Hoa trong nhạc: ti-gôn

Chỉ với một áng thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của thi sỹ bí ẩn T.T.KH, loài hoa mang hình dáng “tim vỡ” đã đi vào thơ nhạc Việt. Dòng Nhạc Xưa xin tiếp nối chủ đề hoa trong nhạc với ti-gôn.

Hai sắc hoa ti-gôn (T.T.KH – Trần Trịnh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đôi nét về hoa ti-gôn

(Nguồn: wikipedia)

Hoa ti-gôn. Ảnh: wikipedia

Chi Ti-gôn hay còn gọi chi hiếu nữ, Ăng-ti-gôn (danh pháp khoa học: Antigonon) là tên gọi chung để chỉ chi thực vật thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ.

Cơ sở dữ liệu của IPNI liệt kê các loài sau:

Antigonon cinerascens
Antigonon cordatum
Antigonon flavescens
Antigonon grandiflorum
Antigonon guatemalense, đồng nghĩa: A. insigne, A. guatimalense
Antigonon leptopus
Antigonon macrocarpum
Antigonon platypus
Antigonon viride

Tuy nhiên, nhiều tài liệu khác lại cho rằng chi này chỉ chứa khoảng 2-4 loài, phổ biến nhất đề cập tới A. leptopus, A. cinerascens, A. flavescens và A. guatemalense.

Ti-gôn có thể bám vào giàn hoặc bất cứ vật gì ở gần để leo lên độ cao 9–12 m, là loại cây thường xanh tại các vùng khí hậu không có băng giá, lá hình trái tim kích thước khoảng 4 cm, mùa hè ra hoa thành chùm với các sắc độ từ trắng đến hồng và đỏ san hô. Ti-gôn dễ trồng, cần nhiều ánh nắng để ra được nhiều hoa, ưa đất ẩm nhưng cũng chịu được đất khô hạn.

Tại Việt Nam, loài du nhập là A. leptopus, thường được trồng leo tường rào hoặc giàn cho đẹp và lấy bóng mát.

Bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn”

(Nguồn: thivien.net)

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”

Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy”

Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! – Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường…

Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ…
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng “một người”.

Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha!

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi…
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa… vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?

Bài thơ đã được các nhạc sĩ Anh Bằng và Trần Thiện Thanh phổ nhạc. Về xuất xứ của bài thơ, xin xem các bình luận trong phần tác giả T.T.Kh.

Nguồn:
1. Tiểu thuyết thứ bảy, số 179, ngày 30-10-1937
2. Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2005

Những nhạc phẩm khác xoay quanh câu chuyện “Hai sắc ho ti-gôn”

 

Hai sắc hoa ti-gôn (Trần Thiện Thanh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Hai sắc hoa ti-gôn (T.T.KH – Song Ngọc). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *