnh mẽ và hòa lẫn vào nền văn hóa chung của dân tộc. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Phạm Công Luận đăng trên Thanh Niên để người yêu nhạc hiểu thêm về đời sống tinh thần của một thời Hòn Ngọc Viễn Đông.

Sài Gòn hồi mới vào

(Nguồn: bài viết của tác giả Phạm Công Luận đăng trên thannien.vn ngày 2017-01-25)

Những ngày giáp tết giữa thập niên 1950, người dân khu Hòa Hưng bắt gặp những cụ đồ già người bắc vừa di cư vào nam ngồi trên vỉa hè đường Chason (Phạm Hồng Thái) gần chợ Hòa Hưng. Họ bày bán những liễn đối chữ Hán viết sẵn trên giấy điều.

Những giọng ca vàng: Thanh Mai

Ca sỹ Thanh Mai là một trong những giọng ca nữ thành danh từ phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Với chất giọng trẻ trung và một niềm đam mê nghệ thuật lớn lao, tiếng hát của người nghệ sỹ có biệt danh “Búp bê không tình yêu” đã để lại nhiều sự ái một trong lòng nhiều thế hệ. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu giọng ca Thanh Mai và bài viết của tác giả Trần Chí Phúc.

Ca sĩ Thanh Mai- búp bê không tình yêu

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-06-01)

Tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Mai, nhưng nghệ danh là Thanh Mai. Lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình Việt Nam trong ban thiếu nhi của Xuân Phát với bản Bức Họa Đồng Quê ( Văn Phụng) lúc 14 tuổi.

Hoa trong nhạc: ti-gôn

Chỉ với một áng thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của thi sỹ bí ẩn T.T.KH, loài hoa mang hình dáng “tim vỡ” đã đi vào thơ nhạc Việt. Dòng Nhạc Xưa xin tiếp nối chủ đề hoa trong nhạc với ti-gôn.

Hai sắc hoa ti-gôn (T.T.KH – Trần Trịnh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đôi nét về hoa ti-gôn

(Nguồn: wikipedia)

Hoa ti-gôn. Ảnh: wikipedia

Chi Ti-gôn hay còn gọi chi hiếu nữ, Ăng-ti-gôn (danh pháp khoa học: Antigonon) là tên gọi chung để chỉ chi thực vật thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ.

Hoa trong nhạc: tầm xuân

Dòng Nhạc Xưa giới thiệu hoa tầm xuân dân dã để tiếp nối chủ đề ‘hoa trong nhạc‘.

Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đôi nét về hoa tầm xuân

(Nguồn: wikipedia)

Lá và cuống. Ảnh wikipedia
Hoa tầm xuân. Ảnh: wikipedia

Tầm xuân, danh pháp khoa học Rosa canina L., là một loài hoa hồng leo có nguồn gốc châu Âu, Tây Bắc Phi và Tây Á.

Miêu tả

Tầm xuân là loài cây bụi sớm rụng lá có chiều cao từ 1–5 m, mặc dù đôi khi chúng cũng có thể leo cao hơn tới ngọn của các loài cây khác. Thân tầm xuân có nhiều gai sắc, nhọn, có móc giúp chúng leo dễ dàng. Lá kép lông chim, với 5-7 lá chét. Hoa thường có màu hồng nhạt, biến đổi từ hồng đậm tới trắng, với đường kính 4–6 cm và có nhiều cánh, lúc chính thành quả màu cam đỏ cỡ 1.5–2 cm.