Âm Nhạc Thời Covid-19: Blouse Trắng (Thiên Phú)

Chúng tôi may mắn được tiếp xúc và trò chuyện cùng các bác sỹ, những chiến sỹ thầm lặng vật lộn với cuộc chiến chống dịch covid-19 trước đây. Qua đó chúng ta mới thấy hết những khó khăn, đau khổ, dằn vặt và có cả sự hy sinh thật cao cả. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu một sáng tác rất hay và chân thực về những “chiếc áo blouse trắng” của ca nhạc sỹ Thiên Phú: Blouse Trắng.

Âm Nhạc Thời Covid-19: Sài Gòn Sẽ Lại Vui Thôi Mà (Minh Đức)

Dù muộn màng nhưng Dòng Nhạc Xưa vẫn muốn giới thiệu một nhạc phẩm thật hay và cảm động về một thời Sài Gòn mùa covid. Bản “Sài Gòn sẽ lại vui thôi mà!” là một sáng tác của bác sỹ Minh Đức mà theo lời anh tâm sự:

“Là bài hát mới nhất Minh Đức viết về Sài Gòn trong những ngày tháng thật khó quên. Mong mọi người yêu thương ca khúc còn nóng hổi này nhá. Nghe để thấy đâu đó quanh ta còn nhiều vất vả, hy sinh, nhiều cái đẹp, cái tốt và tình người đáng trân trọng biết bao. Nghe và xích lại gần nhau hơn nữa mọi người nhé!”

Nhạc sỹ, bác sỹ Minh Đức. Ảnh: VietnamNet.vn

Nhạc sỹ Dzoãn Mẫn (1919 – 2007)

Chỉ với mỗi tuyệt tác “Biệt ly“, nhạc sỹ Dzoãn Mẫn đã để lại một dấu ấn khó phai mờ trong lòng người yêu nhạc. Dòng Nhạc Xưa đã có bài viết về bản nhạc được xưng tụng là “tiếng lòng của những kẻ ly biệt”. Hôm nay chúng tôi xin có đôi lời giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà nhạc sỹ.

Một buổi chiều mơ (Sáng tác: Dzoãn Mẫn. Tiếng hát: Mai Hương)

Đôi nét về nhạc sỹ Dzoãn Mẫn

(Nguồn: Wikipedia)

Doãn Mẫn (1919 – 2007), còn được viết Dzoãn Mẫn, là một nhạc sĩ nhạc tiền chiến nổi tiếng, thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam.

Hương Cố Nhân (Sáng tác: Dzoãn Mẫn. Tiếng hát: Mai Hương).

Tiểu sử

Doãn Mẫn sinh ngày 15 tháng 10 năm 1919 tại thôn Đoài, làng Hoàng Mai (kẻ Mơ) (phường Hoàng Văn Thụ) quận Hoàng Mai Hà Nội.

Dzoãn Mẫn thời trẻ (năm 1943).

Cha của ông là Doãn Tính, một viên chức ở ga Hàng Cỏ (người xếp ga vào những năm 1930-1940), nhưng mê âm nhạc dân tộc và chơi đàn bầu rất hay. Được cha hướng dẫn, từ nhỏ Doãn Mẫn đã biết chơi đàn tứ và một vài nhạc cụ truyền thống khác. Sau khi tốt nghiệp Trường nam Sư phạm, ông vào làm thư ký tại bệnh viện Bạch Mai.

Doãn Mẫn tự học nhạc qua sách tiếng Pháp. Ông cũng học một người Pháp tên Banal, nguyên chỉ huy một dàn nhạc Quân đội Pháp, trong khoảng thời gian 4 tháng chủ yếu là về phối âm, phối khí. Trước khi là nhạc sĩ, Doãn Mẫn từng là nhạc công biểu diễn nhiều nơi.

Cũng như nhiều thanh niên thời đó, Doãn Mẫn bị dòng nhạc phương Tây, mà chủ yếu là nhạc Pháp cuốn hút. Ông cùng Văn Chung và Lê Yên lập nhóm nhạc Tricéa tụ tập trao đổi về âm nhạc và sáng tác. Tên nhóm Tricéa có nghĩa: 3 chữ C và 3 chữ A được viết tắt từ tiếng Pháp: Collection Des Chants Composés Par Des Artistes Annamites Associés: “Tuyển chọn các tác phẩm âm nhạc của nhóm người viết nhạc Annam”. Cùng nghe những đĩa nhạc của Tino Rossi, Josephine Baker, họ cùng nhau sáng tác những bài hát của riêng mình: Văn Chung có Bóng ai qua thêm, Đôi mắt huyền và Lê Yên có Bẽ bàng, Vườn xuân. Theo đánh giá của Phạm Duy, thì: Doãn Mẫn là người thành công nhất trong 3 thành viên nhóm nhạc Tricéa.

đọc tiếp

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý (1925 – 2019)

Trong số những nghệ sỹ có công hình thành và xây dựng nền âm nhạc Miền Bắc nước ta, nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý cần phải được nhắc đến với một niềm kính trọng đặc biệt. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đến quý vị yêu nhạc đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả ‘Dư âm’ nổi tiếng một thời.

Đôi nét về nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý

(Nguồn: Wikipedia)

Nguyễn Văn Tý (5 tháng 3 năm 1925 – 26 tháng 12 năm 2019) là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam, ông có nhiều đóng góp sáng tác từ dòng nhạc tiền chiến như Dư âm đến những ca khúc nhạc đỏ như Dáng đứng Bến Tre, Mẹ yêu con, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ…

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý.

Tiểu sử và sự nghiệp

Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5 tháng 3 năm 1925 tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở Phú Cường, Sóc Sơn, Phúc Yên, nay thuộc Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cha của ông là “trùm một phường bát âm của miền quê Vĩnh Phú thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào”, sau vào làm thợ máy nhà máy xe lửa Trường Thi ở Nghệ An.

Thuở bé, Nguyễn Văn Tý học ở trường Quốc học Vinh và được một giáo viên người Pháp dạy cho những bài hát của Tino Rossi đang thịnh hành thời đó. Trong thời gian tham gia hoạt động hướng đạo, ông được một cha cố người Tây Ban Nha cho vào dàn nhạc nhà thờ hát thánh ca. Ở đó ông được học nhạc lý cơ bản và nhất là nâng cao trình độ hòa thanh, hát bè. Nguyễn Văn Tý còn được một thầy giáo nhạc sĩ người Hoa tên Mạnh Hinh dạy chơi đàn guitar Hawaii.

đọc tiếp

Nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ (1930 – 2009)

Tiếp tục chủ đề giới thiệu những nhạc sỹ gạo cội của tân nhạc Việt Nam, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng gởi đến người yêu nhạc một trong những nhạc sỹ để lại nhiều dấu ấn nhất: cố nhà giáo, nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ.

Nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ (1930 – 2009)

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ PHẠM THẾ MỸ

(Nguồn: Wikipedia)

Phạm Thế Mỹ (15 tháng 11 năm 1930 – 16 tháng 1 năm 2009) là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông có nhiều sáng tác nhạc vàng được nhiều người yêu thích, ngoài ra còn viết nhạc phản chiến, nhạc đỏ, nhạc kịch và ca vũ kịch. Ông còn có nghệ danh là Sông Đà.

Tiểu sử

Phạm Thế Mỹ sinh ra tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, là người con thứ 11 của một gia đình trung lưu. Trên ông có hai người anh là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà thơ Phạm Hổ.

Từ năm 1947 đến năm 1949, ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên Khu 5. Lúc nhỏ, ông có năng khiếu vượt trội về sáo. Tuy nhiên, đam mê của ông không được cha ủng hộ vì cho rằng chơi sáo dễ mắc bệnh lao, vì vậy cha ông khuyên ông chơi guitar.

đọc tiếp

Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi (Tình Bơ Vơ – Lam Phương)

Mấy ngày gần đây cư dân mạng xôn xao vì chuyện một ca sỹ gạo cội như Tuấn Ngọc lại đi hát sai lời một nhạc phẩm đã quá quen thuộc của nhạc sỹ Lam Phương – bản ‘Tình bơ vơ’.

Lời ca đúng và đã đi vào lòng bao thế hệ là ‘Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi…’ đã bị Tuấn Ngọc hát thành ‘Trời vào thu, chiều nay buồn lắm em ơi…’. Dòng Nhạc Xưa chúng tôi không dám khẳng định người biểu diễn đã cố tình sửa lời hay chỉ là vô tình quên lời hát nhưng việc sai hai chữ đó đã làm cho tình cảm mà nhà nhạc sỹ gởi gắm vào đứa con tinh thần bị mất đi khá nhiều.

Bản này được Lam Phương sáng tác và cho xuất bản đầu thập niên 1970. Theo tờ nhạc in trước 1975 (mình sưu tầm từ trang NhacXua.vn) thì năm lưu hành là 1973.

Để hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện, chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về hoàn cảnh ra đời của ‘Tình bơ vơ’.

Số là cuối thập niên 1950, Lam Phương (sinh năm 1937) khi đó ngoài 20 và đã thành danh ở mảnh đất Sài Gòn hoa lệ. Còn Bạch Yến (sinh năm 1942) chỉ là một thiếu nữ chưa tròn 18 có tài năng ca hát. Lúc này Lam Phương cũng có ít nhiều tình cảm với Bạch Yến nhưng do cô trẻ quá nên mọi chuyện cũng không đến đâu.

Năm 1959 Lam Phương lập gia đình với nữ kịch sỹ Túy Hồng, linh hồn của ban kịch Sống sau này.

Năm 1961 Bạch Yến lên đường sang Pháp vừa học thêm về nhạc, vừa tham gia biểu diễn. Sau đó bà sang Mỹ và thành công rực rỡ trên xứ Hoa Kỳ. Dù đã lập gia đình nhưng với trái tim đa cảm của một người nghệ sỹ, Lam Phương đã gởi gắm tình cảm rất kín đáo cho Bạch Yến qua bản ‘Chờ người’ mà trong đó có câu:

‘Chờ em, chờ đến bao giờ
Mấy thu, thuyền đã xa bờ

Mười năm trời chẳng thương mình
Để anh thành kẻ bạc tình…’

Ông không trách ai hết, chỉ trách bản thân mới chính là người bội bạc!

Nhưng mọi chuyện chưa chấm dứt. Đằng đẵng 10 năm xa xứ, khi Lam Phương đã yên bề gia thất với Túy Hồng thì Bạch Yến lại về thăm quê rồi lại ra đi một lần nữa. Và đây mới chính là cảm xúc để Lam Phương viết nên một ‘Tình bơ vơ’ bất hủ:

‘Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi…
Về làm chi, rồi em lặng lẽ ra đi…’

Đôi điều hiểu biết bé mọn xin ghi lại để người yêu nhạc hiểu hơn về ‘Tình bơ vơ’.

Nhạc sỹ Đỗ Nhuận (1922 – 1991)

Một trong những nhạc sỹ để lại dấu ấn sâu đậm nhất cho nền nhạc của miền Bắc nước ta là nhạc sỹ Đỗ Nhuận. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đến người yêu nhạc đôi nét về nhà nhạc sỹ gạo cội của chúng ta.

Nhạc sỹ Đỗ Nhuận (1922 – 1991).

Đôi nét về nhạc sỹ Đỗ Nhuận

(Nguồn: Wikipedia)

Đỗ Nhuận (1922 – 1991) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam[1] khóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản “Du kích sông Thao” nổi tiếng.

đọc thêm

Vĩnh biệt nhạc sỹ Ánh Dương (1935 – 2022)

Nhạc sỹ Ánh Dương được người yêu nhạc biết đến qua ca khúc nổi tiếng ‘Chào em cô gái Lam Hồng’, bản nhạc ông sáng tác năm 1967. Nhạc sỹ vừa mãi mãi chia tay chúng ta sáng ngày 08/11/2022. Dòng Nhạc Xưa cầu mong linh hồn ông mau chóng siêu thoát và vui sống đời đời ở cõi vĩnh hằng.

Nhạc sĩ Ánh Dương thời trẻ. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Tác giả ca khúc ‘Chào em cô gái Lam Hồng’ qua đời

(Nguồn: vnExpress.net)

Nhạc sĩ Ánh Dương – tác giả ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng” – mất sáng 8/11 tại nhà riêng ở thành phố Vinh, thọ 87 tuổi.

đọc thêm

Nhạc sỹ Văn Chung (1914 – 1984)

Dòng Nhạc Xưa trân trọng giới thiệu một tên tuổi lớn làm nên nền tân nhạc của Việt Nam: nhạc sỹ Văn Chung.

Nhạc sỹ Văn Chung. Ảnh: BaoTinTuc.vn

Theo Wikipedia:

Nhạc sĩ Văn Chung (1914 – 1984) thuộc thế hệ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam, ông là tác giả của những nhạc phẩm nổi tiếng Bóng ai qua thềm, Trên thuyền hoa

đọc thêm

Nhạc sỹ Thẩm Oánh (1916 – 1996)

Nhạc sỹ Thẩm Oánh sinh ngày 14/08/1916 tại Hà Nội và mất ngày 02/01/1996 tại Hoa Kỳ. Ông là một trong số ít các nhạc sỹ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam.

Theo Wikipedia:

Thẩm Oánh tên thật là Thẩm Ngọc Oánh, sinh năm 1916 trong một gia đình trung lưu ở Hà Nội. Thuở nhỏ học nhạc qua sách viết bằng tiếng Pháp.

Nhạc sỹ Thẩm Oánh (1916 – 1996). Ảnh: Wikipedia.

Năm 18 tuổi, ông bắt đầu dạy nhạc tại vài trường trung học như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương.

Năm 1945, ông thành lập đài phát thanh Hà Nội (thay cho đài của Pháp trước đó)

Năm 1955, ông giữ chức Giám đốc trường Ca-vũ-nhạc phổ thông Sài Gòn cho đến khi trường đóng cửa năm 1958. Ngoài ra, ông còn giữ chức Phó hội trưởng Việt Nam Nhạc Hội, chủ bút nguyệt san Việt Nhạc.

Thẩm Oánh cùng gia đình sang định cư tại vùng thủ đô Washington, D.C. vào năm 1991. Vợ ông, bà Trần Anh Đào cũng là một nhạc sĩ và là em họ của cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.

Hai người quen biết nhau vào năm 1938 qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, và thành hôn vào năm 1948.

Vào tháng 4 năm 1993, Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương vùng Washington DC đã tổ chức một đại nhạc hội với chủ đề “60 Năm Âm nhạc Thẩm Oánh”. Đồng thời đã cho phát hành tuyển tập “Nhớ Nhung” để vinh danh một nhạc sĩ đã tận tụy đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam và cũng để tri ân một vị giáo sư đã giảng dạy âm nhạc nhiều năm tại các trường Trưng Vương, Chu Văn An và Nguyễn Trãi.

Vào ngày 2 tháng 1 năm 1996, nhạc sĩ Thẩm Oánh ra đi, để lại nhiều tiếc nuối cho mọi người. Ông hưởng thọ 80 tuổi.